jeudi 14 avril 2011

PHẠM QUỲNH, NHÀ VĂN HÓA VÀ CHÍNH TRỊ.



NGUYÊN HƯƠNG
 
 Phạm Quỳnh cảm thấy mình "một hội một thuyền" với Nguyễn Du, hẳn rằng lúc sinh tiền Phạm Quỳnh cũng âm thầm chan chứa một tâm sự. Nguyễn Du nói lên được nỗi lòng mình. Phạm Quỳnh không có cơ hội, lặng lẽ tiếp tục con đường mình đi, cho đến lúc oan uổng giã từ cõi đời tục lụy.

N'ayez pitié, si vous avez choisi
 D'être bornés et d'être sans justice
 Un jour viendra où je serai parmi
 Les constructeurs d'un vivant édifice,
 La foule immense où l'homme est un ami.
 PAUL ELUARD
 (La Puissance de l'Espoir)


 "... Nhân cảm cô Kiều mà cảm đến tác giả truyện Kiều, cũng thiết tha thâm trầm như vậy, tôi tưởng tôi là người trước nhất đã đem than thế cô Kiều đối chiếu với thân thế cu. Nguyễn Du, và cho thiên Đoạn Trường Tân Thanh là lời than vô cùng cảm động, vô hạn thiết tha của một văn sĩ có cái đau lòng vì cuộc đời ngang ngửa.

 Thành ra đối với truyện Kiều, không phải là thái độ một nhà văn đối với một tác phẩm văn chương, mà là tâm lý một người có cảm giác là một hội một thuyền với tác giả cùng người trong truyện vậy ... ".

 (1)

 Đoạn văn trên ghi lại từ tập di cảo của Thượng Chi Phạm Quỳnh viết trong khoảng đầu năm 1945, nơi tư thất an đường im lìm ẩn bóng bên bờ sông An Cựu.

 Truyện Kiều là một tiếng kêu thương. Tiếng kêu thương của nàng Kiều và cũng là tiếng kêu thương của tác giả. Có lẽ vì vậy lúc sinh thời, Nguyễn Du nhiều lần tự hỏi, rồi đây 300 năm sau, không biết có ai vì mình tri kỷ, nhỏ lệ đôi hàng chăng?

 Phạm Quỳnh cảm thấy mình "một hội một thuyền" với Nguyễn Du, hẳn rằng lúc sinh tiền Phạm Quỳnh cũng âm thầm chan chứa một tâm sự. Nguyễn Du nói lên được nỗi lòng mình. Phạm Quỳnh không có cơ hội, lặng lẽ tiếp tục con đường mình đi, cho đến lúc oan uổng giã từ cõi đời tục lụy.

 Trước ngày Phạm Quỳnh ra đời, đất nước đã mất quyền tự chủ; lớn lên mục kích cảnh ngày tàn của Nho học. Gần cả một thế hệ đến tuổi trưởng thành đang muốn quay lưng lại với dĩ vãng văn hóa bị coi như bất lực trước nạn ngoại xâm, bế tắc trước con đường cứu nước. Cũng lại một tiếng kêu đoạn trường, lần này ai oán não nuột hơn!

 Phải làm sao khơi lại chủ nghĩa quốc gia, nuôi dưỡng tinh thần dân tộc, tạo điểm tựa tinh thần cho những tân hồn lạc hướng, băn khoăn tìm lối đi mới, cần thiết cho sự phục hưng xứ sở?

 "Không có quốc văn thì không thể nào có quốc học. Không có quốc học thì không thể nào có độc lập tinh thần. Không có độc lập tinh thần thì không có độc lập chính trị". (2)

 Lập ngôn, lập chí như vậy, Phạm Quỳnh chọn cho mình một hướng đi thích ứng với hiện trạng đất nước, hòa hợp với bản chất phong cốt của mình.

 Chủ nghĩa quốc gia mà Phạm Quỳnh thiết tha ấp ủ đặt nền móng trên văn hóa dân tộc. Nền văn hóa ấy phải dung hòa với tư tưởng, học thuật Tây phương mới có đủ điều kiện tồn tại và phát triển trong thời buổi năm châu họp chợ, trong thế giới cạnh tranh và khoa học lúc bấy giờ.

 Không dựa vào vũ lực bạo động; hoàn cảnh chính trị của Phạm Quỳnh chỉ còn một lối thoát duy nhất. Gọi đó là thỏa hiệp, không thực tế hay lãng mạn, tùy thế đứng và cái nhìn thời cuộc của người đương thời.

 "... Tuy nhiên, ta phải nhìn nhận ưu điểm của Phạm Quỳnh ở chỗ có nhiều nhà ái quốc đã mượn Nam Phong để bảo vệ quyền lợi văn hóa Việt Nam, và công cuộc vận động tế nhị của Phạm Quỳnh dù sao cũng đã đem thắng lợi cho Việt Nam mặc dù phải nhượng bộ nước Pháp phần nào
 ...". (3)
 

 Với tâm hồn nghệ sĩ, với phong thái văn nhân, cộng thêm một giáo sư ngôn ngữ học bén nhạy trong việc tổng hợp và phân tách vấn đề, tin tưởng vào tiên kiến và nhận định của mình, Phạm Quỳnh hăng hái dấn thân.

 "... Thật thế, mà lãng mạn cho đến đem cả chủ nghĩa quốc gia căn cứ vào truyện Kiều! Cho tiếng là nước, có tiếng là có nước, có quốc văn mới có quốc gia. Quốc văn ta thời tuyệt phẩm là truyện Kiều, trước sau chỉ có truyện Kiều, may mà truyện Kiều đáng quý báu vô cùng! Cho nên năm 1924, lần đầu tiên kỷ niệm cu. Tiên Điền, trước hai ngàn người họp ở Hội Khai Trí, tôi trịnh trọng tuyên bố một câu: "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn". (4)

 Hoài bảo như vậy, nhưng con đường đi của Phạm Quỳnh không phải không khó khăn hệ lụy. Đương thời, người hưởng ứng, mến mộ cũng nhiều; nghi ngờ ác ngôn, ác cảm cũng không ít. "Càng xem thế sự, càng đau nhân tình", đó chính là tâm sự chát chua của Phạm Quỳnh lúc còn sống. Cái "tâm sự nghìn thu nhật nguyệt soi" ấy phải đợi đến lúc Phạm Quỳnh bị cộng sản hạ sát dã man năm 1945, cùng một thời gian với bao nhiêu nhà ái quốc khác, sau ngày Việt Minh "cướp" chính quyền, người ngoại cuộc mới nhìn thấy. Và, phán chính rõ ràng hơn ngày nay khi thấy tận mắt cảnh cộng sản hủy hoại văn hóa quốc gia, cày ủi nát
 truyền thống dân tộc.

 Từ ngàn xưa vẫn vậy, sự thật lịch sử (vérité historique) luôn luôn ngược chiều với dối trá chính trị (mensonges politiques).

 Kỷ niệm 100 năm sinh nhật Phạm Quỳnh, hoài niệm bậc tiền bối học giả uyên bác đã tích cực xây đắp nền móng mới cho văn học nước nhà, chúng ta có dịp khảo sát đoạn đường lịch sử người xưa đã kinh qua: Phạm Quỳnh, nhà Văn Hóa và Chính Trị.

 Xa rồi, lắng dịu dần những xúc động thời cuộc, những cuồng phong đam mê chính trị từ 1945 đến nay. Trong ánh sáng lịch sử, từng giai đoạn, bối cảnh một, với cái nhìn của thời đại đang sống, chúng ta sẽ ước định rõ ràng hơn cuộc đời và sự nghiệp của Thượng Chi Phạm Quỳnh.


 I.- TẠP CHÍ NAM PHONG: BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ

 Thượng Chi Phạm Quỳnh sinh năm 1892. Đúng vào thời gian này, lịch sử thuộc địa Đông Dương lật qua trang mới: sự dò dẫm, lưng chừng giữa hai chính sách: Liên Kết và Trực Trị.

 Liên Kết (Association) hiểu theo nghiã tôn trọng Hiệp Ước Bảo Hộ (1884), liên kết bằng cách hợp tác với thuộc quốc, không làm mất cá tính đồng nhất Việt Nam, duy trì chế độ cũ ở hai miền Trung-Bắc Việt Nam.

 Toàn quyền De Lanessan, người cuối cùng thực hiện chính sách liên kết do Paul Bert khởi xướng, bị triệu hồi năm 1894. Bộ máy thống trị đã vững chắc, nhà cầm quyền Pháp không ngần ngại áp dụng chính sách trực trị: từ nay tất cả quyền bính tập trung vào phu? Toàn Quyền.

 Tháng 7 năm 1917, tạp chí Nam Phong ra đời. Trước đó 30 năm, địa danh Đông Dương, Đông Pháp đã được khai sinh (6). Từ toàn quyền Paul Doumer (1897-1902) đến Albert Sarraut (hai nhiệm kỳ 1911-1914 và 1916-1919), đánh dấu thời "vàng son" của chế độ thuộc địa với chính sách trực trị của phủ toàn quyền.

 Tăng cường bộ binh và hải quân, tổ chức mở mang khai thác thuộc địa, người Pháp muốn biến Đông Dương thành căn cứ chính trị, quân sự và kinh tế quan trọng ở Viễn Đông xứng đáng với địa vị cường quốc thuộc địa của mình trên thế giới.

 Nhớ lại đầu thế kỷ 20. Việt Nam sôi sục ngấm ngầm chống Pháp. Trông cậy vào Trung Hoa và Nhật Bản làm ngoại viện, nhưng lần hồi hai nước đàn ang Á Châu này ít nhiều trở thành đồng minh của Pháp. Các phong trào cách mạng có phần lắng dịu, lần lần chuyển hóa thành hai khuynh hướng. Một số vẫn chủ trương mưu cầu ngoại viện chống đô hộ thực dân bằng bạo lực. Khung hướng thứ hai ôn hòa, mưu đồ trước hết mở mang dân trí, nâng cao dân khí làm căn bản, đại sự như vậy về sau mới mong thành (7).

 Kiện tướng của chủ trương chống Pháp bằng bạo lực là nhà cách mạng Phan Bội Châu (1867-1940). Tích cực trong khuynh hướng ôn hòa, cải cách duy tân, nâng cao dân trí có Phan Chu Trinh (1871-1921) và Huỳnh Thúc Kháng (1876-1948) ...

 Cùng với phong trào Đông Du, Phan Chu Trinh qua Nhật gặp Phan Bội Châu, ở lại hơn một năm quan sát tình hình. Trong "Ngục Trung Thư", sau này Phan Sào Nam nhắc lại lời Phan Chu Trinh:

 "... Xem dân trí Nhật Bản, rồi đem dân trí dân ta ra so sánh, thật không khác gì muốn đem con gà con đọ với chim cắt già" (8).

 Trước khi xuống tàu về nước, Phan Tây Hồ còn tâm sự với các đồng chí:
 

 "Tôi có định kiến rồi, công việc chúng ta làm ngày nay chỉ nên chú trọng vào việc khai hóa cho đồng bào mình, tiến được bước nào chắc chắn bước ấy, mới mong có hy vọng về sau. Còn như chủ nghĩa muốn làm mau, muốn lấy võ lực mà bạo động trong nước hay là sức người để nổi quân cách mệnh, việc ấy tất nhiên phải thất bại, tiếp đến dân bị khủng bố, nhuệ khí thêm nhụt đi. Không có ích gì, tôi không tán thành cái chủ trương ấy". (9)

 Trở về Việt Nam, đi diễn thuyết khắp nơi, trước sau Phan Chu Trinh vẫn hô hào cải cách duy tân, phấn phát tinh thần để tự lập tự cường.

 "Không trông cậy người ngoài, trông người ngoài thì ngu. Không bạo động, bạo động thì chết. Ai là kẻ đồng nhân đồng bào ta, ai là kẻ thật sự yêu tự do, ta chỉ có một vật rất quý để tặng: chỉ bằng học".
 (10)

 Bạn đồng chí cùng tranh đấu ôn hòa như Phan Chu Trinh, có Huỳnh Thúc Kháng. Đắc cư? Viện Trưởng Viện Trung Kỳ Dân Biểu cũng như sau này làm chủ nghiệm kiêm chủ bút Tiếng Dân (1927-1943), Huỳnh Thúc Kháng chủ trương tạm thời hợp tác với người Pháp để khai hóa dân chúng, cải cách chính trị từ đó lần hồi giành lại quyền tự chủ: " ... Mục đích của bản báo là theo tâm lý chân chính của quốc dân, cốt giữ gìn cái đạo đức sẵn có (...), đối với chính phủ xin làm người bạn ngay; mong rằng theo trình độ dân mà thật lòng cải cách ..." (11).

 Cùng chủ trương ôn hòa, yêu cầu ngưòi Pháp khai hóa nhân dân, cải lương việc học, mở thêm trường học, khuyến khích công kỹ nghệ ... phong trào Duy Tân sôi nổi trong mấy năm 1906-1908 với sự hưởng ứng của quần chúng từ Bắc vô Trung.

 Phong trào phát triển mạnh năm 1907 với việc thành lập Đông Kinh Nghĩa Thục do các nhà cựu học như Lương Ngọc Cán, Nguyễn Quyền, Ngô Đức Kế, Dương Bá Trạc, Đào Nguyên Phổ, Hoàng Tăng Bí ... chủ xướng với sự hợp tác của một số tây học như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Nguễn Bá Học ...

 Đặt rõ mục tiêu khai hóa dân chúng bằng việc học, bằng truyền bá tư tưởng mới, Đông Kinh Nghĩa Thục mở lớp dạy chữ Quốc Ngữ, chũ Pháp và chữ Nho đồng thời khởi sự công việc dịch thuật và soạn sách, phổ biến trong số học sinh và quần chúng bên ngoài"

 "Chữ Tàu dịch lấy chữ Ta, Chữ Tây cũng phải dịch ra chữ mình".

 Đầu năm 1908, nhà cầm quyền Pháp ra lệnh đóng cửa Đông Kinh Nghĩa Thục. Bị bức tử quá sớm, Đông Kinh Nghĩa Thục không thực hiện được chương trình "Học Tây học Hán có rành mới hay"; nhưng chủ trương tiếp thu văn hóa Tây phương, sử dụng cái vốn quý báu nhất là chữ quốc ngữ trong việc truyền bá tư tưởng mới, Đông Kinh Nghĩa Thục đã mở đường, 10 năm sau, cho thế hê. Nam Phong.

 Cũng qua công tác dịch thuật, Đông Kinh Nghĩa Thục đã đào tạo một số nhà văn suất sắc sau này có mặt trong bộ biên tập Nam Phong như Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Đôn Phúc ...

 Ra đời trong bối cảnh chính trị khó khăn, phức tạp trên, qua 17 năm trời liên tục, Nam Phong tiêu biểu cho một giai đoạn nửa tân nửa cựu ở nước ta trước 1932, thỏa mãn được nhiều khuynh hướng xã hội bấy giờ. Tạp chí Nam Phong do Phạm Quỳnh chủ trương đã hiển nhiên ghi đậm dấu ấn mình
 trong việc bảo tồn, phát huy văn học nước nhà song song với việc truyền bá học thuật, tư tưởng Tây Phương.

 "Sau Đông Dương Tạp Chí đến Nam Phong, trình độ cao hơn nữa (...) Ảnh hưởng Nam Phong rất lớn, không những gây dựng cho đủ chữ để phô bày hết mọi tính tình, ý niệm, lại phổ thông hóa những điều đại cương thiết yếu trong học thuật Đông Tây mới cũ và những điểm chính trong văn hóa cô? Việt như lễ nghi, phong tục, văn chương ... ". (12)

 "Nam Phong là tạp chí đầu tiên đã nhập tịch cho văn chương ta hầu hết các loại văn: tiểu thuyết, kịch, luận thuyết và phê bình ... Trong một câu chuyện văn chương, Đào Duy Anh, tác giả những bộ tự điển có tiếng, có cho tôi biết rằng các mục tự vựng đã giúp sức học của ông
 rất nhiều và có lẽ những trang giảng nghĩa danh từ này là cái mầm những tự điển của ông ..." . (13)
 

 "Với một sự tận tụy, cố gắng hiếm có (...) bằng một sở học rộng rãi, bằng một tấm lòng tha thiết, một đường lối ôn hòa, hợp lý, Phạm Quỳnh đã tạo một sự nghiệp đáng kể đối với sự tiến triển của văn chương quốc ngữ trong thời kỳ xây dựng. Do đó ông thật xứng đáng trong văn học sử Việt Nam vậy ...". (14)
 

 Hay nói như lời giáo sư Hoàng Xuân Hãn, tạp chí Nam Phong của Phạm Quỳnh xác định hoạt động tinh thần của giới trí thức bản xứ, xúc động trước những biến chuyển của thời cuộc:

 "... Sau 16 tháng, lúc chiến tranh ở Âu Châu chấm dứt, tạp chí Nam Phong vẫn tiếp tục và đồng thời gây ảnh hưởng càng lâu càng quan trọng lên sự biến chuyển của văn chương Việt Nam, lên ý thức về giá trị của nền văn hóa nước nhà". (15)
 

 Để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của tạp chí Nam Phong, tấm lòng thiết tha và công lao của Phạm Quỳnh trong sự chuyển biến văn học Việt Nam, trước hết tưởng nên trở lại với tình hình chữ quốc ngữ trước ngày có tạp chí Nam Phong.


 II.- CHỮ QUỐC NGỮ THỜI ĐẠI NAM PHONG

 Tìm hiểu tiến trình chữ quốc ngữ từ cuối thế kỷ 19 trở đi, điều ngạc nhiên thích thú là khi thấy rằng đi tiên phong trong việc truyền bá chữ quốc ngữ, góp phần công lao đầu tiên trong việc xây dựng nền văn học nước nhà, chính là "lớp quan lại", "làm việc cho Tây". Thật vậy, những Trương Vĩnh Ký (1832-1898), Huỳnh Tịnh Của (1834-1907), Hồ Biểu Chánh (Hồ Văn Trung) ... ở miền Nam; những Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936), Trần Trọng Kim (1883-1953), Nguyễn Văn Tố (1889-1947) và Phạm Quỳnh (1892-1945) ... ở miền Bắc, chính là thế hệ tiền bối từ ý thức quốc gia, đã mang nặng lý tưởng văn hóa và suốt đời phục vụ cho hoài bảo lớn lao ấy.

 Không những truyền bá quốc văn, lớp người đi tiên phong trên, qua chữ quốc ngữ đã gây dựng niềm tin nơi thế hệ đang lên về giá trị nền văn hóa nước nhà; đã cổ võ, phát huy nền văn hóa ấy song song với tư tưởng, học thuật Tây Phương, nhờ đó sau này hình thành một nền văn hóa mới, quân bình hơn so với nền văn hóa Khổng Mạnh.

 Chữ quốc ngữ, viết theo mẫu tư. La Tinh áp dụng vào ngữ âm Việt Nam, lần đầu tiên với cuốn từ điển của linh mục Alexandre De Rhodes (ấn hành tại La Mã năm 1651), mặc dù dễ học, dễ viết, tuy vậy quanh đi quẩn lại cũng chỉ được dùng trong phạm vi nhỏ hẹp giữa các cộng đồng giáo dân mà thôi.

 Những sách bổn, những cuốn kinh, nhựt khóa, chuyện kể, những bài vãn, những lời ca về hạnh các Thánh, những bản tin hay thơ luân lưu trong các họ đạo công giáo, viết bằng chữ quốc ngữ cổ xưa, ngày nay còn tồn trữ tại văn khố Hội Thừa Sai Ba Lê là những chứng tích quan trọng về nguồn gốc chữ quốc ngữ, nhờ đó tìm hiểu đầy đủ hơn sự diễn biến của quốc văn qua các giai đoạn.

 Thử đặt ba cái mốc chính trong thời gian hình thành chữ quốc ngữ. Mốc thứ nhất, chữ quốc ngữ sơ khai tìm thấy trong cuốn sách bổn (catéchisme), "Phép giảng tám ngày cho kẻ muấn (muốn) chịu phép rửa tội" do Alexandre De Rhodes viết và cuốn tự điển Annam - Bồ - La Tinh gồm tám ngàn chữ, cùng một tác giả. (16)

 Mốc thứ hai, chữ quốc ngữ được cải tiến về cấu trúc, âm ngữ và âm vận như Trời thay cho Bloi, Trâu thay thế cho Tlâu, Vua thay cho Bua, Lúc Lắc thay cho Bluc Blac ... tìm thấy trong cuốn Tự Điển Annamitico-Latinum, 10,000 chữ, của giám mục Tabert, in tại Bengale năm 1836. (17)

 Từ khơ? điểm sơ phát cho đến những âm "sh" (sa hỏa ngục, thay vì "sha" hỏa ngục), tìm thấy trong cuốn tự điển Annamite-Francais, 15,000 chữ, của linh mục Le Grand de le Liraye, (Saigon năm 1868, tái bản lần thứ nhất có sửa chữa năm 1874), chữ quốc ngữ cải tiến thêm lần nữa đi gần đến chỗ hoàn bị hơn.

 Chữ quốc ngữ sơ khai đó đã đến với Trương Vĩnh Ký lúc 5 tuổi. Và cũng nhờ chữ quốc ngữ có người theo học mỗi ngày một nhiều. Trong gia tài văn học đồ sộ, nhà bác học Trương Vĩnh Ký để lại cho hậu thế, có những tác phẩm đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ như Chuyện Đời Xưa (1867),
 Đại Nam Sử Ký Diễn Ca (1875), Kim Vân Kiều (1875), ấn bản đầu tiên bằng chữ quốc ngữ. Gia Định Phong Cảnh Vịnh (1882), tập san Thông Loại Khóa Trình - Miscellanées (1888-1889), 12 số ... (18).

 Trong phạm vi truyền bá có phần rộng rãi hơn, chữ quốc ngữ sơ khai ấy đã đến với dân chúng Nam Kỳ qua ba tờ Gia Định Báo (1815), Nông Cổ Mín Đàm (1900) và nhật báo Lục Tỉnh Tân Văn (1910).

 Trong nghịch cảnh trớ trêu của đất nước, Nam Kỳ phải xót xa tách rời đất me. Việt Nam, xa lìa hai miền Bắc Trung cho đến năm 1949, nhưng Nam Kỳ lại là khởi điểm chữ quốc ngữ của chung ba miền Việt Nam. Món quà hiến dâng tổ quốc thống nhất trong tâm tưởng, ba kỳ chung một tiếng nói, một thứ chữ quốc ngữ, một nền quốc văn.

 Chữ quốc ngữ ấy lại được tổng hợp quy mô, có chuẩn đích, có quy củ hơn trong cuốn Đại Nam Quấc (Quốc) Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của. Đây là cuốn tự vị quốc ngữ đầu tiên với 20,000 chữ, in tại Saigon năm 1895 (19).

 Từ buổi đầu xây dựng có kết quả,nhờ công việc dịch thuật (của Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của) tư tưởng Tây Phương vốn xúc tích, mạc lạc, chữ quốc ngữ được bổ túc thêm từ mới, nguồn gốc bác học, trở nên phong phú hơn. Được cải tiến về phương diện từ vựng cũng như cấu trúc hành văn, khởi đi từ miến Nam, chữ quốc ngữ được tiếp nhận dễ dàng, tự nhiên ở hai miền Bắc, Trung.

 Riêng miền Bắc, bước qua đầu thế kỷ 20, ngoài một vài tập sách nhỏ xuất hiện lẻ loi, năm 1905 Đại Việt Tân Báo (bằng chữ Nho và chữ quốc ngữ) ra đời, tiếp đến Đăng Cổ Tùng Báo (1907) do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút và Phan Kế Bính, trợ bút. (20)

 Tuy rằng báo chí miền Nam, miền Bắc trong giao đoạn này chỉ có mục đích thông tin các mệnh lệnh hành chánh của tân trào, nhưng báo chí sơ khai ấy dù sao cũng đã góp phần vào việc quảng bá chữ quốc ngữ càng ngày càng có thêm người biết đọc, biết viết. Ảnh hưởng thấy rõ là việc dịch thuật các truyện Tàu, đầu tiên hết với cuốn Tam Quốc Chí (1909) rồi đến Chinh Đông Chinh Tây, Tây Du Ký ... cung cấp cho nhu cầu độc giả khi sách quốc văn chưa có.

 Chính sách học vụ mới, được công bố, định chế hóa các trường dạy tiếng Việt, tiếng Pháp hoạt động trước đây. Thời gian đầu, chữ quốc ngữ cùng với chữ Pháp là môn học chính ở cấp sơ học và tiểu học. Về sau, kể từ cấp tiểu học, tiếng Pháp trở thành chuyển ngữ cho đến cấp trung học. Chữ quốc ngữ cuối cùng chỉ còn giữ địa vị quá khiêm tốn, hàng thứ yếu! (21)

 Thi cử theo chế độ cũ (chữ Nho) bãi bõ hoàn toàn ở Bắc Kỳ năm 1915 và ở Trung Kỳ năm 1918.

 Nền Hán học cáo chung; cũng tàn lụn theo nền văn hóa Khổng Mạnh trước ảnh hưởng văn hóa Tây Phương.

 Thay thế chữ Hán là chữ quốc ngữ, tương lai của nền văn học mới. Nhưng chữ quốc ngữ còn phôi thai ấy, vì ảnh hưởng thời cuộc chính trị không được trọng dụng bằng tiếng Pháp, nếu không nói là bị lãng quên.

 Ngoài những bản dịch truyện Tàu nói trên, sách giáo khoa chưa có, tác phẩm viết bằng chữ quốc ngữ còn quá hiếm hoi. Còn vắng bóng hơn những cơ sở truyền bá, nghiên cứu văn hóa Việt Nam.

 Bị thu hút bởi ảnh hưởng tư tưởng, học thuật Tây Phương, một phần vì ích lợi thực tế, đa số những người theo học mới, ngày ấy gọi là "Tây học" xa lìa dần nền văn hóa cổ truyền.

 Tách rời khỏi cội nguồn dân tộc, chưa có được nền móng vững chắc cho quốc văn, làm sao tạo dựng nền văn hóa Việt Nam!

 Hán học có, Tây học có, nhưng vẫn chưa có quốc học! Trong hoàn cảnh tế nhị ấy, Đông Dương Tạp Chí (1913) do Nguyễn Văn Vĩnh chủ trương với sự cộng tác của Phạm Quỳnh, Phan Kế Bính, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Văn Tố ... ra đời. (22)

 Năm 1916, Đông Dương Tạp Chí đình bản. Phạm Quỳnh lúc này mới 25 tuổi, với sự cộng tác của nhiều nhà cựu, tân học, đứng ra chủ trương tạp chí Nam Phong.

 "Gây dựng, tổ chức một nền tản văn thích hợp với đời nay, vừa có cốt cách An Nam, vừa có thể cách tân thời, đủ dùng để diễn được các tư tưởng mới, đó là cái cấp vụ hiện nay, mà là cái bước đường thứ nhất trong việc gây dựng ra một nền quốc học sau này vậy ..."
 

 "Nhà văn muốn thờ nước không có cái phương tiện nào hay bằng giúp cho nước nhà có một nền quốc văn xứng đáng. Đó là chủ nghĩa của tôi bấy lâu nay, mà là cái tín điều thứ nhất trong đạo quốc gia của tôi vậy". (23)

 Cái đạo quốc gia này, theo Thiếu Sơn, "nó sống về thủ cựu mà lại cứu cánh ở tương lai, bản tính nó hoà bình mà hướng về văn hóa ...". (24)
 

 

 III.- PHẠM QUỲNH, NHÀ BÁO VÀ NHÂN SĨ.

 Các thế hệ, khuynh hướng văn học từ trước năm 1945 đến nay, dù bảo thủ hay cấp tiến, đồng chính kiến hay không với Phạm Quỳnh, tất cả đều hâm mộ, tán thưởng văn tài Thượng Chi, coi như bậc tiền bối nhiều công lao trên văn đàn Việt Nam.

 Còn một khía cạnh khác, liên hệ đến con người Phạm Quỳnh: văn hóa và chính trị, nhà chính tri. Phạm Quỳnh.

 Từ một nhà báo, một nhân sĩ chủ trương thuyết Lập Hiến, cải cách chính trị, phổ thông nền giáo dục cấp tiểu học, từ đó đi xa hơn thâu hồi quyền tự chủ, đến con người Phạm Quỳnh tham chính; từ lý thuyết đến thực hành, nhà báo, nhà chính tri. Phạm Quỳnh có làm trọn thiên chức mình, có trung thành với ý thức chính trị nung nấu trong bao nhiêu năm trường khi còn chủ trương tạp chí Nam Phong không?

 Kiên tâm, trì chí trong chủ thuyết quốc gia, trong chủ trương đòi hỏi quyền tự chủ, Phạm Quỳnh có thành công trong hoài bảo, ước vọng đời mình không?

 Vấn đề tế nhị, cần được tìm hiểu sâu rộng trước khi có nhận định đúng mức về Phạm Quỳnh nhà chính trị.

 Không đồng chính kiến với Phạm Quỳnh, một số người đương thời tỏ thái độ nghi ngờ về xuất xứ tờ Nam Phong - vì Phạm Quỳnh làm việc với Tây, chủ trương thỏa hiệp - do đó có thành kiến sẵn, đôi khi khắc khe trong nhận định.

 Tạp chí Nam Phong ra đời với sự bảo trợ của phu? Toàn Quyền, nói rõ hơn sự bảo trợ của giám đốc Nha Chính Trị Sự phu? Toàn Quyền, Louis Marty, một nhà trí thức có tầm vóc, bạn quen với Phạm Quỳnh lúc còn làm việc ở Viện Viễn Đông Bác Cổ (25).

 Không có sự bảo trợ của Louis Marty, không thể nào có tạp chí Nam Phong. Điều này rõ ràng trong gần ba thập niện đầu của thế kỷ 20, thời cực thịnh của chế độ thuộc địa Pháp.

 Về phương diện chính trị, không một tờ báo, tạp chí nào ra đời trong giai đoạn này mà không có sự hiện diện, bảo trợ của người Pháp. Từ Saigon đến Hà Nội, tờ Gia Định Báo của soái phu? Nam Kỳ, tờ Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo của Nha Kinh Lược Bắc Kỳ, tất cả đều do nhà nước "bảo hộ" khai sinh.

 Một Paulus Của, hơn bốn năm trời cặm cụi với công việc biên soạn cuốn tự điển quốc ngữ đầu tiên, làm xong rồi không đòi tiền bạc bản quyền, chỉ mong sao tác phẩm được phổ biến, vẫn không làm sao thực hiện được ước vọng mình, cuối cùng phải làm đơn nhờ "quan lớn Thống Đốc Nam
 Kỳ (Fourès) ... chuẩn tiền in tự vị ... ". (26)


 Cả đến những tờ báo tiếp sau gọi là do người mình lập ra như Đại Việt Tân Báo, chủ trương và bảo trợ vẫn là người Pháp: Ernest Babut làm chủ nhiệm và Đào Nguyên Phổ làm chủ bút (27).

 Nhật báo Lục Tỉnh Tân Văn ở Saigon (1910) và ở Hà Nội Đông Dương Tạp Chí (1913-1916), Trung Bắc Tân Văn (1915), cả ba đều do P. Schneider sáng lập và chủ trương. Riêng hai tờ tạp chí và nhật báo ở Hà Nội, bên ngoài tuy do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút, chủ nhiệm, nhưng người sang lập vẫn là Paul Schneider.

 Với trường hợp trên, nếu không hiểu rõ hoàn cảnh chính trị xã hội đương thời, nếu chưa tìm hiểu con người Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh, cho rằng vì tờ báo do người Pháp đứng tên sáng lập hay bảo trợ, vì chủ bút làm việc "với Tây", rồi vội vàng bình phẩm, kết án về phương diện chính trị, là một thái độ thiếu ngay thẳng.

 Hãy nói riêng về trường hợp tạp chí Nam Phong với Phạm Quỳnh.

 Từ ngày làm việc tại Viện Viễn Đông Bác Cổ, thâu thái được tinh hoa học thuật Tây phương, khám phá ra kho tàng văn hóa cổ truyền Việt Nam, thấy rõ giá trị vô ngần của quyền tự do dân chủ, Phạm Quỳnh ý thức rõ công việc phải làm, con đường phải dấn thân trong tương lai. Nước mất ai không xót xa đau lòng. Với trí hiểu biết như Phạm Quỳnh, với tâm hồn nghệ sĩ xúc cảm bén nhạy như Phạm Quỳnh, càng cảm thấy đau lòng xót xa hơn.

 Yêu nước, cứu nước, mỗi người một cách. Điểm hội tụ cuối cùng vẫn là tổ quốc Việt Nam hùng cường và độc lập như sau này Phạm Quỳnh nhiều lần công khai bày tỏ với toàn quyền Varenne, với Tổng Trưởng bô. Thuộc Địa Paul Reynaud.

 Giải thưởng văn chương Viện Hàn Lâm Pháp (Lauréat de l'Académie Francaise), với văn tài trác tuyệt của mình, nếu Phạm Quỳnh như một số người khác, đương thời hay sau này, muôn trở thành một nhà văn viết tiếng Pháp và truyền bá văn hóa Pháp, thật quá dễ dàng. Cũng danh vọng, cũng bổng lộc như ai!

 Phạm Quỳnh chọn con đường khác. Dùng ngoại ngữ Pháp văn để truyền bá văn hóa cổ truyền Việt Nam, lấy sở học của mình để xây đắp quốc văn, cổ xúy tinh thần quốc gia, niềm tự hào dân tộc. Muốn chủ trương của mình được phổ cập trong quảng đại quần chúng, hkông thể không có, không cần đến một tờ báo làm phương tiện truyền thông. Từ khi còn viết cho Đông Dương Tạp Chí, Phạm Quỳnh nuôi mộng xây dựng cho nước nhà một nền học thuật mới thay thế Hán học đang suy tàn.

 Đông Dương Tạp Chí đóng cửa, Phạm Quỳnh ước ao một tờ báo khác, và Nam Phong là cơ hội tốt đẹp, làm cơ quan "bồi bổ quốc văn, cho thêm nhiều tiếng, cho đủ tài liệu phiên dịch và truyền bá tư tưởng Âu Tây", như Phạm Quỳnh đã trình bày trong Nam Phong số đầu tiên.

 Còn thêm một mục đích thầm kín khác, vì hoàn cảnh chính trị không tiện nói ra, nhưng lần lần đều thấy rõ là Phạm Quỳnh muốn dùng Nam Phong để phổ biến chủ thuyết quốc gia ôn hòa dựa trên căn bản văn hóa. Có đường lối văn hóa, chính trị rõ ràng, chỉ còn biểu lộ ý chí, niềm tin và tâm thành của mình đến những người khác để cùng chung hoạt động, cùng chung tiếng nói.

 Quốc văn, như Phạm Quỳnh chủ trương, là nền tảng của văn hóa, lợi khí sắc bén nhất để khôi phục quyền tự chủ và xây dựng quyền tự chủ ấy trên đường hướng văn hóa.

 Đối với Phạm Quỳnh trong hoàn cảnh xã hội chính tri. Việt Nam đầu thế kỷ 20, quốc gia muốn hồi sinh, muốn thoát khỏi vòng ngoại thuộc, đường hướng thích hợp nhất là tạo dựng nền quốc văn vững vàng nhờ đó mở mang dân trí, cải cách chính trị, khai phóng văn hóa, Phạm Quỳnh gọi đó là
 cái đạo quốc gia.

 Với căn bản ý thức hệ đó, Phạm Quỳnh không chủ trương bạo động. Chủ trương này, ít nhiều cũng là chủ trương của một số các nhà cách mạng khuynh hướng ôn hòa như Phan Chu Trinh, như Huỳnh Thúc Kháng, như Đông Kinh Nghĩa Thục đã nói ở trên.

 Cùng khuynh hướng ôn hòa, Viện trưởng viện Dân Biểu Trung Kỳ Huỳnh Thúc Kháng năm 1928 trong phiên họp khoáng đại nhắc nhơ? Khâm sứ Trung Kỳ Jabouille về chủ quyền tự trị, nới rộng quyền hành Viện Dân Biểu và những sai lầm trong chính sách cai trị của người Pháp. Khâm sứ Jabouille bác bỏ lời yêu cầu "quá trớn" và tức giận ra về. Lời yêu cầu của Viện trưởng Viện Trung Kỳ Dân Biểu chẳng có quá trớn nếu khâm sứ Jabouille biết rằng trước đó 4 năm, toàn quyền Alexandre Varenne đã trải qua hoàn cảnh còn khó ăn khó nói hơn.

 Đón tiếp toàn quyền Alexandre Varenne 24-4-1924 nhân dịp lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Trí Tri ( Société d'Enseignement Mutuel), không mập mờ quanh co, Phạm Quỳnh nói thẳng:

 "... Chúng tôi đang nuôi dưỡng giấc mơ một ngày kia được nhìn thấy nước An-nam chúng tôi trở thành một quốc gia hùng cường và thịnh vượng, tự do và độc lập ...". (28)

 Hai chữ Độc Lập, một danh từ ở thời kỳ đó vào hạng kỵ húy, lần đầu tiên được một người Annam "thuộc quốc" công khai, trịnh trọng nhắc đến như một thử thách nguy hiểm. Danh từ độc lập ấy một lần khác được Phạm Quỳnh khai triển rõ ràng hơn:

 "... Cũng như những người Annam chân chính, xứng đáng với quốc hiệu Annam, tôi yêu nước tôi và ước mơ đất nước tôi một tương lai thịnh vượng và độc lập. Ước mơ ấy cũng như nguyện vọng thiết tha một ngày kia người Annam chúng tôi tự mình quyết định vận mạng xứ sở chúng tôi, thiết nghĩ đó không phải là một trọng tội.

 "Nếu người Pháp không giúp chúng tôi để ngày ấy đến gần hơn - sự giúp đỡ ấy chính là bổn phận của người bảo hộ và khai hóa - lẽ đương nhiên và công bằng là tự chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện cho kỳ được mục đích ấy, vì đó là lý tưởng chúng tôi phải đạt được ... (29).
 

 Sau mấy năm trời thử thách đầu tiên, tạp chí Nam Phong ban đầu nặng về phiên dịch và chữ Hán, từ năm 1923 trở đi Nam Phong nghị luận thiên hẳn về chính trị, một đường lối chính trị rõ ràng: quyền tự chu? Việt Nam.

 Trình bày chủ thuyết quốc gia, Phạm Quỳnh kêu gọi các phần tử trí thức tìm về ý thức dân tộc, liên kết thành lập chính đảng, tranh đấu cho quyền tự chủ ấy.

 Với chủ trương lập hiến, một hiến pháp phân định rõ ràng quyền hạn của vua, của dân và người Pháp bảo hộ, Phạm Quỳnh triển khai quan niệm quốc gia, quốc tính, một chế độ chính trị mới theo đó người Pháp sẽ làm cố vấn, chuyên gia giúp người Việt Nam thay vì làm chủ nhân ông.

 Nói theo danh từ chính trị sau này, Phạm Quỳnh chủ trương một hình thức "Độc Lập trong Liên Hiệp Pháp", giải pháp chính trị hơn 20 năm sau Hồ Chí Minh vui mừng chấp nhận qua Hiệp ước Sainteny (6-3-1946): Việt Nam Độc Lập trong Liên Bang Đông Dương và trong Liên Hiệp Pháp.

 (Trớ trêu bi đát thay, Hồ Chí Minh, người đặt tay ký tên vào Hiệp ước 6-3-46 cũng là người đã nhẫn tâm ra lệnh hạ sát dã man Phạm Quỳnh, đi trước mình, trước thời cuộc 20 năm).

 Chủ quyền đi liền với quốc thổ, quốc tính, với quốc hiệu Việt Nam, uy nghi và lẫm liệt. Phạm Quỳnh nhắc khéo người Pháp nguyên nhân của những cuộc bạo động đang xẩy ra: xâm phạm quyền tự trị của chính phủ Nam Triều, không nhìn nhận Việt Nam có một đời sống quốc gia như đã
 ghi rõ trong Hiệp ước 1884. Dưới hình thức bức thư ngỏ gửi Tổng trưởng bô. Thuộc địa nhân dịp ghé thăm Hà Nội ngày 6-11-1931, trong chuyến đi thăm dò tình hình Việt Nam đang sôi động, Phạm Quỳnh trình bày rõ nguyện vọng Việt Nam:

 "... Chúng tôi là một dân tộc đang đi tìm tổ quốc mà chưa thấy tổ quốc ở đâu. Tổ quốc ấy, thưa ông Tổng trưởng, không thể nào là nước Pháp được. Hy vọng lời nói trên không làm mếch lòng ông Tổng trưởng. Lời nói ấy không dụng ý xấu mà biểu lộ một sự thật quá rõ ràng, chính đáng. Người Annam chúng tôi không thể xem nước Pháp là tổ quốc, vì trước đó chúng tôi đã có tổ quốc rồi. Tổ quốc ấy, nước Pháp có thể trả lại chúng tôi bằng cách thi hành một chế độ chính trị khả dĩ phát triển được cá tính dân tộc và bảo đảm một đời sống quốc gia xứng đáng với danh hiệu ấy trong phạm vi đế quốc Pháp ...
 

 Người Annam chúng tôi chỉ có một ước vọng gửi đến ông Tổng trưởng, ước vọng phát xuất từ tâm can cao vợi bao trùm tuyệt đỉnh trên bất cứ ước vọng nào khác: thỉnh cầu ông Tổng trưởng trả lại chúng tôi tổ quốc để chúng tôi được phụng sự.

 Lời thỉnh cầu trên không phải là vô lý, đó là một lời thỉnh cầu chính đáng, một lời trân trọng đối lại sự hào hợp của nước Pháp.

 Nước Pháp nay mai đây sẽ trả lại chúng tôi, thưa ông Tổng trưởng, nước Pháp có thể trả lại chúng tôi ngay bây giờ qua trung gian ông Tổng trưởng, bằng cách thực hiện một cuộc cải cách sâu rộng trong một đường hướng đại cương nói trên". (30)

 Cùng khuynh hướng ôn hòa như Huỳnh Thúc Kháng, nhưng tích cực hơn, nhà cách mạng Phan Chu Trinh, ngoài vòng cương tỏa, đi đây đi đó, từ Việt Nam qua Pháp, diễn thuyết hô hào cải cách chính trị, chỉ trích chế độ quan lại, chính sách bất bình đẳng. Lời lẽ rắn rỏi, bộc trực của Phan Chu Trinh đã gây xúc động trong quần chúng.

 Phạm Quỳnh cốt cách học giả, văn nhân cũng diễn thuyết, cũng viết báo nêu cao tinh thần dân tộc, ý nghĩa bình đảng... Phong cách biểu lộ, ngôn từ khác nhau, mức độ cảm xúc, tiếp nhận khác nhau, nhưng cùng chung một tấm lòng, một ý chí. Trên bình diện chung vẫn là thù đồ đồng quy; vì hãnh diện của nòi giống, cùng nhau mỗi người một cách, cố gắng tranh thủ giành lại tự do cho xứ sở, quê hương.

 "... Khi một dân tộc này sinh sống trên đất đai một dân tộc khác như người chủ, một kẻ thống trị từ căn bản, đó là chính sách bạo lực. Khi đã chiếm đóng đất nước ngoài bằng bạo lực, họ chỉ có thể giữ được đất đai ấy bằng bạo lực mà thôi. Một bàn tay sắt, có thể bọc thêm ít nhiều nhung vải, nhưng cuối cùng vẫn là một bàn tay sắt ...". (31)
 

 Lời lẽ rõ ràng, đầy đủ, như trước đó mấy năm Phạm Quỳnh đã trình bày thẳng thắn công khai với toàn quyền P. Varenne:

 "... Thật vậy, trong mọi sự liên hệ hợp tác phải có một sự liên hệ bình đẳng nào đó, đây là điều kiện cần thiết và quan trọng. Nếu hoàn cảnh hiện nay còn chưa được thực hiện được, nagy từ bây giờ chúng ta phải đặt vấn đề ấy thành một nguyên tắc, một mục tiêu phải đạt thành. Chính vì muốn đi đến mục tiêu đó một cách chắc chắn mà chúng tôi cùng chung hoạt động, trong những tổ chức như Hội Khai Trí này, để nâng cáo dân trí, dân khí đồng bào chúng tôi ..." (32).
 

 Ngày trước có Hán học, đến nay có Tây học, hết học chữ Hán đến học chữ Tây. Quốc văn có đó, tinh thần quốc gia còn đó, nhưng chưa có quốc học!

 Nền văn học Pháp dù tốt đẹp, dù phong phú về nhiều phương diện, nhưng với đường lối Tây học như người Pháp đang áp dụng, nền giáo dục ấy sẽ đào tạo một số trí thức vong bản, dễ dàng bị đồng hóa và đang có khuynh hướng đi vào con đường đồng hóa như ngày xưa một số nhà nho nhiều thế hệ đã dẫm chân lên.

 Nhìn xa hơn, đây cũng là một hình thức, một thái độ lệ thuộc, ảnh hưởng còn tai hại, nguy hiểm hơn. Đất nước nô lệ vì người dân có tinh thần nô lệ. Phải gạt bỏ tư tưởng lệ thuộc trong đầu óc những người đang đi học trường Tây, phải đẩy xa chính sách đồng hóa để người Việt Nam mãi mãi là người Việt Nam, bằng tâm tư, bằng tiềm năng Việt Nam, bằng ngôn ngữ, bằng giáo dục Việt Nam. Đó là con đường cứu nước và dựng nước tương lai.

 Là một học giả thông thạo Pháp văn đến mức tuyệt hảo, nhưng Phạm Quỳnh lại là người quyết liệt chống đối đường lối giáo dục Tây học có khuynh hướng và khả năng đồng hóa. Ngày xưa nội thuộc Tàu, người Trung Hoa có chính sách đồng hóa An Nam Đô hô. Phủ. Ngày nay Pháp thuộc, chính sách đồng hóa ít nhiều đã manh nha trong đầu óc một số người Pháp tại chính quốc.

 Lợi dụng cuộc nói chuyện về đề tài "Vấn đề giáo dục các sắc dân", tại Viện Hàn Lâm Khoa Học Luân Lý và Chính Trị Paris, ngày 22-7-1922, Phạm Quỳnh nhắc lại chủ trương quốc học của mình:

 "... Nhưng lịch sử chúng tôi không phải là trang giấy trinh nguyên. Lịch sử ấy từ bao nhiêu thế kỷ qua là một cuốn sách tràn đầy chữ viết với một thứ mục không thể nào xóa mờ được. Không một thứ gôm tẩy nào có thể cạo gọt hay làm tan biến và cũng không ai có quyền tự do muốn viết lên đó bất cứ điều gì mình muốn. Người ta có thể đóng thêm bìa, đẹp đẽ hơn, hợp thời trang hơn, nhưng không ai có thể in chồng lên những hàng chữ cổ xưa có sẵn, một thứ ngôn ngữ ngoại lai nào
 
khác ...

 Nếu mục đích cao đẳng của giáo dục là góp phần vào việc phát triển nhân cách được hoàn toàn và nếu nhân vị nẩy nở luôn luôn tùy thuộc hoàn cảnh và chủng tộc; và bất cứ thời nào và với dân tộc nào, từ bối cảnh nhân sinh đại đồng ấy có con người - căn bản của nền văn hóa Pháp - chúng tôi yêu cầu các nhà giáo dục Pháp, hãy đào tạo không phải những người Annam, dở dang nửa mùa, mà những người Annam hoàn toàn, chân chính và trọn vẹn. Những người này khi thâu thái văn minh và khoa học Tây phương, vẫn thiết tha gắn bó với ngôn ngữ và phong tục cố hữu
 của nòi giống họ". (33)

 Đọc xong vài đoạn trích dẫn trên, độc giả ngày nay sẽ hỏi trong hoàn cảnh khó khăn thời Pháp thuộc, tự do ngôn luận bị hạn chế, người xưa có thể viết, có thể nói những điều ấy chăng!

 Tất cả chỉ là sự quyết tâm, một tấm lòng thành và chí hướng. Thực hiện được hoàn toàn hay một phần những điều mình ước vọng, còn tùy thuộc nhiều yếu tố khác. Điều quan trọng là không phản bội tự chính mình, không đi ngược lại quyền lợi tối thượng của đất nước quê hương. Đó là thái độ của kẻ sĩ, Đông phương hay Tây phương cũng vậy.
%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%
PHẠM QUỲNH, NHÀ VĂN HÓA VÀ CHÍNH TRỊ. (2)

NGUYÊN HƯƠNG
 
 Văn học, cần thiết cho cuộc sống tinh thần, trước hết phải là một phương tiện giáo dục, nâng cao dân trí. Viết là biểu hiện một thái độ, một quan niệm sống, một sự ứng xử với cuộc đời đang trải qua.  Viết không phải để thỏa mãn nhu cầu trí thức hay trình bày tự mãn và tự hào những điều hiểu biết của mình đến người đọc, mà phải có mục đích đề cao tinh thần đạo lý, cá nhân và dân tộc. Khi nâng cao được dân trí, tuyên dương được đạo lý và đó là cứu cánh xã hội, văn học như vậy đã phục vụ cộng đồng dân tộc, đã phụng sự nhân sinh.

IV.- PHẠM QUỲNH, NHÀ CHÍNH TRỊ

 Văn học, cần thiết cho cuộc sống tinh thần, trước hết phải là một phương tiện giáo dục, nâng cao dân trí. Viết là biểu hiện một thái độ, một quan niệm sống, một sự ứng xử với cuộc đời đang trải qua.

 Viết không phải để thỏa mãn nhu cầu trí thức hay trình bày tự mãn và tự hào những điều hiểu biết của mình đến người đọc, mà phải có mục đích đề cao tinh thần đạo lý, cá nhân và dân tộc. Khi nâng cao được dân trí, tuyên dương được đạo lý và đó là cứu cánh xã hội, văn học như vậy đã phục vụ cộng đồng dân tộc, đã phụng sự nhân sinh.

 Trên đây là đại cương quan niệm văn học của Phạm Quỳnh. Cũng theo Phạm Quỳnh, văn học là cái tô điểm cho con người. Văn học ấy khi đã nhuận trạch rồi, nghĩa là phát triển đầy đủ, còn có tác dụng nhuận thân, bồi bổ, phát triển cho thân mình thêm tiến bộ về trí và đức. Văn học ấy cần cho mọi người, nhà khoa học, nhà chuyên môn, nhà chính trị ...

 " ... Duy có lẽ với nhà chính trị, văn học có cần hơn; nhà chính trị muốn chi phối thực tế, lợi dụng thời cơ, chế ngự quần chúng, điều khiển trị loạn, cần phải thông kim bác cổ, đạt lý năng văn hơn người thường.

 Vậy thời nhà chính trị kiêm văn học, không biết đã có tư cách hoàn toàn chưa. Nhưng nếu quả có tài năng, thời tài năng ấy nhờ văn học chắc được cường hóa và thâm hóa thêm lên.

 Hai phạm vi văn học và chính trị tuy có thể đắp đổi cho nhau nhưng thực tế là cách biệt nhau hẳn. Có thể đắp đổi cho nhau là nhà chính trị mà có văn học thời được sắc sảo thêm ra, và nhà văn học mà làm chính trị thời cũng có lẽ được giầu thêm sự kinh nghiệm ra, tăng thêm chất liệu cho sự nghiệp văn chương của mình". (34)

 Nhắc lại Âu Dương Tu, một nhà văn hào đời Tống làm chính trị, trong bài Di cảo Phạm Quỳnh kể:

 "Lúc làm tham tri chính sự ở triều, các học giả trong nước trọng tiếng văn hào thường xin ra mắt. Âu Dương Tu vui vẻ tiếp nhưng không nói chuyên văn chương bao giờ mà chỉ bàn chuyện chính trị mà thôi. Âu Dương Tu nói văn chương chỉ dùng để nhuận thân, chính sự mới có thể trạch vật. Nhuận thân đó là mục đích của văn học, trạch vật đó là mục đích của chính trị, hai đàng vốn khác nhau".
 

 Nhìn thấy con đường nhuận thân và trạch vật như trên, tại sao Phạm Quỳnh từ bỏ tháp ngà Nam Phong dấn thân vào con đường chính trị mặc dù biết rằng đó là con đường nhiều chông gai cạm bẫy? Tại sao Phạm Quỳnh không giữ mãi vai trò học giả, lý thuyết gia văn học, nhân sĩ số một Bắc Hà, lại dấn thân vào con đường hành động đầy khó khăn? Còn khó khăn hơn trong hoàn cảnh chế độ thuộc địa mà bất cứ tư tưởng cải cách, sáng kiến chính trị nào có vẻ phóng khoáng tiến bộ đều có thể bị người Pháp nghi ngờ là chống đối, phản loạn.

 Một mặt bản chất, cốt cách học giả và đạo đức (atavisme intellectual et moral) cũng như truyền thống gia đình giáo dục (35) níu kéo Phạm Quỳnh ở lại với tháp ngà Nam Phong; một mặt bị thôi thúc về ý thức văn học và chính trị, nghĩ rằng đã đến lúc có thể thực hiện được, Phạm Quỳnh sau cùng quyết định con đường dấn thân, hành động.

 Từ ý niệm quốc gia tiềm tàng trong ý thức văn học của mình; tin tưởng rằng một nền văn học phát triển tốt đẹp sẽ khai sinh một nền văn hóa độc lập, và khi gặp thời cơ sẽ chuyển hóa sang ý thức dân tộc tự quyết, Phạm Quỳnh chọn con đường chính trị hoạt động.

 Trái với củ trương trực trị với Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh cho rằng phải đánh đổ chính sách cai trị này. Chừng nào còn chế độ trực trị đang thâu tóm tất cả quyền bính vào Phủ Toàn Quyền, chừng ấy Hòa ước Pâtenôtre 1884 còn là một mảnh giấy vô nghĩa, và như vậy chủ trương văn học của mình trước sau vẫn là một ảo tưởng (36). Chế độ cai trị thực dân không cho phép đảng phái, hội đoàn chính trị hoạt động công khai, vậy chỉ còn một cách tự mình dấn thân hành động bằng con đường tham chính may ra tạo được cơ hội. Không thực hiện được nhiều, ít ra cũng bước được bước đầu, từ từ từng giai đoạn một, sẽ tạo được kết quả dài lâu.

 Phạm Quỳnh công khai hoạt động bằng con đường tham chính, không phải một mình, mà tin tưởng hy vọng sẽ còn nhiều người khác, cùng thế hệ, cùng chí hướng sẽ tham gia, gây bầu không khí chính trị mới cần thiết cho sự hồi sinh của quốc gia.

 Phạm Quỳnh không chủ trương bạo động, không nói đến cách mạng, không phải là Phạm Quỳng không trì chí quyết tâm, quyết liệt trong chủ trương quốc gia, đã đến lúc Phạm Quỳnh gọi đó là một bổn phận.

 Trước ngày được mời giữ chức Đổng Lý Ngự Tiền Văn Phòng năm 1931, trả lời một câu hỏi:

 - Trong tương lai, nếu được mời, ông có nhận lời làm Thượng Thơ không?

 Phạm Quỳnh nói: "Có thể có, nếu người ta thấy rằng ý kiến, chủ trương của tôi có thể thực hiện được. Nếu người ta cần sự hợp tác của tôi, tôi xem đó là một bổn phận, bổn phận phải chấp nhận. Tôi nói bổn phận, và quí vị có thể tin lời tôi, vì tử trước đến nay chẳng bao giờ tôi mong mỏi hay ước mơmột chức vụ thượng thơ, cho dù là thượng thơ trong một thể chế quân chủ lập hiến. Tôi không thích gì hơn là sự trầm lặng cho cá nhân, vì như vậy tôi sẽ có dịp suy nghĩ và mơ mộng nhiều hơn". (37)

 Tháng 9 năm 1932, vua Bảo Đại du học xong trở về nước chấp chính. Tháng 11 cùng năm ấy, Phạm Quỳnh được triệu mời về Huế giữ chức Đổng Lý Ngự Tiền Văn Phòng.

 Để tạo bầu không khí thuận lợi cho việc cải cách chính trị, thánh 5 năm 1933, vị tân quân thành lập nội các mới. Tiếp theo Dụ ngày 2 tháng 5 năm 1933 thành lập nội các, nhiều sắc dụ kế tiếp được ban hành ấn định nhiệm vụ và quyền hạn quan lại, thể lệ thi cử và tuyển chọn quan trường, việc tổ chức nền giáo dục tiểu học phổ thông ... . Dư luận xôn xao, cả nước đưa mắt nhìn về kinh đô Huế chở đợi, ngóng trông. Hai nhân vật nổi bật nhất trong nội các mới là Ngô Đình Diệm và Phạm Quỳnh.

 Ngô Đình DIệm, 31 tuổi, một người có phẩm giá, nổi tiếng thông minh và cực kỳ liêm khiết ... và cũng nổi tiếng về tinh thần quốc gia cực đoan, bảo thủ, giữ chức vu. Thượng Thơ Bộ Lại. (38)

 Phạm Quỳnh, 40 tuổi, nổi tiếng về văn học và đang ôm mộng xây dựng nền văn học quốc gia làm bàn đạp tiến đến việc thu hồi quyền tực chủ.

 "... Tôi đặt tin tưởng vào cả hai người ngang nhau, Phạm Quỳnh và Ngô Đình Diệm; ông Ngô Đình Diệm chỉ nhận chức vu. Thượng Thơ với điều kiện có thể cải tiến xã hội Việt Nam, sự nổi danh của ông làm tôi hy vọng có thể tiến xa". (lời vua Bảo Đại - (39) )

 Ước mong hạn chế giai đoạn của mọi người là như vậy, nhưng hoàn cảnh chính trị, mà người Pháp là yếu tố quyết định lại không diễn biến thuận chiều.

 Áp dụng đường lối chính trị mới sẽ làm giảm bớt quyền hành của chính phủ bảo hộ, người Pháp vừa ngập ngừng, vừa ngoan cố. Đã lâu rồi, để xoa dịu lòng dân, từ chủ trương một quốc gia Đông Dương theo thể lien bang (nation Indochinoise à type fédéral), nhà cầm quyền Pháp nhiều lần cam kết "tôn trọng các dân tộc Đông Dương trong khuôn khô?
Liên Bang Pháp (respect des nations Indochinoises dans le cadre d'une Fédération Francaise). Đối với người Pháp đây là một sự canh cải lớn, nhưng danh từ tuy đổi khác, tựu trung vẫn là một hình thức trực trị.

 Nhìn thấy rõ dân chúng Việt Nam đang bất mãn về việc người Pháp không tôn trọng Hiệp ước 1884, đề phòng những cuộc bạo động chính trị có thể xảy ra, nhà cầm quyền Pháp lại công bố chương trình cải cách khác. Lần này một sự "chuyển dịch, châm chước về quyền tự chủ"
 (adaptation moderne de la souveraineté intérieure de l'Annam au Traité de 1884)! Người Pháp có vẻ hãnh diện về sự cởi mở tiến bộ lần này. Nhưng với thời gian vẫn là trò chơi chữ và sự hứa hẹn kéo dài năm này qua năm khác. (40)

 Cuộc triển lãm thuộc địa Paris năm 1931 đối với người Pháp là biểu hiệu tột đỉnh sự thành công của chính sách thuộc địa, là niềm kiêu hãnh của đế quốc Pháp. Nước Pháp là cường quốc thuộc địa vững mạnh nhất trên thế giới. Tin tưởng vào bề ngoài có vẻ rạng rỡ đó, nước Pháp yên tâm, gạt bỏ tất cả mọi ý kiến cải cách đối với thuộc địa Đông Dương.

 Lẽ dĩ nhiên thái độ ấy là một cản trở, thách đố lớn đối với "thuộc quốc" Annam. Sau mấy tháng làm việc, Thượng Thơ Bộ Lại Ngô Đình Diệm rũ áo từ quan. Còn lại một mình Phạm Quỳnh không đảng phái, hkông hậu thuẫn, cô đơn trong một triều đình và cũng giống bao nhiêu triều đình khác tự cổ chí kim, các mâu thuẫn, đố kỵ, tranh chấp ngấm ngầm là chuyện thường xảy ra.

 Nhiều người trách Phạm Quỳnh bản chất đạo đức quân tử quá tin tưởng vào lời hứa hẹn của người Pháp; cũng nhiều người trách Phạm Quỳnh chủ quan, muốn dựa vào thế đứng công khai Thượng Thơ Bộ Học rồi Bộ Lại với định chế pháp lý sẵn có để điều đình, nhưng lại quá mềm dẻo, ôn hòa trong việc đòi hỏi quyền tự trị.

 "Bấy giờ Phạm Quỳnh vào Huế làm quan, tôi cho không phải vì danh.

 Quốc dân biết Phạm Quỳnh hơn biết mấy thượng thơ Nam Triều khác. Cũng không phải vì lợi. Làm báo Nam Phong, Phạm Quỳnh cũng được phụ cấp 600 đồng một tháng (?), món này to hơn lương Thượng Thơ. Phạm Quỳnh ra làm quan chỉ là để lấy danh nghĩa chính phu? Nam Triều, đòi Pháp trở lại Hiệp ước 1884". (41)

 Hơn một phần tư thế kỷ sau ngày tập đoàn cộng sản ra lệnh hạ sát Phạm Quỳnh, một nhà văn của chế đô. Hà Nội, Nguyễn Công Hoan gián tiếp nhìn nhận tội ác của cộng sản!

 Không hiểu được thái độ, lập trường Phạm Quỳnh lúc bấy giờ, dưới đây tạm nghe lời giải thích của vua Bảo Đại nói với Thượng Thơ Bộ Lại Ngô Đình Diệm khi yết kiến nhà vua xin từ chức:

 "Tình hình đanh biến chuyển lớn, chiến tranh Âu Châu sắp xảy ra là một điều không thể tránh được, cuộc chiến tranh chắc chắn sẽ gây nhiều ảnh hưởng xáo trộn lớn lao cho toàn lục địa Á Châu, khởi đầu từ Nhật Bản (...)

 Đất nước chúng ta chưa sẵn sàng, thời cơ chưa đến lúc, phải khôn khéo lợi dụng thời cơ và chờ đợi ... ." (42)
 

 Năm 1939, Phạm Quỳnh hộ giá vua Bảo Đại sang Pháp điều đình với chính phu? Daladier việc trả lại Bắc Kỳ cho triều đình Huế đúng theo Hiệp ước 1884. Việc điều đình chưa đi đến đâu thì tiếng súng quốc xã Đức mở đầu cuộc chiến Âu Châu dẫn đưa đến trận thế giới đại chiến thứ 2 bùng nổ.
 Nhận được công điện từ triều đình Huế, Vua Bảo Đại cấp tốc trở về nước.

 Thế giới đại chiến lan tràn. Vì sự tồn vong của chính quốc và của cả đế quốc thuộc địa, nước Pháp phải bám chặt Đông Dương. Tháng 7 năm 1940, Đô đốc Jean Decoux thay thế đại tướng toàn quyền Catroux, lần này với chức vị mới, Thượng Sứ Pháp ở Thái Bình Dương (Haut Commissaire la France dans le Pacifique).

 Một tháng sau, Hiệp ước thân hũu Pháp Nhật (30-8-1940) được ký kết: Nhật Bản nhìn nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của Liên bang Đông Dương và tôn trọng chủ quyền Pháp trên lãnh thổ này.

 Tiếp theo Hòa ước Pháp-Nhật-Thái ngày 9-5-1941 và việc 40,000 quân đội thiên hoàng lần đầu tiên đổ bộ lên Nam Kỳ, là Hiệp ước phòng thủ chung Pháp-Nhật ký kết tại Vichy.

 Những cái mốc thời sự nêu trên tưởng cần nhắc lại đây khi tìm hiểu tình hình Việt Nam và những người trong cuộc trong giai đoạn đầy biến chuyển đã qua.

 Tháng 12 năm 1941, quân đội Nhật tiến vào Hà Nội, trong lúc đó tại Luân Đôn Ủy ban Quốc gia của De Gaulle (Comité National Francais) chính thức tuyên chiến với Nhật Bản.

 Trong hoàn cảnh chính trị bất ổn đó, Phạm Quỳnh được cử giữ chức Thượng Thơ Bộ Lại cho đến ngày xảy ra cuộc đảo chính 9-3-1945. Bản Tuyên Cáo Việt Nam Độc Lập, do Phạm Quỳnh, nhân danh Thượng Thơ Bộ Lại, đại diện Việt Nam Hoàng Đế, ký tên được công bố sau đó mây hôm.

 Đến đây chấm dứt giai đoạn chính trị gần 13 năm trời của Phạm Quỳnh.

 Kết quả không được như sở nguyện của mình khi Phạm Quỳnh từ giã Nam Phong, từ giã bạn bè ở Hà Nội vào Huế.

 Phạm Quỳnh chỉ là người của giai đoạn chuyển tiếp như ông đã tâm sự với một số đồng liêu hay bạn bè. "Tất cả những cải cách chính trị và giáo dục thực hiện khiêm tốn lâu nay chỉ nhằm mục tiêu duy nhất chuẩn bị cho ngày mai khi đất nước chuyển mình đến vận hội mới: Độc Lập và Chủ Quyền. Tôi chỉ là người của giai đoạn chuyển tiếp".

 Lui về ẩn dật tại tư thất Hoa Đường bên bờ sông An Cựu, Phạm Quỳnh trở lại với thú văn chương. Nhìn lại quãng đời chính trị đã qua, hkông thành công như dự tính ước mong, nhớ lại hoàn cảnh nhà văn kiêm chính tri. Âu Dương Tu đời Tống, Phạm Quỳnh viết:

 "... Nếu nhà văn học bản sắc là văn học mà ngẫu nhĩ làm chính trị đó là một sự thí nghiệm mà thành công hay thất bại không thể quyết đoán được. Nhưng cứ bình tĩnh mà xét, nhà văn học thuần túy không nên làm chính trị; hoa lan phải mọc trong u cốc, không thể đem trưng bày nơi đầu đường góc chợ được (...)
 

 Âu Dương Tu là cái "ca" nhà văn học kiêm chính trị. Tuy thời đại ấy chính trị với văn học không cách biệt nhau lắm như bây giờ, và tuy tự ông cũng có ý trọng trạch vật hơn nhuận thân, nhưng xem ra ông làm chính trị không lợi gì thì hà tất đã vội coi thường cái thuật nhuận thân là cái sở trường của mình! (43)

 Qua di cảo của người xưa, gom góp, phân tách phần nào những sự việc, biến cố đã xảy ra, độc giả ngày nay thấy rằng chủ trương chính trị của Phạm Quỳnh trước ngày rời bo? Nam Phong vào Huế là sự thành tựu của tư tưởng đã được un đúc từ lâu. Phạm Quỳnh không thành công trong hoài bảo tốt đẹp của mình; phải chăng vì Phạm Quỳnh đã lầm một nước cờ vì quá tin tưởng vào thiện ý của người Pháp.

 Phải chăng, trước sau Phạm Quỳnh vẫn nghĩ rằng mình chỉ là người của giai đoạn. Dù hoàn cảnh chưa thuận lợi, vẫn phải cố gắng làm được tới đâu hay tới đó, miễn là đem hết tài sức ra làm và không thẹn với công việc mình làm.

 Phải chăng vì hạn chế hoàn cảnh, con người chính tri. Phạm Quỳnh đã không thành công so với Phạm Quỳnh nhà văn hóa.

 Sau ngày thành lập nội các Trần Trọng Kim, tâm sự với một phóng viên nhóm Tri Tân từ Hà Nội vào Huế, Phạm Quỳnh nói:

 "Tôi đã lỡ lầm mà ra làm quan, vì trước khi dấn thân vào hoạn lộ, thật ra tôi vẫn tưởng tôi sẽ làm được rất nhiều việc mà trước kia tôi chỉ phụng sự được trong mực đen giấy trắng.

 Nhưng trong hoàn cảnh khó khăn tôi mới cảm thấy mình không làm gì được hết. Đổi lại, tôi còn bị ngờ vực.

 Ông tính coi, một nhà văn bạch đinh như tôi, vụt một cái nhảy lên cái ghế danh vọng của triều đình đình thì tránh sao được những đố kỵ và ngộ nhận. Cảnh ngộ của tôi lúc ra làm quan thật phù hợp với hai câu:

 Phấn vua Lê trang điểm ấy là duyên Tay chúa Trịnh cầm quyền âu cũng nợ ..."

 Hồi sang Pháp, tôi có vận động chính phu? Pháp thi hành đúng Hiệp ước 1884, mục đích thâu chủ quyền về cho Nam triều trên thực tế. Tôi đã giải bày rất nhiều với ông Mandel (Bộ trưởng Thuộc địa). Nhưng việc đó cũng không thành. (...) Trong một thời gian ra làm quan, tôi tự nhận thấy thâu thái, học hỏi thêm được "nhân tình thế thái rất nhiều". Ngày nay trở lại nghiệp cũ, có lẽ ngòi bút của tôi sẽ được dồi dào phong phú hơn xưa (...) .

 Hiện thời chúng ta đang ở một giai đoạn lịch sử mà một nền văn hóa mới phải được tạo lập. Tất cả nhân tài phải được dung nạp, trọng dụng. Phải tạo cho họ có trường sở để thi thố phát triển tài năng của mình. Đôn đốc họ bất cứ trong trường hợp nào cũng phải đặt mình trong cái nghĩa lớn.

 Trong nền văn hóa chúng ta đang vun quén tạo lập, phải làm nẩy nở được mầm tư tưởng quốc gia. Chúng ta đã chẳng làm việc để tìm cho được một Tổ Quốc mà phụng sự là gì?

 Thật vậy, trong trường hợp nào chúng ta cũng phải đặt quốc gia lên trên hết, trong đia. hạt văn hóa cũng vậy. Cá nhân không có nghĩa và cũng không có sức mạnh gì cả ... ." (44)

 Thế giới đại chiến 1939-1945 kết liễu với cái chết của gần một triệu sinh linh, dù sao cũng đã trực tiếp ảnh hưởng tốt đẹp đến vận mạng các nước Á Phi. Các đế quốc tây phương lần lượt tan rã và các cựu thuộc địa lần hồi trước sau trở thành những quốc gia độc lập. Ngược lại, nếu không có thế chiến thứ hai liệu những biến chuyển trọng đại như vậy có xảy ra nhịp nhàng, liên tiếp với các cựu thuộc địa không? Liệu các cường quốc và đế quốc Tây phương như Pháp, Anh, Hòa Lan có bị áp lực thời cuộc để "nhả" thuộc địa của mình không?

 Câu hỏi trên không thể trả lời một cách đơn giản thông thường, nêu lênđây chỉ để tìm hiểu thêm giai đoạn Việt Nam trước 1945.

 Ngày nay, nhận định Phạm Quỳnh, nhà văn hóa và chính trị, chúng ta có dịp tìm hiểu thêm về con người và tư tưởng Phạm Quỳnh trước năm 1932. Một mẫu người Việt Nam có cái chí về thế đạo cương thường, vừa bảo thủ vừa tiến bộ, một nhà báo Phạm Quỳnh làm hướng đạo dư luận, một nhân sĩ mà tư tưởng chính trị đã ảnh hưởng cả một thời kỳ. Con người Phạm Quỳnh của những năm ấy đã đóng góp phần công lớn của mình, và dù sau này không suy di, đánh đổ được thời thế, trước đó cũng đã biến đổi được nhân tâm, ra công phù trì cho thế đạo trong giai đoạn khó khăn của lịch sử và có giá trị hiển nhiên về lịch sử, cả về hai phương diện văn học và chính trị.

 NGUYÊN HƯƠNG



 ----------------------------------------
 Chú thích:

 1.- Trích: Cô Kiều với tôi. Di cảo Phạm Quỳnh, 11 bài gom góp lại dưới nhan đề "Kiến Văn Cảm Tưởng". Tập di cảo thuộc tư liệu của bà Liên Trang Phạm Thị Ngoạn gồm có: Thế thái nhân tình, Muốn sống, Chỉ buộc chân voi, Văn học hay chính trị, Vô duyên, Chuyện một đêm một ngày (9-3-45), Con người hiểm độc, Anh chàng khoác lác, Lão hoa đường, Tư tưởng Keyserling, Cô Kiều với tôi.

 
2.- Nam Phong, số 146, tháng 7, 1931.

 
3.- Durand et Nguyễn Trần Huân: Introduction à la literature Vietnamienne. Ed. G.P. Maisonneuve et Larose, Collection Unesco, Paris 1969.

 4.- Cô Kiều với tôi, xem chú thích (1).

 5.- Thơ Vân trình Nguyễn Văn Lượng, cảm tác 100 năm sinh nhật Phạm Quỳnh:
 "Ôm theo mối hận chưa tròn mộng, Tâm sự nghìn thu nhật nguyệt soi!"

 6.- Vì biến chuyển của thời cuộc, năm 1943 toàn quyền Jean Decoux (1940-1945) thay địa danh Đông Pháp (Indochine Francaise) bằng Liên Bang Đông Dương (Fédération Indochinoise).

 7.- Tuy rằng có hai khuynh hướng bạo động và ôn hòa, nhưng các nhà cách mạng thời đó vẫn liên lạc mật thiết với nhau, ai làm công việc nấy, không có sự chống đối phe đảng như sau này.

 8,9,10.- Đông Kinh Nghĩa Thục, Nguyễn Hiến Lê, nhà xuất bản Lá Bối, Saigon, 1968.

 11.- Báo Tiếng Dân, Huế, số 1 ngày 10 tháng 8 năm 1927.

 12.- Việt Nam Văn Học Sử Trích Yếu, Hạo Nhiên Nghiêm Toản, Vĩnh Bảo, Saigon, 1949.

 13.- Lê Thanh, Ba người cần mẫn: Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Khắc Hiếu, Tạp chí Tri Tân, tr. 172, Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 1941.

 14.- "Luận về Nam Phong tạp chí", Nguyễn Duy Diễn - Bằng Phong, Khai trí, Saigon, 1960.

 15.- Chuyện trò với Hoàng Xuân Hãn, Sông Hương số 37, Huế, 1989.

 16.- Những người Âu Châu đầu tiên đến Huế, Nguyễn Uyển Chi, Tiếng Sông Hương, Dallas, 1990.

 17.- Đúng ra cuốn tự điển này, như tác giả nói trong lời tựa (monnitum), là công trình biên soạn chung của hai người, giám mục Pigneaux de Béhaine và giám mục J.L. Taberd. Phần đầu Annamitico-Latinum, có chữ Hán và chữ Nôm là công trình của giám mục igneaux de Béhaine, phần sau (đảo ngược lại) Latino-Annamiticum, không có chữ Hán và chữ Nôm, là phần biên soạn của giám mục Taberd.

 18, 19.- Không kể mấy cuốn tự điển, trước sau Trương Vĩnh Ký đã biên soạn tất cả 128 tác phẩm, bằng Việt văn và Pháp văn.

 20.- Thay thế Trương Vĩnh Ký làm chủ bút tờ Gia Định Báo, tác giả nhiều cuốn sách quốc văn như Chuyên Giải Buồn (1880), Tục ngữ, Cổ ngữ, Gia ngôn ..., nhà học giả tinh thông Hán văn và Pháp văn Huỳnh Tịnh Của lại là một người trước đó mấy mươi năm đã đề nghị triều đình Huế thay thế chữ Nho bằng chữ quốc ngữ. Huỳnh Tịnh Của cũng là người đề nghị dùng báo chí quốc ngữ để giáo dục dân chúng.

 21.- Năm 1908, Hội đồng Cải Cách Giáo Dục ấn định chương trình gồm 3 cấp, Sơ học, tiểu học, và Trung Học. Về cấp sơ và tiểu học, chữ Hán và chữ quốc ngữ là môn học chính, Pháp văn không bắt buộc (nhiệm ý). Năm 1917, Tổng Nha Học Chánh Đông Dương hủy bỏ chương trình 1908. Từ nay
 cấp tiểu học từ lớp Đồng Ấu (lớp 5), Pháp văn được dùng làm chuyển ngữ thay thế quốc văn.

 22.- Để hiểu thêm về văn nghiệp Nguyễn Văn Vĩnh, xin đọc L'Oeuvre de Nguyễn Văn Vĩnh, B.S.E.M.T. T. XVI.

 23.- Quốc Học và Chính Trị, Phạm Quỳnh, Nam Phong số 165, 1921.

 24.- Thiếu Sơn, Phê Bình và Cảo Luận, Nam Ký, Hà Nội, 1933.

 25.- Theo trần Ngọc Liễn, Louis Marty, giám đốc sở chính trị sự vu. Phủ Toàn quyền và sau này Tổng Giám đốc sơ? Liêm Phóng (Directeur des Affaires Politiques au Gouvernement Général de l'Indochine, Intendant Général de la Sureté) là người rất hiểu biết đối với các phong trào cách mạng Việt Nam. Rất nhiều gia đình có người bị bắt giam viết thư thẳng cho Louis Marty đều nhận được sự đối xử khoan hồng đặc biệt của ông.

 Cũng nhờ làm việc tại văn phòng bí thư, Trần Ngọc Liễn đã đọc nhiều hồ sơ quan trọng, như phúc trình mật gửi Toàn quyền Albert Sarraut tháng 7 năm 1917. Đại cương trong phúc trình này, Louis Marty nhận xét về những sai lầm trong việc cai trị và đề nghị một chính sách hợp tác bình đẳng hơn giữa người Việt và người Pháp. Theo Louis Marty, nên nói rõ cho người bản xứ biết, sự hợp tác hai bên rất có lợi, vì trong một tương lai gần hay xa, dù muốn hay không, Annam sẽ độc lập, nguyện vọng sâu xa và tự nhiên của bất cứ người Annam nào. (Témoignage sur S.E. Phạm Quỳnh", Trần Ngọc Liễn, Monde et Cultures T. XLV - 1985). Theo Bernard Le Calloc'h, cũng trong tạp chí nói trên, Louis Marty là người "đỡ đầu" (protecteur) Võ Nguyên Giáp, giúp Võ Nguyên Giáp tiếp tục việc học ở Hà Nội, sau ngày ông được phóng thích khỏi lao Thừa Phủ Huế.

 26.- Tiểu Tự, "Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, Huỳnh Tịnh Của Paulus, Saigon, 1895.
 "... Viết đi chép lại, ngày đêm khó nhọc hơn bốn năm trời mới thành công việc (...) nghe theo lời quan tham tán, ta bèn làm đơn xin quan lớn Thống Đốc Nam Kỳ là ông Fourès, cử một hội viên tra xét tự vị ta làm; nhân dịp ta cũng xin dâng cho nhà nước chuẩn y tiền in, còn phần ta thì ra công mà sửa bản.

 27.- Cũng như Louis Marty, Ernest Babut là một mẫu người đặc biệt. Khác với Louis Marty, kéo dài cuộc đời công chức, hết làm Giám Đốc Chính Trị, đến Khâm Sứ Ai Lao (1934), Ernest Babut về sau là một nhân vật có thế lực trong Hội Bảo Vệ Nhân Quyền. Bày tỏ công khai thiện cảm đối với các nhà ái quốc Việt Nam, E. Babut còn viết báo công kích chính sách thuộc địa. Và Phạm Quỳnh đã khôn khéo khai thác, trích dẫn lời Ernest Babut trong nhiều bài viết của mình: "Một ngày nào đó phải đến, khi người Annam có đủ khả năng tự cai trị đất nước họ, chúng ta phải ra đi. Chúng ta không thể ở lại lâu hơn, dù một ngày, khi người Annam không cần đến chúng ta nữa ..."

 Chính E. Babut là người đã tích cực vận động và can thiệp với Hà Nội - Paris cho cu. Phan Chu Trinh, lần thứ nhất được giảm án trảm quyết thành trảm giam hậu, lần thứ hai được ân xá sau 3 năm bị giam ở Côn Đảo. Gặp nhau trong tư tưởng, gần nhau trong văn chương, Phạm Quỳnh bạn thân với E. Babut cũng như với Louis Marty là chuyện thường tình. Tình bạn vẫn là tình bạn, miễn là không vì tình bạn ấy mà đi ngược lại quyền lợi tối thượng của xứ sở quê hương. Trong hoàn cảnh nội thuộc, với tinh thần lệ thuộc, một số người đã không hiểu được tại sao một người Annam lại có thể là bạn thân với một người "Đại Pháp", nhất là khi người bạn khác quốc tịch ấy là một công chức cao cấp, có quyền thế. Hẳn rằng đây là "nỗi đau" của Phạm Quỳnh sau này khi làm Thượng
 Thơ.

 28.- Nam Phong, No. 105, Sept. 1926, Supplément en Francais, p. 39-46. Tác giả chuyển ngữ tiếng Việt từ ghi chú 28 này trở về sau. Để hiểu rõ hơn ý kiến, tư tưởng Phạm Quỳnh, xin đọc thêm guyên văn bằng Pháp ngữ.

 29.- Nam Phong, Supplément en Francais, No. 105, Septembre 1926.

 30.- Nam Phong, Supplément en Francais, No. 166, Octobre 1931.

 31.- Nam Phong, Supplément en Francais, No. 175, Avril 1932.

 32.- Nam Phong, Supplément en Francais, No. 105, Mai 1926.

 33.- Nam Phong, Supplément en Francais, No. 17, Mai 1923.

 34.- "Văn học hay chính trị", Di cảo của Phạm Quỳnh (xem chúthích 1).

 35.- Phạm Quỳnh xuất thân từ dòng dõi Nho gia, không phải hạng nho gia quyền quí hiển hách, thời ấy một số có khuynh hướng xu phụ, nịnh bợ Tây để bảo vệ địa vị, chấp nhận một cuộc sống giả câm, giả điếc, mà lớp người hàn Nho, tuy cũng từng đỗ đạt theo đường lãnh hoạn, nhưng sống đạm bạc thanh bần bên luống cày của người nông dân. Cho đến sau này khi đã nổi danh học giả, trí thức, Phạm Quỳnh vẫn giữ nếp sống cần cù, ngôn ngữ và dáng điệu một ông đồ nhà quê, un letter campagnard", như ông thường tự gọi. Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thế Ngữ, Quốc học Tùng thư, Saigon 1965.

 36.- Chủ trương cải cách và trực trị. Nguyễn Văn Vĩnh lúc bấy giờ là chủ nhiệm tạp chí L'Annam Nouveau, phản đối thuyết Lập Hiến của Phạm Quỳnh. Lý do phản đối là triều đình hủ bại, quan liêu tham nhũng. Muốn đổi mới, theo Nguyễn Văn Vĩnh, phải bãi bỏ triều đình, bãi bỏ quan lại để tiến đến trực trị, nghĩa là để người Pháp cai trị trực tiếp như ở Nam Kỳ. Cuộc bút chiến (bằng Pháp ngữ) về Trực Trị và Lập Hiến kéo dài khá lâu giữa Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh. Theo Phạm Quỳnh, quan lại tham nhũng cần phải có biện pháp trừng trị là một việc; tập thể quan lại nói chung là một việc khác. Quan trường là một tập thể viên chức (corps de fonctionnaires), đại diện và thừa hành mệnh lệnh triều đình Huế. Nước ta (lúc bấy giờ) có chính phủ bảo hộ mà bộ máy trực trị là phu? Toàn quyền ở Hà Nội và chính phu?
Nam triều ở Huế. Theo Hòa ước 1884 ký kết giữa nước Pháp và vua nước Nam, nước Pháp nhìn nhận và tôn trọng vua nước Nam có chủ quyền nội bộ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Chính phủ bảo hộ sở dĩ có cung do Hiệp ước 1884 mà ra. Vậy khi nói chính phủ bảo hộ không thể nào bỏ sót chính phu? Nam triều, triều đình Huế.

 Bãi bỏ quan trường thì còn gì chính phu? Nam triều, còn gì bộ máy hành chánh Nam triều. Không còn vua, tượng trưng chủ quyền nội bộ như đã ghi rõ trong Hòa ước 1884, không còn bộ máy hành chánh với tập thể quan lại, thì còn gì thực thể quốc gia, ngoài chính phủ bảo hộ. Cũng theo Phạm Quỳnh, triều đình hủ bại vì vua là người cũ xưa; quan lại bất lương là vì chế độ mập mờ, vì người Pháp dung túng, vì một số là tay chân của họ lúc buổi đầu. Nay nếu có vua trẻ tân học, có chính sách tuyển lựa quan lại cẩn thận, có đường lối trừng phạt xứng đáng, những tệ hại cũ không phải là không sửa đổi được. Lại nữa với chính thể Lập Hiến, vua có quyền vua, dân có quyền dân, lại có Hội đồng Tư vấn, gọi là Viện Nhân Dân Đại Biểu, tình hình chính trị, hành chánh sẽ đổi khác là chuyện tất nhiên phải đến. Vấn đề đặt ra là chủ quyền nội bô. Việt Nam. Có chủ quyền rồi sẽ có chính sách, đường lối cai trị. Đó là bổn phận chung của mọi người trong tương lai.

 
37.- Nam Phong, Supplément en Francais, No. 160.

 38.- Le Dragon d'Annam, bản dịch Việt ngữ, Con Rồng Việt Nam, Hồi ký chính trị, Cựu Hoàng Bảo Đại, Nguyễn Phước Tộc xuất bản, 1990.

 39.- Cụ Phan Bội Châu, những ngày ở Huế, Tiếng Sông Hương, Dallas, 1990.

 40.- Để hiểu rõ hơn đường lối chính trị của người Pháp, độc giả có thể đọc thêm, Politique de collaboration Franco-Annamite, diễn văn trả lời ông Phạm Quỳnh của toàn quyền A. Varenne, được coi như phần tử "cấp tiến" nhất trong số các toàn quyền Pháp ở Đông Dương thời bấy giờ.

 41.- Đời viết văn của tôi, Nguyễn Công Hoan, nhà xuất bản văn học, Hà Nội 1971. (Dấu hỏi (?) có đóng dấu ngoặc thêm ở trên không có trong nguyên văn).

 
42.- Xem chú thích (38).

 43.- Xem chú thích (1).

 44.- Nguyễn Văn An. Tôi đã gặp Phạm Quỳnh ở biệt thư. Hoa Đường, Nhật báo Tin Điển, ngày 23-3-52, Saigon.