Việt Nam Quê Mẹ Oan Khiên CH-15
Pierre Darcourt
CHƯƠNG MƯỜI LĂM
THỜI KỲ CỦA NHỮNG TRÁI BOM "THÍ NGHIỆM"
Thứ Bảy, ngày 19 tháng Tư
Ở đầu một đường bay, những người lính chữa lửa đang chữa cho một phi cơ phản lực 2 động cơ, bị trúng một hỏa tiễn SA.7 của Liên Xô lúc mới vừa cất cánh . Cạnh một chiếc xe vận tải tôi nhìn thấy 4 bao ny lông dài đã đóng kín. Đó là những gì còn nhặt lại được từ thân thể của phi hành đoàn 4 người .
Vào lúc 2 giờ trưa, tôi lại lên được một chiếc phi cơ vận tải "chinook" để bay lên vùng mặt trận. Tôi được tháp tùng với khoảng 40 anh em biệt kích người vậm vở, gọn ghẽ trong bộ quân phục đen, được trang bị súng phóng lựu và tiểu liên 45 ly ngắn nòng M3 A.1 bá xếp. Huy hiệu mà họ mang trên tay áo là một con ó và một chiếc dù được thêu trong một hình tam giác, chỉ cho tôi biết họ thuộc lực lượng biệt kích dù Lôi Hổ (cọp bay). Đây là một đơn vị đặc biệt, chuyên hành quân ban đêm từng toán 3 người một, trong vùng địch, có nhiệm vụ tìm vị tríđịnh, các trục tấn công của địch, sau đó báo cho pháo binh và không quân bạn để có hành động phản ứng kịp thời.
Giờ đây tôi lại đang trên đường đi đến Xuân Lộc : đây là lần thứ ba trong tám ngày nay tôi lên khu vực nầy, mà lần nầy thì chuyến đi có vẻ thoải mái và anh em đoan chắc với tôi là đến một vị trí tương đối yên tĩnh và sạch sẻ hơn . Chiếc trực thăng bay độ 15 phút thì đến vùng Xuân Lộc , bay trên quốc lộ 1 và ngoặc hẳn về hướng Đông, hạ thấp xuống độ 700 bộ đến một vườn cao su bạt ngàn thẳng tấp.
Chiếc "chinook" xuống rất nhanh. Từ trên nhìn xuống, Xuân Lộc ít nhất nếu còn gì thì cũng chỉ có một quang cảnh mờ nhạt. Rất lo ngại tôi ghi nhận là có nhiều chùm lửa, cột khói do đạn pháo cứ rơi đều xuống vòng đai đã bị tàn phá. Chiếc "chinook" của chúng tôi hạ cánh đáp xuống làm tung bụi mù đỏ thẳm. Khoảng 50 người dân rách rưới chạy lại bao quanh chiếc trực thăng. Có nhiều người đã bị thương ; và vẫn một cảnh tượng cũ : các bà mẹ bế con trẻ áo quần đầy máu, vẻ mặt hốt hoảng đang muốn đi khỏi đây. Một chiếc xe Jeep, chạy gần như nhảy qua các đống gạch vụn, chở tôi đến một trạm cứu thương.
Mỗi một làn gió nhẹ đưa tới là có một mùi hôi thối kinh người từ mấy trăm xác chết của cộng sản Bắc Việt đầy ruồi nhặng xông lên.. Một người y tá nói với tôi :
- "Chúng tôi làm gì có thì giờ để chôn cất họ, chỉ kịp rải lên mình họ một lớp vài vá cát đá vụn mà thôi".
Ở trạm cứu thương nầy đầy những quân nhân bị thương. Có hai vị bác sĩ trẻ đang làm những gì mà họ có thể làm được dưới một ánh đèn mờ màu xanh. Họ gọt, họ cắt xén, khâu lại, hay cưa bỏ... Có nhiều người mang những vết thương kinh hoàng đầy mủ trắng. Các tay chân bị cắt được vất lẫn lộn vào một thùng phuy xăng mà các anh y tá đã mang tới lúc còn đầy xăng. Các mảnh vụn khác thì được chôn ở một hố được đào lên cách đó chừng 20 thước có tưới thuốc khử trùng và được lấp đất lại cẩn thận.. Ngoài sân trời đang vần vũ , mấy đám mây đen kịt đang là đà dưới chân trời. Cơn bão lại sắp đến.
Tôi cố tìm đại tá Phước, chỉ huy trưởng đơn vị biệt động quân . Một trung sĩ cho tôi biết là ông đang ở gần nhà bưu diện, nơi sắp có cuộc đụng độ mạnh. Mưa đã bắt đầu rơi nặng hột xuống mảnh đất khô khan đầy máu nầy, và sau đó thì mưa to, mưa quá to và chỉ trong vài phút đã làm ướt ngập trũng hết nơi đây. Anh em binh sĩ ai cũng phải choàng áo đi mưa vào. Hằng đàn chuột to từ những lổ cống hay từ các bức tường sập tuông ra. Có đến hằng ngàn con xám đen, từng đàn, lì lợm tuông ra từ những đống thây ma chôn vội vàng.
Một sĩ quan biệt động quân dẫn tôi đi và bắt tôi phải ẩn nấp trong một hầm trú ẩn lụp xụp trong đó có khoảng một tiểu đội với súng liên thanh nhẹ được bố trí đạn đã lên lòng.. Viên trung úy liên lạc vô tuyến. Mưa càng ngày càng to. Các anh em binh sĩ dù nằm hay ngồi dựa lưng sau bức tường sập tất cả ai cũng đều trong tư thế sẵn sàng chờ chiến đấu.
Vào lúc cơn mưa bão đang hoành hành, một tràng đạn rốc kết bay xuống nhà bưu điện và tất cả những vùng quanh đó. Tất cả phải chen nhau xuống hố chiến đấu đầy bùn đầy nước nhầy nhụa hay nấp trong những ô tường không nóc để chịu trận, nghe tiếng gầm rú xé tai và tiếng nổ chát chúa của các quả rốc kết. Và sau rốc kết lại đến phiên đạn bách kích pháo, khô khan hơn, chát tai hơn và chính xác hơn. Và thình lình, nhìn xuyên qua cơn mưa tầm tã, xuất hiện những bóng người mặc quân phục xanh sậm. đội nón cối tròn, sát cánh nhau đi tới: đó là bộ đội Bắc Việt đang tấn công. Họ đến từ dường rày xe lửa. Viên trung úy ra hiệu và các súng liên thanh bắt đầu đua nhau nhả đạn. Toán nầy ngã gục nằm xuống lại có toán khác tràn lên. Họ tiến vào bưu điện. người ta nghe được nhiều loạt nổ của lựu đạn trong nhà bưu điện, và hai tiếng nổ thật lớn sau đó. Một mảnh tường bay lên vụn vằn. Đó là 2 tên đặc công cộng sản đang mở đường bằng cốt mìn. Một toán người nhỏ thó đang tràn vào nhà bưu điện. Cùng lúc với cứ điểm nầy, nhiều loạt tấn công khác đã được tiến hành.
Cộng sản Bắc Việt hiện đang ở thế mạnh. ít nhất củng phải đến một tiểu đoàn. Họ bắn liên tục không ngừng. Lần xung phong sấp tới, chắc là đến lượt chỗ của chúng tôi . Nhưng một hàng rào chính xác và hữu hiệu của đạn pháo 105 ly trên chiến xa ở phía sau chúng tôi chừng 800 thước đã cứu vãn tình thế. Những trái đạn đi rồi nổ trước mặt chúng tôi làm chúng tôi muốn ngưng thở, nhưng đã sát hại kinh khủng hàng ngũ của cộng sản . Qua 10 phút bắn cuốn chiếu, pháo đội ngưng bắn. Các biệt động quân ra khỏi hầm trú ẩn và phản công. Những gì còn lại của nhà bưu điện đang cháy như một ngọn núi lửa. Đến 5 giờ chiều, tất cả coi như xong.. Châu vi bãi chiến trường gần như quang đãng, cơn bảo củng đã qua, bầu trời lại xanh trở lại. Một sự yên tĩnh không tả được đang ở đâu đây, chung quanh chúng tôi .Chỉ có một con chó phèn duy nhất đang đau khổ chạy quanh khu nhà sập đổ nát, kêu la ầm ĩ vì bị các mảnh đạn trên lưng.
Tôi quay trở lại bản doanh của sư đoàn . Dưới chân của tượng Chúa trước nhà thờ, một anh lính Dù đội mũ nồi đỏ đang quì cầu nguyện, hai tay chấp lại nhưng vẫn tì trên khẩu súng của mình..Tôi có cảm tưởng là thành phố nầy đã bị cày xới lên bằng máy ủi . Tất cả chỉ còn là những đống gạch vụn của các bức tường đổ nát, các tấm tôn và gạch vữa bị nhào đi nhào lại với nhau rải rác thành từng đống một, và trên tất cả là chiếc thánh giá của nhà thờ với tường lỗ chỗ dầy vết đạn, và những lỗ hổng tác hoác. Trong dãy nhà của trường đạo đầy lỗ thủng đạn, tôi gặp đại tá Hiếu, 40 tuổi, quân phục vẫn láng cót, với chiếc nón vải đi rừng nhưng vẫn có khẩu súng lục đeo ngang lưng. Ông rất tự hào về trung đoàn 40 của ông, đơn vị đang phòng thủ cả mặt Nam của thành phố. Ơng ta nói:
"Anh biết không , chúng tôi có thể đánh họ chớ sao không . Chúng tôi đã đẩy họ ra khỏi thành phố rồi đấy chứ, và chúng tôi không rời khỏi thành phố nầy đâu. Giả thiết mà chúng tôi có được một số đại bác 130 quỷ quái mà họ dùng để nã vô tội vạ vào chúng tôi! Tinh thần dù sao cũng vững lắm, Chúng tôi đã lãnh đủ 12 ngàn quả đạn pháo và ba ngàn quả rốc kết từ ngày 9 tháng 4 đến nay. Cộng sản đã tấn công chúng tôi 6 trận trong 8 ngày nay. Chúng tôi đã đẩy lui được hết, nhưng trận tấn công quyết liệt nhất chưa đến đâu. Tôi chắc chắn là nó cũng sẽ đến gần đây thôi .
Trong vài ngày nữa đây, thế nào họ cũng gom lực lượng của họ lại bằng cách tập trung các sư đoàn được rảnh tay sau khi các tỉnh ở Miến Trung bị thất thủ, và đây có lẽ sẽ là trận chiến cuối cùng. Nếu chúng tôi chịu không nởi, thì Sài Gòn chắc không đứng được lâu đâu."
Sau hai giờ tôi vừa sống ở đây, thật tình tôi không muốn nghĩ tới "trận chiến cuối cùng" nó sẽ như thế nào.
Phía ngoài, giữa nhà thờ và những gì còn lại của các văn phòng hành chánh, các chiến binh Dù, những người đã đụng trận nặng hồi đêm qua, đang nằm dài nghỉ ngơi dưới đất ở bìa sân bay. Có 3 người trong số nầy gác súng của họ vào môt cái cây và họ ngồi cạnh nhau, vừa đàn gui ta vừa hát nho nhỏ theo tiếng đàn.. Trông họ cũng đã có tuổi rồi. ..
Tôi rảo chân đi về phía chợ. Binh sĩ thuộc khu phòng thủ trung ương nầy được rải dài ra trên năm trăm thước khỏi nhà thờ (đã bay hết nóc, kính thì củng vỡ tan, tường rạn nứt), nằm vững chắc trong những hầm núp kiên cố, có bao cát che đầu được sấp trên các tấm đan bằng bê tông, tất cả đều có đường dây điện thoại chôn duới đất nối liền với nhau. Các vị trí nầy đều tua tủa súng liên thanh, súng phóng hỏa tiễn chống chiến xa, và đại bác không dật. Các chiến xa M.48, có trang bị đèn chiếu hồng ngoại tuyến cho đại bác để tác chiến ban đêm đang bố trí dài theo hai bên bệnh viện có một đại đội Dù trấn giữ.
Đến 6 giờ chiều thì tôi mới được gặp đại tá Phước, ông đi thanh sát các tiền đồn vừa mới trở về. Là một sĩ quan với diện mạo và tướng đi trông rất trẻ trung, 39 tuổi, người chắc nịch như một trụ đá, ông Phước không bao giờ đeo súng hay nón sắt tác chiến. Chúng tôi đã biết nhau từ trận tấn kích Tết Mậu Thân của cộng sản . Lúc đó ông chỉ huy các liên đội biệt động quân đến thay thế các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến ở Chợ Lớn. Ông đã có tiếng là một sĩ quan đặc biệt liêm khiết, ham tiến chớ ít chịu lùi, nhưng biết tiết kiệm gìn giử từng mạng sống của binh sĩ mình. Sau đó tôi lại gặp ông ở Neak Luông, nơi đó các đơn vị Miền Nam đã thiết lập một căn cứ lớn trong chiến dịch tấn kích lên CampuChia. Đại tá Phước nắm tay tôi và nói :
-" Vào đây, vào phòng hành quân của tôi, chúng mình sẽ ăn một chén cháo gà với nhau đã . Tôi chưa có ăn gì cả từ sáng đến giờ, đói muốn chết đây bạn "
Phòng hành quân (phòng chỉ huy) của người chỉ huy biệt động quân nầy nằm ngay trước chợ, trong một nhà xe được tổ chức cẩn thận lắm, có rào kẽm gai và có gài lựu đạn, xem còn nguyên trạng. Các tường được tăng cường bằng các khúc gổ tròn, các khúc sắt đường rầy xe lửa và những tấm thép dày. Trên bàn có gắn những tấm bản đồ của từng khu vực của thành phố được vẽ lớn và ghi chú rõ bằng tay và có cả đèn măng sông soi sáng. Một chiếc tủ lạnh chạy bằng dầu đang ướp lạnh các thùng bia. Nhà bếp có năm cái lò bằng đất nung nằm gọn trong góc, không tốn chỗ bao nhiêu. Các sĩ quan thì nằm trên chiếu thường. Ông Phước dẫn tôi đến một chỗ trống, chỉ có một cái bàn thấp, trên đó có một bình trà và mấy chén cháo nóng có vài cọng rau thơm và ớt. Chúng tôi ngồi bẹp xuống ăn. Phước ăn vội tô cháo của anh, uống một tách trà nóng, xong dựa lưng vào vách và nói: xà ngang của đường rầy lấy được bằng cách tháo gở đường xe lửa cũ . . .
Anh rót thêm một tách trà, hớp từng ngụm và tiếp tục:
- " Trước hết, chúng tôi thiếu cái gì ? Đó là một sư đoàn hành quân di động tốt. Bao giờ chúng tôi mới thật sự đánh úp họ được và bẻ gãy các cuộc tấn công của họ được .Nhưng chúng tôi không - " Như vậy là anh tới thăm tôi ? Tướng Đảo có nói với tôi là anh đã tới đây 3 hôm trước . . . Ê, được lắm ! Tình hình càng ngày càng quyết liệt hơn rồi đó. Trên phương diện giá trị chiến đấu của binh sĩ, tôi không có gì lo ngại hết . Anh em Dù và Biệt động quân đều có cú đấm của mình, và sư đoàn của tướng Đảo là một đơn vị ưu tú. Trước mặt chúng tôi là bộ đội Bắc Việt còn rất trẻ nhưng thiếu kinh nghiệm hơn chúng tôi, nhưng họ có quân trừ bị quan trọng, và có lực lượng tăng cường cho họ đều đều. Vì không có đầy đủ quân số cần thiết nên chúng tôi phải nằm cứng ở thế phòng ngự và vì thế bị chúng nó tấn công có phương pháp. Kết quả là chúng tôi phải đào lỗ và sống như những con chuột chù và thiết trí những hầm trú ẩn hay đường hầm tác chiến nhờ có các nên nằm mơ ! Tướng Đảo đã cố gắng gần một tuần nay để đem về lại Trung đoàn 43 của ông (trung đoàn thứ ba của sư đoàn ) đang bị cầm chưn ở Củ Chi. Bộ Tư Lệnh đã từ chối, và ông rút trung đoàn về không được . Nhưng còn một bài toán rất trầm trọng hơn nữa, đó là vấn đề tiếp vận . Tôi sẽ cho anh một vài con số. Hiện giờ cấp số đạn của chúng tôi, mỗi binh sĩ chỉ có được 100 viên đạn và hai trái lựu đạn mỗi ngày. Với khẩu súng tự động M.16 (nhịp bắn thực dụng là 400 viên / phút ) 100 viên đạn thật ra là không có gì cả ! Lúc còn người Mỹ ở đây, không có một binh sĩ nào có dưới 400 viên đạn khi đi hành quân. Cấp số tổng quát cho vòng đai phòng thủ là 15 tấn. Với 20.000 người trên mặt trận, thì phải có 50 khẩu pháo binh, chưa kể bách kích pháo, như vậy là chỉ tính cho một giờ tác xạ mà thôi đó nghen. Anh em pháo thủ của chúng ta không thể nào thực hiện được những tác xạ "ngăn chận" nhằm dùng hỏa lực của mình để đánh vào những trục tiến quân của địch và ngăn chận được sự tập trung của địch ở những tuyến xuất phát. Chúng tôi xoay sở bằng cách gài mìn cá nhân và tăng các đội tuần tiễu của biệt động quân trên những đường tiến sát hay đường xâm nhập của địch mà thôi. Khi họ ghi nhận hay khám phá được một sự di chuyễn của địch thì họ gọi Không quân. Còn thì chúng tôi phải ấn định một kỷ luật tác xạ thật khắc nghiệt. Pháo binh chỉ tác xạ chận các đợt xung phong của địch, và bộ binh thì chỉ bắn diệt địch thật hữu hiệu ở tầm gần. Đây là một chiến thuật có nhiều nguy hiểm bởi vì mình phải chở cho các làn xung phong của địch đến thật gần, ở cự ly xáp lá cà mới được bắn. Hiện giờ thì coi như cũng được đi vì binh sĩ của chúng tôi toàn là dân thiện chiến, không hốt hoảng và chịu nằm yên dưới làn đạn pháo binh của địch. Nhưng chuyện đó không thể kéo dài tuần nầy qua tuần khác dài dài như vậy được . Chúng tôi mất từ 60 đến 80 mạng hằng ngày như vậy, chỉ tính riêng cho Dù và Biệt động quân thôi đó. Và một người lính thiện chiến già dặn khó mà tìm được người thay thế lắm !
- Anh đã bi quan rồi sao đó ?
Phước nở một nụ cười có vẻ ngạo nghễ :
- " Bi quan hả ? nó có nghĩa gì ? Chúng ta đang ở trong thời chiến. Không có ba mươi sáu giải pháp đâu. Chỉ có thắng, hay bại hay chết mà thôi. Tướng Đảo có chín người con, tôi thì có năm. Gia đình chúng tôi ở Sài Gòn . Cả anh em binh sĩ của tôi cũng vậy. . . . và chúng tôi không muốn bị bọn Bắc Việt khốn kiếp nầy đè bẹp. Có thế thôi.
- Anh nghĩ là bọn cộng sản sẽ làm gì ?
- Ồ, đâu có gì hơn đâu ? Họ đang cố gắng bóp cổ chúng tôi . Họ cắt đứt đường ở phía sau lưng của chúng tôi để ngăn chận không cho đạn dược tới được . Họ tiếp tục dập chúng tôi bằng pháo 130 ly và tập họp 5 sư đoàn lại để cuối cùng họ nghiền nát chúng tôi . Trong khi chờ đợi giây phút đó, tôi cố gắng không cho mất cái mạng nầy. Tôi cho cái mũ nồi nâu của tôi đi dạo khắp nơi, tôi cố gắng đứng thẳng khi bọn cộng sản Bắc Việt bắn tôi . . .
- Anh thích cuộc chiến hả anh Phước ?
- Anh nói thế có nghĩa là thế nào đó anh Pierre ? Thích cuộc chiến hả ? Tôi thương vợ tôi, thương con tôi, thương đất nước tôi. Tôi thích sống như cha mẹ tôi đã sống, có lễ độ, thích tổ chức nghi lễ theo truyền thống của dân tộc tôi, thích đi xem chiếu bóng, thích đi dạo trên thuyền hay chăm sóc vườn tuợc. Cái phiền là ở Việt Nam người ta không thể đi dạo chơi từ lâu rồi mà không sợ lảnh một viên đạn vào đầu hay bị giẫm vào một trái mìn nào đó. Hồi Tết Mậu Thân chúng tôi đã sửa soạn tất cả rồi để ăn một cái Tết.. Nhà cửa được trang hoàng đầy hoa thủy tiên, bánh mức truyền thống cho Ông Táo bày ra rồi, bánh chưng, chè, và một chai rượu nếp nhỏ nữa, lại có cả một bức tranh lụa vẽ hình một con chim đại bàng đang tung cánh bay và một con ngựa đang phi. Các con tôi đang cười đùa, vợ tôi vui lắm. Chúng tôi đã có một buổi tối thật hạnh phúc. Nhưng đùng một cái đúng 4 giờ khuya thì Việt Cộng tấn công. Tôi phải rời khỏi gia đình tôi tức khắc,, và chỉ được về phép năm tháng sau đó. Đêm đó thằng em út của tôi, trung úy Dù, và vợ nó (chúng nó ở Chợ Lớn) đã bị Việt Cộng cắt cổ. xơi tái. . .
Đại tá Phước đứng dậy và bước lại đài vô tuyến truyền tin của ông. Tôi còn ngồi lại một mình ở cái phòng nhỏ còn có được một cây đèn măng xông đang chiếu lên tường cái bóng chập chờn của bình trà.
Ở ngoài , đêm thật là yên lặng. Ở về hướng Gia Kiệm, tiếng súng đại bác vẫn rền vang như một cơn bão xa xăm. Tôi nghĩ tới điều lạ lùng của một sự bất ngờ . Cách đây 28 năm, tôi đang ở một cái đồn nhỏ có rào tre vạt nhọn, gần hành dinh mà tôi vừa mới đến ban chiều. Các bạn thân của tôi gồm có một người Pháp ở Miền Bắc (Bretagne), và một người Đức. Ông bạn Pháp thì vậm vỡ hồng hào tên là Massé, là trung úy chỉ huy một đại đội thân binh, đi đâu củng mang theo một cái máy hát quay tay và cả một chồng dĩa nhạc cổ điển, đã mòn gần láng hết rồi vì xài quá nhiều. Còn ông bạn người Đức là một cựu sĩ quan quân đội Đức, đã từng chiến đấu ở Tây ban Nha, sau dó vào lê dương (đã từng chiến đấu chống lại tướng Rommel ở Ý), một tay lực sĩ với nước da ngâm đen và một cái nhìn xám xịt, tên là Guerlach. Sau khi đã trở thành một nhà trồng tĩa rồi, anh vẫn không chịu rời bỏ khẩu súng tự động KAR 43 của anh, mà anh gọi là "dụng cụ cá nhân " của mình, và một khẩu súng ngắn Walther P.38. Trung úy Massé đã chết trong một trận tấn công đoàn xe ngày 18 tháng 5, năm 1948, do Hoàng Thọ, một chỉ huy đặc công Việt Cộng có râu quai hàm như một linh mục, mà tàn ác như một con hổ đói. Còn anh bạn Guerlach thì bị giết vài tháng sau đó trong một trận phục kích trên đồn đỉền Courtenay. Nhưng trước khi chết anh đã hạ chín Việt Cộng với hai khẩu súng mà anh gọi là "dụng cụ cá nhân" của anh" .
Bao nhiêu năm đã trôi qua rồi nhưng tôi tự hỏi tại sao tôi luôn luôn còn đây ? Mà cũng vẫn ở vùng Xuân Lộc, không ở nơi khác ? Trong cái thành phố ma quỷ nầy, thành phố chỉ còn là một cái tên, với kỷ niệm của những con ma khác mà tôi đang nhớ đến ?
Đại tá Phước trở lại với một chén cà phê nóng. Ông đặt chén cà phê lên bàn và nói với tôi :
- " Nầy, cái nầy tốt cho anh đó, anh Pierre ! Anh em Lôi Hổ đã thành công, họ đã tìm và định được vị trí của một trung đoàn cộng sản Bắc Việt đang di chuyễn khoảng 10 cây số cách quận lỵ. Nếu Lôi Hổ mà định được chính xác đúng dường đi của trung đoàn nầy thì chúng tôi sẽ dập tan họ bằng Không quân trước khi họ mở cuộc tấn công. Như vậy sẽ tiết kiệm được cho chúng tôi một cuộc chiến không mấy tốt. Trong khi chờ đợi, tôi không có quyền đi ngủ.."
Sự bình tĩnh quá cứng rắn của vị sĩ quan nầy được thể hiện rõ trên nét mặt điềm nhiên của một người có thói quen nhìn thấy trước một việc không tốt sẽ xảy đến cho mình mà vẫn bình thản để có giải pháp đối đầu . . .xem rất là cảm động. Ông ngồi xuống dựa lưng vào tường và hỏi tôi :
-" Ông bạn Thomann của anh thế nào rồi anh Pierre ? Không thấy anh ta đến đây chuyến nầy ?
- Anh ta đang ở Ba Lê. Hiện anh đang có một đứa con trai nhỏ.
- Anh ta nghĩ không đi làm phóng sự nữa sao ?
- Không phải vì anh mới có con nhỏ đâu. Cơ quan mướn anh đã tính sổ cho anh ta luôn rồi.
- Tôi thích anh đó lắm. Anh ta đã từng đi với chúng tôi trong nhiều tháng hành quân ở nhiều khu vực khác nhau. Anh ta cũng dai như đỉa đói vậy, không biết mệt mỏi là gì mà không nói quá ba tiếng trong cả tuần . Anh ta cùng ăn với chúng tôi, cùng ngủ dưới đất như chúng tôi và không bao giờ rời khỏi máy quay phim của mình. Anh ta bị thương 3 lần khi cùng lặn lội với chúng tôi : lần thứ nhất bị thương trên đầu ở thung lũng A Shau, tháng hai 1969 , vì miển đạn bách kích pháo; lần thứ nhì vào tháng giêng 1970 trong khu vực "Thất Sơn" ở gần biên giới Campuchia, vì một trái đạn bách kích nổ cách anh ta chỉ có 2 thước, lần đó tôi có 4 binh sĩ tử thương nhưng anh ta thì 2 chơn đầy miểng ; lần thứ ba vào tháng 7 năm 1972, trong khi anh ta đang quay cảnh một đoàn dân chúng đang bị pháo 130 ly của Liên xô. Lần đó anh ta suýt nằm luôn tại chỗ rồi ! Anh ta bị thương rất nặng: cườm tay trái gần đứt lìa và đùi phải bị quá nặng. Các anh em biệt động quân của tôi đánh giá anh ta cao lắm.
- Đánh giá cao là phải rồi ! Tôi nghĩ là họ rất có lý . Anh Phước nầy! tôi biết anh Raymond Thomann nầy từ lâu rồi. Anh ta là một cựu chiến binh Biệt kích Dù của Algérie đó! Sau đó anh vào làm lính đánh thuê ở Yémen và ở Congo, trước khi sang Việt Nam làm việc cho đài NBC và AP của Mỹ. Anh ta đi bộ không bao giờ biết mệt và không sợ gì cả. Anh ta đã thành công rất đẹp vào tháng giêng năm 1969. Không biết làm thế nào mà anh ta biết được là người Mỹ sẽ trao đổi tù binh với Việt Cộng , nên đã đi trước hai ngày lên Tây Ninh, rồi từ đó anh lôi bộ vào bưng, lang thang không biết chỗ nào là chỗ nào hết vì không biết rõ địa điểm trao đổi chính xác nằm ở đâu . Anh tìm cách qua được Sông Bé bằng xuồng, tránh được nhiều đội tuần tiễu của Việt Cộng và cuối cùng anh tìm đến được một bìa rừng trống trải, ở đó sẽ có cuộc trao đổi tù binh. Cả người Mỹ và Việt Cộng đều ngạc nhiên khi anh ta xuất hiện. Việt Cộng ngạc nhiên vì họ đã lừa được hệ thống canh chừng của bọn họ, còn người Mỹ ngạc nhiên vì họ tới đó bằng trực thăng và không thể tưởng tượng nổi một người tay không như anh ta mà lại đột nhập thật sâu vao đây một mình được như vậy, để xuất hiện như một con ma trong lúc không một bên nào chờ đợi sự có mặt nầy . Lần đó Raymond đã mang về một số hình ảnh thật là tuyệt vời. Bọn Việt Cộng thì đội nón vải đi rừng mặc quần cụt, người chỉ huy của họ có một lỗ mũi khá kỳ dị, nhọn hoắc và có một cái bứu. Còn đại tá Mỹ là một người ốm gầy cao mặt xương, nói tiếng Việt rất rành tên là Sauvageot 1. Ông ta quá đỗi giận khi thấy Raymond có mặt ở ngay nơi có buổi trao đổi bí mật nầy, nên đã từ chối không cho anh ta về bằng trực thăng, nên ông bạn tôi lại phải lội bộ trở về..
Đại tá Phước cười lên nắc nẻ, nấm tay đập xuống đầu gối và la lên :
- " Tiếc quá, thật tình tôi không biết sự việc nầy, nhưng nó chỉ xác nhận những gì tôi đã nói với anh về Thomann. Muốn làm được một "cú" đẹp như thế, tôi nghĩ là phải có một bản lĩnh ! Nếuanh còn gặp anh ta ở Ba Lê, anh cho anh ta biết cái tình bạn thật thân thiết của tôi đối với anh ta nhé .
Một đại úy đến đứng nghiêm, chào đại tá Phước và trình :- " Thưa đại tá, có "Lôi Hổ 6" gọi.
Đại tá Phước nhảy lên gọn gàng và chạy lại trung tâm truyền tin của ông. Có một giọng nói chắc nịch đang bình tĩnh báo cáo :
- " một trung đoàn cộng sản Bắc Việt đang tập trung ở 5 cây số về hướng Đông Bắc trước khi xuất phát. Tiền sát của họ đã nằm ở cách sân bay khoảng 2 cây số. Có hai tiểu đoàn chiến xa yểm trợ. xin đại tá ghi giùm tọa độ đi." Phước ghi vội tọa độ và cho lệnh ngay, ngắn gọn:
-" Tránh ngay khỏi trục tiến quân của họ. Hết "
Sau đó ông báo động ngay cho Biên Hòa, tin tức, tọa độ, và xin một "yễm trợ nặng". Sau đó ông mới liên lạc và chuyển hết tin tức cho Pháo binh,
Tôi bước ra khỏi nhà xe. Bên ngoài, trời về đêm vẫn yên tĩnh, thỉnh thoảng chỉ nghe một vài tiếng động nhỏ dều đều của tiếng vá đào đất , chắc hẳn là binh sĩ đang tu bổ các hầm trú ẩn của họ..
Mười phút trôi qua, Có tiếng máy nghe được xa xa, trên trời cao. Pháo binh bắt đầu tác xạ. Có tiếng kẻn khua, tiếng đạn đi ngang qua và vài giây sau đó là những tiếng nổ inh tai.
-"Họ bắn dài để chận đường rút lui của trung đoàn địch và che lấp tiếng phi cơ bay đến" đại tá Phước theo đứng bên cạnh tôi và nói .
Có ba vừng ánh sáng liên tiếp lóe lên cao, và ba tiếng nổ kinh hồn như những trái đạn của hải quân, cửa nhà xe rung lên ba lần.. Chúng tôi nhìn thấy có mấy ánh lửa lóe lên nhưng ngay sau đó bị các cột khói lên che lấp ngay, mấy chiếc nấm lớn khói đen kịt hình như đang tụ lại bao vòng một khỏang lớn của chân trời. . . . Pháo binh đã ngừng bắn. Đại tá Phước trở lại đài chỉ huy vô tuyến. Hai chục phút trôi qua. Có tiếng gọi của Lôi Hổ trên đài. Bây giờ là 1 giờ sáng rồi.
- " Đơn vị Bắc Việt bị đánh trúng rất nặng. Có vài tên sống sót đang chạy tán loạn. Thống kê kinh hoàng !"
Đại tá Phước dùng vô tuyến cho lệnh hai tiểu đội biết động của ông tiến chiếm và tảo thanh vùng vừa bị dội bom. Ông xây qua tôi và nói :
-"Anh có thể vào ngủ yên, sẽ không có gì xảy ra nữa trong đêm nay. Bọn chúng phải cần có một thời gian mới có thể tiêu hóa xong những trái "C.B.U. 55" nầy.
- Anh muốn nói những trái "Cluster Bomb Unit" ?Tôi cũng đã biết chúng nó rồi. Đó là loại bom có nhiều miển, chống cá nhân, được thả từng chùm , khi đụng đất, nổ tung ra nhiều trái đạn nhỏ bằng trái banh tennis phải không ? Loại bom nầy gây nhiều thiệt hại đáng kể . . ".
Đại tá Phước đưa tay chận tôi lại ngay
- " Loại CBU.55 nầy cũng được thả từng chùm, nhưng là một loại bom đặc biệt, cho đến giờ nầy chưa bao giờ được xử dụng.
- Anh nói "đặc biệt", nó có nghĩa gì đây ?
- Tôi không muốn giải thích chuyện đó bây giờ cho anh nghe đâu. Anh sẽ thấy rõ kết quả ngày mai khi trời sáng. Chúng ta sẽ đến đó xem tận mắt. Bây giiờ anh hảy đi ngủ đi."
Tôi đến nằm trên một chiếc chiếu và ngủ ngon lành.
Đến 6 giờ sáng, có người đánh thức tôi dậy. Tôi nhận ra đó là đại úy hồi hôm.
- " Đại tá tôi đang chờ ông "
Chúng tôi đi bằng xe Jeep. Ba cây số về hướng Đông Bắc, và sau đó chúng tôi xuống xe và có ba anh biệt động quân vai choàng đại liên M.60, mình mang đầy mấy giây đạn hướng dẫn chúng tôi đi.
Và thình lình giữa những hàng cây trụi lá, một cảnh tượng thật rùng rợn, như một ảo tưởng ! Trong một khoảng trống mỗi bề độ 100 thước, hằng trăm bộ đội Bắc Việt không còn hình dạng rãi rác cùng khắp nơi. Một chiến xa bị lật ngữa. Các tử thi không thấy có một vết thương nào trên mình. Chỉ thấy cò vài vết máu chung quanh mồm và mủi. người ta có thể nói là họ bị một cơn lốc cuốn lên cao và ném họ nằm bẹp xuống đất. Đại tá Phước giải thích :
- " CBU.55 là một loại bom "rút hết khí trời". Công thức của nó còn là " tối kín / mật". Bộ Tham mưu chỉ cho biết là nó "đốt" hết dưỡng khí trong không khí và làm cho tất cả đều ngộp thở, chết tức khắc. Thông thường thì dưỡng khí chỉ là một nhiệt khí, (có nghĩa là không thể cháy được ). Theo tôi thì loại bom CBU.55 nầy đốt hết không khí, gây ra sự bùng nổ mãnh liệt tạo ra một làn sóng va chạm cực mạnh làm vỡ hết buồng phổi, và những người chết không có một dấu vết gì gọi là thương tích trên thân thể. 2
Dầu muốn dầu không thì kết quả thật khủng khiếp. Tất cả cây cối bị thổi bay hết lá cùng tất cả bộ đội bất thần bị chết chung trong một thời gian không đến một giây. . . tất cả để lại một cảm tưởng như một đoạn phim kinh hoàng do các nhà phù thủy bí mật của phòng nghiên cứu đạo diễn. Nhưng đây thật sự không phải một màn hay một cảnh trong phim, và người chết ở đây không phải là những hình nộm !
Tôi vội vã ra đi. . . .
Vào lúc 8 giớ một trực thăng đưa tôi về lại Biên Hòa . Trực thăng có chở một lô binh sĩ bị thương, ở bụng, ở đầu. Có nhiều người bị bể cặp mắt.
Ở đầu một đường bay, những người lính chữa lửa đang chữa cho một phi cơ phản lực 2 động cơ, bị trúng một hỏa tiễn SA.7 của Liên Xô lúc mới vừa cất cánh . Cạnh một chiếc xe vận tải tôi nhìn thấy 4 bao ny lông dài đã đóng kín. Đó là những gì còn nhặt lại được từ thân thể của phi hành đoàn 4 người .
Vào lúc 2 giờ trưa, tôi lại lên được một chiếc phi cơ vận tải "chinook" để bay lên vùng mặt trận. Tôi được tháp tùng với khoảng 40 anh em biệt kích người vậm vở, gọn ghẽ trong bộ quân phục đen, được trang bị súng phóng lựu và tiểu liên 45 ly ngắn nòng M3 A.1 bá xếp. Huy hiệu mà họ mang trên tay áo là một con ó và một chiếc dù được thêu trong một hình tam giác, chỉ cho tôi biết họ thuộc lực lượng biệt kích dù Lôi Hổ (cọp bay). Đây là một đơn vị đặc biệt, chuyên hành quân ban đêm từng toán 3 người một, trong vùng địch, có nhiệm vụ tìm vị tríđịnh, các trục tấn công của địch, sau đó báo cho pháo binh và không quân bạn để có hành động phản ứng kịp thời.
Giờ đây tôi lại đang trên đường đi đến Xuân Lộc : đây là lần thứ ba trong tám ngày nay tôi lên khu vực nầy, mà lần nầy thì chuyến đi có vẻ thoải mái và anh em đoan chắc với tôi là đến một vị trí tương đối yên tĩnh và sạch sẻ hơn . Chiếc trực thăng bay độ 15 phút thì đến vùng Xuân Lộc , bay trên quốc lộ 1 và ngoặc hẳn về hướng Đông, hạ thấp xuống độ 700 bộ đến một vườn cao su bạt ngàn thẳng tấp.
Chiếc "chinook" xuống rất nhanh. Từ trên nhìn xuống, Xuân Lộc ít nhất nếu còn gì thì cũng chỉ có một quang cảnh mờ nhạt. Rất lo ngại tôi ghi nhận là có nhiều chùm lửa, cột khói do đạn pháo cứ rơi đều xuống vòng đai đã bị tàn phá. Chiếc "chinook" của chúng tôi hạ cánh đáp xuống làm tung bụi mù đỏ thẳm. Khoảng 50 người dân rách rưới chạy lại bao quanh chiếc trực thăng. Có nhiều người đã bị thương ; và vẫn một cảnh tượng cũ : các bà mẹ bế con trẻ áo quần đầy máu, vẻ mặt hốt hoảng đang muốn đi khỏi đây. Một chiếc xe Jeep, chạy gần như nhảy qua các đống gạch vụn, chở tôi đến một trạm cứu thương.
Mỗi một làn gió nhẹ đưa tới là có một mùi hôi thối kinh người từ mấy trăm xác chết của cộng sản Bắc Việt đầy ruồi nhặng xông lên.. Một người y tá nói với tôi :
- "Chúng tôi làm gì có thì giờ để chôn cất họ, chỉ kịp rải lên mình họ một lớp vài vá cát đá vụn mà thôi".
Ở trạm cứu thương nầy đầy những quân nhân bị thương. Có hai vị bác sĩ trẻ đang làm những gì mà họ có thể làm được dưới một ánh đèn mờ màu xanh. Họ gọt, họ cắt xén, khâu lại, hay cưa bỏ... Có nhiều người mang những vết thương kinh hoàng đầy mủ trắng. Các tay chân bị cắt được vất lẫn lộn vào một thùng phuy xăng mà các anh y tá đã mang tới lúc còn đầy xăng. Các mảnh vụn khác thì được chôn ở một hố được đào lên cách đó chừng 20 thước có tưới thuốc khử trùng và được lấp đất lại cẩn thận.. Ngoài sân trời đang vần vũ , mấy đám mây đen kịt đang là đà dưới chân trời. Cơn bão lại sắp đến.
Tôi cố tìm đại tá Phước, chỉ huy trưởng đơn vị biệt động quân . Một trung sĩ cho tôi biết là ông đang ở gần nhà bưu diện, nơi sắp có cuộc đụng độ mạnh. Mưa đã bắt đầu rơi nặng hột xuống mảnh đất khô khan đầy máu nầy, và sau đó thì mưa to, mưa quá to và chỉ trong vài phút đã làm ướt ngập trũng hết nơi đây. Anh em binh sĩ ai cũng phải choàng áo đi mưa vào. Hằng đàn chuột to từ những lổ cống hay từ các bức tường sập tuông ra. Có đến hằng ngàn con xám đen, từng đàn, lì lợm tuông ra từ những đống thây ma chôn vội vàng.
Một sĩ quan biệt động quân dẫn tôi đi và bắt tôi phải ẩn nấp trong một hầm trú ẩn lụp xụp trong đó có khoảng một tiểu đội với súng liên thanh nhẹ được bố trí đạn đã lên lòng.. Viên trung úy liên lạc vô tuyến. Mưa càng ngày càng to. Các anh em binh sĩ dù nằm hay ngồi dựa lưng sau bức tường sập tất cả ai cũng đều trong tư thế sẵn sàng chờ chiến đấu.
Vào lúc cơn mưa bão đang hoành hành, một tràng đạn rốc kết bay xuống nhà bưu điện và tất cả những vùng quanh đó. Tất cả phải chen nhau xuống hố chiến đấu đầy bùn đầy nước nhầy nhụa hay nấp trong những ô tường không nóc để chịu trận, nghe tiếng gầm rú xé tai và tiếng nổ chát chúa của các quả rốc kết. Và sau rốc kết lại đến phiên đạn bách kích pháo, khô khan hơn, chát tai hơn và chính xác hơn. Và thình lình, nhìn xuyên qua cơn mưa tầm tã, xuất hiện những bóng người mặc quân phục xanh sậm. đội nón cối tròn, sát cánh nhau đi tới: đó là bộ đội Bắc Việt đang tấn công. Họ đến từ dường rày xe lửa. Viên trung úy ra hiệu và các súng liên thanh bắt đầu đua nhau nhả đạn. Toán nầy ngã gục nằm xuống lại có toán khác tràn lên. Họ tiến vào bưu điện. người ta nghe được nhiều loạt nổ của lựu đạn trong nhà bưu điện, và hai tiếng nổ thật lớn sau đó. Một mảnh tường bay lên vụn vằn. Đó là 2 tên đặc công cộng sản đang mở đường bằng cốt mìn. Một toán người nhỏ thó đang tràn vào nhà bưu điện. Cùng lúc với cứ điểm nầy, nhiều loạt tấn công khác đã được tiến hành.
Cộng sản Bắc Việt hiện đang ở thế mạnh. ít nhất củng phải đến một tiểu đoàn. Họ bắn liên tục không ngừng. Lần xung phong sấp tới, chắc là đến lượt chỗ của chúng tôi . Nhưng một hàng rào chính xác và hữu hiệu của đạn pháo 105 ly trên chiến xa ở phía sau chúng tôi chừng 800 thước đã cứu vãn tình thế. Những trái đạn đi rồi nổ trước mặt chúng tôi làm chúng tôi muốn ngưng thở, nhưng đã sát hại kinh khủng hàng ngũ của cộng sản . Qua 10 phút bắn cuốn chiếu, pháo đội ngưng bắn. Các biệt động quân ra khỏi hầm trú ẩn và phản công. Những gì còn lại của nhà bưu điện đang cháy như một ngọn núi lửa. Đến 5 giờ chiều, tất cả coi như xong.. Châu vi bãi chiến trường gần như quang đãng, cơn bảo củng đã qua, bầu trời lại xanh trở lại. Một sự yên tĩnh không tả được đang ở đâu đây, chung quanh chúng tôi .Chỉ có một con chó phèn duy nhất đang đau khổ chạy quanh khu nhà sập đổ nát, kêu la ầm ĩ vì bị các mảnh đạn trên lưng.
Tôi quay trở lại bản doanh của sư đoàn . Dưới chân của tượng Chúa trước nhà thờ, một anh lính Dù đội mũ nồi đỏ đang quì cầu nguyện, hai tay chấp lại nhưng vẫn tì trên khẩu súng của mình..Tôi có cảm tưởng là thành phố nầy đã bị cày xới lên bằng máy ủi . Tất cả chỉ còn là những đống gạch vụn của các bức tường đổ nát, các tấm tôn và gạch vữa bị nhào đi nhào lại với nhau rải rác thành từng đống một, và trên tất cả là chiếc thánh giá của nhà thờ với tường lỗ chỗ dầy vết đạn, và những lỗ hổng tác hoác. Trong dãy nhà của trường đạo đầy lỗ thủng đạn, tôi gặp đại tá Hiếu, 40 tuổi, quân phục vẫn láng cót, với chiếc nón vải đi rừng nhưng vẫn có khẩu súng lục đeo ngang lưng. Ông rất tự hào về trung đoàn 40 của ông, đơn vị đang phòng thủ cả mặt Nam của thành phố. Ơng ta nói:
"Anh biết không , chúng tôi có thể đánh họ chớ sao không . Chúng tôi đã đẩy họ ra khỏi thành phố rồi đấy chứ, và chúng tôi không rời khỏi thành phố nầy đâu. Giả thiết mà chúng tôi có được một số đại bác 130 quỷ quái mà họ dùng để nã vô tội vạ vào chúng tôi! Tinh thần dù sao cũng vững lắm, Chúng tôi đã lãnh đủ 12 ngàn quả đạn pháo và ba ngàn quả rốc kết từ ngày 9 tháng 4 đến nay. Cộng sản đã tấn công chúng tôi 6 trận trong 8 ngày nay. Chúng tôi đã đẩy lui được hết, nhưng trận tấn công quyết liệt nhất chưa đến đâu. Tôi chắc chắn là nó cũng sẽ đến gần đây thôi .
Trong vài ngày nữa đây, thế nào họ cũng gom lực lượng của họ lại bằng cách tập trung các sư đoàn được rảnh tay sau khi các tỉnh ở Miến Trung bị thất thủ, và đây có lẽ sẽ là trận chiến cuối cùng. Nếu chúng tôi chịu không nởi, thì Sài Gòn chắc không đứng được lâu đâu."
Sau hai giờ tôi vừa sống ở đây, thật tình tôi không muốn nghĩ tới "trận chiến cuối cùng" nó sẽ như thế nào.
Phía ngoài, giữa nhà thờ và những gì còn lại của các văn phòng hành chánh, các chiến binh Dù, những người đã đụng trận nặng hồi đêm qua, đang nằm dài nghỉ ngơi dưới đất ở bìa sân bay. Có 3 người trong số nầy gác súng của họ vào môt cái cây và họ ngồi cạnh nhau, vừa đàn gui ta vừa hát nho nhỏ theo tiếng đàn.. Trông họ cũng đã có tuổi rồi. ..
Tôi rảo chân đi về phía chợ. Binh sĩ thuộc khu phòng thủ trung ương nầy được rải dài ra trên năm trăm thước khỏi nhà thờ (đã bay hết nóc, kính thì củng vỡ tan, tường rạn nứt), nằm vững chắc trong những hầm núp kiên cố, có bao cát che đầu được sấp trên các tấm đan bằng bê tông, tất cả đều có đường dây điện thoại chôn duới đất nối liền với nhau. Các vị trí nầy đều tua tủa súng liên thanh, súng phóng hỏa tiễn chống chiến xa, và đại bác không dật. Các chiến xa M.48, có trang bị đèn chiếu hồng ngoại tuyến cho đại bác để tác chiến ban đêm đang bố trí dài theo hai bên bệnh viện có một đại đội Dù trấn giữ.
Đến 6 giờ chiều thì tôi mới được gặp đại tá Phước, ông đi thanh sát các tiền đồn vừa mới trở về. Là một sĩ quan với diện mạo và tướng đi trông rất trẻ trung, 39 tuổi, người chắc nịch như một trụ đá, ông Phước không bao giờ đeo súng hay nón sắt tác chiến. Chúng tôi đã biết nhau từ trận tấn kích Tết Mậu Thân của cộng sản . Lúc đó ông chỉ huy các liên đội biệt động quân đến thay thế các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến ở Chợ Lớn. Ông đã có tiếng là một sĩ quan đặc biệt liêm khiết, ham tiến chớ ít chịu lùi, nhưng biết tiết kiệm gìn giử từng mạng sống của binh sĩ mình. Sau đó tôi lại gặp ông ở Neak Luông, nơi đó các đơn vị Miền Nam đã thiết lập một căn cứ lớn trong chiến dịch tấn kích lên CampuChia. Đại tá Phước nắm tay tôi và nói :
-" Vào đây, vào phòng hành quân của tôi, chúng mình sẽ ăn một chén cháo gà với nhau đã . Tôi chưa có ăn gì cả từ sáng đến giờ, đói muốn chết đây bạn "
Phòng hành quân (phòng chỉ huy) của người chỉ huy biệt động quân nầy nằm ngay trước chợ, trong một nhà xe được tổ chức cẩn thận lắm, có rào kẽm gai và có gài lựu đạn, xem còn nguyên trạng. Các tường được tăng cường bằng các khúc gổ tròn, các khúc sắt đường rầy xe lửa và những tấm thép dày. Trên bàn có gắn những tấm bản đồ của từng khu vực của thành phố được vẽ lớn và ghi chú rõ bằng tay và có cả đèn măng sông soi sáng. Một chiếc tủ lạnh chạy bằng dầu đang ướp lạnh các thùng bia. Nhà bếp có năm cái lò bằng đất nung nằm gọn trong góc, không tốn chỗ bao nhiêu. Các sĩ quan thì nằm trên chiếu thường. Ông Phước dẫn tôi đến một chỗ trống, chỉ có một cái bàn thấp, trên đó có một bình trà và mấy chén cháo nóng có vài cọng rau thơm và ớt. Chúng tôi ngồi bẹp xuống ăn. Phước ăn vội tô cháo của anh, uống một tách trà nóng, xong dựa lưng vào vách và nói: xà ngang của đường rầy lấy được bằng cách tháo gở đường xe lửa cũ . . .
Anh rót thêm một tách trà, hớp từng ngụm và tiếp tục:
- " Trước hết, chúng tôi thiếu cái gì ? Đó là một sư đoàn hành quân di động tốt. Bao giờ chúng tôi mới thật sự đánh úp họ được và bẻ gãy các cuộc tấn công của họ được .Nhưng chúng tôi không - " Như vậy là anh tới thăm tôi ? Tướng Đảo có nói với tôi là anh đã tới đây 3 hôm trước . . . Ê, được lắm ! Tình hình càng ngày càng quyết liệt hơn rồi đó. Trên phương diện giá trị chiến đấu của binh sĩ, tôi không có gì lo ngại hết . Anh em Dù và Biệt động quân đều có cú đấm của mình, và sư đoàn của tướng Đảo là một đơn vị ưu tú. Trước mặt chúng tôi là bộ đội Bắc Việt còn rất trẻ nhưng thiếu kinh nghiệm hơn chúng tôi, nhưng họ có quân trừ bị quan trọng, và có lực lượng tăng cường cho họ đều đều. Vì không có đầy đủ quân số cần thiết nên chúng tôi phải nằm cứng ở thế phòng ngự và vì thế bị chúng nó tấn công có phương pháp. Kết quả là chúng tôi phải đào lỗ và sống như những con chuột chù và thiết trí những hầm trú ẩn hay đường hầm tác chiến nhờ có các nên nằm mơ ! Tướng Đảo đã cố gắng gần một tuần nay để đem về lại Trung đoàn 43 của ông (trung đoàn thứ ba của sư đoàn ) đang bị cầm chưn ở Củ Chi. Bộ Tư Lệnh đã từ chối, và ông rút trung đoàn về không được . Nhưng còn một bài toán rất trầm trọng hơn nữa, đó là vấn đề tiếp vận . Tôi sẽ cho anh một vài con số. Hiện giờ cấp số đạn của chúng tôi, mỗi binh sĩ chỉ có được 100 viên đạn và hai trái lựu đạn mỗi ngày. Với khẩu súng tự động M.16 (nhịp bắn thực dụng là 400 viên / phút ) 100 viên đạn thật ra là không có gì cả ! Lúc còn người Mỹ ở đây, không có một binh sĩ nào có dưới 400 viên đạn khi đi hành quân. Cấp số tổng quát cho vòng đai phòng thủ là 15 tấn. Với 20.000 người trên mặt trận, thì phải có 50 khẩu pháo binh, chưa kể bách kích pháo, như vậy là chỉ tính cho một giờ tác xạ mà thôi đó nghen. Anh em pháo thủ của chúng ta không thể nào thực hiện được những tác xạ "ngăn chận" nhằm dùng hỏa lực của mình để đánh vào những trục tiến quân của địch và ngăn chận được sự tập trung của địch ở những tuyến xuất phát. Chúng tôi xoay sở bằng cách gài mìn cá nhân và tăng các đội tuần tiễu của biệt động quân trên những đường tiến sát hay đường xâm nhập của địch mà thôi. Khi họ ghi nhận hay khám phá được một sự di chuyễn của địch thì họ gọi Không quân. Còn thì chúng tôi phải ấn định một kỷ luật tác xạ thật khắc nghiệt. Pháo binh chỉ tác xạ chận các đợt xung phong của địch, và bộ binh thì chỉ bắn diệt địch thật hữu hiệu ở tầm gần. Đây là một chiến thuật có nhiều nguy hiểm bởi vì mình phải chở cho các làn xung phong của địch đến thật gần, ở cự ly xáp lá cà mới được bắn. Hiện giờ thì coi như cũng được đi vì binh sĩ của chúng tôi toàn là dân thiện chiến, không hốt hoảng và chịu nằm yên dưới làn đạn pháo binh của địch. Nhưng chuyện đó không thể kéo dài tuần nầy qua tuần khác dài dài như vậy được . Chúng tôi mất từ 60 đến 80 mạng hằng ngày như vậy, chỉ tính riêng cho Dù và Biệt động quân thôi đó. Và một người lính thiện chiến già dặn khó mà tìm được người thay thế lắm !
- Anh đã bi quan rồi sao đó ?
Phước nở một nụ cười có vẻ ngạo nghễ :
- " Bi quan hả ? nó có nghĩa gì ? Chúng ta đang ở trong thời chiến. Không có ba mươi sáu giải pháp đâu. Chỉ có thắng, hay bại hay chết mà thôi. Tướng Đảo có chín người con, tôi thì có năm. Gia đình chúng tôi ở Sài Gòn . Cả anh em binh sĩ của tôi cũng vậy. . . . và chúng tôi không muốn bị bọn Bắc Việt khốn kiếp nầy đè bẹp. Có thế thôi.
- Anh nghĩ là bọn cộng sản sẽ làm gì ?
- Ồ, đâu có gì hơn đâu ? Họ đang cố gắng bóp cổ chúng tôi . Họ cắt đứt đường ở phía sau lưng của chúng tôi để ngăn chận không cho đạn dược tới được . Họ tiếp tục dập chúng tôi bằng pháo 130 ly và tập họp 5 sư đoàn lại để cuối cùng họ nghiền nát chúng tôi . Trong khi chờ đợi giây phút đó, tôi cố gắng không cho mất cái mạng nầy. Tôi cho cái mũ nồi nâu của tôi đi dạo khắp nơi, tôi cố gắng đứng thẳng khi bọn cộng sản Bắc Việt bắn tôi . . .
- Anh thích cuộc chiến hả anh Phước ?
- Anh nói thế có nghĩa là thế nào đó anh Pierre ? Thích cuộc chiến hả ? Tôi thương vợ tôi, thương con tôi, thương đất nước tôi. Tôi thích sống như cha mẹ tôi đã sống, có lễ độ, thích tổ chức nghi lễ theo truyền thống của dân tộc tôi, thích đi xem chiếu bóng, thích đi dạo trên thuyền hay chăm sóc vườn tuợc. Cái phiền là ở Việt Nam người ta không thể đi dạo chơi từ lâu rồi mà không sợ lảnh một viên đạn vào đầu hay bị giẫm vào một trái mìn nào đó. Hồi Tết Mậu Thân chúng tôi đã sửa soạn tất cả rồi để ăn một cái Tết.. Nhà cửa được trang hoàng đầy hoa thủy tiên, bánh mức truyền thống cho Ông Táo bày ra rồi, bánh chưng, chè, và một chai rượu nếp nhỏ nữa, lại có cả một bức tranh lụa vẽ hình một con chim đại bàng đang tung cánh bay và một con ngựa đang phi. Các con tôi đang cười đùa, vợ tôi vui lắm. Chúng tôi đã có một buổi tối thật hạnh phúc. Nhưng đùng một cái đúng 4 giờ khuya thì Việt Cộng tấn công. Tôi phải rời khỏi gia đình tôi tức khắc,, và chỉ được về phép năm tháng sau đó. Đêm đó thằng em út của tôi, trung úy Dù, và vợ nó (chúng nó ở Chợ Lớn) đã bị Việt Cộng cắt cổ. xơi tái. . .
Đại tá Phước đứng dậy và bước lại đài vô tuyến truyền tin của ông. Tôi còn ngồi lại một mình ở cái phòng nhỏ còn có được một cây đèn măng xông đang chiếu lên tường cái bóng chập chờn của bình trà.
Ở ngoài , đêm thật là yên lặng. Ở về hướng Gia Kiệm, tiếng súng đại bác vẫn rền vang như một cơn bão xa xăm. Tôi nghĩ tới điều lạ lùng của một sự bất ngờ . Cách đây 28 năm, tôi đang ở một cái đồn nhỏ có rào tre vạt nhọn, gần hành dinh mà tôi vừa mới đến ban chiều. Các bạn thân của tôi gồm có một người Pháp ở Miền Bắc (Bretagne), và một người Đức. Ông bạn Pháp thì vậm vỡ hồng hào tên là Massé, là trung úy chỉ huy một đại đội thân binh, đi đâu củng mang theo một cái máy hát quay tay và cả một chồng dĩa nhạc cổ điển, đã mòn gần láng hết rồi vì xài quá nhiều. Còn ông bạn người Đức là một cựu sĩ quan quân đội Đức, đã từng chiến đấu ở Tây ban Nha, sau dó vào lê dương (đã từng chiến đấu chống lại tướng Rommel ở Ý), một tay lực sĩ với nước da ngâm đen và một cái nhìn xám xịt, tên là Guerlach. Sau khi đã trở thành một nhà trồng tĩa rồi, anh vẫn không chịu rời bỏ khẩu súng tự động KAR 43 của anh, mà anh gọi là "dụng cụ cá nhân " của mình, và một khẩu súng ngắn Walther P.38. Trung úy Massé đã chết trong một trận tấn công đoàn xe ngày 18 tháng 5, năm 1948, do Hoàng Thọ, một chỉ huy đặc công Việt Cộng có râu quai hàm như một linh mục, mà tàn ác như một con hổ đói. Còn anh bạn Guerlach thì bị giết vài tháng sau đó trong một trận phục kích trên đồn đỉền Courtenay. Nhưng trước khi chết anh đã hạ chín Việt Cộng với hai khẩu súng mà anh gọi là "dụng cụ cá nhân" của anh" .
Bao nhiêu năm đã trôi qua rồi nhưng tôi tự hỏi tại sao tôi luôn luôn còn đây ? Mà cũng vẫn ở vùng Xuân Lộc, không ở nơi khác ? Trong cái thành phố ma quỷ nầy, thành phố chỉ còn là một cái tên, với kỷ niệm của những con ma khác mà tôi đang nhớ đến ?
Đại tá Phước trở lại với một chén cà phê nóng. Ông đặt chén cà phê lên bàn và nói với tôi :
- " Nầy, cái nầy tốt cho anh đó, anh Pierre ! Anh em Lôi Hổ đã thành công, họ đã tìm và định được vị trí của một trung đoàn cộng sản Bắc Việt đang di chuyễn khoảng 10 cây số cách quận lỵ. Nếu Lôi Hổ mà định được chính xác đúng dường đi của trung đoàn nầy thì chúng tôi sẽ dập tan họ bằng Không quân trước khi họ mở cuộc tấn công. Như vậy sẽ tiết kiệm được cho chúng tôi một cuộc chiến không mấy tốt. Trong khi chờ đợi, tôi không có quyền đi ngủ.."
Sự bình tĩnh quá cứng rắn của vị sĩ quan nầy được thể hiện rõ trên nét mặt điềm nhiên của một người có thói quen nhìn thấy trước một việc không tốt sẽ xảy đến cho mình mà vẫn bình thản để có giải pháp đối đầu . . .xem rất là cảm động. Ông ngồi xuống dựa lưng vào tường và hỏi tôi :
-" Ông bạn Thomann của anh thế nào rồi anh Pierre ? Không thấy anh ta đến đây chuyến nầy ?
- Anh ta đang ở Ba Lê. Hiện anh đang có một đứa con trai nhỏ.
- Anh ta nghĩ không đi làm phóng sự nữa sao ?
- Không phải vì anh mới có con nhỏ đâu. Cơ quan mướn anh đã tính sổ cho anh ta luôn rồi.
- Tôi thích anh đó lắm. Anh ta đã từng đi với chúng tôi trong nhiều tháng hành quân ở nhiều khu vực khác nhau. Anh ta cũng dai như đỉa đói vậy, không biết mệt mỏi là gì mà không nói quá ba tiếng trong cả tuần . Anh ta cùng ăn với chúng tôi, cùng ngủ dưới đất như chúng tôi và không bao giờ rời khỏi máy quay phim của mình. Anh ta bị thương 3 lần khi cùng lặn lội với chúng tôi : lần thứ nhất bị thương trên đầu ở thung lũng A Shau, tháng hai 1969 , vì miển đạn bách kích pháo; lần thứ nhì vào tháng giêng 1970 trong khu vực "Thất Sơn" ở gần biên giới Campuchia, vì một trái đạn bách kích nổ cách anh ta chỉ có 2 thước, lần đó tôi có 4 binh sĩ tử thương nhưng anh ta thì 2 chơn đầy miểng ; lần thứ ba vào tháng 7 năm 1972, trong khi anh ta đang quay cảnh một đoàn dân chúng đang bị pháo 130 ly của Liên xô. Lần đó anh ta suýt nằm luôn tại chỗ rồi ! Anh ta bị thương rất nặng: cườm tay trái gần đứt lìa và đùi phải bị quá nặng. Các anh em biệt động quân của tôi đánh giá anh ta cao lắm.
- Đánh giá cao là phải rồi ! Tôi nghĩ là họ rất có lý . Anh Phước nầy! tôi biết anh Raymond Thomann nầy từ lâu rồi. Anh ta là một cựu chiến binh Biệt kích Dù của Algérie đó! Sau đó anh vào làm lính đánh thuê ở Yémen và ở Congo, trước khi sang Việt Nam làm việc cho đài NBC và AP của Mỹ. Anh ta đi bộ không bao giờ biết mệt và không sợ gì cả. Anh ta đã thành công rất đẹp vào tháng giêng năm 1969. Không biết làm thế nào mà anh ta biết được là người Mỹ sẽ trao đổi tù binh với Việt Cộng , nên đã đi trước hai ngày lên Tây Ninh, rồi từ đó anh lôi bộ vào bưng, lang thang không biết chỗ nào là chỗ nào hết vì không biết rõ địa điểm trao đổi chính xác nằm ở đâu . Anh tìm cách qua được Sông Bé bằng xuồng, tránh được nhiều đội tuần tiễu của Việt Cộng và cuối cùng anh tìm đến được một bìa rừng trống trải, ở đó sẽ có cuộc trao đổi tù binh. Cả người Mỹ và Việt Cộng đều ngạc nhiên khi anh ta xuất hiện. Việt Cộng ngạc nhiên vì họ đã lừa được hệ thống canh chừng của bọn họ, còn người Mỹ ngạc nhiên vì họ tới đó bằng trực thăng và không thể tưởng tượng nổi một người tay không như anh ta mà lại đột nhập thật sâu vao đây một mình được như vậy, để xuất hiện như một con ma trong lúc không một bên nào chờ đợi sự có mặt nầy . Lần đó Raymond đã mang về một số hình ảnh thật là tuyệt vời. Bọn Việt Cộng thì đội nón vải đi rừng mặc quần cụt, người chỉ huy của họ có một lỗ mũi khá kỳ dị, nhọn hoắc và có một cái bứu. Còn đại tá Mỹ là một người ốm gầy cao mặt xương, nói tiếng Việt rất rành tên là Sauvageot 1. Ông ta quá đỗi giận khi thấy Raymond có mặt ở ngay nơi có buổi trao đổi bí mật nầy, nên đã từ chối không cho anh ta về bằng trực thăng, nên ông bạn tôi lại phải lội bộ trở về..
Đại tá Phước cười lên nắc nẻ, nấm tay đập xuống đầu gối và la lên :
- " Tiếc quá, thật tình tôi không biết sự việc nầy, nhưng nó chỉ xác nhận những gì tôi đã nói với anh về Thomann. Muốn làm được một "cú" đẹp như thế, tôi nghĩ là phải có một bản lĩnh ! Nếuanh còn gặp anh ta ở Ba Lê, anh cho anh ta biết cái tình bạn thật thân thiết của tôi đối với anh ta nhé .
Một đại úy đến đứng nghiêm, chào đại tá Phước và trình :- " Thưa đại tá, có "Lôi Hổ 6" gọi.
Đại tá Phước nhảy lên gọn gàng và chạy lại trung tâm truyền tin của ông. Có một giọng nói chắc nịch đang bình tĩnh báo cáo :
- " một trung đoàn cộng sản Bắc Việt đang tập trung ở 5 cây số về hướng Đông Bắc trước khi xuất phát. Tiền sát của họ đã nằm ở cách sân bay khoảng 2 cây số. Có hai tiểu đoàn chiến xa yểm trợ. xin đại tá ghi giùm tọa độ đi." Phước ghi vội tọa độ và cho lệnh ngay, ngắn gọn:
-" Tránh ngay khỏi trục tiến quân của họ. Hết "
Sau đó ông báo động ngay cho Biên Hòa, tin tức, tọa độ, và xin một "yễm trợ nặng". Sau đó ông mới liên lạc và chuyển hết tin tức cho Pháo binh,
Tôi bước ra khỏi nhà xe. Bên ngoài, trời về đêm vẫn yên tĩnh, thỉnh thoảng chỉ nghe một vài tiếng động nhỏ dều đều của tiếng vá đào đất , chắc hẳn là binh sĩ đang tu bổ các hầm trú ẩn của họ..
Mười phút trôi qua, Có tiếng máy nghe được xa xa, trên trời cao. Pháo binh bắt đầu tác xạ. Có tiếng kẻn khua, tiếng đạn đi ngang qua và vài giây sau đó là những tiếng nổ inh tai.
-"Họ bắn dài để chận đường rút lui của trung đoàn địch và che lấp tiếng phi cơ bay đến" đại tá Phước theo đứng bên cạnh tôi và nói .
Có ba vừng ánh sáng liên tiếp lóe lên cao, và ba tiếng nổ kinh hồn như những trái đạn của hải quân, cửa nhà xe rung lên ba lần.. Chúng tôi nhìn thấy có mấy ánh lửa lóe lên nhưng ngay sau đó bị các cột khói lên che lấp ngay, mấy chiếc nấm lớn khói đen kịt hình như đang tụ lại bao vòng một khỏang lớn của chân trời. . . . Pháo binh đã ngừng bắn. Đại tá Phước trở lại đài chỉ huy vô tuyến. Hai chục phút trôi qua. Có tiếng gọi của Lôi Hổ trên đài. Bây giờ là 1 giờ sáng rồi.
- " Đơn vị Bắc Việt bị đánh trúng rất nặng. Có vài tên sống sót đang chạy tán loạn. Thống kê kinh hoàng !"
Đại tá Phước dùng vô tuyến cho lệnh hai tiểu đội biết động của ông tiến chiếm và tảo thanh vùng vừa bị dội bom. Ông xây qua tôi và nói :
-"Anh có thể vào ngủ yên, sẽ không có gì xảy ra nữa trong đêm nay. Bọn chúng phải cần có một thời gian mới có thể tiêu hóa xong những trái "C.B.U. 55" nầy.
- Anh muốn nói những trái "Cluster Bomb Unit" ?Tôi cũng đã biết chúng nó rồi. Đó là loại bom có nhiều miển, chống cá nhân, được thả từng chùm , khi đụng đất, nổ tung ra nhiều trái đạn nhỏ bằng trái banh tennis phải không ? Loại bom nầy gây nhiều thiệt hại đáng kể . . ".
Đại tá Phước đưa tay chận tôi lại ngay
- " Loại CBU.55 nầy cũng được thả từng chùm, nhưng là một loại bom đặc biệt, cho đến giờ nầy chưa bao giờ được xử dụng.
- Anh nói "đặc biệt", nó có nghĩa gì đây ?
- Tôi không muốn giải thích chuyện đó bây giờ cho anh nghe đâu. Anh sẽ thấy rõ kết quả ngày mai khi trời sáng. Chúng ta sẽ đến đó xem tận mắt. Bây giiờ anh hảy đi ngủ đi."
Tôi đến nằm trên một chiếc chiếu và ngủ ngon lành.
Đến 6 giờ sáng, có người đánh thức tôi dậy. Tôi nhận ra đó là đại úy hồi hôm.
- " Đại tá tôi đang chờ ông "
Chúng tôi đi bằng xe Jeep. Ba cây số về hướng Đông Bắc, và sau đó chúng tôi xuống xe và có ba anh biệt động quân vai choàng đại liên M.60, mình mang đầy mấy giây đạn hướng dẫn chúng tôi đi.
Và thình lình giữa những hàng cây trụi lá, một cảnh tượng thật rùng rợn, như một ảo tưởng ! Trong một khoảng trống mỗi bề độ 100 thước, hằng trăm bộ đội Bắc Việt không còn hình dạng rãi rác cùng khắp nơi. Một chiến xa bị lật ngữa. Các tử thi không thấy có một vết thương nào trên mình. Chỉ thấy cò vài vết máu chung quanh mồm và mủi. người ta có thể nói là họ bị một cơn lốc cuốn lên cao và ném họ nằm bẹp xuống đất. Đại tá Phước giải thích :
- " CBU.55 là một loại bom "rút hết khí trời". Công thức của nó còn là " tối kín / mật". Bộ Tham mưu chỉ cho biết là nó "đốt" hết dưỡng khí trong không khí và làm cho tất cả đều ngộp thở, chết tức khắc. Thông thường thì dưỡng khí chỉ là một nhiệt khí, (có nghĩa là không thể cháy được ). Theo tôi thì loại bom CBU.55 nầy đốt hết không khí, gây ra sự bùng nổ mãnh liệt tạo ra một làn sóng va chạm cực mạnh làm vỡ hết buồng phổi, và những người chết không có một dấu vết gì gọi là thương tích trên thân thể. 2
Dầu muốn dầu không thì kết quả thật khủng khiếp. Tất cả cây cối bị thổi bay hết lá cùng tất cả bộ đội bất thần bị chết chung trong một thời gian không đến một giây. . . tất cả để lại một cảm tưởng như một đoạn phim kinh hoàng do các nhà phù thủy bí mật của phòng nghiên cứu đạo diễn. Nhưng đây thật sự không phải một màn hay một cảnh trong phim, và người chết ở đây không phải là những hình nộm !
Tôi vội vã ra đi. . . .
Vào lúc 8 giớ một trực thăng đưa tôi về lại Biên Hòa . Trực thăng có chở một lô binh sĩ bị thương, ở bụng, ở đầu. Có nhiều người bị bể cặp mắt.
--------------------------------
Đại tá người Mỹ tên Sauvageot nầy là một nhân viên tình báo thuộc Cơ Quan Tình Báo Trung Hoa Kỳ ( CIA), nói và viết tiếng Miền Nam như một người Việt Nam chính cống. Từ tháng 3 năm 1973 đến 30/4/75 đóng vai quân nhân thông dịch viên chánh thức cho Phái Đoàn Quân Sự Mỹ trong Ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên Trung Ương tại Tân Sơn Nhất Sài Gòn nhưng không đeo cấp bực nào của quân đội Mỹ. | |
Theo giải thích chánh thức của một đại tá Hoa Kỳ , cố vấn trưởng cho một tiểu khu ở Đồng bằng Sông Cửu Long: loại bom nầy khi đến gần mặt đất khoảng 100 thước thì có một chiếc dù bung ra, còn cách mặt đất chừng 10 thước thì nổ. Bom không có miểng, không giết người bằng mảnh bom. Nhưng khi nổ sẽ "hút" hết dưỡng khí trong một vùng khoảng 1 cây số đường bán kính. Tất cả mọi sinh vật nào ở trong vòng ảnh hưởng nầy đều tức khắc không còn dưỡng khí để thở, (kể cả cây cối, nên lá phải rụng hết ), bị trào máu ra miệng và mũi chết ngay tức khắc (kể cả những người ở dưới hầm sâu dưới đất). Chẳng những không có một vết bị thương nào trên người mà chết trong tư thế tự nhiên (như đang ngồi, nằm, hay đứng, đi v,v,) . Nguyên văn trong sách tác giả dùng danh từ "đốt" nhưng sự thật phải nói là "hút đi" mới đúng. Loại bom nầy được giao cho Hải Quân Hoa Kỳ thí nghiệm lần đầu tiên năm 1972 ở Đồng bằng sông Cửu Long. |