vendredi 29 avril 2011

Đạn nổ trong tù Cải Tạo Long Khánh!!! P-1

Tác phẩm Đạn nổ trong tù Cải Tạo Long Khánh!!! nói lên cuộc chiến đấu âm thầm, uy dũng của những người tù chính trị cộng sản Việt Nam, những cựu sĩ quan các cấp Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nơi trại tù Long Khánh. Một thời được gọi với danh xưng "cải tạo".

Cuộc chiến đấu âm thầm, uy dũng này đã làm sáng thêm trang sử vàng son cận đại của dân tộc Việt Nam. 

Chúng tôi trân trọng giới thiệu đến quý độc giả trong và ngoài nước "Tập hồi ký Đạn nổ trong tù Cải tạo Long Khánh" của tác giả Dạ Lệ Huỳnh. 

Ban biên tập Lịch Sử Quân Sử Việt Nam (http://quansuvn.info).
Dạ Lệ Huỳnh
Cựu Đại úy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Đơn vị sau cùng: Bộ Tổng Tham Mưu/QL.VNCH/TCQH
2 năm rưỡi tù Cộng sản.
http://www.quansuvn.info/lichsucuavn/dannotrongtulongkhanh7.htm


§§§§§§§§§§§§§§§§§§§§*****************§§§§§§§§§§§§§§§§§
Lời nói chân thật muộn màng,
Một lần nữa tháng Tư Đen đã 36 lần trở lại trên mãnh đất tang thương mất mát Miền Nam /VNCH sau ngày 30-4-1975. Tôi bồi hồi xúc động và đem tâm tư lòng mình ra giải bày những nỗi uất lòng vả làm”Biến Động” trong nhà tủ Cộng Sản tại trại tù cải tạo Long Khánh của các Sĩ Quan Cải Tạo Miền Nam/VNCH. Đó là sự kiện” Nổ Kho Đạn Trại Tù Long Khánh”…
Nay cũng đủ thời gian 36 năm giải mã độ mật quân sự VNCH và bộ Quốc Phòng của Hoa Kỳ nên tôi phải giải mật nó ra để lấy lại danh dự khí tiết và lòng tự hào kiêu hảnh của một chiến sĩ Tự-Do của QL/VNCH không đầu hàng Cộng Sản. Thể hiện tinh thần bất khuất của Quân Dân Miền Nam cho lý tưởng Tự-Do người Việt Quốc Gia. Dù muộn hơn không!? Và không còn cách nào lựa chọn phải nói cho ra sự việc cái thực này dù phải chấp nhận hiễm nguy hậu quả!? nếu không nói ra, chắc có lẽ tôi không bao giờ có cơ hội để nói nữa! Vì sức yếu tuổi già hay bị trả thù chế độ mà tôi vẫn còn tạm dung và sống nhờ chính trên cái đất nước mất Tự-Do của chính mình. Đây là sự thật cho những ai còn thiết tha với tiền đồ Tổ Quốc Tự-Do Việt Nam!
“Thôi vĩnh biệt Sài gòn trong thương nhớ,
Bến sông Sàigon lặng lẽ bóng trăng soi,
Chợ Saigon không buôn son bán phấn,
Bo Bo khoai sắn…điểm tô Sai gòn,
Nữa đêm tỉnh giấc hồn đi cải tạo…!
Sau lưng hiu hắc đỏ màu thương đau…!”
Nổ kho Đạn Long Khánh,
Sáng sớm trời còn mờ sương trong rừng lá thấp vùng Long Khánh. Chung quanh là rừng cao su ngút ngàn bao phủ, lọt thỏm một trại tù cải tạo bên cạnh một dòng suối nước chảy quanh năm mang tên địa phương là suối “ Rép”. Nơi đây là căn cứ quân sự của Sư Đoàn 18/BB có cả khu gia binh rộng lớn cho vợ con lính ăn ở và sinh hoạt, nay đã điêu tàn, hoang phế vì chiến sự rút quân. Và nó trở thành trại Tập Trung Cải Tạo Sĩ Quan /VNCH. Cho đó là “Ngụy Quân- Ngụy Quyền”cần phải cải tạo kẻ thù “Tay sai  dế quốc Mỹ".
Chúng tôi bị tập trung tại trại Long Khánh nầy, sau khi chuyển tù từ Trảng Lớn Tây Ninh về suốt cả đêm không biết đươc mình về đâu trong cái số phận tù binh nghiệt ngã này. Nó không tuân theo một công ước quốc tế LHQ giám sát Đình Chiến nào được Cộng Sản BắcViệt tôn trọng. Họ hành xử tù đày theo luật rừng xanh cộng Sản quốc tế không cho Cao Ủy LHQ giám sát vào kiểm soát đình chiến. Cũng vì CS/Miền Bắc vi phạm trắng trợn Hiệp Định paris/73,ngày 30-4-1975. Vì thế họ đối xử rất tàn bạo với Quân Dân, Cán Chính Miền Nam một cách thô bạo và tàn bạo hơn cả đoàn quân viễn chinh phát xít Nhật hay thời Pháp Đô hộ kông bằng!?
Nơi đây không cơm ăn, không áo mặc sinh mạng con người rẻ hơn xúc vật, chịu nhiều nỗi nhục nhả cực hình trả thú hiện kiếp của thú rừng xanh Việt Cộng. Họ muốn tiêu diệt tập thể QL/VNCH trong các trại tù theo sách lược Cộng Sản quốc tế…Chỉ có Trại Cải Tạo Long Khánh này là nơi tập trung Sĩ Quan Cải Tạo Nguy Quân-Ngụy Quyền là đông nhất và lớn nhất cả nước. Có thể nói chính xác không ngoa là nơi hội tụ tinh hoa hồn thiêng sông núi, quê hương tổ quốc  tụ hợp về đây!...Họ là thành phần trí thức yêu nước của người Việt Quốc Gia có lý tưởng Tự Do dân tộc.
Vì tầm mức hết sức quan trọng nầy nên CS/BV cho nhốt chúng tôi vào khu căn cứ quân sự SĐ18/BB bị bỏ lại trong cuộc rút quân và để lại nhiều mìn bẩy phòng thủ chống Việt Cộng nay nó trở  thành chống lại ta!? Việt Cộng gian manh xảo quyệt là chỗ đó!?. Và chúng lợi dụng chỗ nhốt tù đặt thêm một kho đạn chứa đầy bom mìn đạn nổ trong đó. Nó là kho đạn lớn nhất quân khu 7 thuộc miền đông nam bộ Saigon với nhiệm vụ cung cấp vũ khí và đạn dược chiến trường Campuchia để đem quân sang đánh Khờ-Me Đỏ với ý` đồ thành lập Đãng Cộng Sản Đông Dương Việt- Miên-Lào do CSBV lãnh đạo…Nhờ vào vị thế đặc quan trọng tiếp tế nuôi quân cung cấp khí tài cho chiến trường Campuchia. Cũng vừa gần Sàigon cho việc tập trung bắt nhốt con tin Sĩ Quan VNCH để tránh sự phản đòn quân sự của Hoa Kỳ giải cứu con tin dồng minh VNCH, nên chúng đặt ngay kho đạn lớn nhất của chúng giữa vòng rào trại tù Long Khánh và bộ chỉ huy hành quân Quân khu 7 miền đông Nam Bộ thành BCH tiền trạm chuyển quân cho chiến trường Campuchia và cho đó là nơi chắc chắn an toàn nhất dù Mỹ có lực lượng không quân và phản động tàn quân VNCH cũng không thể tấn công giải cứu tủ binh Cải Tạo Saigon đang bị tập trung tại nhà tù Cải Tạo Long Khánh vì có cả kho đạn uy hiếp tính mệnh tù Sĩ Quan Cải Tạo…
Chúng tôi dược chuyển tù  từ Trảng lớn –Tây Ninh - về trại Long Khánh và cuộc sống ý nghĩa nhà tù cộng Sản tiếp diển tại đây. Chúng tôi sống hình như phải tự song và tự sinh tồn như dã thú chốn rừng hoang không cơm ăn, không áo mặc, sống nhơ những bao gạo mụt nát đầy mối mọt mà họ chô giấu trong rừng nhiều năm qua. Vì đói quá nên bắt trùng, dế, cào cào, châu chấu, sâu bọ, rắn rết…bất cứ con gì ngọa ngoại là bỏ vào mồm nhai để sống. Tội nghiệp các ông bác sĩ quân y hay bác sĩ biệt phái Quân đội Sàigon không phải dân tác chiến trong rừng, không quen kỷ năng sống mưu sinh thoát hiễm nên họ không dám ăn thịt chuột vì sợ bênh dịch tả cả trại. Với tình trạng nầy chắc các ông chết đói và không gặp mặt được vợ con, nên tôi lén làm thịt chuột và xin các ông nào alcol, thuốc đỏ để xao bóp và xác trùng cho chuột trước mặt các ông thấy rất an toản vệ sinh dịch tể. Vì co màu đỏ cùa thuốc đỏ nó giống con heo quay Ba Tàu Chợ Lớn khi nướng lên thơm phức nên các ông đòi ăn đở đói. Nhờ vậy mới có sức khỏe và lên tinh thần chịu đựng nhục hình cộng sản trong nhà tù.
Nơi trại giam nhà tù Cộng Sản không có qui chế tù binh chiến tranh của LHQ theo công ước quốc tế ban hành và không có Tổ Chức Giám Sát thi hành HĐ Paris do thành viên các nước cam kết thi hành HĐ Ba Lê đến kiểm soát, giúp đở tù nhân Cải tạo VNCH. Cho nên nhà tù Cộng Sản như cái hỏa lò dịa ngục trần gian, là nơi thanh toán thù hằn chiến tranh trong vùng xôi đậu{Ban ngày là Quốc Gia ban đêm là cộng sản}, các thành phần đảng phái chính trị hoạt động nằm vùng cộng sản, mà họ gọi là nợ máu nhân sân, đều bị lên danh sách, kêu tên chuyển trại, đem đi thủ tiêu trong hôm khuya khoắc như những âm hồn địa phủ. Sự sống trong trại tù Cộng Sản rất mõng manh như trong cái lồng gà không biết mình bị cắt tiết làm thịt lúc nào.
Tinh thần anh em tù Cải Tạo hết sức hoang mang xao dộng, suy sụp tinh thần, về Chíến  Sự thì Mỹ bỏ rơi, phản bội đồng minh VNCH, về chính kiến người dân vô tình lãng quên người chiến sĩ bảo vệ tự-do cho họ được an lành cuộc sống hậu phương!?. Và xã hội bên ngoài gia đình vợ con cha mẹ…bị trả thù phân biệt đối xử “Ngụy Quân-Ngụy Quyền của người Cộng Sản mất tình người!!! Tất cả những thứ gánh nặng trách nhiệm đè lên vai người chiến sĩ trong tinh thần suy sụp và các anh tìm đến cái chết thương tâm. Các anh thẩn thờ ốm đói như ma trơi địa phủ hiện về trong manh áo nhiều mãnh kết vá bằng bao cát thãm thương. Có vài nhóm các anh đi dọc theo căn cứ bờ rào lô cốt để hái những cây rau hoang dại hoặc đào những rể cây Hà Thủ Ô ăn cho đở đói…Vô tình gặp phải trái lựu đạn M26 còn xót lại của chiến hữu rút quân bỏ lại. Các anh tụ năm túm ba lại và cùng chung vào  một lô cốt rút chốt lựu đạn tự sát làm đau lòng anh em còn bám bíu đời nầy!?....
Hằng đêm nghe tiếng súng từ vọng gác của vệ binh Đỏ dọc bờ ráo trại tù, ai nấy củng thắp thỏm mong chờ có một lực lượng tàn quân của ta đến cướp trại và giải thoát tù binh. Nhưng thật đau lòng, sáng ra thấy 2-3 xác bạn bè cải tạo nằm chết vất vưởng chết trên rào kẽm gai. Nếu không nghe tiếng súng cũng nghe tiếng hét hải hùng từ trên trung đoàn quân khu 7/Cs vẵng lại nhửng tiếng tra tấn, đánh đập dã man. Cuối cùng là một phát súng nổ đả đảo Hồ Chí Minh của Trung Úy Thắng /BĐQ kèm theo yêu sách quy chế tù binh chiến tranh áp dụng cho tù binh VNCH không cần học Cải Tạo để được nhân dân khoan hồng tha thứ!?. Sáng ra anh em trong tổ lên khiêng anh về vì bị bắn gẩy hết một chân trái đem về trại và nhốt trong “Cô nết”{Containner của Mỹ}trước sân hội trường cổng trại làm gương chống lại đãng lãnh đạo nhân dân!???
Trong trại Long Khánh, hằng ngày các đội các khối phải thay phiên nhau ra rừng cao su Long Khánh vác cũi cao su đem về đun nấu cho cả trại gầ 3.000 tù và thêm cho cả bộ chỉ huy trung đoàn cộng Sản ngàn người nữa, nên phải huy động cả lực lượng tù binh hằng trăm cải tạo khuân vác cách xa trại 5-6 km.Chúng tôi hợp lại thành một đạo quân đầy khí thế hào hùng như thưở nào chưa “Gẩy Súng tan hàng”. Chúng tôi đua nhau vào bải phế thải quân cụ SĐ18BB cũ tìm trong đống phế liệu những bạc đạn, những khung sườn xe cũ để tự chế thành xe “Cải tiến” có người kéo và đẩy làm phương tiện chở cũi về trại và chia củi cho trung đoàn bộ đội hướng dẫn đi phá rừng cao su của dân làng làm chủ do những chủ đổn điền tư bản bỏ nước vượt biên!. Chúng tôi -Cải Tạo- Được lệnh bộ đội cán bộ trung đoàn/CS cho cưa đốn chặt bỏ làm cũi, khi cây cao su 5-6 tuổi còn sức cho mũ mà phải bị chặt phá thì tiếc quá!? Chắc họ không trồng nên không biết tiếc công và phí của hay họ dốt không biết giá trị xuất khẩu cao su.

Đạn nổ trong tù Cải Tạo Long Khánh!!! P-2

.... Mỗi lần được đi vác cũi cao su là chúng tôi mừng lắm!vì có những giờ phút thoải mái, thư giản Tự-Do, tiếp xúc với dân làng cho đỡ nhớ gia đình vợ con, tìm lại một chút ấm lòng và nhờ người dân  mua giùm nhưng cục đường táng {đương thẻ vàng} một bánh thuốc rê, một gói thuốc lào 555 giữa hai hàng súng AK canh giữ và quát tháo của vệ binh bộ đội và họ chống chế bảo rằng; ”Bảo vệ chúng tôi khỏi bị nhân dân đánh đập do chúng tôi là kẻ thù của dân tộc”Các vệ binh vừa dứt tiếng hét thì có tiêng khóc gào của vài thiếu phụ ẳm con xông vào đoàn tù khóc thét đòi trả chồng, trả cha cho con họ và bị Bộ đội vệ binh kéo xệch ra khỏi đoàn tù! Trong ánh mắt buồn tũi căm hận, oán hờn của đoàn tù cải tạo.
Chúng tôi, đoàn tù Cải Tạo đã tiếp tay hay bị tiếp tay với kẻ thù Cộng Sản được lệnh chúng phá nát tài sản nhân dân để làm cũi chụm, thiêu đốt của cải nhân dân trước sự ngơ ngát và bất lực của quần chúng một thời ủng hộ và có đóng thuế cho cán bộ VC nằm vùng của chúng. Với khí thế tức tối của đoàn tù căm phẩn, thì nó tạo thành sức tàn phá rừng cao su thật khủng khiếp bạt rừng ngả đổ tả tơi lá cành trước sự phẩn nộ cực độ ngườii dân câm nín chết lặng trong lòng không tiếng nói???
Trên đường về trại chúng tôi đi ngang qua ngôi mộ chàng Tù Cải Tạo:
RỪNG SU BA MỘ!!!
Rừng Su Long Khánh ngả bóng hoàng hôn,
Mộ chàng Cải Tạo thương tâm nát hồn,
Bên bờ suối vắng rừng Su vác cũi
Một thân thiếu phụ cùng con khóc chồng,
Đạo quân Cải Tạo vai mang cũi khúc,
Lặng lẽ ngang qua trước mộ chàng tù,
Thường khi vẫn thấy buồn lên ánh mắt,
Ành hình thiếu phụ Nam Sương khóc chồng,
Bên cạnh mộ đứa con còn để chõm,
Thương thương đã biết chuyện gì chiến tranh,
Mẹ khóc cha đây trò chơi đánh trận,
Cha vờ chết cho khiếp vía kẻ thù,
Bùm…chéo!!…cho kẻ thù cha gục ngả,
Con kêu bố dậy…cả nhà ăn cơm,
***
Bẵng đi nửa tháng đoàn tù vác cũi,
Ngang qua không thấy tiều tụy dáng nàng,
Đứa bé chắc còn mê đi giết giặc,
Bỏ lại rừng su bóng lẽ mộ chàng,
Hoàng hôn chập choạng chiều hôm tắt nắng,
Bên dòng suối vắng rực đỏ rang chiều,
Lồ lộ ba ngôi gia đình xum hợp,
Nàng tìm cái chết cửa tử bên kia,
Thủy chung tình nghĩa hẹn hò nước non,
Thằng bé khóc la xác mẹ gào thét,
Suốt cả đêm trường chết lạnh rừng Su,
Trong cái chết biết đâu là sự thật,
Của trò đùa địa ngục đỏ trần gian,
Tiết hạnh khả phong má hồng chung thủy,
Rừng Su thẹn mặt núi sông cúi đầu,
***
Giờ đây rừng Su có ba ngơi mộ,
Biểu tượng gia đình dân tộc quê hưng,
Mất một cả ba đều hết nghĩa sống,
“Hòa Giải Dân Tộc” chỉ có trong mơ,
Thệ nguyện với lòng cùng non cùng nước,
Cải Tạo nầy phục nguyện với non sông,
Tù binh chiến sĩ hồn thiêng đất nước,
Quê hương nước Việt sạch bóng quân thù,
Cho anh cho tôi và cho tất cả,
Qua cơn mê thức tỉnh bởi lầm tham,
Vàng tan đá nát biết bao ly biệt,
Cho hồn phu phụ tử thê xum vầy,
Tiết hạnh khả phong anh hùng Liệt Nữ
Chí nguyện trai hùng trọn vẹn quê hương!!!
Huỳnh Mai

Chúng tôi về lại trại tù như đoàn quân chiến thắng đánh thuê cho cộng sản để phá rừng cao su của nhân dân bởi một đoàn tù dài dằng dặt cũng có những chiếc xe cải tiến chở gổ về giương nòng đại bác tiến về trại làm vang ầm cả khu rừng cao su đổ nát theo lòng căm phẩn người dân.

Nay trời nắng gắt, cỏ tranh bên bờ rào trại héo tàn nghiêng ngả trên rào kẽm gai, tổ chúng tôi gồm 10 người được cử lên làm tạp dịch trên trung đoàn với nhiệm vụ lên làm tạp dịch; bửa củi  quét dọn vệ sinh và làm cỏ quanh bờ rào cho thoáng tầm nhìn quan sát kiểm soát cải tạo sinh hoạt và phòng vệ  kho đạn. Tôi cắt đặt Trung úy/tổng thống phủ-thường theo bảo vệ ông Nguyễn văn Thiệu có thân hình to lớn khỏe mạnh và một Trung Úy pháo binh lãnh nhiệm vụ thay phiên bửa củi cho trung đoàn, và 3 anh nữa lo dọn vệ sinh vệ sinh hội trường sân cờ và xách  nước tưới cây và tắm heo cho trung đoàn. Còn 5 người còn lại kể cả tôi dọn dẹp khai hoang bờ rào giữa trung đoàn và cải tạo để dễ quan sát kiệm soát tù.
Dọn cỏ tranh khô bên trong bờ rào nhiều lớp kẽm gai đầy mìn bẩy và đạn dược vất ngổn ngang vướng vít trong rào mới là diều nguy hiễm vô cùng. Các vệ binh bộ đội bắt buộc anh em cải tạo chúng tôi phải làm thế mạng cho họ trước họng súng lom lom chự chờ nhả đạn. Không phải chúng tôi sợ chết vì muốn họ xác nhận là họ cần và bắt buộc chúng tôi phải làm thế mạng họ và không nghi nghờ gì chuyện làm và kế hoạch vừa nẩy ra trong đầu của riêng tôi mà bốn bạn đồng tù của tôi không hay biết gì cả?.
Chúng tôi tuân lệnh những vệ binh “nhóc con” và bắt đầu ra lệnh cho bạn tù vạch một khoảng trống kẽm gai chôi chui vào và bảo 4 anh đứng phía ngoài  tiếp tay chuyển vật dụng tôi trao ra cho an toàn. Hiểu ý nhau vì là quân tác chiến có huấn luyện bài bản kinh nghiệm chiến trường, các anh chạy vào nhà bếp trung đoàn đem ra cho tôi hai chiếc đủa bếp bằng sắt nhọn dầu để tôi xăm đất dò mìm 3 râu chống người và gở những trái mìn Laymore ra khỏi máy bấm kich hoạt nổ xong xuôi trao ra phía ngoài giử lấy. Kế tiếp là những trái lựu đạn M26 cùng những băng đạn  tiểu liên M60 cùng vô số dây đạn đại liên 30 và phòng không bắn máy bay của quân ta bỏ lại khi rút lui. Hoàn tất được khâu nguy hiễm đó rồi thì chúng tôi dọn cỏ tranh cũng lẹ không có gì khó khăn…Trước những cặp mắt kinh ngạc và thán phục của đám vệ binh cộng sản. Chúng xin anh em chúng tôi chỉ cho cách mở mắc kẽm gai không cần phá rào mìm nổ, thì tôi lấy 2 viên đạn M16  đưa vào giữa hai hàm răng cắn bẻ lấy đầu đạn và trút thuốc ra chỉ còn vỏ đạn và hạt nổ nhưng nó không nổ được khi không lảy cò súng. Có hai vỏ đạn rồi, thì trồng vào đầu mắc lá kẽm gai và xoáy vòng nghịch chiều nhau là chúng sẽ rơi ra khỏi vị trí đường kẽm ngay! Chúng thán phục vô cùng. Và mời chúng tôi tiếp tay phá rộng cửa rào kho đạn kế bên đêm xe ra vào chở đạn rộng rải nhanh hơn và chúng chần chừ không chịu làm vì sợ nguy hiễm. nay có chúng tôi hướng dẫn nên làm luôn cho xong vệc.

Tôi và các bạn tù đồng ý lảm việc theo yêu cầu bắt buộc này!... nhưng mũi súng của viên chỉ huy vệ binh VC thì không đồng ý luôn luôn chỉa súng vào chúng tôi. Và ra lệnh cho thêm 3 đồng chí vệ binh khác trao súng cho hắn giữ và đến với chúng tôi phụ giúp gở rào chắn cũ và nới rộng thêm một cái” barack “rào chắn thứ hai được rộng thêm cho kịp trời tối buổi chiều. Những thao tác cũ: dọn mìn bẩy, thu gom đạn dược và dọn dẹp khoáng đảng đám cỏ tranh khô, được chất thành 3 đống cỏ rác lè tè…dọc ngoài bờ rào như bao đống rác khác mà vệ binh canh gác kho đạn thường làm sạch sẽ vệ sinh láng trại .Và thường hay đốt rác vào ban sáng hôm sau để sưởi ấm, nấu nước pha trà, uống cà phê, hút thuốc lào như an  em cải tạo chúng tôi vậy…Thấy công việc cũng sắp hoàn tất như dự tính, tôi bảo 2 anh vệ binh và 2 bạn tù trong nhóm dọn phá mở rộng rào, sang tăng cường tiếp tay với nhóm đang làm mới cái Barack rào càn cho kịp chiều tối nghỉ ngơi. Tất cả đều đồng ý đi làm việc…Để lại mình tôi trong trời chiều nhá nhem tối, tôi vội vàng thu gom dọn dẹp dụng cụ làm việc và  nhanh lẹ lén lấy những dây đạn đại liên phòng không 50 ly và các dây đạn đại liên 30ly phòng thủ pháo đài có những đầu đạn lửa màu cam rực chói trong nắng chiều, đem nhét vội vào 3 đóng cỏ tranh khô, nhưng vẫn không quên điều sơ đăng kỹ thuật cho đầu đạn ngang tầm mặt đất hơi ngếch lên cao để khỏi chui vào lòng đất và hướng về mục tiêu kho đạn trước mặt. Kết quả hay không? là kỹ thuật đặt giàn phóng  này theo tầm “Đạn đạo”bay đi! Chắc phải thành công nếu có kích hỏa bằng mồi lửa đống rơm! Tôi đã từng làm việc nầy và từng đẩy lui nhửng đợt tấn công địch quân Cộng Sản BV tại Căn Cứ Hỏa Lực 6 để bảo vệ sân bay Phượng Hoàng tại Đắk-Tô-Ngã Ba Biên Giới Việt Miên Lào bằng kích hỏa những trái hỏa tiển lấy từ giàn phóng của trực thăng UH.1 và phóng nó bằng pin máy truyền tin PRC.25 vào chân núi nơi tập trung quân CSBV. Sau khi khỏa lấp vết tích và “Ngụy trang”che dấu dàn phóng “Đạn tiển”, tôi trở lại với bạn tù để hoàn tất công việc cái rào chắn biết di động. Và chúng tôi được trả về trại trong sự an toàn, vui mừng của anh em bạn tù. Các bạn trong toán đều mệt nhoài vì đả trải qua những giờ phút hiễm nghèo tháo gở “Mìn” vừa qua, nhưng riêng tôi tư thấy hãnh diện việc làm của mình cho anh em cải tạo một cách âm thầm không cho ai biết đến! và tư thưởng cho mình một Bi thuốc lào trong góc tối của cái sạp ộp ẹp tù nằm, lhi chết đi thì chính những mãnh váng này ghép thành quan tài đem chôn Cải Tạo…

Đạn nổ trong tù Cải Tạo Long Khánh!!! P-3

... Đêm nay sao không khí ngột ngạt bao trùm cả trại xa xa phía bên kia biên giới có tiếng bom rền đạn nổ thình thoãng những tang đạn nổ gó vườn cao su hình như có cuộc đụng độ với nhóm tàn quân còn ẩn náo rừng sâu núi Chúa Chan.Trên bầu tròi đen không mây có những tia chớp lòe của vệ tinh Mỹ đang chụp Không Ành chiến trưòng biên giới Campuchia hay các trại tù binh Cải Tạo mọc lên trong rừng sâu chưa phát hiện!?

Mệt mõi thao thức không ngủ được khi chợp mắt được thì tiếng kẽng sáng vang lên cho giờ chuẩn bị đi lao động.Tôi thức dậy thay vì xúc miệng rửa mặt. Tôi chạy ra ngoài hố vệ sinh bên rào và giả vờ đi cầu để trộm nhìn sang bên kia rào trung đoàn vệ binh quan sát tình hình sinh hoạt bên kia nhưng không thấy động tịnh gì. Trong sương sớm cỏ cây còn đọng giọt sương…làm ướt cỏ khô nên vệ binh không đốt được rác lấy lửa đun nước pha trà như mọi khi. Tôi thất vọng và quay sang một bạn tù ngồi kế bên đang đi cầu để chào! Nhưng bắt gặp anh đang moi từ lổ hậu môn bệnh trĩ lòi trề ra một tuble ống thuốc nhôm trong đó có 2 khâu chỉ vàng và một tờ tiền Cụ Hồ mới đổi. Số tiên vàng này phải giao nộp cho Quản Giáo giữ và được trả lại khi còn sống ra về…Nhưng bạn tôi cứ nhét vào hậu môn bệnh trĩ cho chắc ăn. Anh bạn quay sang tôi buồn và nói: tôi phải làm thế để lấy tiền nhờ đám vệ binh VC mua giùm thuốc trị bệnh trĩ, mấy hôm rày đi cầu ra máu nhiều quá, nhức nhối hôi thúi vô cùng. Còn lại bao nhiêu mướn “Đài”{Radio}nghe tin tức đài BBC và VOA. Nghe đâu “Việt Nam chiu Trung Lâp  kể từ 0 Giờ ngày…..và thả hết tù binh VNCH{Nghe rè…rè không rõ vì máy bị phá song hay hết pin…}Chúng tôi từ giã nhau sau khi anh nhét trở lại ống nhôm đựng tiền vàng vào hậu môm là tất cả mạng sống của anh!?, tay anh đầy máu được rữa bằng nước của lon guigo mang theo đi cầu của bất cứ ai là Cải Tạo.


Hôm nay đến đội tôi trực nhà bếp kẻ thì ra bờ suối  dung thùng đại liên xách nước rửa chảo”đụng”to để nấu 3 chảo lớn cơm, nhóm thì xách nước tắm heo và cho heo ăn, nhóm thì đi lãnh rau muống, bí ngô, cá nhám biển to như cá mập cả trăm ký hơn đầy phong ngứa…Thấy còn sớm nhà thầu chưa chở cá và rau đến nên anh em cải tạo tụm năm túm ba lại thi nhau hút thuốc lào. Mỗi người một ống”Ba rô Ca”làm bằng ống đạn đèn chiếu sáng. Tiếng rít thốc lào kêu ro ro...! trong đóm lửa bập bùng và những lản khói tỏa mờ bao trùm những kuôn mặt dại khờ say sưa…và có người say thuốc té úp mặt vào cái bếp tự chế nấu ăn phải dấu quản giáo, làm phỏng mặt, cháy cả long mày sùi cả bọt mép!...


Đã 8 giờ hơn xe cá mới về mọi người tập trung làm cá lặt rau nấu cơm tất bật choc họ kịp giờ đem cơm cho lao động xa ngoài trại….


Tôi nhìn bóng mặt trời biết đã hơn 10 giờ hơn, sắp đến giờ chia cơm từng tổ từng đội trong các cái thau được gò nắn từ tole tháo gở mái nhà khu gia binh đang sắp  từng hàng dài thẳng tắp. Mọi đại diện tổ đông đảo chờ lấy cơm, trong khi chờ đợi, anh bạn Đ/Úy{xin dấu tên  vì đã chết!} cháu của bà Tùng Long chủ bút báo” Saigon” vụ Khỉ Đột Cà Mau” kéo tôi ra ngoài và bàn tiếp lá số Tử Vi của Cụ Hồ Chí Minh, sinh nhằm ngày nầy, tháng nầy lá rơi vào cung “Vô Chánh Diệu”. Cung Mệnh vô chánh diệu gặp”Thiên Không “ thủ mệnh, bàn chiếu và xung chiếu có sao Hỏa Linh, Thiên Khốc, Thiên Hư ngộ Tuần+Triệt…Xét theo khoa Tử Vi Đẩu Số thì Hồ Chí Minh là con người gian hùng hiễm ác Sâu độc. Cuộc đời bôn ba hải ngoại,vì Vô Chính Diệu mạng yểu{chết sớm} nhưng  nhờ sao Tuần+Triệt hóa giải nên sống lâu và công danh sự nghiêp hiển hách của một Chính Khách nổi tiếng. Khi mất tác dụng của sao Tuần và Triệt tức là lúc hết thời{chết} thì trở thành “Ách Nước, Hại Dân” cũng vì con sao Thiên Không biểu tượng cho sự nham hiểm +sao Hỏa Linh là tượng trưng cho gian hùng độc ác..!???. Theo ý anh nên đưa khoa Tử Vi nầy vào chương trình huấn luyện các trườngVõ Bị Đà Lạt và trường Liên Quân Thủ Đức thì anh thấy thế nào!?...Ý anh rất hay! hiện Bộ TTM/QL/VNCH của tôi đang xúc tiến cải tổ chương trình học cho các quân trường võ Bị Đà Lạt và Liên Quân Thủ Đức để nâng cao trình độ kiến thức và khả năng lãnh đạo “Chính trị-Ngoại Giao” của một Sinh viên Sĩ Quan Võ Bị về mặt thuần túy quân sự. Tôi có đưa chương trình nầy qua ban, sở phòng “Nghiên Huấn Tu Thư” thuộc Bộ/TTM/Tổng Cục Quân Huấn phê duyệt và chấp thuận. Theo tôi thấy nó  rất hay và bổ ích them cho kiến thức quân sự của một Sĩ Quan ra trường. Ít ra về mặt giao tiếp với xã hội bên ngoài. Tiếp xúc với phái đoàn Ngoại Giao Quân Sự nước ngoài. Tham dự những buỗi dạ hội Quan chức ngoại giao chinh phủ nước ngoài có các phu nhân đến dự, ngoài môn giao tế Nhảy Đầm{Dacing}có dạy nhà trường cần phải có môn học Tướng Số -Tử Vi kèm theo, vừa lịch sự khiêu vủ, vừa biết tác động tâm lý chiếm cảm tinh các cô, các bà để gây ảnh hưởng tác động ngoại giao với phái đoàn. Tử Vi- Tướng Số còn giúp cho cả chiến thuật quân sự theo binh thư Tôn Pháp, biết lấy Âm Dương Ngũ Hành chế hóa cho lẽ thắng thua theo “Thiên thời ,địa lợi nhân hòa”, hay: ”Biết người,biết ta trăm trận trăm thắng”. Tất cả đều đang hướng tới chương trình hiện đại hóa Sĩ Quan VNCH theo phương tây đầy đủ trinh độ, khả năng kiến thức và tài quản trị điều hành đất nước cho vai trò lãnh đạo Quốc Gia! Và…


TẦM ĐẠN RƠI CAO!


Chuyện phải ngưng ngang vì có tiếng nổ lẹt đẹt vài viên đạn M16 trong đống rác đang ung khói phía bên kia rào Trung Đoàn vệ Binh là chuyện thường ngày bộ đội vệ binh ra đốt rác…Chúng tôi chào nhau về với vệc lãnh cơm cho tổ. Nhưng tiếng nổ nhỏ vẫn kéo dài chưa dứt, tôi hơi chột dạ, bồn chồn không yên và đứng nhoài người định nghiêng mình ngó sang bên kia thì một tiếng nổ ầm lớn vang lên, tiếp theo là những tiếng nổ của đạn đại lien 50ly, 30ly xen kẽ nhau chớp nhoáng những viên đạn lửa bay vào kho đạn đang bốc cháy và kèm theo tiếng kẻng báo động khắp Trung Đoàn cùng tiếng la cháy cháy hô to của bộ đội bên kia rào.


Anh em Cải Tạo bên đây rào ngơ ngác nhìn nhau một thoáng vui mừng và cùng nhau đồng hô to sau tiếng nô “Ầm…Âm” khủng khiếp!!! “Nổ Kho Đạn”anh em ơi…!!!.và các anh rinh phần ăn của tổ, đội minh chạy về!...???


Tiếp theo đó là nhiều tiếng nổ lớn rung rinh  trời đất, bay tốc mái tole. Những trái đạn  chưa kịp nổ rơi” lịt bịt” tứ tung như mưa!khắp láng trại cài tạo và chúng phát nổ lần thừ 2 thật là khủng khiếp chết người!...Tôi chui dưới gầm bàn phát thức ăn ban nãy! được trải vĩ sắt  PSP{lót sân bay dã chiến của Mỹ}lúc nào không biết và tôi thoát nạn nhờ nó đang đở cái nhà bếp bị sập phủ trùm lên nó. Tôi lòm còm gở từ tấm tole chui ra quần áo dính đầy nước cá kho và cơm canh đầy người!...Việc đầu tiên thoát ra khỏi nhà bếp bị đè, tôi vội đi tìm  người bạn Tử Vi của tôi, vì anh là tổ trưởng nuôi heo 25 cho Trại cải tạo, thật ra có 15 con cho trại còn 10 con nuôi giùm cho cán bộ Trung Đoàn để ăn cơm chung khẩu phần ăn của anh em cải tạo bị bớt  khẩu phần ăn…Nhìn về phía chuồng heo chỉ thấy bầy heo nhốn nháo kêu la inh ỏi không thấy  anh đâu cả. Sợ heo xuất chuồng chạy ra ngoài nên tôi phải chạy đến đóng cữa chuồng, tới nơi thì hởi ơi!!! Anh bị đạn nổ và chết tại cửa chuồng đầu anh bị bể nát và bị mấy con heo xúm nhau giành ăn phần óc trắng hếu… văng ra dính vách tole chuồng. Tôi đã từng chứng kiến nhiều cái chết bạn bè chiến hữu ngoài mặt trận tôi chỉ biết Buồn mà thôi!!! vì trong tay chúng tôi còn có súng để chống cự lại kẻ thù!...nhưng ở đây chúng tôi -Cải Tạo- không có tất sắt trong tay không có phương tiện tự vệ mà phải bị chết mới là Đau. Tôi lôi xác bạn ra ngoài và mở toang cửa chuồng phóng thích đàn heo sợ chúng chết vì đạn nổ vì còn bị nhốt trong chuồng!? Đặt xác bạn vào nơi an-toàn trong nhà bếp tan hoang chỉ cò tấm tole lũng lổ đạn là che xác anh nằm…


Còn lại mình tôi, trong tiếng nổ long trời, trái đạn rơi lịt bịt thấy như trái sung rụng…nhưng chúng biết nổ chết người, tôi không còn đường nào trốn tránh, cứ mặc kệ cho nó tránh tôi!? Bản năng lì lợm cố hữu ngoài mặt trận đã trở lại trong tôi và phó mặc theo may rủi…Tôi lấy lại bình tỉnh và chạy về phía đội tổ của tôi dọc theo bờ suối mặc cho đạn nổ trươc mặt và sau lưng tôi không tránh né mặc tình cho số mệnh chối từ tôi!. Trên đường chạy tìm đồng đội…chạy qua cái giếng mà tôi mới đào cùng các bạn 2 ngày hôm trước thì thấy trên thành giếng có nhiều vết máu loang và vở đất trên miệng giếng vì đạn nổ và nhìn xuống giếng thấy 3 xác bạn chết im lìm không tiếng kêu cứu và họ đã chết hết rồi!...Chạy tới ngang qua chỗ ở của tôi mọi vật vắng lặng trong đổ nát chỉ còn xót lai căn nhà bếp chưa sập làm tôi chợt nhớ lại trong tổ của tôi có ông già Ngự là Đ/Úy đội phòng vệ phi trường Tân Sơn Nhất bị phù nề bại liệt vì thiếu vitaminB -Chất cám của gạo nên không đi đứng được chỉ bò và lết mà thôi!. Cứ mỗi lần phiên trực nhà bếp là lấy nước vo cơm có cám nấu chao cho bạn ăn. Nghĩ đến đây, tôi vội thò đầu vào qua tắm tole đổ và thấy ông già Ngự ngồi khóc một mình không có ai bên trong cả. Ông lo sợ và niệm liên hồi theo tiếng đạn nổ. Thấy được tôi ông mừng quá: Đ/Úy cứu tôi với, tụi nó chạy bỏ lại mìmh tôi vì không  đi được nên chúng quên tôi!?. Thôi anh đi với tôi!...tôi bung mạnh tấm tole mở rộng đường và kề lưng cổng ông ra khỏi đóng đỗ nát nhắm hướng bờ suối cõng ông chạy nhập bọn bạn bè. Tôi không thấy ông nặng vì ông ốm đói…hay vì đạn nổ sau lưng thôi thúc tôi cõng ông chạy như bay…ra bờ suối. Đến cuối dãy nhà khu gia binh và quẹo xuống suối thì thấy cả nhóm đông bạn bè cải tạo đang nằm rạp xuống bờ tường mong manh tránh đạn rơi nổ. Như để chứng minh nhận xét đúng của tôi, một trái đạn hỏa tiên 122ly từ kho đạn bay ra rớt bên bờ rào kẽm gai cạnh lô cốt gác của vệ binh ngăn chặn đòn tù chạy xuống suối tránh đạn nổ vang trời. Trái đạn bị vướng rào còn đong đưa nhún nhảy phía đuôi còn bốc khói xì xì…!!! Cách đám tù cải tạo chừng 50m nhưng không nổ chỉ xì khói như hăm dọa. Nếu nó nổ chắc không có bài viết nầy….vì hằng trăm cải tạo lẫn cả tôi và Đ/Úy Ngự không còn sống hôm nay. Lúc đó chúng tôi bị ứ động lại chỗ nầy suýt chết vì các Cán Bộ quàn giáo và Vệ binh Cộng Sản không cho chúng tôi vượ qua rào xuống bờ suối tránh đạn nỗ nhờ các hốc đá che chắn mạng sống. Họ núp trong lô cốt an toàn và xả sung bắn vào chúng tôi khi đạp kẽ gai vươt qua rào và có 5-6 xác anh em cải tạo chúng tôi chết đang mằm vướng mắc kẽm gai cạnh bên trái hỏa tiễn 122ly chưa bắn nảy đang nằm chình ình ra đó!???. Họ mất hết tình thương đồng loại lẫn tình người. Và trời đất cung không tha cho họ…Trong im lặng nín thở chờ đợi tiếng nổ sau để quyết định đời mình thì một trái đạn cối 81 ly bay xẹt vào văn phòng thay phiên gác nổ lớn giết chết 4 cán bộ vệ binh trong đó có một đại úy VC ác ôn ra lệnh bắn chết cải tạo vừa rồi.
Một trái đạn và tiếp theo nhiều trái đạn nữa nổ tung sát cạnh rào tù văng nốc chòi canh đổ ập chồng lên rào kẽm gai đè lên xác người còn vướng dây kẽm để lộ ra một khoảng trống làm sinh lộ cho tù thoát hiễm…Tiếng nổ lớn sát phía sau góc nhà ẩn núp làm sụp thêm khoảng tường như cố tình xua đuổi người cải tạo không cho tránh đạn. Đám người tù có lẩn cả tôi ù té chạy vượt qua rào trống kẽm gai vừa mới tạo sẳn.

Đạn nổ trong tù Cải Tạo Long Khánh!!! P-4

.... Anh em cải tạo nghe tiếng nổ lớn thì nỗi kinh hoàng, sợ hải thôi thúc liều lĩnh theo bản năng sinh tồn tự vệ và thấy không ai ngăn cản nên ùa nhau chạy tràn xuống suối vòng qua lô cốt, lần nầy quyết liệt hơn mọi người thừa cơ hội trời giúp nên trở thành cuộc vượt thoát trại tù không ai ngăn cấm. Tôi cũng như mọi người tìm đường vượt thoát nhưng tôi không thể bỏ lại Đ/Úy Ngự chạy đi một mình, nên khom mình xuống cỏng bạn chạy theo. Vừa khòm mình xuống cỏng bạn thì làn sóng người phía sau tràn tới dẫm dạp trên người tôi và tôi té xuống nhưng vẫn lấy thân che chở bạn. Trước khi ngất đi bên tai tôi vẫn nghe tiếng súng nổ, tiếng người la hét…và tôi cố gục trên người bạn tôi để che chở cho anh khỏi bị dẫm đạp…!!!Từng loạt súng AK 47 của vệ binh cộng sản núp trong các hóc đá bờ suối bắn vào những cải tạo thoát tù vượt trại một cách dã man khát máu của bọn cầm thú mất tính người. Tiếng la hét và và thây người ngã gục chồng kín lên nhau và máu đả nhuộn thắm rào tù…chảy xuống dòng suối vương vãi xác tù thành một dòng đỏ tang thương trên màu cờ dân tộc!!! Tiếng kêu rên thảm thiết dậy đất trời làm át hẳn tiếng đạn nổ trong tù…Máu đã loang đỏ cả dòng suối mà hằng ngày tôi xách nước sinh hoạt cho đồng tù! và bắt nhừng con cá con cài thiện bửa ăn, cũng bị bọn vệ binh giành lấy, lý do là cá của “ Nhân Dân”các anh không có quyền bắt để ăn!?

Khi tôi mở mắt tỉnh dậy thấy ê- ẫm và đau nhức cả mình mẩy và bên tai tôi vẫn còn tiếng la hét hải hùng không phải trong mơ mà là một thực tế của hiện thực trần gian. Một bàn tay rờ nhẹ vào trán tôi tôi thấy như được xoa dịu cơn đau và sẳng sang tha thứ những ai là kẻ thù trong quá khứ làm tôi đau đớn tũi hờn!!! Nhưng Không!? Tiếng la hét đau đớn vẫn quanh đây. Và tôi biết được đây là bệnh xá Trung Đoàn nơi tôi đang cải tạo. Một giọng nói thân thiện quen tai lúc lảnh cơm tù ban sáng, xin thêm miếng “Cơm  cháy” còn động đáy nồi cho heo ăn, bác sĩ Bình{Đại Úy/BS/Tổng Thống Phủ riêng cho Ông Thiệu} và các bác sĩ khác nổi tiếng Saigon chuyên khoa gây mê mổ xẻ-Phẩu thuật- thuộc trại cải tạo, đều được triệu tập lên  trung đoàn để phụ tá cho các Y-Tá Bác Sĩ Giải phóng bộ dội mổ, gấp mãnh đạn cho bệnh nhân bị nổ kho đạn. Bác sị Bình khuyên tôi nằm yên dể chăm sóc và theo dõi những ca phẩu thuật khác đang diễn ra trong tiếng la hét rân trời trước mặt tôi…


Ôi một cảnh tượng khủng khiếp kinh hoàng, quả là” Địa Ngục Trần Gian”Người ta cưa chân, cưa tay các tù nhân cải tạo bị thương vô tội vạ bằng những cái cưa sắt tự chế của tù cải tạo làm ra trong sinh hoạt trại: để đóng  rương-hòm, lượt là, kẹp tóc cho Cán bộ trung đoàn làm quà kỹ niệm gởi về Bắc. Y-Sĩ Bộ Đội dùng cưa, dao, kéo mất vệ sinh này, không cần thuốc tê, không cần gây mê,Không cầm máu, không thuốc chống nhiễm trùng. Tất cả đều không, trong điều kiện  thiếu thốn thuốc men. Các Bác Sĩ Sàigon chế độ cũ từ chối những ca phẩu thuật thiếu khoa học kỹ thuật và vô nhân đạo nầy và yêu cầu nên chuyển bênh nhân về bệnh viện trung ương sài gòn cấp cứu vì nơi đây thiếu phương tiện y khoa phẩu thuật cấp cứu. Cán Bộ Quảng Giáo Trung Đoàn liền lên lớp dạy các bác sĩ “Ngụy”tinh thần phục vụ y-khoa tho quan niệm Cách Mạng phải chuyên chính với kẻ thù ”Ngụy Quân, Ngụy Quyền” mà các anh sắp sữa học tới đây giữa hai bênh nhân bị thương trên mặt trận thì người y sĩ cùa ta-bộ đội- phải dành thuốc cứu người mình trước đã, còn kẻ thù tính sau nếu đủ thuốc chưa cho họ!??? Trường hợp này cũng không ngoại lệ. Các xe chuyển các bộ đội và thuốc men về bệnh viện trung ương hết rồi phòng khi cứu cấp dọc đường và trung ương thiếu thuốc nên không có gì ở đây, các anh tự cứu lấy…Ở đây chì có muối pha nước rửa vết thương và thuốc xuyên tâm liên uống chống nhiễm trùng mà thôi. Chúng tôi biết nói gì hơn trong hoàn cảnh khốn cùng này của người Cải Tạo và cảm thấy rằng tinh thần y khoa của Tổ nghành y Hyporat bị  xúc phạm và chà đạp của Cộng Sản!???


Tôi trở về trại theo các bác sỉ cải tạo vì thấy không giúp ích gì được cho bệnh nhân theo chức năng và lương tâm nghề nghiệp và về để mai tang đồng đội. Từ cổng trại nhìn vào, tôi thấy hai hàng quan tài chật kín lối đi trong hội trường, được ghép vội vàng bằng những tấm váng sạp giương của các anh đang mằm. Đâu đây còn tiếng khua động của búa đinh để tiếp tục đóng thêm quan tài cho người vừa mới chết trong ánh lửa bập bùng như ma trơi dưới ánh trăng mờ nhạt lặng lẽ soi bong đêm hắt hiu buồn…!
Về tới chỗ ở thấy ông già Đại-Úy Ngự có đó tự bao giờ. Ông thấy lại tôi mà cười ra nước mắt lưng tròng cám ơn tôi đã giúp ông sống sót lúc hiễm nguy và giúp tôi nằm xuống nghĩ ngơi. Ông cho tôi biết trên Trung Đoàn sai vệ binh xuống báo cáo các trại hòm ngoài tỉnh Long Khánh đã hết hòm cạn kiệt hút hàng nên lấy váng sạp của anh em đóng cho họ cái hòm gọi là tình chiến hữu có nhau.

ẢO-ẢNH TRONG MƠ!!!


Nằm nghe các bạn sống sót kể nhau, khi theo chân Bộ Đội ra chợ Long Khánh mua hòm [quan tài], thấy dân chúng ùn túa ra đường lộ lớn và chuẩn bị khăn gói di tản ra khỏi vùng nổ kho đạn Long Khánh và nói rằng vụ nổ lớn quá và khéo dài từ 10g30 sáng đến tận đêm khuya nên Tù Cải Tạo chết hết rồi. Tin nầy đồn đến tận Saigon…Câu chuyện đến đây tôi thấy trong người mệt mõi mê thiếp và chìm dần vào ảo ảnh cơn mê…các bác sĩ kinh nghiệm nghề nghiệp cho đây là hiện tượng bệnh nhân sắp chết. Riêng về kinh nghiệm chiến trường khi một chiến hữu của mình bị thương nặng sắp chết, họ thấy tâm hồn mình nhẹ nhàng thoải mái. Họ bình tâm biết mình sắp giải thoát nên họ xóa được ranh giới hận thù và trong ánh mắt họ là tinh thương bao la  muốn găp lại người thân thương!và tôi đã đạt được đến trạng thái tâm linh nầy. Trong ảo ảnh mê mờ, thấy tôi trơ lại thành phố Sài gòn thân yêu. Thấy mọi người đổ xô ra đường phố vây vẩy tay, miệng hét to “Giải Phóng nữa rồi bà con Ơi!”hoan hô VNCH….Cứ mỗi lần nghe tiếng nổ lớn từ phía kho đạn Long Khánh làm rung chuyển cả thành phố. Dân chúng bàn tán và khấu nhau rằng: Do vệ tinh Mỹ chiếu tia “Laide”đốt kho đạn cứu Saigon, nhưng tất cả không nhìn thấy tôi và họ đi xuyên qua người mà họ không hay biết tôi sợ họ đụng phải tôi nép sát vào tường và tôi đã lọt xuyên qua tường, đứng trước lớp học sinh đang học và cũng là nơi trước đây 2 năm bị bắt  nhổ cỏ, vệ sinh tạp dịch cho chính quyền cách mạng phường khóm trước khi trình diện cải tạo. Và tôi đi ngang một quán cơm, nghe mùi cơm thơm phức, rất thèm và xin ăn nhưng ngươi ta làm ngơ không biết,tức minh tôi hét lón:”Tôi từ Long Khánh về đây. Đói bụng quá, xin cho tôi ăn cơm… đói quá!” mọi người vẫn không nghe tôi nói không trả lời, cũng không hay biết  có tôi đứng trước mặt họ và tôi đã đọc được ý nghĩ của họ không thích Công Sản và lầm bầm vái trời “Đạn Nổ cho chết thằng VC”


Quá buồn lòng…tôi quyết định trở về nhà, thì lập tức tôi có mặt tại nhà khu gia binh Quân Tiếp vụ Tô Hiến Thành cũng còn mái tole siêu vẹo bị đạn rớt lung mái nhà chưa kịp sửa trước khi đi cải tạo. Thấy nhà cừa đống  khoen cài, thấy vợ tôi đang ngồi khóc với đứa con gái lên ba đang vô tư nghịch chén BoBo{Cao lương} luộc nấu thay cơm tối trước khi đi ngủ. Nghe tiếng vợ tôi bảo con qua ý nghỉ:”Mẹ có đến chùa Từ Nghiêm ở đường Bà Hạt để tìm xác ba con cải tạo tù Long Khanh bị nổ đạn sang nay!? Ở trong xóm khu gia binh của mình, ai có chồng Sĩ Quan Cải Tạo trại Long Khánh hãy đi nhận xác chồng theo thông báo phường khóm quản lý khu gia binh”. Tôi nghe rõ và gỏ cửa vào nhà. Vợ tôi vẫn không hay, không biết tôi lên tiếng nói đề vợ tôi vui mừng vì tôi chưa chết và đang ở đây, nhưng vợ tôi vẫn lặng thinh và buồn bả thở than như tôi không hề có mặt bao giờ. Nắm nắm lấy bàn tay nhỏ bé của vợ tôi như nắm vào khoảng hư không trống rổng…buồn tình tôi đến bên cạnh con tôi bế nó lên như bế hư không, không nắm bắt được hình hài của nó và nó vẫn vô tư nghịch những hạt bobo thay cơm của hai mẹ con nó. Tôi cảm thấy bơ vơ trống trải như ngày nào 30-4-1975. Mọi người đều vô tình ngoảnh mặt làm ngơ chạy theo chiến thắng kẻ thù…nay vợ con quên lãng không nhận ra mình. Đời người bạc bẻo thế đó!.Tôi buồn và bỏ nhà ra đi nhưng quên mở cữa nhưng nó vẫn xuyên qua bên ngoài mà không động chạm dến cánh cữa. Tôi không thèm để ý đến điều ngạc nhiên lý thú đó!!! Tôi vừa ra khỏi cửa bắt gặp lại bà mẹ vợ tôi từ trong cánh cửa không mở hiện ra tôi không ngạc nhiên lắm vì trong thơ gởi vào trại tù vợ tôi có báo tin là mẹ chết rôi! Bà nhìn tôi thương hại trong ánh mắt chở che không nói lấy một lời nào, nhưng tôi đọc được ý nghĩ tư tưởng của mẹ bảo tôi mau quay về trại Cải tạo kẻo muộn còn ở đây có mẹ lo!. Chúng tôi liên lạc cho nhau bằng ý nghĩ tư tưởng không bằng lời…và tôi thui thủi trở lại trại tù.


Thấy tôi tỉnh lại và ngoại ngậy tay chân ông đại úy già mừng rỡ kêu lên và báo bác sĩ hay! Còn tôi tỉnh lại cãm thấy cơn đau lập tức kéo đến hành hạ thân xác tôi của một người vừa trải qua một giấc mơ giữa thực và ảo giữa sống và chết!? hay là nhưng trải nghiệm bên kia cửa tử, thế giới ngươi chết??? Như vậy chết và sống đâu có gì cách biệt và khác nhau!? ranh giới giửa sống và chết chỉ được phân định cách biệt nhau giử hận thù và tình thương giửa chiến tranh và hòa bình. Nó tạo nên một trạng thái của một dòng sống liên tục bất tận của nhân sinh vũ trụ. Tôi cố nhắm mắt một chút để ôn lại mọi diễn tiến xảy ra và một phần nào hiểu rõ tình hình cho hiện tại bấy giờ.
THỰC TẠI LÀ ĐÂY!
Dưới ánh trăng mờ thê thảm nguyên cả hội trường cải tạo rộng lớn đầy kín những cổ quan tài và những hàng nến cháy lung linh bập bùng theo từng cơn gió thoảng trong ánh trăng nhạt nhòa sương đêm! Có mấy ai rạng danh anh hùng mà cầm được nước mắt để khóc cho người nằm xuống vì quê hương tổ quốc.
 “Hồn tử sĩ gió… ù ù thổi,
Ánh trăng khuya doi dỏi soi
Nào ai mạc mặc nào ai gọi hồn”-Nguyễn Du
Diễn tiến tình hình…
Trung Đoàn CS sai cử người đại diện xuống để lập biên bản kiểm kê số người thương vong và lấy danh sách họ tên người chết để báo cáo về thân nhân gia đình có người đi học cải tạo. Thông báo cho trại biết ngoài tỉnh Long Khánh và vùng phụ cận các trại hòm {quan tài} hết hàng cung cấp cho chúng ta và “Thế cho nên phải tự khắc phục nấy!?” phải tập trung anh nào bị bệnh lên Trung Đoàn chữa trị.
Phía Cải Tạo chúng tôi phải chuyển những ngươi bị thương và xin cho một số Bác Sĩ Cải Tạo đi theo giúp bệnh nhân…

Đạn nổ trong tù Cải Tạo Long Khánh!!! P-5

...... Đêm khuya gần sáng tiếng la tiếng hét đau đớn nảo lòng vang vọng từ phía bệmh xá trung đoàn/CS hòa lẫn với mùi tử khí rùng rợn lạnh lòng trước những cổ quan tài như tiếng gọi hồn ai oán…!
Sáng sớm hôm sau vệ binh áp tải các bác Sĩ về trại các anh vẽ mặt buồn so muốn khóc…các anh bảo ”họ chuyển người bị thương và xác chết của họ đi hết rồi!? và mang theo tất cả thuốc mem cứu hữa dọc đường để cấp cứu Cán Bộ và Bộ Đội của họ. Trên trung đoàn chỉ còn những người bị thương là người Cải Tạo tụi mình bị chúng bỏ lại cùng với hai bao muối hột bảo mình nấu` sôi lên dùng để rửa vết thương và dặn thêm ngày rửa 4-5 lần chóng lành lắm. Chúng tôi trong rừng cũng chửa bệnh bằng muối và thuốc lá Xuyên Tâm Liên chống”Sưng tấy” thế mà cũng sống ra “Phếch” đấy!?
Trước khi trở về trại có hai người bạn ta vừa chết vì vết thương quá nặng không thuốc men thiếu dụng cụ y khoa can thiệp phẩu thuật kịp thời và không cho chuyển thương sớm về bệnh viện trung ương thành phố! Một số anh em còn lại vết thương còn mãnh đạn đính trong người nếu không kịp thời mổ đạn lấy ra họ sẽ bị nhiễm trùng và chết!
Đây chính là bản chất hận thù, độc ác của quân đội Cộng Sản Quốc Tế nói chung và Bộ Đội Cụ Hồ Bắc Việt Nam nói riêng xuất phát từ long thù hận của giai cấp vô sản chuyên chính với kẻ thù:”Thà giết lầm hơn bỏ xót”. Người cộng sản không tình đồng loại  họ sẳn sàng ban phát súng “Ân huệ” cuối cùng cho thương bệnh binh của họ mỗi khi bị truy kích của quân ta-VNCH- Để bảo toàn mạng sống cho họ được nhanh chống rút lui hơn là bị vướng víu thương binh. Cũng vì lý do nầy, trong cuộc chiến tranh Miền Nam, phía quân cộng sản Bắc Việt không có` chủ trương bắt giữ tù binh của VNCH trong các cuộc công đồn đánh bót được thành công, nếu bắt được địch VNCH họ VC khai thác xong là họ giết chết ngay. Không bắt giữ làm tù binh vì họ lén lút xâm nhập miền nam chỉ có mật cứ lén lút thì làm sao có đất nhốt tù binh và nuôi ăn họ. Họ cứ giết khỏi nuôi ăn và canh giữ tù. Chỉ có tù binh Mỹ là họ để lại làm con tin trao đổi cho ngày 30-4-1975 chỉ có toàn là tù binh Mỹ không có tù binhVNCH, nếu có họ cũng giết…giết để không có tù binh và  chứng tỏ được mình là “Kẻ xăm lăng”Miền Nam và vi phạm trắng trợn H Đ Paris/73 chỉ có tù binh Mỹ và Tù binh VC trao đổi nhau mà thôi!??? Số tù binh Mỹ bị bắn rơi máy bay tại Hà Nội trong trận bỏ bomb chiến dịch Line Backer 1-2 trong 12 ngày đêm san bằng Hà Nội cuối năm 1972. Để trao đổi tù binh Cộng Sản bị bắt tại Miền Nam/VNCH, một tù binh Mỹ đổi lấy cả ngàn tù binh Cộng Sản Bắc Việt, cho có tiếng trao đổi và có tiếng cộng sản nhân đạo với dư luận quốc tế…và cũng để lấp đi sự xấu xa vô nhân đạo Cộng Sản BV thô bạo trắng trợn chiếm lấy miền Nam/VN và tự cho mình được quyền ”Giải phóng” dân miền Nam để che mắt thế giới bị đui chột, mù lòa…!?
Trại tù chúng tôi thật sự đã vắng hẳn không còn đông đúc, chen lấn lấy cơm phân chia theo phần ăn, hay sắp hàng đông đảo chờ phân công nô dịch tù đày. Nay chỉ còn lại không đầy 800-900 người so với ngày qua 2.500-3.000 cải tạo. Vì ngày kho đạn nổ trong trại cải tạo có đến 2/3 số anh em cải tạo đi theo đám vệ binh Cộng Sản có súng ống dẫn đầu ra ngoài lao dộng cải tạo trên các cánh đồng nông, lâm trường của Cộng Sản khai phóng đất rừng nên cũng khá xa trại 5-6 cây số nên cũng được an toàn khi kho đạn Long Khánh nổ. Và đây là cơ hội vận thời hiếm có để vượt thoát trại tù của Cải Tạo đã đến. Kho đạn nổ thật hiếm xẩy ra trong bối cảnh đen tối trại tù Cải tạo lúc nầy. Chắc có một nhóm tàn quân chiến hữu nào đó đến giải cứu. Thời cơ có một không hai đã đến không nên bỏ lở cuộc vượt thoát này. Các tù Cải Tạo rất nhạy bén và tinh ý lắm chỉ cần cái nhái mắt là cả một kế hoạch vượt thoát đã được hội thảo thành hình, mỗi người tự biết trách nhiệm của mình trong chiến thuật “Mưu sinh thoát hiễm” được huấn luyện Võ Bị nhà trường.
Các Sĩ Quan Cải Tạo muốn sớm làm chủ tình thế, và giải quyết sự việc nhanh chóng gọn gàn không gây đổ máu cho mình và địch. Cải Tạo đang lao động tự nhiên bỏ cuốc bỏ cày và đi về một phía đất trống tập trung lại và quỳ gối xuống đất, hai tay để phía sau đầu như VC ngày xưa bị khui hầm không trốn thoát…và gây bất ngờ cho bọn vệ binh Bộ Đội- Vì sớm muộn gì họ cũng bắt tập trung lại để khống chế cải tạo không lợi dụng đạn nổ mà trốn thoát, phía cải tạo chúng tôi cũng momg như vậy để tập trung ngược lại các vệ binh đang ẩn dấu đâu đó chưa xuất hiện và rình bắn chúng tôi khi bỏ chạy thoát!?. Khi  vệ binh về đông đủ  để kiểm danh tù “Ngoan”của chúng và mất cảnh giác đề phòng, bị chúng tôi tước  đoạt súng và bắt trói tay lại thành từng nhóm và để sung lại cho họ sau khi tháo băng đạn và đạp cong nòng sung như chú tôi thường lảm khi “Gẩy Súng Tan Hàng” Tháng Tư/75…Xong chúng tôi chia nhau phân tán mỏng đi nhiều nơi nhiều hướng cho địch khỏi truy tìm. Những vị Sĩ Quan nầy không kết thành một lực lượng duy nhất chiến đấu!? {vì Mất dân rồi chiến đấu cho ai!???} và phải tự mìmh mưu sinh thoát hiễm cho đời chiến binh…!!!Đa số các anh chạy sang hướng biên giới Campuchia theo ngỏ Tây Ninh Xuân Lộc vì nơi đó vẫn còn lực lượng người Thượng Fulro bảo vệ và đưa sang Campuchia để đi Thái Lan tỵ nạn Cộng Sản. Cũng có số it chạy vào nhà dân nhờ che chở và giúp đỡ về Saigon với gia đình để tìm đường vượt biên vì không thể nào sống chung Cộng Sản và bị bọn cờ Đỏ/30 phát hiện lập công Cách Mạng. Biết rằng muôn ngàn khó khăn nguy hiễm đang chờ đón họ, nhưng đó là cái giá TỰ-Do mà họ đã đánh mất vì sự phản bội của người theo Cộng Sản.
Qua ngày sau dân chúng nơi đồn điền cao su quanh vùng bị Bộ Đội Cộng Sản chiếm đất lấy vườn cao su phá tan tành nguồn sinh lợi cao su có giá trị kinh tế xuất khẩu cao hơn để trồng ngũ cốc ngô, khoai,săn…có giá trị kinh tế kém hơn, với mục đích đốn bỏ cây cao su làm cũi dun lò, bán làm chất đốt cho dân. Nay Cải Tạo vượt thoát tù lúc kho đạn nổ và vắng bóng trên các nông –lâm trường của Bộ Đội Miền Bắc vào Nam. Người dân rất đông đảo ùa vào trong vườn đập phá, gặt hái, đào bới tan tành hoa lá các nương khoai, rẩy sắn …phá tan công sức lao động nô lệ của người cải tạo để trả thù bị Cộng sản chiếm đất của dân và bắt tù cải tạo nô lệ phục vụ cho bọn cướp Miền nam lấy đất đai và sự sống lâu dài của dân địa phương này!?.
Cuộc sống dưới bất cứ chế độ nào dù Cộng Sản hay Tư bản để phải chiến đấu giành giựt nhau để mà sinh tồn nhưng cái sinh tồn đó có hợp đạo lý và công tâm không? Là điều đáng nói nơi người Cộng Sản vẫn bất công và thiếu lương thiện thực hiện chủ nghĩa.
Chiến tranh là ngàn đời muôn thưở của nhân sinh tất cả đề theo dòng biến dịch thời gian mọi sự việc đều thay ngôi đổi chủ.”Cá ăn kiến thì kiến ăn cá” Nếu chế độ không được lòng dân thì chiến tranh vẫn chưa chấm dứt…chính thể suy tàn!
Hai hôm sau trên trung đoàn sai vệ binh xuống trại cải tạo lấy người người lên làm nô dịch dọn dẹp vệ sinh, sửa sang lại những căn nhà hư đổ do nổ đạn tàn phá. Phía chúng tôi có cả mấy chục cải tạo đi làm phu dọn dẹp. Vào cổng khu vực trung đoàn thấy ngổn nganh đầu đạn và mảnh đạn đủ loại tràn ngập toàn khu trung đoàn, với những nhà không nóc, tường gạch đổ nát trơ khung sườn nhà. Dụng cụ bàn ghế, giường kệ bị ngả đổ hỗn lọa tứ bề. Sự thiệt hại khá nhiều hơn bên phía trại chúng tôi, các anh phải chia nhau thành nhiều toán dọn dẹp xắp xếp đống đổ nát hoang tàn bề bộn cây váng và tole mái nhà v.v…
Tôi khập khểnh cà nhắc theo nhóm nhặc mãnh đạn vở lung tung cho vào chiếc xe Cải Tiến như xe cút kít được chế lại từ đóng sắt vụn bải xe trong nhà tù SĐ18BB cũ. Dùng để kéo cũi trong rưng ”Su”{cao su}Long Khánh. Xe có hai bánh bằng niền sắt xe Jeep chạy trên bạc đạn có khung sắt làm bằng tole xe hơi có hai càng kéo và đẩy kê râm rầm…Sức chứa nó nhiều và chở nặng khỏe hơn vác cũi trên vai. Với sức người, tiêu chuẩn chỉ tiêu cho tù khổ sai lao động là đường khính 40cm, dài70cm cho một cải tạo vác xa 5km cho một người tù từ rừng cao su về lại trại mà chúng cướp của dân.
Để nhặt đạn, chúng tôi dàn hàng ngang di chuyển lượm mãnh đạn bỏ vào xe đẩy và tiến dần dần vào kho đạn vụ nổ vừa qua kinh hoàng gây chấn động đến tận Saigon vẫn còn nghe tiếng nổ long trời.
Trực nhận đầu tiên không thấy kho đạn đâu cả, nó biến mất và để lại một vùng đất xám xịt nóng chảy đào sâu đen hỏm, chung quanh bờ rào cây cỏ cháy sạch rụi và hiện tượng đặc biệt trong vòng bán kính 100m sức ép không khí thổi văng sạch sẻ những thứ chướng ngại vật không còn mãnh nào vở của đạn  còn xót lại. Nhưng có điểm kỳ lạ và huyền dịu nhất là tượng Phật Bà Quang Âm  cạnh kho đạn cách đó 30 m vẫn còn đúng vững, nguyên vẹn không bị ngả đổ vì sức chấn động kinh hồn và cũng không bị vết đạn phá hủy. Màu trắng tinh anh của bức tượng làm bằng Thạch Sứ vẩn không bị  đổi màu cháy xám  với sức nóng kinh khiếp…chỉ ngoại trừ một bàn tay của Quan Âm cầm bình Tịnh Thủy đã bị Bộ Đội Cộng Sản dung búa cũi chặt bàn tay Phật Bà để lấy bình Tịnh Thũy đựng nước tiểu cho bản tính ngông nghêng !? Trước khi xẩy ra vụ nổ khá lâu rồi lúc chiếm được SĐ18BB và tôi đã thấy tượng Phật Bà mất bàn tay mấy ngày trước khi lên trung đoàn giai rào lại kho đạn và làm chứng nhân vụ nổ này. Còn điều hy hữu nữa là gốc mai già khi dọn sạch rào, tôi chừa lại vì không nở chặt bỏ, nay vẩn còn ngạo nghể trơ cành trong lửa đạn lao tù!...
MỘT ĐẠO QUÂN VNCH BỊ BỎ RƠI!!!
Tình trạng thiệt hại của trung đoàn theo nhận xét tôi nó tệ hại gấp nhiều lần phía bên trại cải tạo chúng tôi.Vì kho đạn nằm lọt thỏm vào khu vực trung đoàn.Văn phòng làm việc và canh gác bảo vệ tiếp xúc kho đạn gần hơn. Xe chuyển tải đạn được hoạt động đông đảo hằng ngày để cung cấp cho chiến trường Campuchia đánh Khờ Me Đỏ qua biên giói Tây Ninh. Vì nó có tầm mức quan trong nên thiệt hại của họ càng lớn hơn nhiều lần so với cải tạo. Những xác chết của họ được chuyển vận trong đêm đến suốt sang và thay thế lính Quân khu về trám chỗ trống bị thiệt hại. Vì thế nên vệ binh  toàn là người lạ mặt, không nhận ra mặt hàng ngày đám vệ binh cũ và họ cũng không biết điều hành công việc hàng ngày còn xa lạ và ngơ ngáo nhưng bản chất còn hách dịch cho ta đây là kẻ chiến thắng Cộng Sản. Đám vệ binh mới này chưa quen với cách nhận tiền của Cải Tạo, thì Sơn Hồng Đức là mộtcCải tạo đứng ra nhận lãnh môi giới dịch vụ bắt liên lạc với vệ binh bộ đội. Đức bà con với Sơn Ngọc Thành của chính phủ lon-nol Campuchia cùng học cải tạo chung tù, anh Đức được bạn bè đồng tù đặt cho cái` tên là bộ trưởng ngoại giao cải tạo chuyên viên đi mướn đài [ radio] 3 cửa sổ [là tên gọi của bộ đội miền bắc mới vào nam] tức radio 3band của mình để bắt đài quốc tế BBCva VOA…là chuyên viên móc nối với cán bộ, bộ đội ham tiền Đức đã thuyết phục được các vệ binh miền bắc rằng làm việc để có tiền cưới vợ gái miền nam đẹp, hiền lắm! và dễ thương hơn gái miền bắc, họ chanh chua đanh đá hiếp chồng! làm đám vệ binh khoái chí cười!...Anh Sơn Hồng Đức là con ma xó chuyên đi săn tin nóng hổi và cũng là đài phát thanh” cải tạo” đầy tin tức quốc nội lẩn quốc tế. Nhưng chính cuộc đời và tương lai anh đi về đâu!? Trong cái nhà tù vĩ đại của Cộng sản này!?Anh vừa là nạn nhân Cộng Sản như tôi vừa là thân chủ Tử Vi của tôi anh thường hay nhờ tôi lấy lá số Tử Vi theo ngày sanh, tháng để lập thành lá số và luận đoán lá só cho anh. Thực ra đúng sai của tử vi không quan trọng cho cá nhân anh, mà là ý kiến lời khuyên, luận bàn trao đổi nhau về tin tức, nhận định tinh hình thời sự trong tù là chính yếu tối cần cho nhau qua hình thức tử vi để che đậy sự dòm ngó của “Ăng ten”cải tạo do Cộng Sản cài người vào anh em ta để được về sớm với vợ con họ! Nếu lấytheo Mai Hoa dịch số thì anh Đức được quẻ “Phục Lâm” nghĩa là tương lai anh sẽ phục hồi sự nghiệp bằng con đường đấu tranh với cuộc sống gian nan như hổ rình mồi trong rừng rậm. Tương lai rất huy hoàng nổi tiếng như chúa sơn lâm …trong công cuộc phục hồi sự nghiệp cùng lý tưởng quê hương [Campuchia] trên bước đường lưu lạc xa xứ …và anh chỉ gật đầu ghi nhận mà không nói! nhưng hiểu ý tôi nói qua lời luận đoán! cho anh!...

Đạn nổ trong tù Cải Tạo Long Khánh!!! P-6



....Thật ra tôi không quan tâm mấy về sự thiệt hại của phía trung đoàn cộng sản tôi quan sát để nhận định tương quan lực lượng giữa ta và địch theo thói quen tại chiến trường xưa nay là thế! Thật với lòng tôi không muốn thấy cái chết của anh em Bộ Đội trong trận nổ kho đạn này, dầu cho họ có tàn ác đến đâu chăng nữa với anh em Cải Tạo trong tù, cũng không làm mất nhân bản của người chiến sĩ VNCH để trả đòn thù với Cộng Sản anh em cùng quê hương dân tộc mình.
Chúng tôi không muốn các anh phải chết mà muốn cả thế giới này thôi đi bản tánh ích kỷ, tham lam vì quyền lợi và an toàn của nước mình và đã cấu kết quyền lợi và quyền lực với nhau để chia phe phái Cộng Sản và Tư Bản thành những đế quốc cực đoan rồi lôi kéo các nước nghèo yếu và nhược tiểu vào phe cánh của mình như Việt Nam, Lào, Campuchia của Đông Dương vào những trận chiến giành giựt con mồi của nhau cho bảo vệ quyền lợi, tham vọng làm giàu kinh tế nước mình, nên chia thế giới thành nhiều khu vực cai trị của khối Cộng Sản Liên Xô Trung Quốc và khối Tự-Do Tư Bản các nước Âu Mỹ và họ gây nên chiến tranh Việt nam làm mất đi tự-do, độc lâp, và chủ quyền dân tộc và vận mệnh đất nước không nằm trong tay dân tộc Việt Nam nữa!? Mọi quyết định hay toàn quyền tự quyết dân tộc theo tự do mình muốn. Dầu cho Cộng Sản Hà Nội có chiến thắng miền Nam 30-4-1975 cũng là chiến thắng cho Liên Xô cho Trung Quốc cho khối Cộng Sản quốc tế mà thôi chớ người dân Bắc Việt Hà Nội đâu quyết định được cuộc chiến thắng bại này. Đó là do quan thầy Liên Xô Trung Quốc chỉ định phải thắng giùm cho họ mà thôi!. Ông Lê duẫn trả lời báo chí tại Liên Xô: ’Cuộc chiến VN kéo dài quá lâu là vì Vn không có quyền để thắng.”Vì CS/BV đánh giặc là đánh cho Liên Xô và cho Trung Quốc!!! theo nghĩa vụ quốc tế “
Phía VNCH/Saigon chiến đấu vì chính nghĩa Quốc Gia với lý tưởng Tự-Do dân tộc và họ chiến đấu để tự vệ trước cuộc xăm lăng của Cộng Sản vào Miền Nam VNCH. Dù có chính nghĩa cũng không thắng nỗi chủ nghĩa ngoại lai Cộng sản biết lừa gạt dân tộc mình và che mắt cả thế giới!...
Quân Đội VNCH bị trói tay, bức tử của đồng minh Hoa Kỳ khi quyền lợi và tham vọng quyền lực của đôi bên Tàu Cộng và Hoa Kỳ thỏa thuận chia vùng châu Á/TBD để trị. Miền Nam mất vào tay Cộng Sản tay sai Hà Nội là điều tất nhiên khi hung tàn thắng đạo nghĩa xua nay lẽ thường! Trước sức mạnh của đế quốc thời đại thì chủ quyền lý tưởng của một dân tộc một nước nhược tiễu như Vn đâu có quyền quyết định thắng thua của chính mình nên quân đội VNCH buông súng chiến đấu nhưng không chịu đầu hàng trong nỗi đau oan nghiệt cho một lý tương Tự-Do chưa được hoàn thành trách nhiệm và tất thắng theo chân lý  dân tộc VN.
Như vậy cái thắng của CSHN đâu phải là cái thắng chính nghĩa có đạo lý dân tộc. Cái thắng nầy là cái thắng sỉ nhục dân tộc đem đất nước làm chư hầu, nô lệ chủ nghĩa Cộng sản ngoại lai, làm mất sự sống Tự-Do dân tộc
Sự kiện nổ kho đạn này để cho thế giới và dân tộc yêu chuộng Tự-Do Hòa bình thấy được rằng cách hành xử của họ bất công và thiếu đạo lý xã hội loài người để a-dua và chạy theo những phong trào tổ chức phản chiến của nhân dân Hoa Kỳ bênh vực và ca ngợi cho kẻ thù Cộng Sản Hà Nội và miệt thị khinh rẻ sứ mệnh của một Đạo Quân TỰ-DO VNCH chiến đấu vì tự-Do hòa bình thế giới đâu riêng gì cho một việt nam trước sự bành trướng của Đại Đồng Cộng Sản Quốc Tế Liên Xô Trung Quốc. Tìm mọi cách hạ nhục VNCH và nâng cao uy tín cho Cộng Sản Hà Nội nhiều lỗi lầm nhưng họ đã đáng thương và đáng cổ võ chiến thắng hơn Quân đội VNCH!???
MỘT CUỘC TỰ SÁT TẬP THỂ TRONG TÙ CẢI TẠO!!!
Sự nổ kho đạn trong tù này gây chấn động và bàng hoàng cả thế giới!!!…Đây là một cuộc tự sát tập thể trong nhà tù Công Sản của một đạo quân Quân Lực/Việt Nam Cộng Hòa để cho thế giới thấy rằng Quân Đội VNCH nêu cao tinh tần bất khuất không đầu hàng Cộng sản vì lý tưởng TỰ-DO và HÒA BÌNH THẾ GIỚI…và để chứng minh lòng dũng cãm của nhân dân Miền nam anh hùng chống Cộng Sản không hèn kém và yếu đuối như nhận xét của giới chức lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ bêu xấu QL/VNCH  hầu che dấu toan tính dã tâm bán đứng Miền Nam VNCH cho Trung Quốc qua tay sai Cộng Sản Hà Nội theo thỏa thuận chia quyền lực ảnh hưởng tại Đông Nam Á này của Hoa kỳ và Trung Cộng!?
Tiếng nổ lớn trong tù Cải Tạo làm cho đồng bào Miền nam giựt mình tỉnh thức lương tri dân tộc còn chạy theo cái chiến thắng Cộng sản Hà Nội mà nghoảnh mặt làm ngơ, cố tình lãng quên mà phản bội lại những công ơn  chiến sĩ Tự-Do VNCH đã từng hy sinh chiến đấu bảo vệ bảo vệ cho họ được an vui hạnh phúc cuộc đời tự-do của miền Nam. Nhất là những phong trào quần chúng của trí thức sinh viên, học sinh, văn nghệ sĩ Cùng các đoàn thể tôn giáo Phật Giáo và Thiên Chúa giáo đấu tranh chống đối biểu tình tiếp tay nằm vùng VC. Họ đã phản bội và đâm sau lưng chiến sĩ Tự-do VNCH
Chúng tôi cho kho đạn nổ và “Tự Sát Tập Thể”trong nhà tù của chiến Sĩ VNCH là để cho dân chúng Vn yêu chuộng Tự-Do hòa bình dân tộc biết được giá trị cuộc sống tự-do của dân việt mình phải trả bằng máu bằng xương trong nỗi nhục nhả uất hờn, thương đau đầy nước mắt cho người nằm xuống và “Để cho cuộc sống quê hương trổi dậy đứng lên…!”
Cái chết tập thể Cải Tạo trong tù không nhằm vào sự đánh đổi sinh mạng với kẻ thù Cộng sản để tìm sự thắng-bại được –mất, hơn-thua…vì hận thù mà tìm sự thức tỉnh cho người dân tự làm chủ được vân mệnh đất nước, dân tộc mình không theo kẻ ngoại bang Quốc tế Cộng sản mà Nô lệ hóa dân tộc của cộng sả Hà Nội.
Cái chết của chúng tôi để phản đối những nhà lãnh đạoVnCh đã phản lại hy sinh xương máu công lao của chiến hữu để đầu hàng Cộng Sản cho mưu đồ phản quốc riêng mình và bỏ nước chạy đi. Làm ô nhục và mất nhuệ khí và danh dự của QL/VNCH có truyền thống danh dự của Ngươi Việt Quốc Gia Việt Nam.
Và cuối cùng chúng tôi chết đi! Cho vừa lòng những con người “Ăn cơm Quốc Gia mà  thờ ma cộng sản”không còn lợi dụng xương máu chiến sĩ VNCH để tiêu lòn quỵ lụy Cộng Sản thành lập MT/GPMN của Vc nằm vùng thờ chủ nghĩa Cộng sản trong miền nam.
Chúng tôi là một đạo quân bị lãng quên của quê hương của đất nước và của dân tộc này!!! Khi lịch sử dân tộc sang trang ngày 30-4-1975 nhưng chúng tôi vẫn mãi mãi là linh hồn của Tự-Do Dân Tộc Việt nam. Và luôn luôn hòa quyện linh hồn vào các cuộc đấu tranh yêu nước của toàn dân vì Tự-Do Hòa Bình, Độc lập cho đất nước tôi…
Khóc Bạn Trong Tù…!
Huỳnh Mai St.8872
Dạ Lệ Huỳnh
Anh nằm xuống quên đi đời quên lãng,
Mắt môi anh khép kín vạn miềm đau,
Quê hương ta đó trong tù cải tạo!
Đất nước anh xây chưa vẹn ước mong,
Cuộc cờ dang dỡ thôi đành thua cuộc!
Trách chi hồn nước cho đời lãng quên,
Anh nghe tiếng nổ hồn anh rộng mở,
Vùng trời Cải tạo đạn nổ trong tù,
Bao nhiêu hận quốc bồi trong thuốc đạn!?
Nổ cho thế giới,”Thực Sống”là đây…
Cho dân nước tôi thôi đừng quên lãng,
Xương, Máu thịt này cái giá TỰ-DO
***
Xác anh gục ngã trời vang tiếc hận,
Đạn nỗ trong tù hồn nước quặng đau,
Hận nước thù nhà gào trong tiếng nổ,
Tan tác quân thù gục ngã cùng ta!
Bạn và thù chi...phân đôi đất nước!?
Quê hương trả lại ước nguyền Tự-Do,
***
Đêm hiu hắt trăng tàn soi tàn bóng lẽ,
Cổ quan tài lịệm kín xác hồn anh,
Không ai than khóc tiếc thương Cải tạo!
Men thù cay đắng nhấp say lửa thù,
Đạn nổ trong tù hồn dâng tiếng gọi,
Quê hương này lắm nỗi vạn miền đau…!
***
Anh chết đi cho hồn thiêng dậy sóng!
Cho lao tù sụp đỗ dưới chân anh,
Cho đời thương hận không còn quên lãng
Dựng lại quê hương sạch bóng nhà tù..!
Tiếng ru lửa đạn hòa hồn sông núi,
Hồn anh vào cõi mộng lành quê hương!!!
Huỳnh Mai
[Đạn nổ trong tù]

Đạn nổ trong tù Cải Tạo Long Khánh!!! P-7

DƯ ÂM TIỀNG NỔ TRONG TÙ,
Sụ kiện đạn nổ trong tù gây nhiều hoang mang dư luận trong nước lẫn nước ngoài gây chấn động người lòng dân cả nước là dân chúng miền nam có con em chồng cha đi cải tạo. Hầu hết 1/3 các gia đình miền nam VN là có một thân nhân trong trại cải tạo và có khoảng một triệu người bị bắt giam trong vác nhà tù Cộng Sản. Có hơn 200 nhà tù  cộng sản rải rác khắp nơi từ Miền Nam, tận mũi Cà Mau, ra đến miền Trung nam phần, trải dài lên đến tận biên miền bắc sát Trung Hoa, Lào Cai, Mống Cái, và sâu trong rặng núi Hoàng Liên Sơn hoang dả độc chướng vô cùng miền Bắc Việt nam.
Với những nhà tù không có qui chế nhà cho tù binh quốc tế và kiểm soát của LHQ. Cộng sản Việt Nam nhốt tù một cách dã man tàn nhẩn hơn cả nô lệ thời tiền sử mà không một cáo trạng mức án nào nào được xét xử qui định rỏ ràng luật pháp và không thời hạn tù cho cải tạo tù binh VNCH…
Nhà tù Cộng Sản VN đã nhốt tù binh VNCH suốt 3 năm đầu cho tới suốt chục năm sau không kêu án tù sau khi chiếm được Miền nam/Vn ngày 30-4-1975 chưa được quốc tế phát hiện và quan tâm số phận tù binh VNCH và hầu như bị lãng quên  của tổ chức  nhân quyền, nhân đạo quốc tế của LHQ vì họ đang ca ngợi, cổ vũ cho chiến thắng VN của người Cộng Sản mà không nhìn thấy phía sau hậu trường bức màn sắt Cộng Sản VN.
Phía người dân trong nước còn bàng hoàng chưa tỉnh mộng sống chung với Cộng Sản còn say chiến thắng với chính mình…!?Và họ nghĩ rằng đưa thân nhân của họ vào trại tập trung cải tạo là con đường sống của người thân họ sau khi cải tạo sám hối lỗi lầm dân tộc là được tái hòa nhập vào cộng đồng xã hội Chủ Nghĩa Cộng sản người dân miền nam bị mê hoặc dối lừa Cộng sản với chủ trương chính sách khoan hồng nhân đạo và hòa giải dân tộc của nhà nước cộng sản Vn. Cả thế giới thuộc nước thứ ba đều xúc động tin vào lời hứa Cộng sản, đi học 10 ngày, 1 tháng là về sum hợp gia đình…Riêng người Cải tạo là lính chiến QL/VNCH đã từng chết sống với Cộng Sản Bắc Việt để bảo vệ Miền Nam, nên không lầm và tin những gì ”Cộng Sản nói mà hay nhìn những gì Cộng sản làm”[lời nói TT Nguyễn văn Thiệu].
Với chính sách phân biệt “Ngụy Quân-Ngụy Quyền” và đường lối trả thù cộng sản không thực tâm hòa hợp hòa giải dân tộc thống nhất đất nước. Họ là kẻ chiến thắng cho chủ nghĩa Nga -Tàu Cộng sản nên rất tàn độc  muốn tiêu diệt ngay chính dân tộc mình…
Mới có 3 năm đầu mà có khoảng 165.000 Sĩ Quan Cải Tạo chết trong nhà tù Cộng Sản Vn. Theo các viện nghiên cứu điều tra của Hoa Kỳ và Liên Hiêp Châu Âu thuộc khối Tự-Do thì hàng ngàn người Cải Tạo bị bạo hành tra tấn dã mang, tay chân bị xiềng xích trong các tư thế đau đớn trong nhiều tháng nhiều năm làm da thịt  bị sướt gai tre thúi rửa, bị tiêm chích các thứ thuốc hóa chất độc hại vào mạch máu. Và tinh thần bị suy sụp khi nghe tin thân nhân bị giết. Và cuộc cải tạo chết người này vẫn còn tiếp tục vô thời hạn cho người dân Miền nam vô tổ quốc trong cuộc chiếm đóng của Cộng Sản Hà Nội.
Với bản chất vô sản chuyên chính của giới người bần cố nông  nghèo nàn lạc hậu và giới công nhân lao động ít học nghe lời xúi giục của cộng sản nổi dậy làm cách mạng cướp phá hay cưỡng chiếm được chính quyền thì họ tàn bạo và dã man vô cùng…Tất cả thú tính con người điều bộc lộ trong chủ nghĩa cộng sản tại những cuộc cách mạng Nga Hoàng, các nước cộng sản Đông âu,Bắc Hàn, Cuba và tại Trung Cộng với chủ nghĩa Maois. Còn tại Việt nam nay là Tư Tưởng của Cộng sản Hồ chí Minh với cuộc cách mạng cải cách ruộng đất năm 1954 tại Bắc việt với hằng trăm ngàn địa chủ miền Bắc chết trong tay man rợ của bần cố nông do cộng sản HCM tạo dựng cảnh đỗ máu dân Việt vì sự ngu dốt lạc hậu của chủ nghĩa cộng sản HCM nối giáo cho quan thầy Nga-Tàu.
Để trở lại vụ nỗ kho đạn trong tù cải tạo tại Long khánh thì bản chất độc ác tàn bạo Cộng sản có tính truyên thống quốc tế vẫn luân lưu trong huyết quản cộng sản Hà Nội. Họ vẫn tiếp tục lừa dối, phỉnh gạt và dọa dẫm người dân…Cộng sản Hà nội đem số xác chết của tù binh cải tạo bị đạn nỗ trong tù ra trình làng trước truyền thông báo chí quốc tế và người dân trong nước rêu rao tuyên truyền làm bằng chứng cho họ đã dũng cãm anh hùng tiêu diệt bọn phản động chống phá cách mạng như trước đây đã từng khoe khoang với quốc tế trong chiến tranh chống Mỹ của họ với tình hình an ninh bất ổn nên họ chưa thả được cải tạo về sum hợp gia đình. Cộng sản Bắc Việt cố giữ con tin tù binh cải tạo để Mỹ không dám quay trở lại chiến tranh với VN lý do “ném chuột sợ vở đồ”của Mỹ và CSVn cũng muốn Mỹ đưa VnCS vào ghế LHQ loại bỏ biểu tượng VNCH hợp hiến chiếc ghế tại LHQ nếu Cộng sản đại diện VN bằng chiếc ghế LHQ thì VN có quyền kiện Hoa Kỳ bồi thường Chiến tranh VN. Đó là mưu sâu ý đồ cộng Sản BV.
Sự thật CSHN đánh hơi biết được dân chúng Miền nam rục rịch phản đối chính sách  giết người cải tạo nên họ đặt cả một kho đạn trong tù Long Khánh để không ai dám cướp tù kể cả dân thường và sau đó chuyển tù dần dần ra Bắc Việt sát biên giới Việt Trung ;Lào Cai, Móng cái và dãy núi rừng Hoàng Liên Sơn gần biên giới cho Trung Quốc trong nôm hộ như tù nhân của Trung Quốc dựa hơi CSVN và tiếp tục đòi hỏi áp lực Mỹ trong bang giao Việt Trung sau kết thúc chiến tranh VN cũng nhờ vào Trung Quốc.
Trong phản đối này nói lên sự bất tín nhiệm cộng sản HN bội tín dân tộc với 10 tháng ngày cải tạo không về cho mãi đến 3 năm rồi 10 năm hơn thế nữa cũng không thấy về…Họ còn phản bội cướp công giải tán Mặt Trận Giải Phóng Miền nam của chính phủ Lâm Thời Giải Phóng năm 1976 Miền Nam VN. Phản đối bắt lính con em Miền namVN đi làm nghĩa vụ quốc tế đem quân sang đánh Campuchia ngày 25-12-1978 với bọn Khờme Đỏ để thành lập mưu đồ Liêng Bang Cộng Sản Đông Dương do VN lãnh đạo gồm Việt Miên Lào tại Đông Nam Á[Cung như  liên bang Đông Âu 12 nước do Liên Xô lãnh đạo] hòng phỏng tay trên Trung Quốc nên bị Trung Cộng dạy cho bài học”Ăn cháo đá bát”của vn vong ơn bội nghĩa nhờ Trung Quốc mới chiếm lấy được Miền Nam  và loại khỏi VNCH cùng Mỹ 30-4-1975.
Cuộc tự sát tập thể trong tù của nhóm Sĩ Quan Cải Tạo/Miền Nam cho nỗ kho đạn Long Khánh đã gây tác động phản tỉnh người dân Miền Nam trước sự hiện nguyên hình độc tài tàn bạo bá quyền thống trị của Cộng sản Hà Nội lừa phỉnh”Giải Phóng Miền Nam” nay đã lộ mặt rồi! Nên chúng không còn dấu diếm được ai với sự thống trị tàn bạo dân quân cán chính Vnch làm cho người dân Miền Nam ùn ùn bỏ nước ra đi tìm TỰ-Do xứ khác. Họ dùng tàu, thuyền, ghe cộ để vượt biển ra đi, hay dùng đường rừng xuyên núi vượt biên giới sang tị nạn Thái Lan bất chấp hiễm nguy mạng sống con người trốn chạy Cộng sản bạo tàn Việt Nam. Còn những ai kém may mắn hơn không có phương tiện vượt biên vì còn kẹt lại cha, chồng thân nhân của họ trong tù Cộng sản đành ở lại chịu đòn thù cộng sản đ1nh tư bản, họ bị tịch thu nhà cửa đất đai phương tiện sống và bị đuổi ra vùng kinh tế mới ở! Để lại nhà cho cán Bộ bắc Việt vào chia nhau ở!? Với lý do ”cải tạo lao động dân miền nam ngồi mát ăn bát vàng” là bọn đĩ diếm tay sai đế quốc Mỹ là kẻ thù dân tộc. Nay nghĩ lại thấm thía vô cùng và nó tạo nên một dòng mặc cảm dân tộc tội lỗi với Tổ Quốc quê hương, với lương tâm Người Việt Quốc Gia bị Cộng Sản HCM phỉnh lừa phản bội lại Tự-Do Miền Nam. Cho đến ngày nay, hiện tại bây giờ của 36 năm qua nhắc lại Tự Do Dân Chủ Nhân quyền, người dân Miền Nam/Vn hối hận vô cùng và không dám đứng lên đòi lại nhửng gì ngày xưa đã mất về tay Cộng sàn HN đã hứa đem lại Dân chủ,nhân Quyền gắp trăm lần trong “Thiên Đàng Xã Hội Chủ Nghĩa” ngày nay!? Tôi phải nói…!? Nói để tạ tội cùng dân tộc này mà tôi đã đóng góp xương máu và hy sinh bảo vệ Tự do Dộc Lập Dân Tộc của tổ tiên Người Việt Quốc Gia giao phó và trách nhiệm tổ quốc danh dự trao cho một người Sĩ Quan Quân Lực/VNCH..
Cuộc tự sát tập thể trong nhà tù Cộng sản của chiến sĩ VNCH là lời cảnh báo cho cả thế giới thấy được rằng CSVN rất tàn ác hung bạo giết người trong tù không có vũ khí tự vệ trong tay, và không có luật quốc tế tù binh dành cho họ, nên họ phải chịu bị chết oan ức trong tù. Chỉ có Cộng Sản giết người nên mới đặt kho đạn nổ trong tù để tiêu diệt kẻ thù cải tạo của Cộng sản vi phạm luật chiến tranh về tù binh chiến tranh mà Cộng BắcViệt đã ký công ước quốc tế trong chiến tranh VN.
Nay cộng đồng quốc tế và các phong trào phản chiến và phong trào yêu chuộng hòa bình không còn biết thương hại vả bên vực cho kẻ yếu thế cô đơn thảm hại đi xâm lược Miền Nam bị đánh tơi bời hoa lá bởi QL/VNCH và quân đội Mỹ ở Miền NamVN hết lòng và dũng cảm hy sinh bảo vệ lý tưởng Tự-Do của họ. Vì vậy Cộng đồng Quốc tế không còn bị Cộng Sản VN đánh lừa sự ủng hộ trợ giúp nữa! CSVN mất uy tín và ghẻ lạnh với họ vô cùng dù cho họ có đổi màu “Tắc Kè” dân chủ dân quyền cho dân việt nhưng vẫn còn thực lực mạmh mẽ của khối  Cộng Sản Trung Quốc làm quan thầy giật dây chỉ đạo CSVN.
Nay Cộng Sản VN Đang tiếp tay CSTQ bành trướng sang 3 nước Đông Dương Việt- Miên-Lào và gây bất ồn hòa bỉnh thế giới làm căng thẳng cho khu vực Đông Nam Á của CSVN chấp nhận chư hầu cho CSTQ.
Cuộc Tự sát tập thể Cai Tạo trong tù Cộng sản là “Mật hiệu” báo động cho toàn dân cà nước thấy rằng CSBV mất hết nhân tính dân tộc học đòi bạo ngược ngang tàn của chủ nghĩa ngoại lai Cộng Sản không có chính nghĩa của lòng yêu nước dân tộc theo truyền thống người Việt Quốc Gia ngàn năm chống Giặc Tàu Phương Bắc vì Việt Nam đã và đang là chư hầu của Trung Cộng mất rồi!??? Vì thế không thể sống chung hào bình với Cộng Sản HN, nhất thiết phải đứng lên đồng lòng đòi quyền tự quyết cũa người dân cho tự do độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ lãnh hãi VN loại bỏ cường quyền thồng trị đảng CSVN ra khỏi thể chế chính trị  tương lai Việt Nam.



samedi 23 avril 2011

Nhình Lại Quá Khứ-Nghỉ Tới Tương Lai


Lê Diễn Đức
 Dinh Độc Lập ngày 30 tháng Tư năm 1975 - Ảnh: Tư liệu
Suốt 36 năm qua, mỗi lần tới ngày 30 tháng 4 là mỗi lần tôi trở về với miền ký ức.
Tôi vốn không thích “bị” phỏng vấn và phỏng vấn có sự chuẩn bị trước, phải hẹn hò, chờ đợi. Thường hỏi về những sự kiện liên quan tới Ba Lan, bạn hữu của đài quốc tế Pháp RFI biết tính tôi vậy, nên khi gọi điện thoại cho tôi chỉ trao đổi ngắn gọn về chủ đề, giới hạn thời gian, rồi thực hiện ngay.
Năm 2007, anh Nguyễn Khanh của “Radio Free Asia” từ Washington DC gọi điện qua Ba Lan có nhã ý phỏng vấn nhân dịp 32 năm ngày thống nhất đất nước, tôi cũng đề nghị làm luôn. Khi trả lời rằng, ngày này 32 năm về trước tôi đang nằm ở nhà tù Hoả Lò, anh Khanh đã rất ngạc nhiên.
Về miền ký ức
Sau hơn một năm trời bị biệt giam, không được gia đình thăm viếng, chịu đói rét, ghẻ lở, cùng với các cuộc thẩm vấn liên miên, tôi nhận bản án 2 năm tù giam của Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội với tội danh là “Trốn ở lại nước ngoài. Tôi bị an ninh cộng sản Ba Lan bắt giữ, giao nộp cho phía Việt Nam và bị áp tải về nước sau chuyến trốn qua Thuỵ Điển không thành, phải quay trở lại.
Ý thức phản kháng lại các đạo lý giáo điều, bất công, phi nhân bản của chế độ cộng sản và cuộc hành trình mạo hiểm đi tìm tự do của tôi đã xảy ra rất sớm, trước cả cái mốc lịch sử của cuộc “exodus” chưa từng có của người Việt sau 30 tháng 4 năm 1975.
Cũng muốn nói thêm để các bạn trẻ biết rằng, cho đến cuối thập niên 70, đầu 80 của thế kỷ trước, sinh viên Việt Nam từ miền Bắc du học ở các nước cộng sản (cũ) chạy sang các nước tư bản bị quy kết tội rất nghiêm trọng. Án phạt dành cho tôi có lẽ được giảm nhẹ sau khi Cục Chấp pháp Bộ Nội vụ kết luận tôi trốn qua Nam Tư, Thuỵ Điển chỉ vì muốn ở lại với người mình yêu, chứ không có hành động làm gián điệp hay phản bội tổ quốc.
Ít ai giờ đây tin rằng, ngay tại châu Âu, hồi đó chúng tôi bị cấm yêu, giữa sinh viên Việt Nam với nhau, chứ đừng sớ rớ tới người ngoại quốc. (Thế bác Hồ làm gì với Minh Khai tại Moscova bao nhiêu năm về trước, chu thich blogger)
Tuy nhiên, đến cả Adam và Eva trên Vườn Địa đàng còn quên lời răn của Thượng đế, không kìm nổi tò mò, dám ăn cả trái cấm, huống chi chúng tôi, những chàng trai, cô gái đang ở tuổi đôi mươi bằng xương bằng thịt nơi trần tục. Chúng tôi vẫn yêu nhau nhưng lén lút, kín đáo và khôn ngoan đối phó với những con mắt cú vọ sẵn sàng bẩm báo với trưởng đoàn lấy điểm. Người yêu của tôi là một cô gái Ba Lan xinh đẹp, tên Bozena, học khoa Pháp văn, cùng Wroslaw University.
Số sinh viên “vượt rào” bị phát hiện và đuổi về nước bấy giờ không ít. Hầu hết bị trả về địa phương, quay lại với “kiếp trâu cày chạy bữa đứt hơi”. Họ không thể ngẩng mặt lên làm một con người bình thường được nữa, vì bị hàng xóm, thậm chí gia đình, khinh thị, hắt hủi. Ở thành phố, tấm lý lịch đen tối không cho họ cơ hội tìm được việc làm tử tế nào ngoài lao động chân tay. Tôi biết T. người Thanh Hoá, học ở Warsaw Polytechnic, đã chết trên biển khi đi đánh cá, còn K. tôi gặp trong tù, người Quảng Bình, đã chết vì mìn nổ khi đi làm ruộng…
Tuy đã phải ngồi tù nhưng tôi gặp nhiều may mắn hơn. Sau 14 năm vật lộn, xoay xở và ma mãnh qua mặt chính quyền với nhiều trò có thể viết thành một cuốn tiểu thuyết bi hài, tôi đã quay trở lại Ba Lan, đúng lúc chế độ cộng sản Ba Lan sụp đổ và ở lại luôn cho đến nay. Tôi không bao giờ quên cảm nghĩ của mình khi máy bay của hãng Hàng không Liên Xô Aeroflot dứt khỏi đường băng sân bay Tân Sơn Nhất vươn lên bầu trời vào ngày 9 tháng 10 năm 1989: “Thế là ta đã chiến thắng!”.
Quy định cấm yêu được chấm dứt sau sự kiện Lê Vũ Oanh, con gái của cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn, bất chấp can ngăn của Đại sứ quán, đã nhất quyết lấy chồng người Nga, gây nên làn sóng phản đối của sinh viên. Họ đòi hỏi quyền được bình đẳng. Một số đã viết thư tập thể bằng máu gửi lên Đại sứ quán Việt Nam. Nhờ “công” của con gái vị lãnh đạo cao nhất của Đảng mà chính sách được thay đổi! Sau này Lê Vũ Oanh chết do băng huyết trong lúc sinh con, nhiều sinh viên thương cảm nói có lẽ nên đúc tượng đồng “Nữ thần Tình yêu” cho cô! Đúng thế, Lê Vũ Oanh đã làm một cuộc cách mạng.
Vào một đêm không ngủ trong trại tạm giam ở ngoại thành Hà Nội (sau này tôi được biết có tên gọi là B15), tôi viết:
… Tiếng dế kêu thưa thớt, hoang sơ
Tiếng lá cây xào xạc gió khua
Tiếng ếch ngoài đồng sau cơn mưa
Tiếng gà gáy gọi trời trở sáng
Tiếng chó sủa làng bên vang vọng…
Chỉ thế thôi, chẳng có gì hơn
Bản nhạc trời khuya rầu rĩ lạ thường!
(…) Sự thật nơi nào trên khắp thế gian
Có bao giờ tình yêu trở thành tội lỗi
Khi đó đây những vành đai biên giới
Khép mọi con đường, giam cả lứa đôi?
Hoặc trước đó, trên những nẻo đường đi tìm mặt trời và sóng biển:
Từ trên cao, Bozena em ơi, hãy cùng anh nhìn xuống địa cầu
Thế giới dọc ngang những đường chia xẻ
Biên giới chẳng riêng là những ngọn núi, dòng sông hay hàng cọc bình thường
Bởi chính nơi đây, chân lý và tình yêu chẳng có phút giây nào khỏi bị đoạ đầy, cắn xé!
Cái xấu xa, chua chát của cuộc đời dạy anh bài học yêu em
Giúp anh trả lời thế nào là Tình yêu và Cuộc sống
Quên gông sắt, nhà tù lấy em làm hy vọng
Xây nên cuộc đời!
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, một lần trong cuộc phỏng vấn của BBC đã từng nói rằng, trong ngày 30 tháng Tư năm 1975, có triệu người vui nhưng cũng có cả triệu người buồn. Tôi thuộc vế sau. Cả phòng giam hôm ấy huyên náo khi giám thị loan báo tin chiến thắng. Tôi cũng phải cười nói hoà vào đám đông, nhưng lòng quặn đau nghĩ tới viễn cảnh đen tối và cùng đường của mình. Hy vọng le lói của tôi sau khi ra tù sẽ tìm cách vào Nam vụt tắt!
Tội danh bị đanh tráo
36 năm trôi qua. Có thể là một nửa đời người. Việt Nam đã trải qua vô vàn biến động và thay đổi chóng mặt. Nhưng có một thứ bất biến: Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn giữ độc quyền cai trị đất nước, vẫn cùng một triều đại phong kiến mới với những khuôn mặt của các ông Vua mới kế vị nhau.
Tôi đã nhiều lúc nghĩ đến tội danh “trốn ở lại nước ngoài” mà tôi đã phải chịu gánh chịu. Cũng một bộ máy ấy, cũng đảng cầm quyền ấy, tội danh này dưới lăng kính hôm nay sẽ được quan sát ra sao?
Không có Bộ Luật hình sự của CHXHCN Việt Nam trong tay, cũng chẳng ham muốn truy cập trên mạng để tìm hiểu, tôi cho rằng, tội danh “trốn ở lại nước ngoài” đã bị loại bỏ khỏi đời sống pháp lý của chế độ hiện hành. Bởi vì nếu có, nhà tù Việt Nam sẽ không thể nào xây kịp!
Hàng chục ngàn, nếu không nói tới con số hàng trăm ngàn, công nhân Việt Nam lao động trong khuôn khổ hợp tác kinh tế tại Nga, Bulgaria, Tiệp Khắc (cũ), Đông Đức (cũ) sau khi Bức tường Berlin sụp đổ đã không trở về nước mà ở lại mưu kế làm ăn hoặc xin tị nạn.
Tôi cũng là nhân chứng liên tiếp suốt hai thập niên qua trước dòng người Việt bay sang  Nga rồi khốn khổ vượt biên bất hợp pháp vào Ba Lan và các nước khác.
Hàng trăn ngàn công nhân được xuất khẩu lao động trong những năm gần đây, bị bóc lột thậm tệ, bị lừa gạt, bị bỏ rơi, không thể trở về nước vì món nợ đè lên vai, đã phải ở lại vật lộn với cuộc sống cơ cực, thậm chí phải hành nghề trộm cắp, đĩ điếm (như ở Malaysia)…
Rồi sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, gần cả triệu người miền Nam chấp nhận một sống hai chết, đã trốn chạy khỏi chế độ.
Nếu bị xử tù như tôi về tội “trốn ở lại nước ngoài”, chúng ta hình dung một bức tranh xã hội sẽ khủng khiếp như thế nào.
Ở đây, chúng ta thấy rằng, cùng một hành vi, ngày hôm trước được xem là có tội, ngày hôm sau mặc nhiên thành chuyện bình thường, thậm chí còn được nhà nước khuyến khích. Vậy thì, trong sự oan ức của tôi chỉ có thể được cắt nghĩa bằng hai cách. Thứ nhất, tôi thuộc những người “đầu thai nhầm thế kỷ”, giống như các văn nghệ sĩ trong phong trào Nhân văn Giai phẩm đã nói về mình. Thứ nhì, sự ấu trĩ và sai lầm của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đẩy vô vàn con người lương thiện xuống vực thẳm của bất hạnh và đau thương.
Dưới bàn tay cai trị của Đảng cộng sản Việt Nam, rõ ràng các khái niệm đã được đánh tráo trơ trẽn và nhanh chóng. Giờ đây, lực lượng đông đảo những người “trốn ở lại nước ngoài” (như tôi) mỗi năm gửi về nước nhiều tỷ đôla, mang tiền về nước đầu tư, Nhà nước ra Nghị quyết 36 gọi họ là bộ phận không thể tách rời khỏi cộng đồng dân tộc, là “khúc ruột ngàn dặm”, có thể xênh xang “áo gấm về làng”:
“Ngày đi, Đảng gọi Việt gian
Ngày về thì Đảng chuyển sang Việt kiều
Chưa đi: phản động trăm chiều
Đi rồi thành khúc ruột yêu ngàn trùng!”
(Thơ dân gian)
Song song với các khái niệm bị đánh tráo, các tội danh cũng được phù phép biến hoá thêm cho kịp với hoàn cảnh mới, nhằm phục vụ mục đích đàn áp tự do.
Điều 88 của Bộ luật hình sự xác định tội “truyên truyền chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam”, được các luật gia và tổ chức quốc tế cho là rất mù mờ, có thể dẫn đến quy kết tuỳ tiện.
Tôi viết những dòng cảm xúc này sau khi vụ án xử Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trong ngày 4 tháng 4 vừa rồi đã gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước.
10 tài liệu mà Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội lấy cơ sở quy kết tội cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, nếu đặt dưới ánh sáng của quyền phát biểu chính kiến và góp ý cho nhà nước được bảo hộ bởi Hiến pháp và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký và cam kết, thì Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ phải được xem là vô tội. Tiếng nói của anh khó nghe với chính quyền, nhưng thực ra anh chỉ nói thay những người cùng có ý nghĩ như anh nhưng chưa hoặc không dám nói ra (ý của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh).
Vậy mà Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã bị kết án nặng nề với 7 năm tù giam, 3 năm quản chế, trong “một phiên toà trơ trẽn”, “làm mất thể diện quốc gia”, thậm chí “lưu manh và ô nhục”.
Trước Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, rất nhiều nhà bất đồng chính kiến khác cũng đã chung một số phận.
Là một công dân có kiến thức tối thiểu về luật pháp, có lương tri, không ai không hiểu một thực tế phũ phàng: “Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng!” (nhận định của bà Ngô Bá Thành, một luật sư nổi tiếng trước và sau năm 1975).
Là một công dân có trách nhiệm với xã hội, khao khát công lý và công bằng xã hội, không ai có thể mặc nhiên cúi đầu chấp nhận trò chơi luật pháp của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Ở nước ta xử đúng cũng được, xử sai cũng được, xử hòa cũng được, xử thắng cũng được” (phát biểu trước Quốc hội của ông Trịnh Hồng Dương, Chánh án Tòa án tối cao, nhiệm kỳ 1997- 2002).
Lời kết
Ngang nhiên chà đạp lên cả luật pháp do chính mình thiết lập, lên các giá trị nhân đạo vẫn rao giảng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã bất nhân khi ném hàng triệu sinh linh vào hố tử thần, vào bể khổ của ngục tù và sự đày ải tinh thần, cũng như vật chất kể từ Cải cách Ruộng đất cho đến ngày 30 tháng Tư năm 1975 và suốt 36 năm qua, chưa thấy có tín hiệu cải thiện nào.
Hả hê trên chiến thắng, ngông cuồng trên bạo lực, ngạo mạn trên sự giàu sang phú quý do tham nhũng mà có, những người cầm cán cân công lý của Đảng Cộng sản Việt Nam có lẽ chưa bao giờ nhận thức được sai lầm của các thế hệ tiền nhiệm chăng? Không những thế, họ còn tiếp tục mạnh tay hơn, tàn nhẫn hơn, đưa những người vô tội vào vòng lao lý hoặc cái chết tức tưởi bởi bàn tay của công an, đôi khi chỉ vì đi xe gắn máy quên đội mũ bảo hiểm!
Cho nên, dễ nhận ra rằng, tại sao sau 36 năm đất nước thống nhất, mọi thứ khẩu hiệu hô hào hoà hợp, hoà giải dân tộc, quên quá khứ, hướng tới tương lai của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không mang lại ý nghĩa thuyết phục nào. Người ta vẫn thấy đậm màu sắc giả dối phía sau sân khấu tuyên truyền sặc sỡ và ầm ĩ. Trong lòng người Việt muôn phương vẫn nặng trĩu những ký ức oán hờn, tủi hận. Vết thương lòng vẫn rỉ máu vì chưa bao giờ được giải toả hoặc đền bù, chí ít một lời xin lỗi thành tâm cũng không.
Mặc dù phải trải qua số phận nghiệt ngã của đất nước bị chia cắt và cuộc chiến huynh đệ tương tàn vì ý thức hệ, tôi cho rằng, những người con của đất Việt, trong hay ngoài nước, khắp ba miền, không có lý do gì lại không có thể cư xử với nhau trong tình nhân ái, bao dung, cao thượng vì sự phát triển của đất nước. Nhưng thái độ này chỉ có thể tồn tại và thể hiện trong một xã hội cởi mở, dân chủ, tự do, mọi người bình đẳng trước pháp luật và những quyền tự do cơ bản nhất của công dân được Hiến pháp thực sự che chở.
Một nhà nước tạo ra được môi trường như thế sẽ không cần phải tốn công sức kêu gọi tình đoàn kết dân tộc.■
© 2010 Lê Diễn Đức – RFA Blog

jeudi 14 avril 2011

PHẠM QUỲNH, NHÀ VĂN HÓA VÀ CHÍNH TRỊ.



NGUYÊN HƯƠNG
 
 Phạm Quỳnh cảm thấy mình "một hội một thuyền" với Nguyễn Du, hẳn rằng lúc sinh tiền Phạm Quỳnh cũng âm thầm chan chứa một tâm sự. Nguyễn Du nói lên được nỗi lòng mình. Phạm Quỳnh không có cơ hội, lặng lẽ tiếp tục con đường mình đi, cho đến lúc oan uổng giã từ cõi đời tục lụy.

N'ayez pitié, si vous avez choisi
 D'être bornés et d'être sans justice
 Un jour viendra où je serai parmi
 Les constructeurs d'un vivant édifice,
 La foule immense où l'homme est un ami.
 PAUL ELUARD
 (La Puissance de l'Espoir)


 "... Nhân cảm cô Kiều mà cảm đến tác giả truyện Kiều, cũng thiết tha thâm trầm như vậy, tôi tưởng tôi là người trước nhất đã đem than thế cô Kiều đối chiếu với thân thế cu. Nguyễn Du, và cho thiên Đoạn Trường Tân Thanh là lời than vô cùng cảm động, vô hạn thiết tha của một văn sĩ có cái đau lòng vì cuộc đời ngang ngửa.

 Thành ra đối với truyện Kiều, không phải là thái độ một nhà văn đối với một tác phẩm văn chương, mà là tâm lý một người có cảm giác là một hội một thuyền với tác giả cùng người trong truyện vậy ... ".

 (1)

 Đoạn văn trên ghi lại từ tập di cảo của Thượng Chi Phạm Quỳnh viết trong khoảng đầu năm 1945, nơi tư thất an đường im lìm ẩn bóng bên bờ sông An Cựu.

 Truyện Kiều là một tiếng kêu thương. Tiếng kêu thương của nàng Kiều và cũng là tiếng kêu thương của tác giả. Có lẽ vì vậy lúc sinh thời, Nguyễn Du nhiều lần tự hỏi, rồi đây 300 năm sau, không biết có ai vì mình tri kỷ, nhỏ lệ đôi hàng chăng?

 Phạm Quỳnh cảm thấy mình "một hội một thuyền" với Nguyễn Du, hẳn rằng lúc sinh tiền Phạm Quỳnh cũng âm thầm chan chứa một tâm sự. Nguyễn Du nói lên được nỗi lòng mình. Phạm Quỳnh không có cơ hội, lặng lẽ tiếp tục con đường mình đi, cho đến lúc oan uổng giã từ cõi đời tục lụy.

 Trước ngày Phạm Quỳnh ra đời, đất nước đã mất quyền tự chủ; lớn lên mục kích cảnh ngày tàn của Nho học. Gần cả một thế hệ đến tuổi trưởng thành đang muốn quay lưng lại với dĩ vãng văn hóa bị coi như bất lực trước nạn ngoại xâm, bế tắc trước con đường cứu nước. Cũng lại một tiếng kêu đoạn trường, lần này ai oán não nuột hơn!

 Phải làm sao khơi lại chủ nghĩa quốc gia, nuôi dưỡng tinh thần dân tộc, tạo điểm tựa tinh thần cho những tân hồn lạc hướng, băn khoăn tìm lối đi mới, cần thiết cho sự phục hưng xứ sở?

 "Không có quốc văn thì không thể nào có quốc học. Không có quốc học thì không thể nào có độc lập tinh thần. Không có độc lập tinh thần thì không có độc lập chính trị". (2)

 Lập ngôn, lập chí như vậy, Phạm Quỳnh chọn cho mình một hướng đi thích ứng với hiện trạng đất nước, hòa hợp với bản chất phong cốt của mình.

 Chủ nghĩa quốc gia mà Phạm Quỳnh thiết tha ấp ủ đặt nền móng trên văn hóa dân tộc. Nền văn hóa ấy phải dung hòa với tư tưởng, học thuật Tây phương mới có đủ điều kiện tồn tại và phát triển trong thời buổi năm châu họp chợ, trong thế giới cạnh tranh và khoa học lúc bấy giờ.

 Không dựa vào vũ lực bạo động; hoàn cảnh chính trị của Phạm Quỳnh chỉ còn một lối thoát duy nhất. Gọi đó là thỏa hiệp, không thực tế hay lãng mạn, tùy thế đứng và cái nhìn thời cuộc của người đương thời.

 "... Tuy nhiên, ta phải nhìn nhận ưu điểm của Phạm Quỳnh ở chỗ có nhiều nhà ái quốc đã mượn Nam Phong để bảo vệ quyền lợi văn hóa Việt Nam, và công cuộc vận động tế nhị của Phạm Quỳnh dù sao cũng đã đem thắng lợi cho Việt Nam mặc dù phải nhượng bộ nước Pháp phần nào
 ...". (3)
 

 Với tâm hồn nghệ sĩ, với phong thái văn nhân, cộng thêm một giáo sư ngôn ngữ học bén nhạy trong việc tổng hợp và phân tách vấn đề, tin tưởng vào tiên kiến và nhận định của mình, Phạm Quỳnh hăng hái dấn thân.

 "... Thật thế, mà lãng mạn cho đến đem cả chủ nghĩa quốc gia căn cứ vào truyện Kiều! Cho tiếng là nước, có tiếng là có nước, có quốc văn mới có quốc gia. Quốc văn ta thời tuyệt phẩm là truyện Kiều, trước sau chỉ có truyện Kiều, may mà truyện Kiều đáng quý báu vô cùng! Cho nên năm 1924, lần đầu tiên kỷ niệm cu. Tiên Điền, trước hai ngàn người họp ở Hội Khai Trí, tôi trịnh trọng tuyên bố một câu: "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn". (4)

 Hoài bảo như vậy, nhưng con đường đi của Phạm Quỳnh không phải không khó khăn hệ lụy. Đương thời, người hưởng ứng, mến mộ cũng nhiều; nghi ngờ ác ngôn, ác cảm cũng không ít. "Càng xem thế sự, càng đau nhân tình", đó chính là tâm sự chát chua của Phạm Quỳnh lúc còn sống. Cái "tâm sự nghìn thu nhật nguyệt soi" ấy phải đợi đến lúc Phạm Quỳnh bị cộng sản hạ sát dã man năm 1945, cùng một thời gian với bao nhiêu nhà ái quốc khác, sau ngày Việt Minh "cướp" chính quyền, người ngoại cuộc mới nhìn thấy. Và, phán chính rõ ràng hơn ngày nay khi thấy tận mắt cảnh cộng sản hủy hoại văn hóa quốc gia, cày ủi nát
 truyền thống dân tộc.

 Từ ngàn xưa vẫn vậy, sự thật lịch sử (vérité historique) luôn luôn ngược chiều với dối trá chính trị (mensonges politiques).

 Kỷ niệm 100 năm sinh nhật Phạm Quỳnh, hoài niệm bậc tiền bối học giả uyên bác đã tích cực xây đắp nền móng mới cho văn học nước nhà, chúng ta có dịp khảo sát đoạn đường lịch sử người xưa đã kinh qua: Phạm Quỳnh, nhà Văn Hóa và Chính Trị.

 Xa rồi, lắng dịu dần những xúc động thời cuộc, những cuồng phong đam mê chính trị từ 1945 đến nay. Trong ánh sáng lịch sử, từng giai đoạn, bối cảnh một, với cái nhìn của thời đại đang sống, chúng ta sẽ ước định rõ ràng hơn cuộc đời và sự nghiệp của Thượng Chi Phạm Quỳnh.


 I.- TẠP CHÍ NAM PHONG: BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ

 Thượng Chi Phạm Quỳnh sinh năm 1892. Đúng vào thời gian này, lịch sử thuộc địa Đông Dương lật qua trang mới: sự dò dẫm, lưng chừng giữa hai chính sách: Liên Kết và Trực Trị.

 Liên Kết (Association) hiểu theo nghiã tôn trọng Hiệp Ước Bảo Hộ (1884), liên kết bằng cách hợp tác với thuộc quốc, không làm mất cá tính đồng nhất Việt Nam, duy trì chế độ cũ ở hai miền Trung-Bắc Việt Nam.

 Toàn quyền De Lanessan, người cuối cùng thực hiện chính sách liên kết do Paul Bert khởi xướng, bị triệu hồi năm 1894. Bộ máy thống trị đã vững chắc, nhà cầm quyền Pháp không ngần ngại áp dụng chính sách trực trị: từ nay tất cả quyền bính tập trung vào phu? Toàn Quyền.

 Tháng 7 năm 1917, tạp chí Nam Phong ra đời. Trước đó 30 năm, địa danh Đông Dương, Đông Pháp đã được khai sinh (6). Từ toàn quyền Paul Doumer (1897-1902) đến Albert Sarraut (hai nhiệm kỳ 1911-1914 và 1916-1919), đánh dấu thời "vàng son" của chế độ thuộc địa với chính sách trực trị của phủ toàn quyền.

 Tăng cường bộ binh và hải quân, tổ chức mở mang khai thác thuộc địa, người Pháp muốn biến Đông Dương thành căn cứ chính trị, quân sự và kinh tế quan trọng ở Viễn Đông xứng đáng với địa vị cường quốc thuộc địa của mình trên thế giới.

 Nhớ lại đầu thế kỷ 20. Việt Nam sôi sục ngấm ngầm chống Pháp. Trông cậy vào Trung Hoa và Nhật Bản làm ngoại viện, nhưng lần hồi hai nước đàn ang Á Châu này ít nhiều trở thành đồng minh của Pháp. Các phong trào cách mạng có phần lắng dịu, lần lần chuyển hóa thành hai khuynh hướng. Một số vẫn chủ trương mưu cầu ngoại viện chống đô hộ thực dân bằng bạo lực. Khung hướng thứ hai ôn hòa, mưu đồ trước hết mở mang dân trí, nâng cao dân khí làm căn bản, đại sự như vậy về sau mới mong thành (7).

 Kiện tướng của chủ trương chống Pháp bằng bạo lực là nhà cách mạng Phan Bội Châu (1867-1940). Tích cực trong khuynh hướng ôn hòa, cải cách duy tân, nâng cao dân trí có Phan Chu Trinh (1871-1921) và Huỳnh Thúc Kháng (1876-1948) ...

 Cùng với phong trào Đông Du, Phan Chu Trinh qua Nhật gặp Phan Bội Châu, ở lại hơn một năm quan sát tình hình. Trong "Ngục Trung Thư", sau này Phan Sào Nam nhắc lại lời Phan Chu Trinh:

 "... Xem dân trí Nhật Bản, rồi đem dân trí dân ta ra so sánh, thật không khác gì muốn đem con gà con đọ với chim cắt già" (8).

 Trước khi xuống tàu về nước, Phan Tây Hồ còn tâm sự với các đồng chí:
 

 "Tôi có định kiến rồi, công việc chúng ta làm ngày nay chỉ nên chú trọng vào việc khai hóa cho đồng bào mình, tiến được bước nào chắc chắn bước ấy, mới mong có hy vọng về sau. Còn như chủ nghĩa muốn làm mau, muốn lấy võ lực mà bạo động trong nước hay là sức người để nổi quân cách mệnh, việc ấy tất nhiên phải thất bại, tiếp đến dân bị khủng bố, nhuệ khí thêm nhụt đi. Không có ích gì, tôi không tán thành cái chủ trương ấy". (9)

 Trở về Việt Nam, đi diễn thuyết khắp nơi, trước sau Phan Chu Trinh vẫn hô hào cải cách duy tân, phấn phát tinh thần để tự lập tự cường.

 "Không trông cậy người ngoài, trông người ngoài thì ngu. Không bạo động, bạo động thì chết. Ai là kẻ đồng nhân đồng bào ta, ai là kẻ thật sự yêu tự do, ta chỉ có một vật rất quý để tặng: chỉ bằng học".
 (10)

 Bạn đồng chí cùng tranh đấu ôn hòa như Phan Chu Trinh, có Huỳnh Thúc Kháng. Đắc cư? Viện Trưởng Viện Trung Kỳ Dân Biểu cũng như sau này làm chủ nghiệm kiêm chủ bút Tiếng Dân (1927-1943), Huỳnh Thúc Kháng chủ trương tạm thời hợp tác với người Pháp để khai hóa dân chúng, cải cách chính trị từ đó lần hồi giành lại quyền tự chủ: " ... Mục đích của bản báo là theo tâm lý chân chính của quốc dân, cốt giữ gìn cái đạo đức sẵn có (...), đối với chính phủ xin làm người bạn ngay; mong rằng theo trình độ dân mà thật lòng cải cách ..." (11).

 Cùng chủ trương ôn hòa, yêu cầu ngưòi Pháp khai hóa nhân dân, cải lương việc học, mở thêm trường học, khuyến khích công kỹ nghệ ... phong trào Duy Tân sôi nổi trong mấy năm 1906-1908 với sự hưởng ứng của quần chúng từ Bắc vô Trung.

 Phong trào phát triển mạnh năm 1907 với việc thành lập Đông Kinh Nghĩa Thục do các nhà cựu học như Lương Ngọc Cán, Nguyễn Quyền, Ngô Đức Kế, Dương Bá Trạc, Đào Nguyên Phổ, Hoàng Tăng Bí ... chủ xướng với sự hợp tác của một số tây học như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Nguễn Bá Học ...

 Đặt rõ mục tiêu khai hóa dân chúng bằng việc học, bằng truyền bá tư tưởng mới, Đông Kinh Nghĩa Thục mở lớp dạy chữ Quốc Ngữ, chũ Pháp và chữ Nho đồng thời khởi sự công việc dịch thuật và soạn sách, phổ biến trong số học sinh và quần chúng bên ngoài"

 "Chữ Tàu dịch lấy chữ Ta, Chữ Tây cũng phải dịch ra chữ mình".

 Đầu năm 1908, nhà cầm quyền Pháp ra lệnh đóng cửa Đông Kinh Nghĩa Thục. Bị bức tử quá sớm, Đông Kinh Nghĩa Thục không thực hiện được chương trình "Học Tây học Hán có rành mới hay"; nhưng chủ trương tiếp thu văn hóa Tây phương, sử dụng cái vốn quý báu nhất là chữ quốc ngữ trong việc truyền bá tư tưởng mới, Đông Kinh Nghĩa Thục đã mở đường, 10 năm sau, cho thế hê. Nam Phong.

 Cũng qua công tác dịch thuật, Đông Kinh Nghĩa Thục đã đào tạo một số nhà văn suất sắc sau này có mặt trong bộ biên tập Nam Phong như Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Đôn Phúc ...

 Ra đời trong bối cảnh chính trị khó khăn, phức tạp trên, qua 17 năm trời liên tục, Nam Phong tiêu biểu cho một giai đoạn nửa tân nửa cựu ở nước ta trước 1932, thỏa mãn được nhiều khuynh hướng xã hội bấy giờ. Tạp chí Nam Phong do Phạm Quỳnh chủ trương đã hiển nhiên ghi đậm dấu ấn mình
 trong việc bảo tồn, phát huy văn học nước nhà song song với việc truyền bá học thuật, tư tưởng Tây Phương.

 "Sau Đông Dương Tạp Chí đến Nam Phong, trình độ cao hơn nữa (...) Ảnh hưởng Nam Phong rất lớn, không những gây dựng cho đủ chữ để phô bày hết mọi tính tình, ý niệm, lại phổ thông hóa những điều đại cương thiết yếu trong học thuật Đông Tây mới cũ và những điểm chính trong văn hóa cô? Việt như lễ nghi, phong tục, văn chương ... ". (12)

 "Nam Phong là tạp chí đầu tiên đã nhập tịch cho văn chương ta hầu hết các loại văn: tiểu thuyết, kịch, luận thuyết và phê bình ... Trong một câu chuyện văn chương, Đào Duy Anh, tác giả những bộ tự điển có tiếng, có cho tôi biết rằng các mục tự vựng đã giúp sức học của ông
 rất nhiều và có lẽ những trang giảng nghĩa danh từ này là cái mầm những tự điển của ông ..." . (13)
 

 "Với một sự tận tụy, cố gắng hiếm có (...) bằng một sở học rộng rãi, bằng một tấm lòng tha thiết, một đường lối ôn hòa, hợp lý, Phạm Quỳnh đã tạo một sự nghiệp đáng kể đối với sự tiến triển của văn chương quốc ngữ trong thời kỳ xây dựng. Do đó ông thật xứng đáng trong văn học sử Việt Nam vậy ...". (14)
 

 Hay nói như lời giáo sư Hoàng Xuân Hãn, tạp chí Nam Phong của Phạm Quỳnh xác định hoạt động tinh thần của giới trí thức bản xứ, xúc động trước những biến chuyển của thời cuộc:

 "... Sau 16 tháng, lúc chiến tranh ở Âu Châu chấm dứt, tạp chí Nam Phong vẫn tiếp tục và đồng thời gây ảnh hưởng càng lâu càng quan trọng lên sự biến chuyển của văn chương Việt Nam, lên ý thức về giá trị của nền văn hóa nước nhà". (15)
 

 Để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của tạp chí Nam Phong, tấm lòng thiết tha và công lao của Phạm Quỳnh trong sự chuyển biến văn học Việt Nam, trước hết tưởng nên trở lại với tình hình chữ quốc ngữ trước ngày có tạp chí Nam Phong.


 II.- CHỮ QUỐC NGỮ THỜI ĐẠI NAM PHONG

 Tìm hiểu tiến trình chữ quốc ngữ từ cuối thế kỷ 19 trở đi, điều ngạc nhiên thích thú là khi thấy rằng đi tiên phong trong việc truyền bá chữ quốc ngữ, góp phần công lao đầu tiên trong việc xây dựng nền văn học nước nhà, chính là "lớp quan lại", "làm việc cho Tây". Thật vậy, những Trương Vĩnh Ký (1832-1898), Huỳnh Tịnh Của (1834-1907), Hồ Biểu Chánh (Hồ Văn Trung) ... ở miền Nam; những Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936), Trần Trọng Kim (1883-1953), Nguyễn Văn Tố (1889-1947) và Phạm Quỳnh (1892-1945) ... ở miền Bắc, chính là thế hệ tiền bối từ ý thức quốc gia, đã mang nặng lý tưởng văn hóa và suốt đời phục vụ cho hoài bảo lớn lao ấy.

 Không những truyền bá quốc văn, lớp người đi tiên phong trên, qua chữ quốc ngữ đã gây dựng niềm tin nơi thế hệ đang lên về giá trị nền văn hóa nước nhà; đã cổ võ, phát huy nền văn hóa ấy song song với tư tưởng, học thuật Tây Phương, nhờ đó sau này hình thành một nền văn hóa mới, quân bình hơn so với nền văn hóa Khổng Mạnh.

 Chữ quốc ngữ, viết theo mẫu tư. La Tinh áp dụng vào ngữ âm Việt Nam, lần đầu tiên với cuốn từ điển của linh mục Alexandre De Rhodes (ấn hành tại La Mã năm 1651), mặc dù dễ học, dễ viết, tuy vậy quanh đi quẩn lại cũng chỉ được dùng trong phạm vi nhỏ hẹp giữa các cộng đồng giáo dân mà thôi.

 Những sách bổn, những cuốn kinh, nhựt khóa, chuyện kể, những bài vãn, những lời ca về hạnh các Thánh, những bản tin hay thơ luân lưu trong các họ đạo công giáo, viết bằng chữ quốc ngữ cổ xưa, ngày nay còn tồn trữ tại văn khố Hội Thừa Sai Ba Lê là những chứng tích quan trọng về nguồn gốc chữ quốc ngữ, nhờ đó tìm hiểu đầy đủ hơn sự diễn biến của quốc văn qua các giai đoạn.

 Thử đặt ba cái mốc chính trong thời gian hình thành chữ quốc ngữ. Mốc thứ nhất, chữ quốc ngữ sơ khai tìm thấy trong cuốn sách bổn (catéchisme), "Phép giảng tám ngày cho kẻ muấn (muốn) chịu phép rửa tội" do Alexandre De Rhodes viết và cuốn tự điển Annam - Bồ - La Tinh gồm tám ngàn chữ, cùng một tác giả. (16)

 Mốc thứ hai, chữ quốc ngữ được cải tiến về cấu trúc, âm ngữ và âm vận như Trời thay cho Bloi, Trâu thay thế cho Tlâu, Vua thay cho Bua, Lúc Lắc thay cho Bluc Blac ... tìm thấy trong cuốn Tự Điển Annamitico-Latinum, 10,000 chữ, của giám mục Tabert, in tại Bengale năm 1836. (17)

 Từ khơ? điểm sơ phát cho đến những âm "sh" (sa hỏa ngục, thay vì "sha" hỏa ngục), tìm thấy trong cuốn tự điển Annamite-Francais, 15,000 chữ, của linh mục Le Grand de le Liraye, (Saigon năm 1868, tái bản lần thứ nhất có sửa chữa năm 1874), chữ quốc ngữ cải tiến thêm lần nữa đi gần đến chỗ hoàn bị hơn.

 Chữ quốc ngữ sơ khai đó đã đến với Trương Vĩnh Ký lúc 5 tuổi. Và cũng nhờ chữ quốc ngữ có người theo học mỗi ngày một nhiều. Trong gia tài văn học đồ sộ, nhà bác học Trương Vĩnh Ký để lại cho hậu thế, có những tác phẩm đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ như Chuyện Đời Xưa (1867),
 Đại Nam Sử Ký Diễn Ca (1875), Kim Vân Kiều (1875), ấn bản đầu tiên bằng chữ quốc ngữ. Gia Định Phong Cảnh Vịnh (1882), tập san Thông Loại Khóa Trình - Miscellanées (1888-1889), 12 số ... (18).

 Trong phạm vi truyền bá có phần rộng rãi hơn, chữ quốc ngữ sơ khai ấy đã đến với dân chúng Nam Kỳ qua ba tờ Gia Định Báo (1815), Nông Cổ Mín Đàm (1900) và nhật báo Lục Tỉnh Tân Văn (1910).

 Trong nghịch cảnh trớ trêu của đất nước, Nam Kỳ phải xót xa tách rời đất me. Việt Nam, xa lìa hai miền Bắc Trung cho đến năm 1949, nhưng Nam Kỳ lại là khởi điểm chữ quốc ngữ của chung ba miền Việt Nam. Món quà hiến dâng tổ quốc thống nhất trong tâm tưởng, ba kỳ chung một tiếng nói, một thứ chữ quốc ngữ, một nền quốc văn.

 Chữ quốc ngữ ấy lại được tổng hợp quy mô, có chuẩn đích, có quy củ hơn trong cuốn Đại Nam Quấc (Quốc) Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của. Đây là cuốn tự vị quốc ngữ đầu tiên với 20,000 chữ, in tại Saigon năm 1895 (19).

 Từ buổi đầu xây dựng có kết quả,nhờ công việc dịch thuật (của Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của) tư tưởng Tây Phương vốn xúc tích, mạc lạc, chữ quốc ngữ được bổ túc thêm từ mới, nguồn gốc bác học, trở nên phong phú hơn. Được cải tiến về phương diện từ vựng cũng như cấu trúc hành văn, khởi đi từ miến Nam, chữ quốc ngữ được tiếp nhận dễ dàng, tự nhiên ở hai miền Bắc, Trung.

 Riêng miền Bắc, bước qua đầu thế kỷ 20, ngoài một vài tập sách nhỏ xuất hiện lẻ loi, năm 1905 Đại Việt Tân Báo (bằng chữ Nho và chữ quốc ngữ) ra đời, tiếp đến Đăng Cổ Tùng Báo (1907) do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút và Phan Kế Bính, trợ bút. (20)

 Tuy rằng báo chí miền Nam, miền Bắc trong giao đoạn này chỉ có mục đích thông tin các mệnh lệnh hành chánh của tân trào, nhưng báo chí sơ khai ấy dù sao cũng đã góp phần vào việc quảng bá chữ quốc ngữ càng ngày càng có thêm người biết đọc, biết viết. Ảnh hưởng thấy rõ là việc dịch thuật các truyện Tàu, đầu tiên hết với cuốn Tam Quốc Chí (1909) rồi đến Chinh Đông Chinh Tây, Tây Du Ký ... cung cấp cho nhu cầu độc giả khi sách quốc văn chưa có.

 Chính sách học vụ mới, được công bố, định chế hóa các trường dạy tiếng Việt, tiếng Pháp hoạt động trước đây. Thời gian đầu, chữ quốc ngữ cùng với chữ Pháp là môn học chính ở cấp sơ học và tiểu học. Về sau, kể từ cấp tiểu học, tiếng Pháp trở thành chuyển ngữ cho đến cấp trung học. Chữ quốc ngữ cuối cùng chỉ còn giữ địa vị quá khiêm tốn, hàng thứ yếu! (21)

 Thi cử theo chế độ cũ (chữ Nho) bãi bõ hoàn toàn ở Bắc Kỳ năm 1915 và ở Trung Kỳ năm 1918.

 Nền Hán học cáo chung; cũng tàn lụn theo nền văn hóa Khổng Mạnh trước ảnh hưởng văn hóa Tây Phương.

 Thay thế chữ Hán là chữ quốc ngữ, tương lai của nền văn học mới. Nhưng chữ quốc ngữ còn phôi thai ấy, vì ảnh hưởng thời cuộc chính trị không được trọng dụng bằng tiếng Pháp, nếu không nói là bị lãng quên.

 Ngoài những bản dịch truyện Tàu nói trên, sách giáo khoa chưa có, tác phẩm viết bằng chữ quốc ngữ còn quá hiếm hoi. Còn vắng bóng hơn những cơ sở truyền bá, nghiên cứu văn hóa Việt Nam.

 Bị thu hút bởi ảnh hưởng tư tưởng, học thuật Tây Phương, một phần vì ích lợi thực tế, đa số những người theo học mới, ngày ấy gọi là "Tây học" xa lìa dần nền văn hóa cổ truyền.

 Tách rời khỏi cội nguồn dân tộc, chưa có được nền móng vững chắc cho quốc văn, làm sao tạo dựng nền văn hóa Việt Nam!

 Hán học có, Tây học có, nhưng vẫn chưa có quốc học! Trong hoàn cảnh tế nhị ấy, Đông Dương Tạp Chí (1913) do Nguyễn Văn Vĩnh chủ trương với sự cộng tác của Phạm Quỳnh, Phan Kế Bính, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Văn Tố ... ra đời. (22)

 Năm 1916, Đông Dương Tạp Chí đình bản. Phạm Quỳnh lúc này mới 25 tuổi, với sự cộng tác của nhiều nhà cựu, tân học, đứng ra chủ trương tạp chí Nam Phong.

 "Gây dựng, tổ chức một nền tản văn thích hợp với đời nay, vừa có cốt cách An Nam, vừa có thể cách tân thời, đủ dùng để diễn được các tư tưởng mới, đó là cái cấp vụ hiện nay, mà là cái bước đường thứ nhất trong việc gây dựng ra một nền quốc học sau này vậy ..."
 

 "Nhà văn muốn thờ nước không có cái phương tiện nào hay bằng giúp cho nước nhà có một nền quốc văn xứng đáng. Đó là chủ nghĩa của tôi bấy lâu nay, mà là cái tín điều thứ nhất trong đạo quốc gia của tôi vậy". (23)

 Cái đạo quốc gia này, theo Thiếu Sơn, "nó sống về thủ cựu mà lại cứu cánh ở tương lai, bản tính nó hoà bình mà hướng về văn hóa ...". (24)
 

 

 III.- PHẠM QUỲNH, NHÀ BÁO VÀ NHÂN SĨ.

 Các thế hệ, khuynh hướng văn học từ trước năm 1945 đến nay, dù bảo thủ hay cấp tiến, đồng chính kiến hay không với Phạm Quỳnh, tất cả đều hâm mộ, tán thưởng văn tài Thượng Chi, coi như bậc tiền bối nhiều công lao trên văn đàn Việt Nam.

 Còn một khía cạnh khác, liên hệ đến con người Phạm Quỳnh: văn hóa và chính trị, nhà chính tri. Phạm Quỳnh.

 Từ một nhà báo, một nhân sĩ chủ trương thuyết Lập Hiến, cải cách chính trị, phổ thông nền giáo dục cấp tiểu học, từ đó đi xa hơn thâu hồi quyền tự chủ, đến con người Phạm Quỳnh tham chính; từ lý thuyết đến thực hành, nhà báo, nhà chính tri. Phạm Quỳnh có làm trọn thiên chức mình, có trung thành với ý thức chính trị nung nấu trong bao nhiêu năm trường khi còn chủ trương tạp chí Nam Phong không?

 Kiên tâm, trì chí trong chủ thuyết quốc gia, trong chủ trương đòi hỏi quyền tự chủ, Phạm Quỳnh có thành công trong hoài bảo, ước vọng đời mình không?

 Vấn đề tế nhị, cần được tìm hiểu sâu rộng trước khi có nhận định đúng mức về Phạm Quỳnh nhà chính trị.

 Không đồng chính kiến với Phạm Quỳnh, một số người đương thời tỏ thái độ nghi ngờ về xuất xứ tờ Nam Phong - vì Phạm Quỳnh làm việc với Tây, chủ trương thỏa hiệp - do đó có thành kiến sẵn, đôi khi khắc khe trong nhận định.

 Tạp chí Nam Phong ra đời với sự bảo trợ của phu? Toàn Quyền, nói rõ hơn sự bảo trợ của giám đốc Nha Chính Trị Sự phu? Toàn Quyền, Louis Marty, một nhà trí thức có tầm vóc, bạn quen với Phạm Quỳnh lúc còn làm việc ở Viện Viễn Đông Bác Cổ (25).

 Không có sự bảo trợ của Louis Marty, không thể nào có tạp chí Nam Phong. Điều này rõ ràng trong gần ba thập niện đầu của thế kỷ 20, thời cực thịnh của chế độ thuộc địa Pháp.

 Về phương diện chính trị, không một tờ báo, tạp chí nào ra đời trong giai đoạn này mà không có sự hiện diện, bảo trợ của người Pháp. Từ Saigon đến Hà Nội, tờ Gia Định Báo của soái phu? Nam Kỳ, tờ Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo của Nha Kinh Lược Bắc Kỳ, tất cả đều do nhà nước "bảo hộ" khai sinh.

 Một Paulus Của, hơn bốn năm trời cặm cụi với công việc biên soạn cuốn tự điển quốc ngữ đầu tiên, làm xong rồi không đòi tiền bạc bản quyền, chỉ mong sao tác phẩm được phổ biến, vẫn không làm sao thực hiện được ước vọng mình, cuối cùng phải làm đơn nhờ "quan lớn Thống Đốc Nam
 Kỳ (Fourès) ... chuẩn tiền in tự vị ... ". (26)


 Cả đến những tờ báo tiếp sau gọi là do người mình lập ra như Đại Việt Tân Báo, chủ trương và bảo trợ vẫn là người Pháp: Ernest Babut làm chủ nhiệm và Đào Nguyên Phổ làm chủ bút (27).

 Nhật báo Lục Tỉnh Tân Văn ở Saigon (1910) và ở Hà Nội Đông Dương Tạp Chí (1913-1916), Trung Bắc Tân Văn (1915), cả ba đều do P. Schneider sáng lập và chủ trương. Riêng hai tờ tạp chí và nhật báo ở Hà Nội, bên ngoài tuy do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút, chủ nhiệm, nhưng người sang lập vẫn là Paul Schneider.

 Với trường hợp trên, nếu không hiểu rõ hoàn cảnh chính trị xã hội đương thời, nếu chưa tìm hiểu con người Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh, cho rằng vì tờ báo do người Pháp đứng tên sáng lập hay bảo trợ, vì chủ bút làm việc "với Tây", rồi vội vàng bình phẩm, kết án về phương diện chính trị, là một thái độ thiếu ngay thẳng.

 Hãy nói riêng về trường hợp tạp chí Nam Phong với Phạm Quỳnh.

 Từ ngày làm việc tại Viện Viễn Đông Bác Cổ, thâu thái được tinh hoa học thuật Tây phương, khám phá ra kho tàng văn hóa cổ truyền Việt Nam, thấy rõ giá trị vô ngần của quyền tự do dân chủ, Phạm Quỳnh ý thức rõ công việc phải làm, con đường phải dấn thân trong tương lai. Nước mất ai không xót xa đau lòng. Với trí hiểu biết như Phạm Quỳnh, với tâm hồn nghệ sĩ xúc cảm bén nhạy như Phạm Quỳnh, càng cảm thấy đau lòng xót xa hơn.

 Yêu nước, cứu nước, mỗi người một cách. Điểm hội tụ cuối cùng vẫn là tổ quốc Việt Nam hùng cường và độc lập như sau này Phạm Quỳnh nhiều lần công khai bày tỏ với toàn quyền Varenne, với Tổng Trưởng bô. Thuộc Địa Paul Reynaud.

 Giải thưởng văn chương Viện Hàn Lâm Pháp (Lauréat de l'Académie Francaise), với văn tài trác tuyệt của mình, nếu Phạm Quỳnh như một số người khác, đương thời hay sau này, muôn trở thành một nhà văn viết tiếng Pháp và truyền bá văn hóa Pháp, thật quá dễ dàng. Cũng danh vọng, cũng bổng lộc như ai!

 Phạm Quỳnh chọn con đường khác. Dùng ngoại ngữ Pháp văn để truyền bá văn hóa cổ truyền Việt Nam, lấy sở học của mình để xây đắp quốc văn, cổ xúy tinh thần quốc gia, niềm tự hào dân tộc. Muốn chủ trương của mình được phổ cập trong quảng đại quần chúng, hkông thể không có, không cần đến một tờ báo làm phương tiện truyền thông. Từ khi còn viết cho Đông Dương Tạp Chí, Phạm Quỳnh nuôi mộng xây dựng cho nước nhà một nền học thuật mới thay thế Hán học đang suy tàn.

 Đông Dương Tạp Chí đóng cửa, Phạm Quỳnh ước ao một tờ báo khác, và Nam Phong là cơ hội tốt đẹp, làm cơ quan "bồi bổ quốc văn, cho thêm nhiều tiếng, cho đủ tài liệu phiên dịch và truyền bá tư tưởng Âu Tây", như Phạm Quỳnh đã trình bày trong Nam Phong số đầu tiên.

 Còn thêm một mục đích thầm kín khác, vì hoàn cảnh chính trị không tiện nói ra, nhưng lần lần đều thấy rõ là Phạm Quỳnh muốn dùng Nam Phong để phổ biến chủ thuyết quốc gia ôn hòa dựa trên căn bản văn hóa. Có đường lối văn hóa, chính trị rõ ràng, chỉ còn biểu lộ ý chí, niềm tin và tâm thành của mình đến những người khác để cùng chung hoạt động, cùng chung tiếng nói.

 Quốc văn, như Phạm Quỳnh chủ trương, là nền tảng của văn hóa, lợi khí sắc bén nhất để khôi phục quyền tự chủ và xây dựng quyền tự chủ ấy trên đường hướng văn hóa.

 Đối với Phạm Quỳnh trong hoàn cảnh xã hội chính tri. Việt Nam đầu thế kỷ 20, quốc gia muốn hồi sinh, muốn thoát khỏi vòng ngoại thuộc, đường hướng thích hợp nhất là tạo dựng nền quốc văn vững vàng nhờ đó mở mang dân trí, cải cách chính trị, khai phóng văn hóa, Phạm Quỳnh gọi đó là
 cái đạo quốc gia.

 Với căn bản ý thức hệ đó, Phạm Quỳnh không chủ trương bạo động. Chủ trương này, ít nhiều cũng là chủ trương của một số các nhà cách mạng khuynh hướng ôn hòa như Phan Chu Trinh, như Huỳnh Thúc Kháng, như Đông Kinh Nghĩa Thục đã nói ở trên.

 Cùng khuynh hướng ôn hòa, Viện trưởng viện Dân Biểu Trung Kỳ Huỳnh Thúc Kháng năm 1928 trong phiên họp khoáng đại nhắc nhơ? Khâm sứ Trung Kỳ Jabouille về chủ quyền tự trị, nới rộng quyền hành Viện Dân Biểu và những sai lầm trong chính sách cai trị của người Pháp. Khâm sứ Jabouille bác bỏ lời yêu cầu "quá trớn" và tức giận ra về. Lời yêu cầu của Viện trưởng Viện Trung Kỳ Dân Biểu chẳng có quá trớn nếu khâm sứ Jabouille biết rằng trước đó 4 năm, toàn quyền Alexandre Varenne đã trải qua hoàn cảnh còn khó ăn khó nói hơn.

 Đón tiếp toàn quyền Alexandre Varenne 24-4-1924 nhân dịp lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Trí Tri ( Société d'Enseignement Mutuel), không mập mờ quanh co, Phạm Quỳnh nói thẳng:

 "... Chúng tôi đang nuôi dưỡng giấc mơ một ngày kia được nhìn thấy nước An-nam chúng tôi trở thành một quốc gia hùng cường và thịnh vượng, tự do và độc lập ...". (28)

 Hai chữ Độc Lập, một danh từ ở thời kỳ đó vào hạng kỵ húy, lần đầu tiên được một người Annam "thuộc quốc" công khai, trịnh trọng nhắc đến như một thử thách nguy hiểm. Danh từ độc lập ấy một lần khác được Phạm Quỳnh khai triển rõ ràng hơn:

 "... Cũng như những người Annam chân chính, xứng đáng với quốc hiệu Annam, tôi yêu nước tôi và ước mơ đất nước tôi một tương lai thịnh vượng và độc lập. Ước mơ ấy cũng như nguyện vọng thiết tha một ngày kia người Annam chúng tôi tự mình quyết định vận mạng xứ sở chúng tôi, thiết nghĩ đó không phải là một trọng tội.

 "Nếu người Pháp không giúp chúng tôi để ngày ấy đến gần hơn - sự giúp đỡ ấy chính là bổn phận của người bảo hộ và khai hóa - lẽ đương nhiên và công bằng là tự chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện cho kỳ được mục đích ấy, vì đó là lý tưởng chúng tôi phải đạt được ... (29).
 

 Sau mấy năm trời thử thách đầu tiên, tạp chí Nam Phong ban đầu nặng về phiên dịch và chữ Hán, từ năm 1923 trở đi Nam Phong nghị luận thiên hẳn về chính trị, một đường lối chính trị rõ ràng: quyền tự chu? Việt Nam.

 Trình bày chủ thuyết quốc gia, Phạm Quỳnh kêu gọi các phần tử trí thức tìm về ý thức dân tộc, liên kết thành lập chính đảng, tranh đấu cho quyền tự chủ ấy.

 Với chủ trương lập hiến, một hiến pháp phân định rõ ràng quyền hạn của vua, của dân và người Pháp bảo hộ, Phạm Quỳnh triển khai quan niệm quốc gia, quốc tính, một chế độ chính trị mới theo đó người Pháp sẽ làm cố vấn, chuyên gia giúp người Việt Nam thay vì làm chủ nhân ông.

 Nói theo danh từ chính trị sau này, Phạm Quỳnh chủ trương một hình thức "Độc Lập trong Liên Hiệp Pháp", giải pháp chính trị hơn 20 năm sau Hồ Chí Minh vui mừng chấp nhận qua Hiệp ước Sainteny (6-3-1946): Việt Nam Độc Lập trong Liên Bang Đông Dương và trong Liên Hiệp Pháp.

 (Trớ trêu bi đát thay, Hồ Chí Minh, người đặt tay ký tên vào Hiệp ước 6-3-46 cũng là người đã nhẫn tâm ra lệnh hạ sát dã man Phạm Quỳnh, đi trước mình, trước thời cuộc 20 năm).

 Chủ quyền đi liền với quốc thổ, quốc tính, với quốc hiệu Việt Nam, uy nghi và lẫm liệt. Phạm Quỳnh nhắc khéo người Pháp nguyên nhân của những cuộc bạo động đang xẩy ra: xâm phạm quyền tự trị của chính phủ Nam Triều, không nhìn nhận Việt Nam có một đời sống quốc gia như đã
 ghi rõ trong Hiệp ước 1884. Dưới hình thức bức thư ngỏ gửi Tổng trưởng bô. Thuộc địa nhân dịp ghé thăm Hà Nội ngày 6-11-1931, trong chuyến đi thăm dò tình hình Việt Nam đang sôi động, Phạm Quỳnh trình bày rõ nguyện vọng Việt Nam:

 "... Chúng tôi là một dân tộc đang đi tìm tổ quốc mà chưa thấy tổ quốc ở đâu. Tổ quốc ấy, thưa ông Tổng trưởng, không thể nào là nước Pháp được. Hy vọng lời nói trên không làm mếch lòng ông Tổng trưởng. Lời nói ấy không dụng ý xấu mà biểu lộ một sự thật quá rõ ràng, chính đáng. Người Annam chúng tôi không thể xem nước Pháp là tổ quốc, vì trước đó chúng tôi đã có tổ quốc rồi. Tổ quốc ấy, nước Pháp có thể trả lại chúng tôi bằng cách thi hành một chế độ chính trị khả dĩ phát triển được cá tính dân tộc và bảo đảm một đời sống quốc gia xứng đáng với danh hiệu ấy trong phạm vi đế quốc Pháp ...
 

 Người Annam chúng tôi chỉ có một ước vọng gửi đến ông Tổng trưởng, ước vọng phát xuất từ tâm can cao vợi bao trùm tuyệt đỉnh trên bất cứ ước vọng nào khác: thỉnh cầu ông Tổng trưởng trả lại chúng tôi tổ quốc để chúng tôi được phụng sự.

 Lời thỉnh cầu trên không phải là vô lý, đó là một lời thỉnh cầu chính đáng, một lời trân trọng đối lại sự hào hợp của nước Pháp.

 Nước Pháp nay mai đây sẽ trả lại chúng tôi, thưa ông Tổng trưởng, nước Pháp có thể trả lại chúng tôi ngay bây giờ qua trung gian ông Tổng trưởng, bằng cách thực hiện một cuộc cải cách sâu rộng trong một đường hướng đại cương nói trên". (30)

 Cùng khuynh hướng ôn hòa như Huỳnh Thúc Kháng, nhưng tích cực hơn, nhà cách mạng Phan Chu Trinh, ngoài vòng cương tỏa, đi đây đi đó, từ Việt Nam qua Pháp, diễn thuyết hô hào cải cách chính trị, chỉ trích chế độ quan lại, chính sách bất bình đẳng. Lời lẽ rắn rỏi, bộc trực của Phan Chu Trinh đã gây xúc động trong quần chúng.

 Phạm Quỳnh cốt cách học giả, văn nhân cũng diễn thuyết, cũng viết báo nêu cao tinh thần dân tộc, ý nghĩa bình đảng... Phong cách biểu lộ, ngôn từ khác nhau, mức độ cảm xúc, tiếp nhận khác nhau, nhưng cùng chung một tấm lòng, một ý chí. Trên bình diện chung vẫn là thù đồ đồng quy; vì hãnh diện của nòi giống, cùng nhau mỗi người một cách, cố gắng tranh thủ giành lại tự do cho xứ sở, quê hương.

 "... Khi một dân tộc này sinh sống trên đất đai một dân tộc khác như người chủ, một kẻ thống trị từ căn bản, đó là chính sách bạo lực. Khi đã chiếm đóng đất nước ngoài bằng bạo lực, họ chỉ có thể giữ được đất đai ấy bằng bạo lực mà thôi. Một bàn tay sắt, có thể bọc thêm ít nhiều nhung vải, nhưng cuối cùng vẫn là một bàn tay sắt ...". (31)
 

 Lời lẽ rõ ràng, đầy đủ, như trước đó mấy năm Phạm Quỳnh đã trình bày thẳng thắn công khai với toàn quyền P. Varenne:

 "... Thật vậy, trong mọi sự liên hệ hợp tác phải có một sự liên hệ bình đẳng nào đó, đây là điều kiện cần thiết và quan trọng. Nếu hoàn cảnh hiện nay còn chưa được thực hiện được, nagy từ bây giờ chúng ta phải đặt vấn đề ấy thành một nguyên tắc, một mục tiêu phải đạt thành. Chính vì muốn đi đến mục tiêu đó một cách chắc chắn mà chúng tôi cùng chung hoạt động, trong những tổ chức như Hội Khai Trí này, để nâng cáo dân trí, dân khí đồng bào chúng tôi ..." (32).
 

 Ngày trước có Hán học, đến nay có Tây học, hết học chữ Hán đến học chữ Tây. Quốc văn có đó, tinh thần quốc gia còn đó, nhưng chưa có quốc học!

 Nền văn học Pháp dù tốt đẹp, dù phong phú về nhiều phương diện, nhưng với đường lối Tây học như người Pháp đang áp dụng, nền giáo dục ấy sẽ đào tạo một số trí thức vong bản, dễ dàng bị đồng hóa và đang có khuynh hướng đi vào con đường đồng hóa như ngày xưa một số nhà nho nhiều thế hệ đã dẫm chân lên.

 Nhìn xa hơn, đây cũng là một hình thức, một thái độ lệ thuộc, ảnh hưởng còn tai hại, nguy hiểm hơn. Đất nước nô lệ vì người dân có tinh thần nô lệ. Phải gạt bỏ tư tưởng lệ thuộc trong đầu óc những người đang đi học trường Tây, phải đẩy xa chính sách đồng hóa để người Việt Nam mãi mãi là người Việt Nam, bằng tâm tư, bằng tiềm năng Việt Nam, bằng ngôn ngữ, bằng giáo dục Việt Nam. Đó là con đường cứu nước và dựng nước tương lai.

 Là một học giả thông thạo Pháp văn đến mức tuyệt hảo, nhưng Phạm Quỳnh lại là người quyết liệt chống đối đường lối giáo dục Tây học có khuynh hướng và khả năng đồng hóa. Ngày xưa nội thuộc Tàu, người Trung Hoa có chính sách đồng hóa An Nam Đô hô. Phủ. Ngày nay Pháp thuộc, chính sách đồng hóa ít nhiều đã manh nha trong đầu óc một số người Pháp tại chính quốc.

 Lợi dụng cuộc nói chuyện về đề tài "Vấn đề giáo dục các sắc dân", tại Viện Hàn Lâm Khoa Học Luân Lý và Chính Trị Paris, ngày 22-7-1922, Phạm Quỳnh nhắc lại chủ trương quốc học của mình:

 "... Nhưng lịch sử chúng tôi không phải là trang giấy trinh nguyên. Lịch sử ấy từ bao nhiêu thế kỷ qua là một cuốn sách tràn đầy chữ viết với một thứ mục không thể nào xóa mờ được. Không một thứ gôm tẩy nào có thể cạo gọt hay làm tan biến và cũng không ai có quyền tự do muốn viết lên đó bất cứ điều gì mình muốn. Người ta có thể đóng thêm bìa, đẹp đẽ hơn, hợp thời trang hơn, nhưng không ai có thể in chồng lên những hàng chữ cổ xưa có sẵn, một thứ ngôn ngữ ngoại lai nào
 
khác ...

 Nếu mục đích cao đẳng của giáo dục là góp phần vào việc phát triển nhân cách được hoàn toàn và nếu nhân vị nẩy nở luôn luôn tùy thuộc hoàn cảnh và chủng tộc; và bất cứ thời nào và với dân tộc nào, từ bối cảnh nhân sinh đại đồng ấy có con người - căn bản của nền văn hóa Pháp - chúng tôi yêu cầu các nhà giáo dục Pháp, hãy đào tạo không phải những người Annam, dở dang nửa mùa, mà những người Annam hoàn toàn, chân chính và trọn vẹn. Những người này khi thâu thái văn minh và khoa học Tây phương, vẫn thiết tha gắn bó với ngôn ngữ và phong tục cố hữu
 của nòi giống họ". (33)

 Đọc xong vài đoạn trích dẫn trên, độc giả ngày nay sẽ hỏi trong hoàn cảnh khó khăn thời Pháp thuộc, tự do ngôn luận bị hạn chế, người xưa có thể viết, có thể nói những điều ấy chăng!

 Tất cả chỉ là sự quyết tâm, một tấm lòng thành và chí hướng. Thực hiện được hoàn toàn hay một phần những điều mình ước vọng, còn tùy thuộc nhiều yếu tố khác. Điều quan trọng là không phản bội tự chính mình, không đi ngược lại quyền lợi tối thượng của đất nước quê hương. Đó là thái độ của kẻ sĩ, Đông phương hay Tây phương cũng vậy.
%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%
PHẠM QUỲNH, NHÀ VĂN HÓA VÀ CHÍNH TRỊ. (2)

NGUYÊN HƯƠNG
 
 Văn học, cần thiết cho cuộc sống tinh thần, trước hết phải là một phương tiện giáo dục, nâng cao dân trí. Viết là biểu hiện một thái độ, một quan niệm sống, một sự ứng xử với cuộc đời đang trải qua.  Viết không phải để thỏa mãn nhu cầu trí thức hay trình bày tự mãn và tự hào những điều hiểu biết của mình đến người đọc, mà phải có mục đích đề cao tinh thần đạo lý, cá nhân và dân tộc. Khi nâng cao được dân trí, tuyên dương được đạo lý và đó là cứu cánh xã hội, văn học như vậy đã phục vụ cộng đồng dân tộc, đã phụng sự nhân sinh.

IV.- PHẠM QUỲNH, NHÀ CHÍNH TRỊ

 Văn học, cần thiết cho cuộc sống tinh thần, trước hết phải là một phương tiện giáo dục, nâng cao dân trí. Viết là biểu hiện một thái độ, một quan niệm sống, một sự ứng xử với cuộc đời đang trải qua.

 Viết không phải để thỏa mãn nhu cầu trí thức hay trình bày tự mãn và tự hào những điều hiểu biết của mình đến người đọc, mà phải có mục đích đề cao tinh thần đạo lý, cá nhân và dân tộc. Khi nâng cao được dân trí, tuyên dương được đạo lý và đó là cứu cánh xã hội, văn học như vậy đã phục vụ cộng đồng dân tộc, đã phụng sự nhân sinh.

 Trên đây là đại cương quan niệm văn học của Phạm Quỳnh. Cũng theo Phạm Quỳnh, văn học là cái tô điểm cho con người. Văn học ấy khi đã nhuận trạch rồi, nghĩa là phát triển đầy đủ, còn có tác dụng nhuận thân, bồi bổ, phát triển cho thân mình thêm tiến bộ về trí và đức. Văn học ấy cần cho mọi người, nhà khoa học, nhà chuyên môn, nhà chính trị ...

 " ... Duy có lẽ với nhà chính trị, văn học có cần hơn; nhà chính trị muốn chi phối thực tế, lợi dụng thời cơ, chế ngự quần chúng, điều khiển trị loạn, cần phải thông kim bác cổ, đạt lý năng văn hơn người thường.

 Vậy thời nhà chính trị kiêm văn học, không biết đã có tư cách hoàn toàn chưa. Nhưng nếu quả có tài năng, thời tài năng ấy nhờ văn học chắc được cường hóa và thâm hóa thêm lên.

 Hai phạm vi văn học và chính trị tuy có thể đắp đổi cho nhau nhưng thực tế là cách biệt nhau hẳn. Có thể đắp đổi cho nhau là nhà chính trị mà có văn học thời được sắc sảo thêm ra, và nhà văn học mà làm chính trị thời cũng có lẽ được giầu thêm sự kinh nghiệm ra, tăng thêm chất liệu cho sự nghiệp văn chương của mình". (34)

 Nhắc lại Âu Dương Tu, một nhà văn hào đời Tống làm chính trị, trong bài Di cảo Phạm Quỳnh kể:

 "Lúc làm tham tri chính sự ở triều, các học giả trong nước trọng tiếng văn hào thường xin ra mắt. Âu Dương Tu vui vẻ tiếp nhưng không nói chuyên văn chương bao giờ mà chỉ bàn chuyện chính trị mà thôi. Âu Dương Tu nói văn chương chỉ dùng để nhuận thân, chính sự mới có thể trạch vật. Nhuận thân đó là mục đích của văn học, trạch vật đó là mục đích của chính trị, hai đàng vốn khác nhau".
 

 Nhìn thấy con đường nhuận thân và trạch vật như trên, tại sao Phạm Quỳnh từ bỏ tháp ngà Nam Phong dấn thân vào con đường chính trị mặc dù biết rằng đó là con đường nhiều chông gai cạm bẫy? Tại sao Phạm Quỳnh không giữ mãi vai trò học giả, lý thuyết gia văn học, nhân sĩ số một Bắc Hà, lại dấn thân vào con đường hành động đầy khó khăn? Còn khó khăn hơn trong hoàn cảnh chế độ thuộc địa mà bất cứ tư tưởng cải cách, sáng kiến chính trị nào có vẻ phóng khoáng tiến bộ đều có thể bị người Pháp nghi ngờ là chống đối, phản loạn.

 Một mặt bản chất, cốt cách học giả và đạo đức (atavisme intellectual et moral) cũng như truyền thống gia đình giáo dục (35) níu kéo Phạm Quỳnh ở lại với tháp ngà Nam Phong; một mặt bị thôi thúc về ý thức văn học và chính trị, nghĩ rằng đã đến lúc có thể thực hiện được, Phạm Quỳnh sau cùng quyết định con đường dấn thân, hành động.

 Từ ý niệm quốc gia tiềm tàng trong ý thức văn học của mình; tin tưởng rằng một nền văn học phát triển tốt đẹp sẽ khai sinh một nền văn hóa độc lập, và khi gặp thời cơ sẽ chuyển hóa sang ý thức dân tộc tự quyết, Phạm Quỳnh chọn con đường chính trị hoạt động.

 Trái với củ trương trực trị với Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh cho rằng phải đánh đổ chính sách cai trị này. Chừng nào còn chế độ trực trị đang thâu tóm tất cả quyền bính vào Phủ Toàn Quyền, chừng ấy Hòa ước Pâtenôtre 1884 còn là một mảnh giấy vô nghĩa, và như vậy chủ trương văn học của mình trước sau vẫn là một ảo tưởng (36). Chế độ cai trị thực dân không cho phép đảng phái, hội đoàn chính trị hoạt động công khai, vậy chỉ còn một cách tự mình dấn thân hành động bằng con đường tham chính may ra tạo được cơ hội. Không thực hiện được nhiều, ít ra cũng bước được bước đầu, từ từ từng giai đoạn một, sẽ tạo được kết quả dài lâu.

 Phạm Quỳnh công khai hoạt động bằng con đường tham chính, không phải một mình, mà tin tưởng hy vọng sẽ còn nhiều người khác, cùng thế hệ, cùng chí hướng sẽ tham gia, gây bầu không khí chính trị mới cần thiết cho sự hồi sinh của quốc gia.

 Phạm Quỳnh không chủ trương bạo động, không nói đến cách mạng, không phải là Phạm Quỳng không trì chí quyết tâm, quyết liệt trong chủ trương quốc gia, đã đến lúc Phạm Quỳnh gọi đó là một bổn phận.

 Trước ngày được mời giữ chức Đổng Lý Ngự Tiền Văn Phòng năm 1931, trả lời một câu hỏi:

 - Trong tương lai, nếu được mời, ông có nhận lời làm Thượng Thơ không?

 Phạm Quỳnh nói: "Có thể có, nếu người ta thấy rằng ý kiến, chủ trương của tôi có thể thực hiện được. Nếu người ta cần sự hợp tác của tôi, tôi xem đó là một bổn phận, bổn phận phải chấp nhận. Tôi nói bổn phận, và quí vị có thể tin lời tôi, vì tử trước đến nay chẳng bao giờ tôi mong mỏi hay ước mơmột chức vụ thượng thơ, cho dù là thượng thơ trong một thể chế quân chủ lập hiến. Tôi không thích gì hơn là sự trầm lặng cho cá nhân, vì như vậy tôi sẽ có dịp suy nghĩ và mơ mộng nhiều hơn". (37)

 Tháng 9 năm 1932, vua Bảo Đại du học xong trở về nước chấp chính. Tháng 11 cùng năm ấy, Phạm Quỳnh được triệu mời về Huế giữ chức Đổng Lý Ngự Tiền Văn Phòng.

 Để tạo bầu không khí thuận lợi cho việc cải cách chính trị, thánh 5 năm 1933, vị tân quân thành lập nội các mới. Tiếp theo Dụ ngày 2 tháng 5 năm 1933 thành lập nội các, nhiều sắc dụ kế tiếp được ban hành ấn định nhiệm vụ và quyền hạn quan lại, thể lệ thi cử và tuyển chọn quan trường, việc tổ chức nền giáo dục tiểu học phổ thông ... . Dư luận xôn xao, cả nước đưa mắt nhìn về kinh đô Huế chở đợi, ngóng trông. Hai nhân vật nổi bật nhất trong nội các mới là Ngô Đình Diệm và Phạm Quỳnh.

 Ngô Đình DIệm, 31 tuổi, một người có phẩm giá, nổi tiếng thông minh và cực kỳ liêm khiết ... và cũng nổi tiếng về tinh thần quốc gia cực đoan, bảo thủ, giữ chức vu. Thượng Thơ Bộ Lại. (38)

 Phạm Quỳnh, 40 tuổi, nổi tiếng về văn học và đang ôm mộng xây dựng nền văn học quốc gia làm bàn đạp tiến đến việc thu hồi quyền tực chủ.

 "... Tôi đặt tin tưởng vào cả hai người ngang nhau, Phạm Quỳnh và Ngô Đình Diệm; ông Ngô Đình Diệm chỉ nhận chức vu. Thượng Thơ với điều kiện có thể cải tiến xã hội Việt Nam, sự nổi danh của ông làm tôi hy vọng có thể tiến xa". (lời vua Bảo Đại - (39) )

 Ước mong hạn chế giai đoạn của mọi người là như vậy, nhưng hoàn cảnh chính trị, mà người Pháp là yếu tố quyết định lại không diễn biến thuận chiều.

 Áp dụng đường lối chính trị mới sẽ làm giảm bớt quyền hành của chính phủ bảo hộ, người Pháp vừa ngập ngừng, vừa ngoan cố. Đã lâu rồi, để xoa dịu lòng dân, từ chủ trương một quốc gia Đông Dương theo thể lien bang (nation Indochinoise à type fédéral), nhà cầm quyền Pháp nhiều lần cam kết "tôn trọng các dân tộc Đông Dương trong khuôn khô?
Liên Bang Pháp (respect des nations Indochinoises dans le cadre d'une Fédération Francaise). Đối với người Pháp đây là một sự canh cải lớn, nhưng danh từ tuy đổi khác, tựu trung vẫn là một hình thức trực trị.

 Nhìn thấy rõ dân chúng Việt Nam đang bất mãn về việc người Pháp không tôn trọng Hiệp ước 1884, đề phòng những cuộc bạo động chính trị có thể xảy ra, nhà cầm quyền Pháp lại công bố chương trình cải cách khác. Lần này một sự "chuyển dịch, châm chước về quyền tự chủ"
 (adaptation moderne de la souveraineté intérieure de l'Annam au Traité de 1884)! Người Pháp có vẻ hãnh diện về sự cởi mở tiến bộ lần này. Nhưng với thời gian vẫn là trò chơi chữ và sự hứa hẹn kéo dài năm này qua năm khác. (40)

 Cuộc triển lãm thuộc địa Paris năm 1931 đối với người Pháp là biểu hiệu tột đỉnh sự thành công của chính sách thuộc địa, là niềm kiêu hãnh của đế quốc Pháp. Nước Pháp là cường quốc thuộc địa vững mạnh nhất trên thế giới. Tin tưởng vào bề ngoài có vẻ rạng rỡ đó, nước Pháp yên tâm, gạt bỏ tất cả mọi ý kiến cải cách đối với thuộc địa Đông Dương.

 Lẽ dĩ nhiên thái độ ấy là một cản trở, thách đố lớn đối với "thuộc quốc" Annam. Sau mấy tháng làm việc, Thượng Thơ Bộ Lại Ngô Đình Diệm rũ áo từ quan. Còn lại một mình Phạm Quỳnh không đảng phái, hkông hậu thuẫn, cô đơn trong một triều đình và cũng giống bao nhiêu triều đình khác tự cổ chí kim, các mâu thuẫn, đố kỵ, tranh chấp ngấm ngầm là chuyện thường xảy ra.

 Nhiều người trách Phạm Quỳnh bản chất đạo đức quân tử quá tin tưởng vào lời hứa hẹn của người Pháp; cũng nhiều người trách Phạm Quỳnh chủ quan, muốn dựa vào thế đứng công khai Thượng Thơ Bộ Học rồi Bộ Lại với định chế pháp lý sẵn có để điều đình, nhưng lại quá mềm dẻo, ôn hòa trong việc đòi hỏi quyền tự trị.

 "Bấy giờ Phạm Quỳnh vào Huế làm quan, tôi cho không phải vì danh.

 Quốc dân biết Phạm Quỳnh hơn biết mấy thượng thơ Nam Triều khác. Cũng không phải vì lợi. Làm báo Nam Phong, Phạm Quỳnh cũng được phụ cấp 600 đồng một tháng (?), món này to hơn lương Thượng Thơ. Phạm Quỳnh ra làm quan chỉ là để lấy danh nghĩa chính phu? Nam Triều, đòi Pháp trở lại Hiệp ước 1884". (41)

 Hơn một phần tư thế kỷ sau ngày tập đoàn cộng sản ra lệnh hạ sát Phạm Quỳnh, một nhà văn của chế đô. Hà Nội, Nguyễn Công Hoan gián tiếp nhìn nhận tội ác của cộng sản!

 Không hiểu được thái độ, lập trường Phạm Quỳnh lúc bấy giờ, dưới đây tạm nghe lời giải thích của vua Bảo Đại nói với Thượng Thơ Bộ Lại Ngô Đình Diệm khi yết kiến nhà vua xin từ chức:

 "Tình hình đanh biến chuyển lớn, chiến tranh Âu Châu sắp xảy ra là một điều không thể tránh được, cuộc chiến tranh chắc chắn sẽ gây nhiều ảnh hưởng xáo trộn lớn lao cho toàn lục địa Á Châu, khởi đầu từ Nhật Bản (...)

 Đất nước chúng ta chưa sẵn sàng, thời cơ chưa đến lúc, phải khôn khéo lợi dụng thời cơ và chờ đợi ... ." (42)
 

 Năm 1939, Phạm Quỳnh hộ giá vua Bảo Đại sang Pháp điều đình với chính phu? Daladier việc trả lại Bắc Kỳ cho triều đình Huế đúng theo Hiệp ước 1884. Việc điều đình chưa đi đến đâu thì tiếng súng quốc xã Đức mở đầu cuộc chiến Âu Châu dẫn đưa đến trận thế giới đại chiến thứ 2 bùng nổ.
 Nhận được công điện từ triều đình Huế, Vua Bảo Đại cấp tốc trở về nước.

 Thế giới đại chiến lan tràn. Vì sự tồn vong của chính quốc và của cả đế quốc thuộc địa, nước Pháp phải bám chặt Đông Dương. Tháng 7 năm 1940, Đô đốc Jean Decoux thay thế đại tướng toàn quyền Catroux, lần này với chức vị mới, Thượng Sứ Pháp ở Thái Bình Dương (Haut Commissaire la France dans le Pacifique).

 Một tháng sau, Hiệp ước thân hũu Pháp Nhật (30-8-1940) được ký kết: Nhật Bản nhìn nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của Liên bang Đông Dương và tôn trọng chủ quyền Pháp trên lãnh thổ này.

 Tiếp theo Hòa ước Pháp-Nhật-Thái ngày 9-5-1941 và việc 40,000 quân đội thiên hoàng lần đầu tiên đổ bộ lên Nam Kỳ, là Hiệp ước phòng thủ chung Pháp-Nhật ký kết tại Vichy.

 Những cái mốc thời sự nêu trên tưởng cần nhắc lại đây khi tìm hiểu tình hình Việt Nam và những người trong cuộc trong giai đoạn đầy biến chuyển đã qua.

 Tháng 12 năm 1941, quân đội Nhật tiến vào Hà Nội, trong lúc đó tại Luân Đôn Ủy ban Quốc gia của De Gaulle (Comité National Francais) chính thức tuyên chiến với Nhật Bản.

 Trong hoàn cảnh chính trị bất ổn đó, Phạm Quỳnh được cử giữ chức Thượng Thơ Bộ Lại cho đến ngày xảy ra cuộc đảo chính 9-3-1945. Bản Tuyên Cáo Việt Nam Độc Lập, do Phạm Quỳnh, nhân danh Thượng Thơ Bộ Lại, đại diện Việt Nam Hoàng Đế, ký tên được công bố sau đó mây hôm.

 Đến đây chấm dứt giai đoạn chính trị gần 13 năm trời của Phạm Quỳnh.

 Kết quả không được như sở nguyện của mình khi Phạm Quỳnh từ giã Nam Phong, từ giã bạn bè ở Hà Nội vào Huế.

 Phạm Quỳnh chỉ là người của giai đoạn chuyển tiếp như ông đã tâm sự với một số đồng liêu hay bạn bè. "Tất cả những cải cách chính trị và giáo dục thực hiện khiêm tốn lâu nay chỉ nhằm mục tiêu duy nhất chuẩn bị cho ngày mai khi đất nước chuyển mình đến vận hội mới: Độc Lập và Chủ Quyền. Tôi chỉ là người của giai đoạn chuyển tiếp".

 Lui về ẩn dật tại tư thất Hoa Đường bên bờ sông An Cựu, Phạm Quỳnh trở lại với thú văn chương. Nhìn lại quãng đời chính trị đã qua, hkông thành công như dự tính ước mong, nhớ lại hoàn cảnh nhà văn kiêm chính tri. Âu Dương Tu đời Tống, Phạm Quỳnh viết:

 "... Nếu nhà văn học bản sắc là văn học mà ngẫu nhĩ làm chính trị đó là một sự thí nghiệm mà thành công hay thất bại không thể quyết đoán được. Nhưng cứ bình tĩnh mà xét, nhà văn học thuần túy không nên làm chính trị; hoa lan phải mọc trong u cốc, không thể đem trưng bày nơi đầu đường góc chợ được (...)
 

 Âu Dương Tu là cái "ca" nhà văn học kiêm chính trị. Tuy thời đại ấy chính trị với văn học không cách biệt nhau lắm như bây giờ, và tuy tự ông cũng có ý trọng trạch vật hơn nhuận thân, nhưng xem ra ông làm chính trị không lợi gì thì hà tất đã vội coi thường cái thuật nhuận thân là cái sở trường của mình! (43)

 Qua di cảo của người xưa, gom góp, phân tách phần nào những sự việc, biến cố đã xảy ra, độc giả ngày nay thấy rằng chủ trương chính trị của Phạm Quỳnh trước ngày rời bo? Nam Phong vào Huế là sự thành tựu của tư tưởng đã được un đúc từ lâu. Phạm Quỳnh không thành công trong hoài bảo tốt đẹp của mình; phải chăng vì Phạm Quỳnh đã lầm một nước cờ vì quá tin tưởng vào thiện ý của người Pháp.

 Phải chăng, trước sau Phạm Quỳnh vẫn nghĩ rằng mình chỉ là người của giai đoạn. Dù hoàn cảnh chưa thuận lợi, vẫn phải cố gắng làm được tới đâu hay tới đó, miễn là đem hết tài sức ra làm và không thẹn với công việc mình làm.

 Phải chăng vì hạn chế hoàn cảnh, con người chính tri. Phạm Quỳnh đã không thành công so với Phạm Quỳnh nhà văn hóa.

 Sau ngày thành lập nội các Trần Trọng Kim, tâm sự với một phóng viên nhóm Tri Tân từ Hà Nội vào Huế, Phạm Quỳnh nói:

 "Tôi đã lỡ lầm mà ra làm quan, vì trước khi dấn thân vào hoạn lộ, thật ra tôi vẫn tưởng tôi sẽ làm được rất nhiều việc mà trước kia tôi chỉ phụng sự được trong mực đen giấy trắng.

 Nhưng trong hoàn cảnh khó khăn tôi mới cảm thấy mình không làm gì được hết. Đổi lại, tôi còn bị ngờ vực.

 Ông tính coi, một nhà văn bạch đinh như tôi, vụt một cái nhảy lên cái ghế danh vọng của triều đình đình thì tránh sao được những đố kỵ và ngộ nhận. Cảnh ngộ của tôi lúc ra làm quan thật phù hợp với hai câu:

 Phấn vua Lê trang điểm ấy là duyên Tay chúa Trịnh cầm quyền âu cũng nợ ..."

 Hồi sang Pháp, tôi có vận động chính phu? Pháp thi hành đúng Hiệp ước 1884, mục đích thâu chủ quyền về cho Nam triều trên thực tế. Tôi đã giải bày rất nhiều với ông Mandel (Bộ trưởng Thuộc địa). Nhưng việc đó cũng không thành. (...) Trong một thời gian ra làm quan, tôi tự nhận thấy thâu thái, học hỏi thêm được "nhân tình thế thái rất nhiều". Ngày nay trở lại nghiệp cũ, có lẽ ngòi bút của tôi sẽ được dồi dào phong phú hơn xưa (...) .

 Hiện thời chúng ta đang ở một giai đoạn lịch sử mà một nền văn hóa mới phải được tạo lập. Tất cả nhân tài phải được dung nạp, trọng dụng. Phải tạo cho họ có trường sở để thi thố phát triển tài năng của mình. Đôn đốc họ bất cứ trong trường hợp nào cũng phải đặt mình trong cái nghĩa lớn.

 Trong nền văn hóa chúng ta đang vun quén tạo lập, phải làm nẩy nở được mầm tư tưởng quốc gia. Chúng ta đã chẳng làm việc để tìm cho được một Tổ Quốc mà phụng sự là gì?

 Thật vậy, trong trường hợp nào chúng ta cũng phải đặt quốc gia lên trên hết, trong đia. hạt văn hóa cũng vậy. Cá nhân không có nghĩa và cũng không có sức mạnh gì cả ... ." (44)

 Thế giới đại chiến 1939-1945 kết liễu với cái chết của gần một triệu sinh linh, dù sao cũng đã trực tiếp ảnh hưởng tốt đẹp đến vận mạng các nước Á Phi. Các đế quốc tây phương lần lượt tan rã và các cựu thuộc địa lần hồi trước sau trở thành những quốc gia độc lập. Ngược lại, nếu không có thế chiến thứ hai liệu những biến chuyển trọng đại như vậy có xảy ra nhịp nhàng, liên tiếp với các cựu thuộc địa không? Liệu các cường quốc và đế quốc Tây phương như Pháp, Anh, Hòa Lan có bị áp lực thời cuộc để "nhả" thuộc địa của mình không?

 Câu hỏi trên không thể trả lời một cách đơn giản thông thường, nêu lênđây chỉ để tìm hiểu thêm giai đoạn Việt Nam trước 1945.

 Ngày nay, nhận định Phạm Quỳnh, nhà văn hóa và chính trị, chúng ta có dịp tìm hiểu thêm về con người và tư tưởng Phạm Quỳnh trước năm 1932. Một mẫu người Việt Nam có cái chí về thế đạo cương thường, vừa bảo thủ vừa tiến bộ, một nhà báo Phạm Quỳnh làm hướng đạo dư luận, một nhân sĩ mà tư tưởng chính trị đã ảnh hưởng cả một thời kỳ. Con người Phạm Quỳnh của những năm ấy đã đóng góp phần công lớn của mình, và dù sau này không suy di, đánh đổ được thời thế, trước đó cũng đã biến đổi được nhân tâm, ra công phù trì cho thế đạo trong giai đoạn khó khăn của lịch sử và có giá trị hiển nhiên về lịch sử, cả về hai phương diện văn học và chính trị.

 NGUYÊN HƯƠNG



 ----------------------------------------
 Chú thích:

 1.- Trích: Cô Kiều với tôi. Di cảo Phạm Quỳnh, 11 bài gom góp lại dưới nhan đề "Kiến Văn Cảm Tưởng". Tập di cảo thuộc tư liệu của bà Liên Trang Phạm Thị Ngoạn gồm có: Thế thái nhân tình, Muốn sống, Chỉ buộc chân voi, Văn học hay chính trị, Vô duyên, Chuyện một đêm một ngày (9-3-45), Con người hiểm độc, Anh chàng khoác lác, Lão hoa đường, Tư tưởng Keyserling, Cô Kiều với tôi.

 
2.- Nam Phong, số 146, tháng 7, 1931.

 
3.- Durand et Nguyễn Trần Huân: Introduction à la literature Vietnamienne. Ed. G.P. Maisonneuve et Larose, Collection Unesco, Paris 1969.

 4.- Cô Kiều với tôi, xem chú thích (1).

 5.- Thơ Vân trình Nguyễn Văn Lượng, cảm tác 100 năm sinh nhật Phạm Quỳnh:
 "Ôm theo mối hận chưa tròn mộng, Tâm sự nghìn thu nhật nguyệt soi!"

 6.- Vì biến chuyển của thời cuộc, năm 1943 toàn quyền Jean Decoux (1940-1945) thay địa danh Đông Pháp (Indochine Francaise) bằng Liên Bang Đông Dương (Fédération Indochinoise).

 7.- Tuy rằng có hai khuynh hướng bạo động và ôn hòa, nhưng các nhà cách mạng thời đó vẫn liên lạc mật thiết với nhau, ai làm công việc nấy, không có sự chống đối phe đảng như sau này.

 8,9,10.- Đông Kinh Nghĩa Thục, Nguyễn Hiến Lê, nhà xuất bản Lá Bối, Saigon, 1968.

 11.- Báo Tiếng Dân, Huế, số 1 ngày 10 tháng 8 năm 1927.

 12.- Việt Nam Văn Học Sử Trích Yếu, Hạo Nhiên Nghiêm Toản, Vĩnh Bảo, Saigon, 1949.

 13.- Lê Thanh, Ba người cần mẫn: Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Khắc Hiếu, Tạp chí Tri Tân, tr. 172, Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 1941.

 14.- "Luận về Nam Phong tạp chí", Nguyễn Duy Diễn - Bằng Phong, Khai trí, Saigon, 1960.

 15.- Chuyện trò với Hoàng Xuân Hãn, Sông Hương số 37, Huế, 1989.

 16.- Những người Âu Châu đầu tiên đến Huế, Nguyễn Uyển Chi, Tiếng Sông Hương, Dallas, 1990.

 17.- Đúng ra cuốn tự điển này, như tác giả nói trong lời tựa (monnitum), là công trình biên soạn chung của hai người, giám mục Pigneaux de Béhaine và giám mục J.L. Taberd. Phần đầu Annamitico-Latinum, có chữ Hán và chữ Nôm là công trình của giám mục igneaux de Béhaine, phần sau (đảo ngược lại) Latino-Annamiticum, không có chữ Hán và chữ Nôm, là phần biên soạn của giám mục Taberd.

 18, 19.- Không kể mấy cuốn tự điển, trước sau Trương Vĩnh Ký đã biên soạn tất cả 128 tác phẩm, bằng Việt văn và Pháp văn.

 20.- Thay thế Trương Vĩnh Ký làm chủ bút tờ Gia Định Báo, tác giả nhiều cuốn sách quốc văn như Chuyên Giải Buồn (1880), Tục ngữ, Cổ ngữ, Gia ngôn ..., nhà học giả tinh thông Hán văn và Pháp văn Huỳnh Tịnh Của lại là một người trước đó mấy mươi năm đã đề nghị triều đình Huế thay thế chữ Nho bằng chữ quốc ngữ. Huỳnh Tịnh Của cũng là người đề nghị dùng báo chí quốc ngữ để giáo dục dân chúng.

 21.- Năm 1908, Hội đồng Cải Cách Giáo Dục ấn định chương trình gồm 3 cấp, Sơ học, tiểu học, và Trung Học. Về cấp sơ và tiểu học, chữ Hán và chữ quốc ngữ là môn học chính, Pháp văn không bắt buộc (nhiệm ý). Năm 1917, Tổng Nha Học Chánh Đông Dương hủy bỏ chương trình 1908. Từ nay
 cấp tiểu học từ lớp Đồng Ấu (lớp 5), Pháp văn được dùng làm chuyển ngữ thay thế quốc văn.

 22.- Để hiểu thêm về văn nghiệp Nguyễn Văn Vĩnh, xin đọc L'Oeuvre de Nguyễn Văn Vĩnh, B.S.E.M.T. T. XVI.

 23.- Quốc Học và Chính Trị, Phạm Quỳnh, Nam Phong số 165, 1921.

 24.- Thiếu Sơn, Phê Bình và Cảo Luận, Nam Ký, Hà Nội, 1933.

 25.- Theo trần Ngọc Liễn, Louis Marty, giám đốc sở chính trị sự vu. Phủ Toàn quyền và sau này Tổng Giám đốc sơ? Liêm Phóng (Directeur des Affaires Politiques au Gouvernement Général de l'Indochine, Intendant Général de la Sureté) là người rất hiểu biết đối với các phong trào cách mạng Việt Nam. Rất nhiều gia đình có người bị bắt giam viết thư thẳng cho Louis Marty đều nhận được sự đối xử khoan hồng đặc biệt của ông.

 Cũng nhờ làm việc tại văn phòng bí thư, Trần Ngọc Liễn đã đọc nhiều hồ sơ quan trọng, như phúc trình mật gửi Toàn quyền Albert Sarraut tháng 7 năm 1917. Đại cương trong phúc trình này, Louis Marty nhận xét về những sai lầm trong việc cai trị và đề nghị một chính sách hợp tác bình đẳng hơn giữa người Việt và người Pháp. Theo Louis Marty, nên nói rõ cho người bản xứ biết, sự hợp tác hai bên rất có lợi, vì trong một tương lai gần hay xa, dù muốn hay không, Annam sẽ độc lập, nguyện vọng sâu xa và tự nhiên của bất cứ người Annam nào. (Témoignage sur S.E. Phạm Quỳnh", Trần Ngọc Liễn, Monde et Cultures T. XLV - 1985). Theo Bernard Le Calloc'h, cũng trong tạp chí nói trên, Louis Marty là người "đỡ đầu" (protecteur) Võ Nguyên Giáp, giúp Võ Nguyên Giáp tiếp tục việc học ở Hà Nội, sau ngày ông được phóng thích khỏi lao Thừa Phủ Huế.

 26.- Tiểu Tự, "Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, Huỳnh Tịnh Của Paulus, Saigon, 1895.
 "... Viết đi chép lại, ngày đêm khó nhọc hơn bốn năm trời mới thành công việc (...) nghe theo lời quan tham tán, ta bèn làm đơn xin quan lớn Thống Đốc Nam Kỳ là ông Fourès, cử một hội viên tra xét tự vị ta làm; nhân dịp ta cũng xin dâng cho nhà nước chuẩn y tiền in, còn phần ta thì ra công mà sửa bản.

 27.- Cũng như Louis Marty, Ernest Babut là một mẫu người đặc biệt. Khác với Louis Marty, kéo dài cuộc đời công chức, hết làm Giám Đốc Chính Trị, đến Khâm Sứ Ai Lao (1934), Ernest Babut về sau là một nhân vật có thế lực trong Hội Bảo Vệ Nhân Quyền. Bày tỏ công khai thiện cảm đối với các nhà ái quốc Việt Nam, E. Babut còn viết báo công kích chính sách thuộc địa. Và Phạm Quỳnh đã khôn khéo khai thác, trích dẫn lời Ernest Babut trong nhiều bài viết của mình: "Một ngày nào đó phải đến, khi người Annam có đủ khả năng tự cai trị đất nước họ, chúng ta phải ra đi. Chúng ta không thể ở lại lâu hơn, dù một ngày, khi người Annam không cần đến chúng ta nữa ..."

 Chính E. Babut là người đã tích cực vận động và can thiệp với Hà Nội - Paris cho cu. Phan Chu Trinh, lần thứ nhất được giảm án trảm quyết thành trảm giam hậu, lần thứ hai được ân xá sau 3 năm bị giam ở Côn Đảo. Gặp nhau trong tư tưởng, gần nhau trong văn chương, Phạm Quỳnh bạn thân với E. Babut cũng như với Louis Marty là chuyện thường tình. Tình bạn vẫn là tình bạn, miễn là không vì tình bạn ấy mà đi ngược lại quyền lợi tối thượng của xứ sở quê hương. Trong hoàn cảnh nội thuộc, với tinh thần lệ thuộc, một số người đã không hiểu được tại sao một người Annam lại có thể là bạn thân với một người "Đại Pháp", nhất là khi người bạn khác quốc tịch ấy là một công chức cao cấp, có quyền thế. Hẳn rằng đây là "nỗi đau" của Phạm Quỳnh sau này khi làm Thượng
 Thơ.

 28.- Nam Phong, No. 105, Sept. 1926, Supplément en Francais, p. 39-46. Tác giả chuyển ngữ tiếng Việt từ ghi chú 28 này trở về sau. Để hiểu rõ hơn ý kiến, tư tưởng Phạm Quỳnh, xin đọc thêm guyên văn bằng Pháp ngữ.

 29.- Nam Phong, Supplément en Francais, No. 105, Septembre 1926.

 30.- Nam Phong, Supplément en Francais, No. 166, Octobre 1931.

 31.- Nam Phong, Supplément en Francais, No. 175, Avril 1932.

 32.- Nam Phong, Supplément en Francais, No. 105, Mai 1926.

 33.- Nam Phong, Supplément en Francais, No. 17, Mai 1923.

 34.- "Văn học hay chính trị", Di cảo của Phạm Quỳnh (xem chúthích 1).

 35.- Phạm Quỳnh xuất thân từ dòng dõi Nho gia, không phải hạng nho gia quyền quí hiển hách, thời ấy một số có khuynh hướng xu phụ, nịnh bợ Tây để bảo vệ địa vị, chấp nhận một cuộc sống giả câm, giả điếc, mà lớp người hàn Nho, tuy cũng từng đỗ đạt theo đường lãnh hoạn, nhưng sống đạm bạc thanh bần bên luống cày của người nông dân. Cho đến sau này khi đã nổi danh học giả, trí thức, Phạm Quỳnh vẫn giữ nếp sống cần cù, ngôn ngữ và dáng điệu một ông đồ nhà quê, un letter campagnard", như ông thường tự gọi. Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thế Ngữ, Quốc học Tùng thư, Saigon 1965.

 36.- Chủ trương cải cách và trực trị. Nguyễn Văn Vĩnh lúc bấy giờ là chủ nhiệm tạp chí L'Annam Nouveau, phản đối thuyết Lập Hiến của Phạm Quỳnh. Lý do phản đối là triều đình hủ bại, quan liêu tham nhũng. Muốn đổi mới, theo Nguyễn Văn Vĩnh, phải bãi bỏ triều đình, bãi bỏ quan lại để tiến đến trực trị, nghĩa là để người Pháp cai trị trực tiếp như ở Nam Kỳ. Cuộc bút chiến (bằng Pháp ngữ) về Trực Trị và Lập Hiến kéo dài khá lâu giữa Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh. Theo Phạm Quỳnh, quan lại tham nhũng cần phải có biện pháp trừng trị là một việc; tập thể quan lại nói chung là một việc khác. Quan trường là một tập thể viên chức (corps de fonctionnaires), đại diện và thừa hành mệnh lệnh triều đình Huế. Nước ta (lúc bấy giờ) có chính phủ bảo hộ mà bộ máy trực trị là phu? Toàn quyền ở Hà Nội và chính phu?
Nam triều ở Huế. Theo Hòa ước 1884 ký kết giữa nước Pháp và vua nước Nam, nước Pháp nhìn nhận và tôn trọng vua nước Nam có chủ quyền nội bộ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Chính phủ bảo hộ sở dĩ có cung do Hiệp ước 1884 mà ra. Vậy khi nói chính phủ bảo hộ không thể nào bỏ sót chính phu? Nam triều, triều đình Huế.

 Bãi bỏ quan trường thì còn gì chính phu? Nam triều, còn gì bộ máy hành chánh Nam triều. Không còn vua, tượng trưng chủ quyền nội bộ như đã ghi rõ trong Hòa ước 1884, không còn bộ máy hành chánh với tập thể quan lại, thì còn gì thực thể quốc gia, ngoài chính phủ bảo hộ. Cũng theo Phạm Quỳnh, triều đình hủ bại vì vua là người cũ xưa; quan lại bất lương là vì chế độ mập mờ, vì người Pháp dung túng, vì một số là tay chân của họ lúc buổi đầu. Nay nếu có vua trẻ tân học, có chính sách tuyển lựa quan lại cẩn thận, có đường lối trừng phạt xứng đáng, những tệ hại cũ không phải là không sửa đổi được. Lại nữa với chính thể Lập Hiến, vua có quyền vua, dân có quyền dân, lại có Hội đồng Tư vấn, gọi là Viện Nhân Dân Đại Biểu, tình hình chính trị, hành chánh sẽ đổi khác là chuyện tất nhiên phải đến. Vấn đề đặt ra là chủ quyền nội bô. Việt Nam. Có chủ quyền rồi sẽ có chính sách, đường lối cai trị. Đó là bổn phận chung của mọi người trong tương lai.

 
37.- Nam Phong, Supplément en Francais, No. 160.

 38.- Le Dragon d'Annam, bản dịch Việt ngữ, Con Rồng Việt Nam, Hồi ký chính trị, Cựu Hoàng Bảo Đại, Nguyễn Phước Tộc xuất bản, 1990.

 39.- Cụ Phan Bội Châu, những ngày ở Huế, Tiếng Sông Hương, Dallas, 1990.

 40.- Để hiểu rõ hơn đường lối chính trị của người Pháp, độc giả có thể đọc thêm, Politique de collaboration Franco-Annamite, diễn văn trả lời ông Phạm Quỳnh của toàn quyền A. Varenne, được coi như phần tử "cấp tiến" nhất trong số các toàn quyền Pháp ở Đông Dương thời bấy giờ.

 41.- Đời viết văn của tôi, Nguyễn Công Hoan, nhà xuất bản văn học, Hà Nội 1971. (Dấu hỏi (?) có đóng dấu ngoặc thêm ở trên không có trong nguyên văn).

 
42.- Xem chú thích (38).

 43.- Xem chú thích (1).

 44.- Nguyễn Văn An. Tôi đã gặp Phạm Quỳnh ở biệt thư. Hoa Đường, Nhật báo Tin Điển, ngày 23-3-52, Saigon.