Pierre Darcourt
CHƯƠNG TÁM
ĐỪNG BAO GIỜ TIN TƯỞNG HOA KỲ
NHƯ MỘT ĐỒNG MINH
Ngày Thứ Năm, 10 tháng Tư
Chung quanh vòng đai của Thủ đô, nhiều xe ủi đất và máy xúc đất đang không ngừng đào lấu từ tấn nầy đến tấn khác đất và đá sỏi để hàng ngàn nhân công mặc quần cụt và sơ mi ngắn tay đen, dùng xe đẩy nhỏ , đưa đến dùng vá cho vào các thùng phuy sắt được kết nối lại từng 4 thùng một với nhau bằng dây sắt và được đặt trên các lề đường để dùng làm bờ tường chống chiến xa.
Tất cả những xe đò từ các tỉnh đến Sai Gòn đều được quân cảnh lục soát và kiểm tra kỹ. Các ngã tư đường quan trọng đều có các cuộn kẽm gai bao quanh. Hai bên các đầu cầu đều có binh sĩ canh gác với các loại vũ khí nặng đặt trong các lô cốt bằng ximăng hay trong các hầm trú ẩn có bao cát ở trên.
Những công cuộc chuẩn bị chiến tranh không hề làm bận tâm người dân ở thủ đô. Ở khu vực ngân hàng, sau nhiều chuyện xô đẩy chen lấn ồn ào, sự yên tĩnh đã trở lại bình thường. Đồng mỹ kim tuần rồi đã vụt lên đến 1600 đồng thì nay đã xuống trở lại đến 1000 đồng. Thành phố Chợ Lớn, trung tâm thương mại và tài chánh của Việt Nam tiếp tục sinh hoạt bình thường. Không khí buôn bán không có gì thay đổi. Người ta vẫn còn tìm nhìn lên các bảng hiệu tiệm với hàng chữ màu đen hay màu vàng luôn được treo trước cửa hàng . Ở đây buôn bán vẫn là ưu tiên hàng đầu . Trước hết là các cửa hàng bách hóa, thôi thì hàng được bày la liệt đủ mọi thứ : nào là nón phớt Ý đại lợi, nào là dầu thơm của Pháp, nào là máy ảnh của Nhật... tất cả treo dài dài trên tường, có cả ly cốc và nồi niêu.... Hàng tá đèn lồng được bày bốn năm hàng dài trên các kệ, đèn chùm đủ kiểu được treo lòng thòng từ trên trần nhà. Đèn điện sáng choang vì người Tầu không ưa bóng tối. Kế đến là các hàng tạp hóa, với nhiều loại rượu: loại khai vị của Pháp. rượu vang Úc Châu, sâm banh thượng hảo hạng nhưng thường thì chỉ có nhãn hiệu là thật. Tất cả các loại bánh bít quy của Anh... nhưng làm ở Hong Kong là phần chắc. Các tiệm buôn thường chia ra làm 2 hay 3 ngăn, mỗi ngăn mỗi chủ khác nhau. Người ta thuê, rồi lại cho thuê lại: khúc trước thì bán cà phê, mà khúc sau thì là một tiệm hớt tóc. Các tiệm bán trà thì có hàng trăm bình trà bằng đất nung, nhưng phía sau đó lại có các hũ rượu nếp. Trong các tiệm ăn thì mấy anh bồi bàn mặc áo thung lá lăng xăng chung quanh các thương gia béo phì và vui vẻ, lâu lâu lại vén áo thung ba lá lên rất tự nhiên gọi là để cho mát cái bụng phệ. Đứng trước các lò nấu có năm sáu anh đầu bếp, lưng trần, đang lo nấu cơm hay đang làm món ra gu đậu. Trước hiệu ăn nào cũng có treo đầy "lạp xưởng", và các miếng thịt "xá xiếu" dài ,những con vịt khô dẹp , và các chùm ớt đỏ chói....
Chung quanh các tiệm bán tạp hóa, bán chạp phô hay các kho hàng lúc nào cũng có dủ mặt các tay tiểu công nghệ : nào là thợ vá giày, thợ sửa khóa, thợ ráp khuôn hình . . . các cô bán bông thì chào hàng trước các tiệm trồng răng, các tiệm kính nơi có trưng bày đủ loại gọng, loại kính đủ màu đủ kiểu..
Ngoài kia là con kênh, đầy ghe thuyền, sà lan, ghe chài lớn...và tiếng vịt kêu, đang đến từ các nhà máy xây lúa ở Bình Tây, cao to vòi vọi bên cạnh các căn lều lụp xụp của các công nhân và phu khuân vác. Không khí thì đầy những hạt bụi lấm tấm màu đen : người ta thường dùng trấu để đốt lò xây lúa nên có cả một đám mưa bụi tro. Các bao lúa được chất lên chung quanh nhà máy xây gạo cao như núi, để chờ chuyển thành triệu nầy đến triệu khác.
Những hình ảnh phong phú nầy đặc biệt trái ngược với các mẩu tin từ chiến trường gởi về.
Chơn Thành vừa mới được di tản, đây là một thị trấn nhỏ nằm ngay ngã tư giao lộ cách Sai Gòn khoản 80 cây số ngàn về hướng Đông Bắc. Thị trấn bé nhỏ nầy với vài xã nghèo nàn nằm chung quanh một ngôi nhà thờ vách ván, là nơi đã từng xảy ra nhiều trận giao tranh đẫm máu. Các khu rừng tre quanh đây đã bị bom của pháo đài bay B. 52 cày nát và đốt cháy. Việt Cộng đã đào đường hầm hẹp và ngoằn nghoèo dài hàng cây số trong vùng bình nguyên quanh thị trấn. Nhưng Biệt động quân đã đuổi họ đi hết và đã chiếm lại khu săn bắn nầy.
Từ Chợ Lớn về, tôi gặp bạn Lupi của tôi, một người dân đảo Corse ốm yếu và có tánh hay bồn chồn, tóc đã bạc phơ nhưng cặp mắt còn đen nhánh tinh anh. Sau 30 năm phục vụ liên tục ở Đông Dương, anh ta gần như đã sạt nghiệp. Đồn điền của anh ta (gần đèo Blao trên đường đi Dalat) đã bị cháy hết. Ngày hôm kia anh dã ở Xuân Lộc.
Với một giọng không thay đổi của người dân đảo Corse, anh ta tiết lộ cho tôi biết:
- " Anh biết không, trong rừng thuộc tiểu khu nầy, bộ đội chánh quy cộng sản đông như kiến vậy. Thành phố Xuân Lộc đã biến thành một căn cứ quân sự khổng lồ, với những pháo đài và những ổ mối. Sư đoàn của Chánh Phủ với nhiệm vụ phòng thủ thành phố đã sống dưới hầm và trong các lô cốt bằng bê tông, trong các đường hầm hay núp kín sau các ụ đất. Mỗi một nhà kho, mỗi một sân nhà đều biến thành một hầm trú ẩn dùng để chống chiến xa, hay cho một ổ đại bác liên thanh... Mỗi đêm Xuân Lộc đều ăn hỏa tiễn của cộng sản Bắc Việt.
- Thế dân chúng làm gì ?
- Con số thường dân tăng lên gấp đôi. Hàng chục ngàn dân tỵ nạn từ khắp nơi kéo đến,và ở cùng khắp thành phố, trong các sân trường, trong các hầm hố, che lều ở hay mắc võng vào thân cây nằm. Và không một ai muốn rút lui hết. Sớm muộn gì cộng sản Bắc Việt cũng sẽ tấn công đến nơi rồi. Các sĩ quan của Miền Nam Việt Nam mà tôi đã gặp đều khẳng định là họ không lùi nữa.
Chung quanh vòng đai của Thủ đô, nhiều xe ủi đất và máy xúc đất đang không ngừng đào lấu từ tấn nầy đến tấn khác đất và đá sỏi để hàng ngàn nhân công mặc quần cụt và sơ mi ngắn tay đen, dùng xe đẩy nhỏ , đưa đến dùng vá cho vào các thùng phuy sắt được kết nối lại từng 4 thùng một với nhau bằng dây sắt và được đặt trên các lề đường để dùng làm bờ tường chống chiến xa.
Tất cả những xe đò từ các tỉnh đến Sai Gòn đều được quân cảnh lục soát và kiểm tra kỹ. Các ngã tư đường quan trọng đều có các cuộn kẽm gai bao quanh. Hai bên các đầu cầu đều có binh sĩ canh gác với các loại vũ khí nặng đặt trong các lô cốt bằng ximăng hay trong các hầm trú ẩn có bao cát ở trên.
Những công cuộc chuẩn bị chiến tranh không hề làm bận tâm người dân ở thủ đô. Ở khu vực ngân hàng, sau nhiều chuyện xô đẩy chen lấn ồn ào, sự yên tĩnh đã trở lại bình thường. Đồng mỹ kim tuần rồi đã vụt lên đến 1600 đồng thì nay đã xuống trở lại đến 1000 đồng. Thành phố Chợ Lớn, trung tâm thương mại và tài chánh của Việt Nam tiếp tục sinh hoạt bình thường. Không khí buôn bán không có gì thay đổi. Người ta vẫn còn tìm nhìn lên các bảng hiệu tiệm với hàng chữ màu đen hay màu vàng luôn được treo trước cửa hàng . Ở đây buôn bán vẫn là ưu tiên hàng đầu . Trước hết là các cửa hàng bách hóa, thôi thì hàng được bày la liệt đủ mọi thứ : nào là nón phớt Ý đại lợi, nào là dầu thơm của Pháp, nào là máy ảnh của Nhật... tất cả treo dài dài trên tường, có cả ly cốc và nồi niêu.... Hàng tá đèn lồng được bày bốn năm hàng dài trên các kệ, đèn chùm đủ kiểu được treo lòng thòng từ trên trần nhà. Đèn điện sáng choang vì người Tầu không ưa bóng tối. Kế đến là các hàng tạp hóa, với nhiều loại rượu: loại khai vị của Pháp. rượu vang Úc Châu, sâm banh thượng hảo hạng nhưng thường thì chỉ có nhãn hiệu là thật. Tất cả các loại bánh bít quy của Anh... nhưng làm ở Hong Kong là phần chắc. Các tiệm buôn thường chia ra làm 2 hay 3 ngăn, mỗi ngăn mỗi chủ khác nhau. Người ta thuê, rồi lại cho thuê lại: khúc trước thì bán cà phê, mà khúc sau thì là một tiệm hớt tóc. Các tiệm bán trà thì có hàng trăm bình trà bằng đất nung, nhưng phía sau đó lại có các hũ rượu nếp. Trong các tiệm ăn thì mấy anh bồi bàn mặc áo thung lá lăng xăng chung quanh các thương gia béo phì và vui vẻ, lâu lâu lại vén áo thung ba lá lên rất tự nhiên gọi là để cho mát cái bụng phệ. Đứng trước các lò nấu có năm sáu anh đầu bếp, lưng trần, đang lo nấu cơm hay đang làm món ra gu đậu. Trước hiệu ăn nào cũng có treo đầy "lạp xưởng", và các miếng thịt "xá xiếu" dài ,những con vịt khô dẹp , và các chùm ớt đỏ chói....
Chung quanh các tiệm bán tạp hóa, bán chạp phô hay các kho hàng lúc nào cũng có dủ mặt các tay tiểu công nghệ : nào là thợ vá giày, thợ sửa khóa, thợ ráp khuôn hình . . . các cô bán bông thì chào hàng trước các tiệm trồng răng, các tiệm kính nơi có trưng bày đủ loại gọng, loại kính đủ màu đủ kiểu..
Ngoài kia là con kênh, đầy ghe thuyền, sà lan, ghe chài lớn...và tiếng vịt kêu, đang đến từ các nhà máy xây lúa ở Bình Tây, cao to vòi vọi bên cạnh các căn lều lụp xụp của các công nhân và phu khuân vác. Không khí thì đầy những hạt bụi lấm tấm màu đen : người ta thường dùng trấu để đốt lò xây lúa nên có cả một đám mưa bụi tro. Các bao lúa được chất lên chung quanh nhà máy xây gạo cao như núi, để chờ chuyển thành triệu nầy đến triệu khác.
Những hình ảnh phong phú nầy đặc biệt trái ngược với các mẩu tin từ chiến trường gởi về.
Chơn Thành vừa mới được di tản, đây là một thị trấn nhỏ nằm ngay ngã tư giao lộ cách Sai Gòn khoản 80 cây số ngàn về hướng Đông Bắc. Thị trấn bé nhỏ nầy với vài xã nghèo nàn nằm chung quanh một ngôi nhà thờ vách ván, là nơi đã từng xảy ra nhiều trận giao tranh đẫm máu. Các khu rừng tre quanh đây đã bị bom của pháo đài bay B. 52 cày nát và đốt cháy. Việt Cộng đã đào đường hầm hẹp và ngoằn nghoèo dài hàng cây số trong vùng bình nguyên quanh thị trấn. Nhưng Biệt động quân đã đuổi họ đi hết và đã chiếm lại khu săn bắn nầy.
Từ Chợ Lớn về, tôi gặp bạn Lupi của tôi, một người dân đảo Corse ốm yếu và có tánh hay bồn chồn, tóc đã bạc phơ nhưng cặp mắt còn đen nhánh tinh anh. Sau 30 năm phục vụ liên tục ở Đông Dương, anh ta gần như đã sạt nghiệp. Đồn điền của anh ta (gần đèo Blao trên đường đi Dalat) đã bị cháy hết. Ngày hôm kia anh dã ở Xuân Lộc.
Với một giọng không thay đổi của người dân đảo Corse, anh ta tiết lộ cho tôi biết:
- " Anh biết không, trong rừng thuộc tiểu khu nầy, bộ đội chánh quy cộng sản đông như kiến vậy. Thành phố Xuân Lộc đã biến thành một căn cứ quân sự khổng lồ, với những pháo đài và những ổ mối. Sư đoàn của Chánh Phủ với nhiệm vụ phòng thủ thành phố đã sống dưới hầm và trong các lô cốt bằng bê tông, trong các đường hầm hay núp kín sau các ụ đất. Mỗi một nhà kho, mỗi một sân nhà đều biến thành một hầm trú ẩn dùng để chống chiến xa, hay cho một ổ đại bác liên thanh... Mỗi đêm Xuân Lộc đều ăn hỏa tiễn của cộng sản Bắc Việt.
- Thế dân chúng làm gì ?
- Con số thường dân tăng lên gấp đôi. Hàng chục ngàn dân tỵ nạn từ khắp nơi kéo đến,và ở cùng khắp thành phố, trong các sân trường, trong các hầm hố, che lều ở hay mắc võng vào thân cây nằm. Và không một ai muốn rút lui hết. Sớm muộn gì cộng sản Bắc Việt cũng sẽ tấn công đến nơi rồi. Các sĩ quan của Miền Nam Việt Nam mà tôi đã gặp đều khẳng định là họ không lùi nữa.
° ° °
Trước tòa đại sứ Hoa Kỳ , có mấy trăm người Việt Nam đang xếp hàng trên lề đường chờ xin phép nhập cảnh để được đi Mỹ.
Đại sứ Graham Martin không tiếp báo chí và đã không bao giờ rời khỏi sứ quán của ông, vừa là một dinh thự vừa là một pháo đài sơn màu trắng ngà, có một bức tường bê tông bao quanh có gằn máy chụp ảnh tự động. Hai anh binh sĩ Thủy quân lục chiến với lễ phục lớn (kết trắng, găng trắng, quần chạy nếp đỏ) đứng gác lúc nào cũng trong tư thế Nghiêm trước hai cánh cửa bọc sắt có ổ khóa chỉ được mở bằng mật mã bằng máy vi tính từ xa. Nóc bằng của sứ quán đã được cải biến thành bãi đáp cho trực thăng.
Với 62 tuổi, người cao lớn và rắn rỏi, trán đã có nhiều vết răn sâu, mặt cũng đã có nếp nhăn và quầng thâm, ông vẫn luôn luôn mặc quần áo màu xám, cả giầy cũng vậy, giờ đây ông đã có một dáng đi hơi nặng nề và mệt mỏi của một võ sĩ quyền Anh đánh quá một trận, mà từ khước không chịu cho đôi tay ngơi nghỉ ! Phải nói rằng nhà ngoại giao Hoa Kỳ nầy có một lối xử sự không được bình thường. Trái hẳn các đồng nghiệp của mình luôn có thái độ "lạnh nhạt", dù tình hình quá nghiêm trọng họ vẫn đánh giá bằng một thái độ dửng dưng khác thường, ông Martin là một người biết trọng danh dự, biết thế nào là giá trị của một lời hứa đã được đưa ra, là môt người biết đau khổ và biết xúc động. Ông đã mất một người con trai trong chiến cuộc ở Việt Nam và không chấp nhận là đứa con của mình đã hy sinh một cách vô ích. Ông ta đã tỏ thái độ giận dữ với các nhà báo và các nghị sĩ theo chủ nghĩa "hòa bình" , những người quên hay chối bỏ sự hy sinh của 58.000 binh sĩ Hoa Kỳ ở Việt Nam . Thay thế đại sứ Ellsworth Bunker (người được coi như là cha đở đầu của Tổng Thống Thiệu) sau khi Hiệp Định Paris vừa được ký kết, ông Graham Martin, một nhân vật thẳng tính và không mưu mẹo quanh co, ngay từ lúc đầu đã cố gắng giúp đở và che chở cho vị Tổng Thống Miền Nam Việt Nam . Ông đã tranh đấu với Quốc Hội năm vừa qua để đòi hỏi Hoa Kỳ phải tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế như đã hứa cho Miền Nam Việt Nam , nhưng ông đã thất bại. Từ sau ngày Cao Nguyên bị thất thủ, ông đã công khai biện hộ và vận động riêng để sự cứu trợ cấp thời phải được gởi sang Việt Nam ; và bằng mọi phương tiện mà ông có sẳn, ông đã nâng đở tinh thần của người dân Miền Nam . Ông đã đi xa hơn nữa bằng hành động phối hợp cuộc hành quân "bốc trẻ mồ côi", một việc làm chạm tinh thần quốc gia dân tộc và lòng kiêu hãnh của người dân Việt Nam. Trong một bức thư riêng gởi cho Thủ Tướng Chánh Phủ Việt Nam , ông đã giải thích rằng những phản ứng xúc động do hoàn cảnh vô cùng khốn đốn của các trẻ mồ côi có thể sẽ làm nghiêng cán cân dư luận của dân chúng Hoa Kỳ có lợi cho Miền Nam Việt Nam . Nhưng nội dung lá thư riêng của ông lại được tung ra cho báo chí gây ra môt làn sóng phản đối dữ dội.
Tuy vậy ông Martin không ngã lòng. Và như ông đã khiếp sợ sự "trốn chạy", nên ông cẩn thận hơn một chút đối với các anh nhà báo vá các nghị sĩ quá tò mò, buộc các cộng sự viên của ông phải đề cao cảnh giác và nêu gương phẩm cách của mình, và khuyên họ không nên buông thả theo "tính chủ bại", và ông cũng cố gắng thuyết phục họ là "cuối cùng rồi có lẽ Hoa Kỳ cũng sẽ tỉnh dậy thôi"
Trong lúc cuộc tháo chạy đã gần như hoàn toàn, trong khi hàng trăm ngàn dân tỵ nạn làm nghẽn hết đường sá, và hết thành phố nầy đến thành phố khác cứ tiếp tục thất thủ, ông vẫn phô bày một sự lạc quan không lay chuyển, mỗi ngày cẩn thận tính sổ các xã ấp mà Sai Gòn còn đang kiểm soát được và gởi về Hoa Thạnh Đốn nhiều điện văn "tối khẩn" đòi hỏi những chương trình phát triển kinh tế dài hạn cho phần đất còn lại của Miền Nam Việt Nam .
Cho đến khi Hoa Thạnh Đốn đòi hỏi ông Martin phải sẳn sàng để di tản 5000 người Mỹ hiện còn đang ở Miền Nam Việt Nam thì ông đã trả lời bằng một công hàm hết sức gay gắt, khuyên Bộ Ngoại Giao hãy khóa "vòi nước hoảng loạn" lại. Ông Martin không dấu giếm với những người bên cạnh ông rằng ông coi chuyện "di tản" nầy như một cuộc "tháo chạy nhục nhã", một "hành động hèn nhát", một hành động "phản bội có cân nhắc" đối với một người bạn đồng minh đang có nguy cơ đứng trước cái chết ....
Khi tôi đi trở xuống đường Catinat (Tự Do), tôi không thể không nghĩ tới sự thay đổi lạ lùng về đường lối chánh trị của Hoa Kỳ và sự rời rạc của khối dân cử của họ.
Đã có một lần, một vị Tổng Thống Hoa Kỳ mang tên là Richard Nixon . Có nhiều người đồng hương của ông đã không thích ông và tố cáo cách điều hành Chánh Phủ của ông.(điều nầy có nhiều trung tâm có uy tín đã ghi nhận đúng như thế). Họ cũng công nhận có một vài việc ông "biết làm" trong vấn đề chánh trị đối ngoại, nhưng họ nghĩ rằng trong lãnh vực nầy Henry Kissinger (người ta nói là chất xám của Nixon) mới chính thật là người thợ khéo đã gầy dựng nên những thành công cho ông Chủ Nhà Trắng.
Sau một màn tranh đấu đầy khả nghi, được đánh dấu bằng những cú đấm quá hạ tiện, cuối cùng ông Nixon phải từ chức.Tám tháng đã trôi qua từ đó. và hình như bị một nền công lý nội tại trả thù cho danh dự của một người đã từng bị dân chúng chà đạp một cách bạc bẽo, quốc gia Hoa Kỳ lúc bị ngất ngư vì suy thoái kinh tế, một sự suy thoái mà không một nước Tây Phương nào tranh khỏi , mới bắt đầu biết được hương vị chua chát của môt sự tỉnh mộng !
Bây giờ chúng ta chứng kiến được gì đây ? Một sự hoảng loạn của một Tổng trưởng Ngoại Giao mà từ Quốc Hội đến báo chí người ta không ngần ngại bắt ông phải từ chức.
Con người siêu nhân hoạt bát đeo kính to, từng là một tiến sĩ có phép mầu khi xưa, nay gần giống như một nhà ảo thuật mệt mỏi đang làm cho khán giả chán ngấy, vì không diễn được trò nào cho ra hồn. Trên sân khấu buồn tẻ của một ông Gerald Ford đầy thiện ý nhưng không một ai muốn nghe lời cảnh cáo của mình, vì thiếu quyền lực và không có uy tín, ông đã tỏ ra hoàn toàn không có khả năng để áp đặt quan điểm của mình cho các đồng viện trong Lập Pháp.
Mặt khác, người ta sẽ nghĩ gì về Quốc Hội Hoa Kỳ nơi đó những phần tử (tự do) đã cất cao giọng từ sau các cuộc bầu cử hồi tháng 11 (hậu quả khác của vụ tai tiếng Watergate) khi Quốc Hội đó đã tự cho phép mình đi nghỉ hè mà không cần nói một chữ nào về sự viện trợ bổ túc mà Hành Pháp đã xin cho hai quốc gia đồng minh đang trong cơn hấp hối là Miền Nam Việt Nam và Cam pu Chia ?
Còn ở điện Capitol, người ta lại tỏ ra hết súc hấp tấp để tìm chuyện gây gổ xấu xa giữa cơ quan tình báo trung ương CIA và cơ quan điều tra liên bang FBI về những tài liệu có khi cũ xưa từ 15 năm trước, còn hơn là bận tâm đến những nổi khổ đau bất hạnh của các nước ở Đông Dương đang kêu cứu một cách vô vọng !
Vả lại tại sao họ phải lo lắng ? Miền Nam Việt Nam có mất đi chăng nữa thì cũng chẳng có gì đe dọa tới nền an ninh của Hoa Kỳ . Sai Gòn và Hoa Thạnh Đốn cách nhau đến 17.000 cây số !
Chỉ có người Miền Nam Việt Nam và chỉ có họ thôi , mới có thể khôi phục được tình hình. Bởi vì không còn có vấn đề tái can thiệp của lực lượng quân sự Hoa Kỳ vào Việt Nam nữa . Nhưng có một điều quan trọng mà Quốc Hội Hoa Kỳ từ chối không chấp nhận, đó là nhiên liệu và đạn dược cần thiết phải được cung cấp cho quân đội Miền Nam trước khi đã quá trễ.
Như vậy, nếu chiến trận tiến tới và bắt đầu có giao tranh trước khi hàng tiếp liệu được bảo đảm đến nơi, thì không những quân đội Sai Gòn sẽ thất trận, nhưng họ đã thất trận vì Hoa Kỳ đã phản bội họ. Và bài học duy nhất được rút ra từ chiến tranh Việt Nam sẽ là: "Đừng bao giờ tin tưởng vào Hoa Kỳ như là một đồng minh của mình !"
Đại sứ Graham Martin không tiếp báo chí và đã không bao giờ rời khỏi sứ quán của ông, vừa là một dinh thự vừa là một pháo đài sơn màu trắng ngà, có một bức tường bê tông bao quanh có gằn máy chụp ảnh tự động. Hai anh binh sĩ Thủy quân lục chiến với lễ phục lớn (kết trắng, găng trắng, quần chạy nếp đỏ) đứng gác lúc nào cũng trong tư thế Nghiêm trước hai cánh cửa bọc sắt có ổ khóa chỉ được mở bằng mật mã bằng máy vi tính từ xa. Nóc bằng của sứ quán đã được cải biến thành bãi đáp cho trực thăng.
Với 62 tuổi, người cao lớn và rắn rỏi, trán đã có nhiều vết răn sâu, mặt cũng đã có nếp nhăn và quầng thâm, ông vẫn luôn luôn mặc quần áo màu xám, cả giầy cũng vậy, giờ đây ông đã có một dáng đi hơi nặng nề và mệt mỏi của một võ sĩ quyền Anh đánh quá một trận, mà từ khước không chịu cho đôi tay ngơi nghỉ ! Phải nói rằng nhà ngoại giao Hoa Kỳ nầy có một lối xử sự không được bình thường. Trái hẳn các đồng nghiệp của mình luôn có thái độ "lạnh nhạt", dù tình hình quá nghiêm trọng họ vẫn đánh giá bằng một thái độ dửng dưng khác thường, ông Martin là một người biết trọng danh dự, biết thế nào là giá trị của một lời hứa đã được đưa ra, là môt người biết đau khổ và biết xúc động. Ông đã mất một người con trai trong chiến cuộc ở Việt Nam và không chấp nhận là đứa con của mình đã hy sinh một cách vô ích. Ông ta đã tỏ thái độ giận dữ với các nhà báo và các nghị sĩ theo chủ nghĩa "hòa bình" , những người quên hay chối bỏ sự hy sinh của 58.000 binh sĩ Hoa Kỳ ở Việt Nam . Thay thế đại sứ Ellsworth Bunker (người được coi như là cha đở đầu của Tổng Thống Thiệu) sau khi Hiệp Định Paris vừa được ký kết, ông Graham Martin, một nhân vật thẳng tính và không mưu mẹo quanh co, ngay từ lúc đầu đã cố gắng giúp đở và che chở cho vị Tổng Thống Miền Nam Việt Nam . Ông đã tranh đấu với Quốc Hội năm vừa qua để đòi hỏi Hoa Kỳ phải tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế như đã hứa cho Miền Nam Việt Nam , nhưng ông đã thất bại. Từ sau ngày Cao Nguyên bị thất thủ, ông đã công khai biện hộ và vận động riêng để sự cứu trợ cấp thời phải được gởi sang Việt Nam ; và bằng mọi phương tiện mà ông có sẳn, ông đã nâng đở tinh thần của người dân Miền Nam . Ông đã đi xa hơn nữa bằng hành động phối hợp cuộc hành quân "bốc trẻ mồ côi", một việc làm chạm tinh thần quốc gia dân tộc và lòng kiêu hãnh của người dân Việt Nam. Trong một bức thư riêng gởi cho Thủ Tướng Chánh Phủ Việt Nam , ông đã giải thích rằng những phản ứng xúc động do hoàn cảnh vô cùng khốn đốn của các trẻ mồ côi có thể sẽ làm nghiêng cán cân dư luận của dân chúng Hoa Kỳ có lợi cho Miền Nam Việt Nam . Nhưng nội dung lá thư riêng của ông lại được tung ra cho báo chí gây ra môt làn sóng phản đối dữ dội.
Tuy vậy ông Martin không ngã lòng. Và như ông đã khiếp sợ sự "trốn chạy", nên ông cẩn thận hơn một chút đối với các anh nhà báo vá các nghị sĩ quá tò mò, buộc các cộng sự viên của ông phải đề cao cảnh giác và nêu gương phẩm cách của mình, và khuyên họ không nên buông thả theo "tính chủ bại", và ông cũng cố gắng thuyết phục họ là "cuối cùng rồi có lẽ Hoa Kỳ cũng sẽ tỉnh dậy thôi"
Trong lúc cuộc tháo chạy đã gần như hoàn toàn, trong khi hàng trăm ngàn dân tỵ nạn làm nghẽn hết đường sá, và hết thành phố nầy đến thành phố khác cứ tiếp tục thất thủ, ông vẫn phô bày một sự lạc quan không lay chuyển, mỗi ngày cẩn thận tính sổ các xã ấp mà Sai Gòn còn đang kiểm soát được và gởi về Hoa Thạnh Đốn nhiều điện văn "tối khẩn" đòi hỏi những chương trình phát triển kinh tế dài hạn cho phần đất còn lại của Miền Nam Việt Nam .
Cho đến khi Hoa Thạnh Đốn đòi hỏi ông Martin phải sẳn sàng để di tản 5000 người Mỹ hiện còn đang ở Miền Nam Việt Nam thì ông đã trả lời bằng một công hàm hết sức gay gắt, khuyên Bộ Ngoại Giao hãy khóa "vòi nước hoảng loạn" lại. Ông Martin không dấu giếm với những người bên cạnh ông rằng ông coi chuyện "di tản" nầy như một cuộc "tháo chạy nhục nhã", một "hành động hèn nhát", một hành động "phản bội có cân nhắc" đối với một người bạn đồng minh đang có nguy cơ đứng trước cái chết ....
Khi tôi đi trở xuống đường Catinat (Tự Do), tôi không thể không nghĩ tới sự thay đổi lạ lùng về đường lối chánh trị của Hoa Kỳ và sự rời rạc của khối dân cử của họ.
Đã có một lần, một vị Tổng Thống Hoa Kỳ mang tên là Richard Nixon . Có nhiều người đồng hương của ông đã không thích ông và tố cáo cách điều hành Chánh Phủ của ông.(điều nầy có nhiều trung tâm có uy tín đã ghi nhận đúng như thế). Họ cũng công nhận có một vài việc ông "biết làm" trong vấn đề chánh trị đối ngoại, nhưng họ nghĩ rằng trong lãnh vực nầy Henry Kissinger (người ta nói là chất xám của Nixon) mới chính thật là người thợ khéo đã gầy dựng nên những thành công cho ông Chủ Nhà Trắng.
Sau một màn tranh đấu đầy khả nghi, được đánh dấu bằng những cú đấm quá hạ tiện, cuối cùng ông Nixon phải từ chức.Tám tháng đã trôi qua từ đó. và hình như bị một nền công lý nội tại trả thù cho danh dự của một người đã từng bị dân chúng chà đạp một cách bạc bẽo, quốc gia Hoa Kỳ lúc bị ngất ngư vì suy thoái kinh tế, một sự suy thoái mà không một nước Tây Phương nào tranh khỏi , mới bắt đầu biết được hương vị chua chát của môt sự tỉnh mộng !
Bây giờ chúng ta chứng kiến được gì đây ? Một sự hoảng loạn của một Tổng trưởng Ngoại Giao mà từ Quốc Hội đến báo chí người ta không ngần ngại bắt ông phải từ chức.
Con người siêu nhân hoạt bát đeo kính to, từng là một tiến sĩ có phép mầu khi xưa, nay gần giống như một nhà ảo thuật mệt mỏi đang làm cho khán giả chán ngấy, vì không diễn được trò nào cho ra hồn. Trên sân khấu buồn tẻ của một ông Gerald Ford đầy thiện ý nhưng không một ai muốn nghe lời cảnh cáo của mình, vì thiếu quyền lực và không có uy tín, ông đã tỏ ra hoàn toàn không có khả năng để áp đặt quan điểm của mình cho các đồng viện trong Lập Pháp.
Mặt khác, người ta sẽ nghĩ gì về Quốc Hội Hoa Kỳ nơi đó những phần tử (tự do) đã cất cao giọng từ sau các cuộc bầu cử hồi tháng 11 (hậu quả khác của vụ tai tiếng Watergate) khi Quốc Hội đó đã tự cho phép mình đi nghỉ hè mà không cần nói một chữ nào về sự viện trợ bổ túc mà Hành Pháp đã xin cho hai quốc gia đồng minh đang trong cơn hấp hối là Miền Nam Việt Nam và Cam pu Chia ?
Còn ở điện Capitol, người ta lại tỏ ra hết súc hấp tấp để tìm chuyện gây gổ xấu xa giữa cơ quan tình báo trung ương CIA và cơ quan điều tra liên bang FBI về những tài liệu có khi cũ xưa từ 15 năm trước, còn hơn là bận tâm đến những nổi khổ đau bất hạnh của các nước ở Đông Dương đang kêu cứu một cách vô vọng !
Vả lại tại sao họ phải lo lắng ? Miền Nam Việt Nam có mất đi chăng nữa thì cũng chẳng có gì đe dọa tới nền an ninh của Hoa Kỳ . Sai Gòn và Hoa Thạnh Đốn cách nhau đến 17.000 cây số !
Chỉ có người Miền Nam Việt Nam và chỉ có họ thôi , mới có thể khôi phục được tình hình. Bởi vì không còn có vấn đề tái can thiệp của lực lượng quân sự Hoa Kỳ vào Việt Nam nữa . Nhưng có một điều quan trọng mà Quốc Hội Hoa Kỳ từ chối không chấp nhận, đó là nhiên liệu và đạn dược cần thiết phải được cung cấp cho quân đội Miền Nam trước khi đã quá trễ.
Như vậy, nếu chiến trận tiến tới và bắt đầu có giao tranh trước khi hàng tiếp liệu được bảo đảm đến nơi, thì không những quân đội Sai Gòn sẽ thất trận, nhưng họ đã thất trận vì Hoa Kỳ đã phản bội họ. Và bài học duy nhất được rút ra từ chiến tranh Việt Nam sẽ là: "Đừng bao giờ tin tưởng vào Hoa Kỳ như là một đồng minh của mình !"