THƯ TỐ CÁO II
Kính gửi: - Các vị Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng
- Các vị Đại biểu Quốc Hội
- Các thành viên Chính phủ
- Các vị Uỷ viên Uỷ ban TW Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam
- Các vị tướng lĩnh, sỹ quan cao cấp trong Quân đội, Công an
Kính thưa quý vị,
Ngày 21/4/2008, tôi gửi thư tố cáo các ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng và Hoàng Trung Hải lần đầu tiên đến các cơ quan hữu quan qua mạng Internet. Ngày 5/8/2008, Công an tỉnh Quảng Trị mời tôi lên làm việc (người chủ trì buổi làm việc với tôi là vị trung tá cảnh sát tên Nguyên, quê ở Hưng Nguyên, Nghệ An). Tôi đã bảo lưu những lời buộc tội của mình và ký vào từng trang của Thư Tố Cáo do họ in ra.
Sau đó, từ tháng 8/2008, ông Nguyễn Minh Triết, người muốn lật đổ và thay thế vị trí của ông Mạnh, đã bí mật ủng hộ vợ chồng tôi tố cáo tiếp. Từ cuối năm 2008, Công an đã bí mật điều tra vụ việc (Ban Chuyên án do Bộ Chính trị chỉ định) và đến tháng đầu tháng 7/2009, Công an kết thúc điều tra. Kết quả điều tra đúng như những gì chúng tôi đã tố cáo. Tuy nhiên, Bộ Chính trị đã không đưa vụ việc ra xử lý trước pháp luật, thậm chí cũng không công khai vụ việc ra BCH Trung ương Đảng. Từ ngày 12/3/2009 đến ngày 23/12/2009, tôi đã gửi Thư Tố Cáo đến các cơ quan hữu quan qua mạng Internet thêm 19 lần nữa, cho đến khi tôi bị “bắt quả tang” vào ngày 25/12/2009. Xin quý vị đọc kỹ Nhật ký của tôi để biết thêm chi tiết.
Từ ngày 20/8/2009, một số trang mạng nước ngoài đã đăng Thư Tố Cáo của tôi, một số trang mạng tiếng Việt có uy tín về học thuật ở nước ngoài cũng đăng các bài viết của tôi[1]. Tôi cũng xin gửi kèm theo đây cuốn sách tôi mới dịch xong, Kinh tế học thể chế: Trật tự xã hội và chính sách công, mà tôi biết chắc là không thể in được (bài báo “Sách dịch thời hậu thảm hoạ” đăng trên trang mạng báo Tuổi Trẻ có nhắc đến tôi và cuốn sách tôi dịch đã bị người ta gỡ xuống sau khi tôi bị bắt, còn bài báo viết về tôi cùng cuốn sách Friedrich Hayek: Cuộc đời và sự nghiệp [do tôi dịch] trên trang web của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, VUSTA, đã bị chuyển sang địa chỉ khác [http://www.vusta.vn/Temps/Home/template2/default.asp?nid=4B4F]; các đường link dẫn nguồn trong các bài viết của tôi cũng bị vô hiệu hoá - người ta đã gỡ các bài tư liệu đó xuống).
Tôi kính đề nghị quý vị thành lập một Uỷ ban Điều tra độc lập để tiến hành điều tra vụ việc. Tôi cũng đề nghị quý vị yêu cầu nhà chức trách bảo vệ chúng tôi. Lần tôi bị bắt trước đây, người ta đã đe doạ vợ tôi để buộc cô ấy phải khai theo ý họ.
Tôi kêu gọi ông Nguyễn Minh Triết, ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Lê Hồng Anh hãy dũng cảm thừa nhận vụ việc trước Ban Chấp hành TW Đảng và Quốc Hội.
Tôi kêu gọi ông Trương Tấn Sang và các vị Uỷ viên Bộ Chính trị có lương tri khác hãy yêu cầu đưa vụ việc ra BCHTW Đảng và Quốc Hội vì lợi ích của dân tộc.
Tôi kêu gọi các vị Uỷ viên Trung ương Đảng, các vị Đại biểu Quốc hội, các thành viên Chính phủ, các vị Uỷ viên UBTW Mặt trận Tổ Quốc VN, các vị tướng lĩnh, sỹ quan cao cấp trong Quân đội, Công an hãy yêu cầu Bộ Chính trị giải trình công khai vụ việc.
Tôi cũng kêu gọi những người liên quan khác mà tôi đề cập đến trong Nhật ký, đặc biệt là các sỹ quan Công an đã tham gia trực tiếp hoặc có biết đến vụ việc, hãy dũng cảm lên tiếng vì tương lai của đất nước, vì tương lai của chính con cháu quý vị.
Lần này, tôi sẽ không còn có cơ hội để gửi Thư Tố Cáo tới 20 lần như trước nữa, mà chắc chắn sẽ bị bắt khẩn cấp ngay. Vì thế, tôi khẩn thiết kêu gọi quý vị hãy nhanh chóng lên tiếng và ra tay hành động. Tôi chỉ có thể đem đến cho quý vị một SỰ THẬT và sẽ sống chết để bảo vệ SỰ THẬT ấy. Song nếu quý vị không lên tiếng, người ta sẽ lại “làm xiếc” ngay trước mắt quý vị, “làm xiếc” ngay trên lưng vận mệnh của dân tộc và dung dưỡng cho những tội ác tanh tưởi mà trời đất không thể dung tha.
Hà Tĩnh, ngày 11/3/2011
Lê Anh Hùng
NHẬT KÝ LÊ ANH HÙNG
Tóm tắt Nhật ký:
1. Ngày 21/4/2008: Tôi gửi thư tố ông Nông Đức Mạnh, ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Hoàng Trung Hải đến các cơ quan hữu quan qua mạng Internet lần đầu.
2. Ngày 5/8/2008: Công an Quảng Trị mời tôi lên làm việc (người chủ trì buổi làm việc với tôi là vị Trung tá Cảnh sát tên Nguyên, quê ở Hưng Nguyên, Nghệ An). Tôi đã trực tiếp ký vào từng trang của thư tố cáo do họ in ra sẵn.
3. Sau đó, ông Nguyễn Minh Triết bí mật ủng hộ chúng tôi tố cáo tiếp. Từ giữa tháng 8/2008, ông Triết đã chỉ đạo (qua ông Ngô Quận, Đại tá, PGĐ Công an Quảng Trị[2]) tạo điều kiện cho vợ chồng tôi buôn rượu lậu từ Lào về Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo. Người hỗ trợ vợ tôi buôn rượu là chị Nguyễn Thị Hương, sinh năm 1973, cũng là người mà trước đấy vợ tôi cho vay trả góp cùng. Vì thời gian này Công an đang ngấm ngầm theo dõi vợ chồng tôi nên để cho phía Công an thấy là chúng tôi không có tiền (đồng nghĩa với việc không có ai đứng sau lưng chúng tôi cả), ông Ngô Quận đã chỉ đạo để vợ chồng tôi gửi tiền bạc của mình vào các tài khoản của Hương. (Ý đồ của ông Triết là để chúng tôi rơi vào cảnh khốn khó cho người ta khỏi nghi ngờ ông.)
4. Đầu năm 2009, Công an bắt đầu điều tra bí mật. Ban Chuyên án do Bộ Chính trị chỉ định, báo cáo trực tiếp với Bộ Chính trị, chứ không thông qua những trình tự pháp lý thông thường.
5. Đến cuối tháng 6, đầu tháng 7/2009, Ban Chuyên án đã kết thúc điều tra. Kết quả cho thấy đúng như những gì chúng tôi tố cáo. Ông Triết cũng phạm tội, dù nhẹ hơn 3 ông kia.
6. Bộ Chính trị quyết định không công khai vụ này ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng. (Trước đây, tôi nhầm là họ đã đưa vụ việc ra trước BCHTW nhưng thực ra không phải.)
7. Các cuộc đấu đá tranh giành nội bộ diễn ra để thế chỗ ông Mạnh, ông Dũng.
8. Cuối tháng 8/2009, ông Triết chỉ đạo ông Quận lấy toàn bộ số tiền của chúng tôi, khi đó đang gửi ở tài khoản của chị Nguyễn Thị Hương, về các tài khoản của mình (hòng dễ bề khống chế chúng tôi).
9. Ban Chuyên án đòi đưa vụ việc ra Ban Chấp hành Trung ương (họ cũng muốn ‘vòi’ tiền của Nhà nước nữa). Nếu đưa ra công khai trong BCHTW thì rất nhiều người bị mất chức, kể cả ông Triết. Số tiền đó chắc chắn là phải tương đương với số mà người ta định “đền bù” cho vợ chồng tôi, nhưng ngân quỹ của Đảng đã bị ông Nông Đức Mạnh và một số người nữa khoét sạch (trong đó có ông Nguyễn Phú Trọng). Vì thế, đến tháng 10/2009, ông Triết đã mua số chứng cứ này từ Ban Chuyên án.
10. Ông Triết ủng hộ chúng tôi tố cáo tiếp để sao cho Bộ Chính trị buộc phải xử lý nội bộ vụ việc và giao chức vụ của ông Mạnh cho mình.
11. Đến ngày 26/11/2009, ông Triết được Bộ Chính trị chính thức trao cho chức vụ cao nhất.
12. Tuy nhiên, sau đấy người ta lại không thống nhất được phương án xử lý đối với tôi. Trong khi câu chuyện của tôi thì đã um ra (cho đến ngày 23/12/2009, tôi tung lên mạng 20 lần, đến hàng ngàn địa chỉ email trong và ngoài nước). Người ta sợ cho tôi tiền thì tôi sẽ ra nước ngoài rồi tố cáo tiếp. Ông Triết quá cầu toàn, thiếu quyết đoán, nên dần dần để vụ việc vượt ra khỏi tầm kiểm soát của mình, và của cả Bộ Chính trị.
13. Tôi tiếp tục gửi thư tố cáo qua mạng Internet, cho đến lần thứ 20 là vào ngày 23/12/2009. Tình hình rất rối ren, Trung Quốc đe doạ sẽ tấn công Trường Sa nếu chế độ này sụp đổ. Nhưng Bộ Chính trị vẫn không cho bắt tôi, vì tôi tố cáo đúng sự thật và vì sau lưng tôi có ông Triết cùng một số người nữa.
14. Đến ngày 25/12/2009, một nhóm sỹ quan an ninh cao cấp của Bộ Công an đã chỉ đạo bắt tôi (bắt quả tang!!!), đặt Bộ Chính trị vào thế đã rồi.
[2] Đầu năm 2010, ông Quận đã nghỉ hưu.
(tiếp theo)