mercredi 11 mai 2011

P06 - Heinz Schütte Nhân Văn-Giai Phẩm - Năm mươi năm sau

Phụ lục 2:
Bài trên báo Nhân dân ngày 19.01.1960 (tư liệu)
NGÀY 19-1-1960, TÒA ÁN NHÂN DÂN HÀ NỘI ĐÃ XỬ VỤ GIÁN ĐIỆP NGUYỄN HỮU ĐANG VÀ THỤY AN
Ngày 19-1-1960, Tòa án Nhân dân Hà Nội đã xử vụ gián điệp có tổ chức do bọn Nguyễn Hữu Đang và Thụy An cầm đầu. Nhiều đại biểu các tầng lớp nhân dân Hà Nội đã tới dự phiên tòa này.
Bọn gián điệp bị đưa ra xét xử gồm năm tên: Nguyễn Hữu Đang, Lưu Thị Yến tức Thụy An, Trần Thiếu Bảo tức Minh Đức, Phan Tại và Lê Nguyên Chí.
Ông chánh án Nguyễn Xuân Dương, hai ông hội thẩm Nguyễn Tử Các và Phùng Bảo Thạch đã lần lượt hỏi các tội phạm, và bọn chúng đã được tự do trình bày hết tư tưởng và hành động của chúng trong thời gian phạm pháp.
Thụy An là một tên gián điệp lợi hại của bọn đế quốc. Khi hòa bình được lập lại, y đã nhiều lần xuống Hải Phòng bàn định kế hoạch hoạt động gián điệp phá hoại với bọn tay sai của Mỹ – Diệm. Sau khi Chính phủ ta tiếp quản Hải Phòng, y trở về Hà Nội, chịu mệnh lệnh của một số phần tử người nước ngoài trong đó có tên là Đuya-răng, thi hành những âm mưu và hoạt động phá hoại miền Bắc nước ta. Âm mưu của chúng nhằm xuyên tạc sự thật, khích động lòng người, gây nghi ngờ, hoang mang chống đối với chế độ dân chủ nhân dân. Chúng gọi thủ đoạn này là thủ đoạn “phá hoại tư tưởng, phá hoại nền tảng chính trị”. Đó chính là một thủ đoạn gián điệp rất quỷ quyệt của Mỹ, tinh vi và độc ác hơn phá hoại bằng vũ khí, – lối gián điệp “tác động tinh thần”, “chiến tranh tâm lý”. Đối với nhiệm vụ gián điệp mà Đuya-răng đã giao cho, Thụy An thú nhận: “Tôi đã làm việc đó một cách thích thú, và nó phù hợp với tư tưởng phản động của tôi”.
Năm 1956, Thụy An, Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi nhập thành một nhóm. Tháng 9-1956, dựa vào tiền bạc của những phần tử tư sản phản động, bọn chúng xuất bản tờ báo Nhân văn. Nguyễn Hữu Đang thú nhận: “Thực chất tư tưởng của tôi và những người theo tôi là phản động, cho nên lúc đó chúng tôi bàn ra một tờ báo để làm lợi khí chống đối. Tờ báo Nhân văn do chính tôi giữ một vai trò chủ chốt”.
Báo Nhân văn là một tờ báo chính trị phản động. Mục đích của tờ báo này là nhằm khích động quần chúng chống lại chế độ dân chủ nhân dân. Nguyễn Hữu Đang thú nhận: “Để đạt mục đích ấy, chúng tôi đã dùng lối bịa đặt, vu khống, xuyên tạc, các bài báo của chúng tôi không đúng sự thật, cứ viết bừa, nói bừa, chuyện không nói có và nói toàn những vấn đề quan trọng để gây những tác hại lớn”.
Trong khi Nguyễn Hữu Đang và Phan Khôi phản tuyên truyền và phá hoại bằng báo Nhân văn thì đồng bọn đã ráo riết hoạt động để phối hợp.
Thụy An thường xuyên gặp Đuya-răng báo cáo tình hình. Thụy An thú nhận: “Đuya-răng bảo tôi: giờ bà hãy đứng ngoài, nhưng phải để mắt trông nom mọi việc”. Do đó Thụy An không có tên trong tòa soạn báo Nhân văn nhưng y đã tích cực cổ động cho báo Nhân văn…, cho một tay chân của Phan Tại đến giúp việc Nguyễn Hữu Đang. Phan Tại đã đã vận động người giúp tiền cho Nhân văn, lợi dụng sân khấu, điện ảnh để tiến hành phản tuyên truyền; Minh Đức đã câu kết với một số phần tử xấu như nhóm Trương Tửu xuất bản một số sách nội dung giống như Nhân văn, mục đích đều là chống lại chế độ dân chủ nhân dân.
Trong những hoạt động phá hoại của bọn Phan Tại, Minh Đức đều có bàn tay chỉ huy của Nguyễn Hữu Đang và Thụy An. Thụy An thú nhận “là cố vấn của Phan Tại”, còn Nguyễn Hữu Đang “là linh hồn của nhà xuất bản Minh Đức” (lời khai của Minh Đức). Hơn thế nữa, Nguyễn Hữu Đang còn mưu đồ thành lập một đảng chính trị phản cách mạng.
Tháng 12-1956, khi bọn Nguyễn Hữu Đang tụ tập được một số người, chúng hoạt động liều lĩnh hơn. Sau khi đã trực tiếp viết luôn mấy bài xã luận chuẩn bị trước cho tư tưởng chống lại chế độ, trong số 6 báo Nhân văn (không ra được), Đang viết một bài có tính chất kêu gọi biểu tình, nhằm gây ra phiến loạn. Trần Duy khai: “Chúng tôi tưởng rằng số 6 Nhân văn ra được thì bọn gián điệp sẽ ngóc đầu dậy, bọn chiến tranh tâm lý sẽ có đất hoạt động… sẽ có biểu tình, súng nổ…, tiếp theo đó là những mưu đồ lật đổ”. (Bọn gián điệp Trần Minh Châu, Nguyễn Quang Hải – bị xử án trước đây – v.v… đã có điều kiện hoạt động ráo riết nhất trong thời gian này).
Sau khi báo Nhân văn bị đóng cửa, bọn Nguyễn Hữu Đang và Thụy An vẫn câu kết chặt chẽ với nhau và tiếp tục hoạt động gián điệp phá hoại. Thụy An thú nhận: “Sau khi báo Nhân văn bị đình bản tôi vội đến báo cáo tình hình với Đuya-răng và xin chủ trương. Đuya-răng bảo tôi: Lúc này là lúc bà phải đi sát với họ”. Nguyễn Hữu Đang và Thụy An lấy nhà Phan Tại làm một “câu lạc bộ” bí mật, tụ tập một số phần tử phản cách mạng chuyên đem những luận điệu phản tuyên truyền của bọn Mỹ – Diệm và những sách báo phản động của bọn đế quốc ra bàn và thảo luận những âm mưu phá hoại mới. Nguyễn Hữu Đang thú nhận: “Trong thời gian đi lại với Thụy An, những câu nói phản tuyên truyền của chúng tôi rất nhiều, và tôi nhận rằng tôi đã bịa đặt ra những việc không đúng sự thật và đã gây tai hại là gieo rắc hoang mang và hoài nghi…”
Trong khi Nguyễn Hữu Đang và Thụy An ra sức “tác động tinh thần” như vậy, thì Minh Đức được Đang giới thiệu với những phần tử tư sản phản động cung cấp cho hàng triệu đồng (tiền cũ), cho in lại hàng loạt sách của thời thuộc Pháp để tiếp tục đầu độc các tầng lớp thanh niên, còn Phan Tại thì lợi dụng việc tập kịch, ca hát để phục hồi nếp sống trụy lạc, đồi bại của thời tạm bị chiếm. Đến khi chúng thấy âm mưu và hoạt động của chúng bị bại lộ, chúng định trốn vào Nam để tiếp tục làm tay sai cho Mỹ – Diệm. Lê Nguyên Chí thú nhận: “Đang nói với tôi, Đang vào theo Mỹ – Diệm sẽ được chúng tin dùng và sẽ làm được những việc lớn”. Đang cùng Lê Nguyên Chí chuẩn bị trốn đi Nam.
Trước tòa án, với những bằng chứng đầy đủ, bọn gián điệp nói trên đã nhận hết tội lỗi của chúng.
Sau khi luật sư Đỗ Xuân Sảng bào chữa cho các tội phạm, căn cứ vào chính sách xét xử và trừng trị của Tòa án nhân dân là nghiêm trị bọn chủ mưu và bọn ngoan cố, khoan hồng với những người lầm đường, bị lừa gạt đã biết hối cải, Tòa án đã tuyên án:
Nguyễn Hữu Đang, 15 năm phạt giam, 5 năm mất quyền công dân; Lưu Thị Yến tức Thụy An, 15 năm phạt giam, 5 năm mất quyền công dân; Trần Thiếu Bảo tức Minh Đức, 10 năm phạt giam, 5 năm mất quyền công dân; Phan Tại, 6 năm phạt giam, 3 năm mất quyền công dân; Lê Nguyên Chí, 5 năm phạt giam, 3 năm mất quyền công dân.
P.V.
Trở lại Mục Lục

*
Thư mục
Literaturverzeichnis
Archivquellen
Barch           Bundesarchiv, Berlin
FMS             Fonds Maria Schröder, Oberursel – im Privatarchiv Heinz Schütte
NAA             National Archives of Australia
PolA, AA        Politisches Archiv des Auswärtigen Amtes, Berlin
Monographien, Sammelbände und Einzelbeiträge
Anon., Blood and Flowers. The path of the poet To Huu. Hanoi: Foreign Languages Publishing House, 1978
Brecht, Bertolt, Thơ trữ tình. Quang Chiến tuyển chọn. Hà Nội. Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2006
Boudarel, Georges, „Intellectual Dissidence in the 1950s. The Nhân Văn-Giai Phẩm Affair“. In: The Vietnam Forum, no. 13: 1990
Derselbe, Autobiobraphie. Paris: Jacques Bertoin, 1991 (1991a)
Derselbe, Cent Fleurs Écloses dans la Nuit du Vietnam. Communisme et Dissidence 1954-1956. Paris: Jacques Bertoin, 1991 (1991 b)
Derselbe und Nguyen Van Ky, Hanoi 1936-1996. Du drapeau rouge au billet vert. Paris: Editions Autrement, 1997
Brocheux, Pierre, Hô Chi Minh: Du révolutionnaire à l’icône. Paris: Payot, 2003
Bùi Tín, 1945-1999. Vietnam – La Face Cachée du Régime. Paris: Editions Kergour, 1999
Chu Ngọc, Nguyễn Sơn, người đi đầu trong đường lối văn nghệ rộng rãi (Nguyên Son, der Pionier einer liberalen Linie in Literatur und Kunst). In: Nhân Văn, No. 5, Hanoi: 20. 11. 1956
Dan (sic!) Thai Mai, La Littérature Vietnamienne. In: Europe, no. 3877/388: Juli-August 1961
Đặng Văn Việt, La RC 4: Campagne des frontières (1947-1950). Hanoi: Editions en Langues Etrangères, 1990
Duiker, William C., Hô Chi Minh. New York: Hyperion, 2000
D. C., Vers le Congrès Culturel National. In: Le Peuple. Organe du Combat pour l’Indépendence du Viêt-Nam. Hanoi: 18. 4. 1946, S. 2
Dương Thu Hương, Histoire d’amour racontée avant l’aube. La Tour d’Aigles: Editions de l’Aube, 1993
Dieselbe, Paradise of the Blind. Harmondsworth: Penguin, 1993
Dieselbe, Au-delà des illusions. Paris: Editions Philippe Picquier, 1996
Faber, Franz, Rot leuchtet der Song Cai. Berlin: Kongress-Verlag, 1955
Fall, Bernard B., Crisis in North Vietnam. In: Far Eastern Survey. New York: January 1957, S. 12-16
Derselbe, The Two Viet-Nams. A Political and Military Analysis. New York, London: Praeger, 1964
Derselbe, Ho Chi Minh on Revolution – Selected Writings, 1920-1966. London: Pall Mall Press, 1967
Figuères, Léo, Je reviens du Viêt-Nam libre: Notes de voyage. Paris: J. London, 1950
Fourniau, Charles, Annam-Tonkin 1885-1896.  Lettrés et paysans vietnamiens face à la conquête coloniale. Paris: L’Harmattan, 1989
Frey, Ernst, Vietnam, mon amour. Ein Wiener Jude im Dienst von Hô Chi Minh. Wien: Czernin 2001
Ghosh, Amitav, In an Antique Land. New York: Vintage Books, 1992
Goldman, Merle, Hu Feng’s Conflict with the Communist Literary Authorities, in: The China Quarterly. Oxford University Press, 1960
Dieselbe, Literary Dissent in Communist China. Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press, 1967
Greene, Graham, Ways of Escape. Harmondsworth: Penguin, 1980
Grossheim, Martin, ‚Revisionism’ in the Democratic Republic of Vietnam: New Evidence from the East German Archives. In: Cold War History, Vol. 5, No. 4, November 2005, S. 451-477
Guillemot, François, La tentation „fasciste“ des luttes anticoloniales Dai Viet. Nationalisme et anticommunisme dans le Viêt-Nam des années 1932-1945. In: Vingtième Siècle. Revue d’Histoire, Numéro 104. Paris: Octobre-Décembre 2009, S. 45-66
Hoa Mai, The „Nhan-Van“ Affair. o. O. (Saigon, 1958): The Vietnam Chapter of the Asian Peoples’ Anti-Communist League, o. J.
Hoàng Giang, La Révolte des Intellectuels Communistes au Viet-Nam en 1956. In: Chroniques Vietnamiennes, no. 2. Paris: 1987, S. 12-15
Hoàng Văn Chí, The New Class in North Vietnam. Saigon: Công Dân, 1958
Derselbe, Collectivisation and Rice Production, in: The China Quarterly, no. 9, 1962
Derselbe, From Colonialism to Communism: A Case History of North Vietnam. New York (et. al.): Praeger, 1964
Honey, P. J., Revolt of the Intellectuals in North Vietnam. In: The World Today, vol. 13, no. 6. June 1957, S. 250-260
Derselbe, Ho Chi Minh and the Intellectuals. In: Soviet Survey, no. 28, 1959: S. 19-24
Hy Văn Lương, Revolution in the Village: Tradition and Transformation in North Vietnam, 1925-1988. Honolulu: University of Hawaii Press, 1992
Jamieson, Neil L., Understanding Vietnam. Berkeley et al.: University of California Press, 1995
Jennings, Eric T., Vichy in the Tropics: Pétain’s National Revolution in Madagascar, Guadeloupe, and Indochina, 1940-1944. Stanford CA: Stanford University Press, 2001
Kunihara, Hirohide, Changes in the Literary Policy of the Vietnamese Workers’ Party, 1956-1958. In: Takashi Shiraishi and Motoo Furuta, Hg., Indochina in the 1940s and 1950s. Ithaca, New York: Southeast Asia Program, Cornell University, 1992
Maneli, Mieczyslaw, War of the Vanquished. New York, Evanston, San Francisco, London: Harper & Row, 1971
MacFarquhar, Roderick, Hg., The Hundred Flowers. With an Epilogue by G. F. Hudson. London: Atlantik Books, 1960
Mao Tse-Tung, Ausgewählte Werke, Band II. Peking: Verlag für fremdsprachige Literatur, 1968
Marr, David G., Vietnam 1945: The Quest for Power. Berkeley (et al.): University of California Press, 1995
Meyer, Charles, Les Français en Indochine, 1860-1910. Paris: Hachette, 1985
Moise, Edwin E., Land Reform in China and North Vietnam. Consolidating the Revolution at the Village Level. Chapel Hill, London: The University of North Carolina Press, 1983
Nam Cao, Chi Pheo et autres nouvelles. Traduction de Le Van Lap et Georges Boudarel. Hanoi: Fleuve Rouge – Editions en Langues étrangères, 1983
Nguyễn Đăng Thục, An Intellectual views the Nhan-Van Affair. In: Asian Culture, vol. 1, no. 2, 1958
Nguyễn Mạnh Tường, Un Excommunié. Hanoi 1954-1991: Procès d’un intellectuel. Paris: Quê Me, 1992
Nguyễn Thế Anh, The Formulation of the National Discourse in 1940-45 Vietnam. In: Derselbe, Into the Maelstrom: Vietnam during the fateful 1940s. Westminster, Ca.: Vien Viet-Hoc – Institute of Vietnamese Studies, 2005, S. 21-40
Nguyễn Thị Ngọc Thanh, The reform of capitalists and capitalism in North Vietnam. Institute of Economics, Hanoi: September 1999 (unveröffentlichtes Paper)
Nguyễn Tiến Lãng, Les Chemins de la Révolte. Paris: Amiot-Dumont, 1953
Nguyen Tran Huan und Than Seong, The Literature of Vietnam, 1954-1973. In: Tham Seong Chee, Hrsg., Essays on literature and society in Southeast Asia. Political and sociological perspectives. Singapore: 1987
Nhân Văn, Hanoi, Chủ nhiệm: Phan Khôi; Thư ký tòa soạn: Trần  Duy. Số 1, 20. 9. 1956; Số 2, 30. 9. 1956; Số 3, 15. 10. 1956; Số 4, 5. 11. 1956; Số 5, 20. 11. 1956 (Privatarchiv Heinz Schütte)
Nguyên Van Ky, La société vietnamienne face à la modernité. Le Tonkin de la fin due XIXe siècle à la seconde guerre mondiale. Paris: L’Harmattan, 1995
Ninh, Kim N. B, A World Transformed. The Politics of Culture in Revolutionary Vietnam, 1945-1965. Ann Arbor: The University of Michigan Press, 2002
Như Phong, Intellectuals, Writers and Artists. In: The China Quarterly, no. 9, 1962: S. 47-62
Pamuk, Orhan, Mein Name ist Rot. München und Wien: Hanser, 2001
Derselbe, Das schwarze Buch. Frankrfurt am Main: Fischer TB Verlag, 2006
Papin, Philippe, Histoire de Hanoi. Paris: Fayard, 2001
Pike, Douglas, PAVN – People’s Army of Vietnam. Novato, Calif.: 1986
Qiang Zhai, China and the Vietnam Wars. Chapel Hill (et al.): University of North Carolina Press, 2000
Schütte, Heinz, Sur le syncrétisme culturel parmi les intellectuels de Hanoi. In: Etudes Vietnamiennes, no. 2, (132), Hanoi: 1999 (1999 a)
Derselbe, Le colonialisme ambigu. In: Xua & Nay, 12, Hanoi: 1999 (1999 b)
Derselbe, Le syncrétisme culturel parmi des intellectuels francophones vietnamiens. In: ASIEN, Nr. 79: April 2001, S. 94-97
Derselbe, Kurzlebige Hundert Blumen in Vietnam 1955-1957. In: Internationales Asienforum, 33 (2002), Nr. 3-4, 271-303
Derselbe, Hundred Flowers in Vietnam 1955-1957. Berlin: Institut für Asien- und Afrikawissenschaften, 2003, Südostasien Working Papers 22
Derselbe, Zwischen den Fronten. Deutsche und österreichische Überläufer zum Việt Minh. Berlin: Logos Verlag, (2006) 2. Auflage 2007
Derselbe, Hanoier Anmerkungen zu Brecht (1898-1956), in: Südostasien Magazin, 3-2008
Smith, William F. G., The Nhan Van Giai Pham Affair: Literary dissidence in the Democratic Republic of Vietnam, 1956-1957. Unveröffentlichte MA-Arbeit. London: Area Studies (South East Asia), SOAS, September 1993
Starobin, Joseph R., Eyewitness in Indo-China. New York: Greenwood Press, 1968
Stern, Ferry (Frey, Ernst), Und ist es auch Wahnsinn. Typoscript, o. J.
Strittmatter, Erwin, Der Laden, 3. Teil. Berlin: Aufbau Verlag, 1998
Thürk, Harry u. a., Stärker als die reißenden Flüsse. Vietnam in Geschichte und Gegenwart. Berlin: Deutscher Militärverlag, 1970
Tongas, Gérard, J’ai vécu dans l’Enfer Communiste au Nord Viêt-Nam et j’ai choisi La Liberté. Paris: Nouvelles Editions Debresse, 1960
Trường Chinh, Selected Writings (New Impression), Hanoi: The Gioi Publishers, 1994
Tường Vũ, From Cheering to Volunteering: Vietnamese Communists and the Coming of the Cold War, 1940-1951. Monterey, CA: May 2006 (unveröffentlichtes Paper)
Derselbe, ‚It’s time for the Indochinese Revolution to show ist true colours’: The radical turn of Vietnamese politics in 1948. In: Journal of Southeast Asian Studies, (40) 3, Singapore, October 2009, S. 519-542
Viet Tran, Vietnam: J’ai choisi l’exil. Paris: Editions du Seuil, 1979
Võ Nguyên Giáp, The Road to Dien Bien Phu. Hanoi: The Gioi Publishers, 2004
Vũ Cận, Frissons d’Hérésie. Poèmes. Hanoi: 1998 (vom Autor in 12 photokopierten Exemplaren veröffentlicht)
Wang, Chaohua, Diary. In: London Review of Books, vol. 29 (5. 7. 2007), Nr. 13, 38-39
Woodside, Alexander B., Community and Revolution in Modern Vietnam. Boston: Houghton Mifflin, 1976
Zinoman, Peter, Introduction to ‚Dumb Luck’, a novel by Vu Trong Phung. Ann Arbor: The University of Michigan Press, 2002
Bản tiếng Việt © 2010 talawas

Trở lại Mục Lục

[1] Tác giả xin cảm ơn Hannelore Windsor và Cao Quang Nghiệp đã giúp hiệu đính bản thảo.[2] Công văn của Đại sứ CHDC Đức Pfürtzner từ Hà Nội ngày 27 và 29.11.1956 và ngày 08.1.1957 cũng như các báo cáo gửi Bộ Ngoại giao CHDC Đức tại Berlin kèm theo các công văn này. Trong đó nêu rõ, các vụ nổi loạn diễn ra tại những vùng Công giáo và do các phần tử phản động chịu ảnh hưởng của các linh mục Công giáo khiêu khích. – Lưu trữ chính trị của Bộ Ngoại giao, Berlin (PolA, AA), Bộ Ngoại giao (MfAA), 8699, thẻ 3, trang 000231-000245.
[3] Các diễn giải lịch sử này thực ra là tiếp nối của truyền thống viết sử tập quyền và kiểm duyệt của nhà nước Khổng giáo[4] Boudarel 1991a và 1991b
[5] Fall 1957; Honey 1957; Honey 1959; Như Phong 1962
[6] Hoàng Văn Chí 1964. Hoa Mai (Sài Gòn 1958) gồm một số bản dịch các bài đăng trên Nhân văn.[7] Hoàng Giang 1987. Xem thêm Boudarel 1997, tr. 131-140; Schütte 2002 và 2003.
[8] Ninh 2002, đặc biệt trang 121-163
[9] Schütte 1999a, 1999b, xem thêm Schütte 2001
[10] Giá photocopy 1 trang A4 là 100 đồng; 1 USD đổi được 16.000 đồng.
[11] Lưu trữ cá nhân của Heinz Schütte
[12] So sánh Marr 1995, tr. 345 và 552, cũng như: Dương Thu Hương 1996, tr. 268tt.
[13] Đặng Văn Việt 1990
[14] Qiang Zhai 2000, tr. 5
[15] Theo đó Pháp đã cố gắng thuyết phục Mỹ (và thế giới phương Tây nói chung) rằng cuộc chiến tranh ở Đông Dương không phải là cuộc chiến để giữ thuộc địa, mà đó là đóng góp của Pháp trong việc đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản. Tham khảo: Fall 1964, tr.69/70, tr. 225.
[16] Tham khảo: Tường Vũ 2006
[17] Hy V. Luong 1992, tr. 158
[18] Tháng 5.1950, Rudy Schröder (tên Việt Nam là Lê Đức Nhân, còn có tên khác là Kerkhof), một sĩ quan chống phát-xít gốc Đức trong hàng ngũ Lê-dương chạy theo Việt Minh, đã đọc tác phẩm On the Party của Liu Zhaoquis bằng tiếng Anh và có ghi chú về điều này trong nhật kí. Fonds Maria Schröder, Lưu trữ cá nhân của Heinz Schütte (FMS).
[19] Starobin 1968, tr. 91
[20] 98,2% đất nông nghiệp được sở hữu bởi các chủ có từ dưới 5 hécta đất trở xuống (xem Fall, The Two Viet-Nams, op.cit., tr. 308). Tuy nhiên chỉ có một phần mười số hộ sở hữu trên 1 hécta, và khoảng ba phần tư hộ gia đình không có sở hữu đất (xem Papin 2001, tr. 367). Moise năm 1983 cho rằng ảnh hưởng Trung Quốc thực ra không lớn như người ta tưởng; xem đặc biệt tr. 234-236. Nếu điều đó là đúng thì vấn đề đặt ra là, tại sao trong các cuộc nói chuyện của tôi với các trí thức ở Hà Nội, họ luôn nói tới ảnh hưởng trực tiếp của Trung Quốc? Vậy người ta có thể giả định rằng, bộ máy tuyên truyền Việt Nam đã tìm cách đổ hết những sai lầm trong cơn lên đồng cách mạng theo đường lối “tả khuynh” của họ thời đó cho Trung Quốc, để rửa sạch mình chăng?
[21] “La haine de classe devient la haine personnelle de chacun.” Trò chuyện với Hoàng Hữu Xứng tại Hà Nội 5.12.1997
[22] Greene 1980, tr. 137
[23] Trò chuyện tại Hà Nội 29.11.1997
[24] Tham khảo bản điều tra mẫu mực, chưa được công bố của Nguyễn Thị Ngọc Thanh 1999
[25] Tổng kết Hội nghị Khóa XIV Ban Thường vụ Đảng Lao động Việt Nam (11.1956), tại: Lưu trữ Chính trị của Bộ Ngoại giao, PolA, AA, MfAA/A 8679, thẻ 1 và 2, tr. 101
[26] Ninh 2002, tr. 124
[27] Trò chuyện với Trần Duy tại Hà Nội 17.10.2001 
[28]PolA, AA – MfAA/A 8582, tr.0180. Theo Điều lệ Hội Nghệ sĩ Tạo hình Việt Nam tháng 3.1957, thì các hội viên có nhiệm vụ: “sáng tác phục vụ cuộc cách mạng của nhân dân Việt Nam”. PolA, AA, MfAA/A 8582, tr. 000002. Xem thêm Chỉ thị về công tác báo chí ngày 14.12.1956, tại: PolA, AA, MfAA/A8652, tr.000078-000082 cũng như MfAA/A 11544.
[29] Nt, tr.040. Xem thêm Nguyễn Đình Thi, Kampf gegen Revisionismus in der Literatur und Kunst (Chống chủ nghĩa xét lại trong văn nghệ), tạp chí Học tập số 3, 1958, tại: PolA, AA, MfAA/A 8494, tr.050-079.
[30] Xem: Truong Chinh, Marxism and Vietnamese Culture. Report delivered at the Second National Cultural Conference, July 1948, in: ders., Selected Writings, Hanoi 1994, S. 202–278; ders., Cultural Resistance (1947), in: op.cit., tr. 121–126. Trường Chinh là một nhà cách tân và là người đưa ra một lý thuyết về văn hóa Việt Nam một cách có hệ thống. Ông đã kết hợp tính dân tộc, tính đại chúng và tính khoa học của văn hóa với cuộc kháng chiến chống Pháp và Nhật do Việt Minh lãnh đạo. Trường Chinh không những chỉ ra cho các trí thức những năm đầu thập kỉ 1940 thấy con đường giải thoát khỏi nỗi nhục nô lệ, mà ông còn tìm được cách đưa họ vào Việt Minh. Xem thêm Ninh 2002. 
[31] Nguyễn Hữu Đang, thông báo riêng tại Hà Nội 20.10.2000
[32] Nguyễn Đình Thi, PolA, AA, MfAA/A 8582, tr.081; xem thêm Nguyễn Thế Anh 2005, tr. 26-27.
[33] Woodside 1976, tr. 224
[34] Brocheux 2000, tr. 178
[35] Đặng Phong, thông báo riêng tại Tam Đảo 10.2000
[36] Mao Tse-Tung 1968, tr. 129
[37] Có sự tương đồng về phương diện lý thuyết trong những quan điểm này với những quan điểm phổ biến dưới thời Vichy ở Đông Dương (cũng như dưới thời Quốc xã ở Đức), cho rằng, cội rễ của văn hóa nằm ở thời quá khứ huyền sử, trong máu và trong các huyền thoại cổ xưa của nông dân; nó nằm ở lối sống đơn giản, rắn rỏi và gia trưởng. Quan điểm trở về với quần chúng nông dân thật thà chất phác của các nhà tư tưởng thành thị đã đặc biệt được cổ vũ trong chiến tranh bởi các chính quyền chuyên chế, mà ở đó người nông dân được kêu gọi hãy hi sinh hết mình. Các phân tích của Jennings, 2001, tr.158, tr.160/161, đã chỉ ra sự tương đồng giữa chính sách văn hóa mới của Miền Bắc Việt Nam với các chính sách của chính quyền Vichy Đông Dương. Mặt khác, những người nói chuyện với tôi ở Hà Nội cũng nhiều lần bày tỏ sự ngưỡng mộ của họ với Hitler và chủ nghĩa Quốc xã. Tuy nhiên trong các buổi trò chuyện với tôi, những nhà tư tưởng chính trị như Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Hữu Đang đã hoàn toàn phủ nhận có sự tương đồng. 
[38] Tường Vũ 2006, tr.23.
[39] Stern o. J., tr.860 (đây là bản thảo gốc 1216 trang của Frey 2001)
[40] Stern o. J., tr.1143. Theo nguồn tài liệu này thì Nguyễn Sơn lại được đảm nhận chức vụ cũ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, tuy nhiên ông bị những người đồng chí Trung Quốc phê bình nghiêm khắc vì sự chống đối tướng Giáp và Bộ Chính trị Việt Nam; Nt, tr.1168. Nhiều trí thức văn nghệ sĩ từng trò chuyện với tôi ở Hà Nội nói rằng, Nguyễn Sơn khi về Trung Quốc đã bị qui kết là thiếu kỉ luật cách mạng.
[41] Stern o. J., tr. 1089
[42] Trò chuyện với Đinh Xuân Lâm ở Hà Nội 28.11.2001
[43] Hoàng Văn Chí 1964, tr. 136
[44] Qiang Zhai 2000, tr. 34/35
[45] Phỏng vấn Hồ Sĩ Bằng tại Hà Nội 16.11.2001
[46] Trò chuyện với Nguyên Ngọc tại Paris 29.7.2003
[47] Xem thêm: Môn học và giảng viên, xuất bản khoảng 1948 tại Khu IV, mà Nguyễn Xuân Sanh đã vui lòng cho tôi sử dụng ở Hà Nội.
[48] Stern o. J., tr. 860. Nhà sử học Đào Hùng, hồi đó còn là một học sinh tiểu học, hồi tưởng lại: “Il a parlé avec nous, les lycéens, à notre niveau de connaissances, à Tây hóa”. Thông báo riêng tại Hà Nội 17.10.2001.
[49] Xem Chu Ngọc 1956. Trái lại, Nguyễn Hữu Đang nhận định ngày 15.10.2002: “Le général Nguyễn Sơn n´a aucun rôle dans le changement des conceptions littéraires et artistiques pour la nouvelle période.”
[50] Trò chuyện với Đào Hùng 17.10.2001. Stern/Frey miêu tả Nguyễn Sơn là một người “xuất khẩu” chiến thuật đấu tranh du kích của Mao. S.s. Stern, o. J., tr. 883.
[51] Trò chuyện với Lê Đạt ở Hà Nội 2.11.2001
[52] Trò chuyện với Hoàng Cầm ở Hà Nội 25.10.2001
[53] Trò chuyện với Lê Đạt ở Hà Nội 4.6.1999
[54] Nguyễn Tiến Lãng 1953
[55] Trường Chinh, Cultural Resistance, tại: ders. 1994, tr.121-124. Về các lớp đào tạo văn nghệ sĩ tại Việt Bắc, nơi các học viên nỗ lực “miêu tả cuộc đấu tranh và chủ nghĩa anh hùng của nhân dân”, xin tham khảo Figuères 1950, tr.55-58. Về “chân dung” nhà thơ được cách mạng tái sinh Nguyễn Xuân Sanh, xin tham khảo Faber 1955, tr. 142-144.
[56] Dan (sic!) Thai Mai 1961, tr.91.
[57] Jamieson 1995, tr.189, 209, 268-269. Tham khảo thêm Zinoman 2002, tr. 18-20. Trong truyện ngắn “Đường rừng” viết năm 1948, nhà văn Nam Cao (hi sinh năm 1951) viết (bản dịch của Georges Boudarel): “Je pensais vraiment trop à moi. Après la révolution d’Août, je mesurais un peu plus chaque jour que mon ‘moi’ ne signifiait pratiquement rien. Il prenait juste quelque valeur quand il arrivait à s’harmoniser avec les hommes qui m’entouraient. Souvent il fallait s’oublier, oublier son nom et sa réputation pour pouvoir être utile. A quoi bon se démener pour chercher à se faire un nom dans l’histoire? L’histoire est une prise bien plus grande. Elle est l’œuvre des masses. Penser au grand nombre plutôt qu’à soi. Je fis et je fais encore beaucoup d’efforts pour prendre de l’intérêt aux travaux modestes et obscurs, mais utiles…”. Nam Cao 1960, tr. 184. 
[58] Trò chuyện với Lê Đạt ở Hà Nội 4.6.1999 và 4.10.2000
[59] Trò chuyện với Nguyễn Đình Thi ở Hà Nội 26.03.2002
[60] Năm 1952 Đảng thực hành chính sách “hai lãnh đạo” trong Quân đội Nhân dân, trong đó lãnh đạo chính trị sát cánh cùng lãnh đạo quân sự. Hệ thống này chủ yếu được tướng Nguyễn Chí Thanh phác thảo và tiến hành thực hiện. S.s. Pike 1986, tr. 158-159. Mùa hè năm 1951, tướng Thanh đề nghị tướng Giáp cho tiến hành các khóa chỉnh huấn, đặc biệt áp dụng cho các cán bộ cấp trung có gốc gác tiểu tư sản, những người bị cho là yếu kém về ý thức giai cấp. S.s. Võ Nguyên Giáp 2004, tr. 244.
[61] Nhóm những người bạn này gồm nhà văn Thanh Tịnh, nhà thơ Vũ Cao và em trai ông, nhà văn Vũ Tú Nam, nhà văn Phùng Quán, họa sĩ Mai Văn Hiến, các nhạc sĩ Đỗ Nhuận, Lương Ngọc Trác và Doãn Nho, cũng như các nhà văn, nhà thơ, nhà báo Cao Nhị, Phác Văn, Tử Phác và dĩ nhiên là Hoàng Cầm. Nhân một chuyến thăm Mai Văn Hiến ở Hà Nội tháng 10.2005, tôi có hỏi ông về sự kiện này, nhưng ông không nhớ.
[62] Nhiều cuộc nói chuyện với Hoàng Cầm ở Hà Nội 1999/2000.
[63] Trò chuyện với Lê Đạt ở Hà Nội 11.10.2000
[64] Boudarel 1991b, tr. 49-50
[65] Thông báo riêng ở Hà Nội 11.10.2000; Trò chuyện với Lê Đạt ở Hà Nội 11.10.2000; Trò chuyện với Trần Duy ở Hà Nội 17.10.2001. Đối chiếu Ninh 2002, tr. 2005-2006.
[66] Tham khảo thêm tiểu thuyết Chuyện tình kể trước lúc rạng đông – Histoire d´amour racontée avant l´aube, của Dương Thu Hương. Hầu hết những cặp này chỉ ly dị sau Đổi mới 1986, khi tình hình được nới lỏng một chút. Tôi xin cảm ơn họa sĩ Trần Duy về thông tin này. Trò chuyện với Trần Duy ở Hà Nội 17.10.2001. 
[67] D.C. 1946, tr. 2
[68] Thông báo riêng của Nguyễn Hữu Đang tại Hà Nội 30.10.2000
[69] Trò chuyện với Phan Kế An ở Hà Nội 2.10.200 và 14.10.2000
[70] Zur kulturellen Situation (Về tình hình văn hóa), báo cáo của Đại sứ quán Đức ở Hà Nội, o.D., có lẽ vào khoảng giữa năm 1956, tại: PolA, AA, MfAA/A 8420, tr. 020
[71] Nt, tr. 017. Trò chuyện với Trần Duy 17.10.2001 về cốt cán.
[72] FMS
[73] Trò chuyện với Lê Đạt ở Hà Nội 4.6.1999
[74] Trò chuyện với Đào Hùng ở Hà Nội 12.10.2000. “Je ne crois pas qu’il y ait eu plus de cinquante vrais communistes convaincus dans toute l’Indochine en 1945. En revanche, pour qui voulait l’indépendance nationale du Vietnam, il n’y avait pas d’autre choix que de soutenir le Vietminh.” Viet Tran 1979, tr.18.
[75] Xem Fourniau 1989
[76] Boudarel 1991b, tr. 23-24
[77] Những chuyện này chẳng hạn có thể đọc trong tiểu thuyết Những thiên đường mù của Dương Thu Hương, bản tiếng Anh Paradise of the Blind. Bản tiếng Đức do nhà Ullstein xuất bản dưới cái nhan đề thiếu may mắn Bitterer Reis (Gạo đắng).
[78] Trần Đức Thảo, Freedom and Society, trong: Giai phẩm Mùa Đông, Hà Nội 1956, trích theo bản tiếng Anh, Hoàng Văn Chí 1964, tr. 123.
[79] Trong Ghosh 1992, tr. 251-252, có trình bày một so sánh có tính rọi sáng vào sự khác biệt giữa các giá trị tín ngưỡng dân gian với các giá trị của truyền thống tôn giáo (“chính đạo”), và sự tác động qua lại giữa hai hệ giá trị này đã tạo ra các thiết chế tôn giáo và đạo đức của xã hội Việt Nam như thế nào.
[80] Một trong những nhân vật lỗi lạc nhất của Nhân văn–Giai phẩm, nhà thơ Lê Đạt, thậm chí còn đưa ra nhận định: “C´est la faute des Français!”, bởi rốt cuộc thì đó chính là những giá trị của di sản Pháp – Rousseau, Voltaire, Montesquieu, Victor Hugo, và thêm cả “chủ nghĩa giải phóng thế giới” của Marx thời trẻ…. Sau 1954 và sau những hệ quả của Cải cách Ruộng đất, những giá trị ấy lại quay trở lại kích thích cảm hứng của họ. Trò chuyện với Lê Đạt ở Hà Nội 4.10.2000 và 2.11.2001
[81] Trò chuyện với Lê Đạt ở Hà Nội 4.6.1999
[82] Vũ Cận 1998 (tác giả phát 12 bản copy), tr. 59. Hai tuần trước khi mất ngày 17.5.1959, Vũ Cận nói với tôi bằng thứ giọng buồn rất đặc trưng của ông: “J’ai 50 ans au Parti Communiste et 25 ans de diabète – qu’est-ce qui est le pire selon toi?” (Tôi có 50 năm tuổi Đảng và 25 năm bệnh tiểu đường – theo anh thì điều gì là tồi tệ hơn?) Trò chuyện với Vũ Can ở Hà Nội 3.5.1999; xem thêm tài liệu trên, tr. 129-130.
[83] Boudarel 1991b, tr. 97. 
[84] Ninh 2002, tr. 126 tt. 
[85] Boudarel 1991b, tr. 49
[86] Theo các nguồn tin truyền miệng ở Hà Nội và Paris thì vị chính ủy này là Hoàng Xuân Tụy, người sau này sẽ giữ chức hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Thứ trưởng Bộ Đại học. 
[87] Boudarel 1991b, tr. 52 tt., 87, 156 tt. Đầu tháng 3.2001, tôi có hỏi Georges Boudarel, rằng hồi 1955 ông và Trần Dần có biết gì về Hồ Phong không? Ông trả lời: “Rien”, không biết gì hết, và nói thêm: “Je me suis trompé”, nghĩa là: “Tôi đã nhầm”. Tham khảo thêm Ninh 2002, tr.128-129; Duiker 2000, tr.489. Về Hồ Phong, xem: Goldman 1967, cũng như Goldman 1960; MacFarquhar 1960. 
[88] Sẽ rất thú vị nếu được biết thêm về vai trò của tướng Trần Độ trong những sự kiện này. 
[89] PolA, AA, MfAA/A 8494, thẻ 1, tr. 050-079. Khái niệm “chủ nghĩa xét lại” năm 1954/55 còn chưa xuất hiện ở Việt Nam, và chỉ từ 1957 sau phản ứng với Đại hội 20 Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1956, khái niệm này mới được sử dụng chỉ các trí thức ly khai Hà Nội.
[90] Nt, tr. 051 
[91] Gồm nhà văn Thanh Tịnh, nhà thơ Vũ Cao và em trai ông, nhà văn Vũ Tú Nam, nhà văn Phùng Quán, họa sĩ Mai Văn Hiến, các nhạc sĩ Đỗ Nhuận, Lương Ngọc Trác và Doãn Nho, cũng như các nhà văn, nhà thơ, nhà báo Cao Nhị, Phác Văn, Tử Phác và dĩ nhiên là Hoàng Cầm. Về tướng Thanh, xem thêm Bùi Tín 1999, tr.86-87,cũng như Boudarel 1991 b, tr. 98-100. 
[92]Trò chuyện với Hoàng Cầm ở Hà Nội 2.12.1998 
[93] Trò chuyện với Hoàng Cầm ở Hà Nội 24.6.1999 
[94] Trò chuyện với Hoàng Cầm ở Hà Nội 19.10.2000 
[95] Trò chuyện với Hoàng Cầm ở Hà Nội 6.11.1998 
[96] Năm 1999 ở tuổi 86, Trần Độ bị khai trừ khỏi Đảng sau nhiều năm đòi mở cửa và cách tân bằng các bài viết phổ biến trên internet. Ông đã lên tiếng sau nhiều năm giữ kín các quan điểm của mình, và điều đó đã vượt quá sức chịu đựng của Đảng. Ông mất tháng 8.2002. 
[97] Trong vòng 20 năm tiếp theo, sự chia rẽ giữa Trung Quốc và Liên Xô có ảnh hưởng quyết định tới chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam trong việc phải duy trì mối quan hệ tốt với cả hai cường quốc này. Dù lúc này lúc khác, tư tưởng cũng có vai trò quyết định, song nhìn chung chính trị Việt Nam đã đi một con đường thực dụng rất đặc trưng. Xem thêm Grossheim 2005. 
[98] Như Phong 1962, tr. 57 
[99] Boudarel 1991b, tr. 92 
[100] Boudarel 1991b, tr. 90-92; Boudarel và Nguyen Van Ky 1997, tr.132-136 
[101] Như Phong 1962, tr. 57 
[102] Boudarel 1991b, tr. 93 
[103] Đại sứ Pfüzner, Sự nổi loạn của văn nghệ sĩ chống lại chính sách của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong các vấn đề văn nghệ (Oppositionelle Bewegungen der Schriftsteller und Künstler gegen die Politik des ZK der Lao-Dong-Partei in den Fragen der Literatur und Kunst), tháng 11.1956, tại: MfAA/A 8420, tr. 031 
[104] “Những nét chính về tình hình và công tác phát triển văn nghệ”. Bài phát biểu tại Hội nghị Văn nghệ lần thứ 2 năm 1957. Die Entwicklung der Kunst und Literatur in ihren großen Zügen. PolA, AA, MfAA/A 8582, tr.079-080.
[105] Đại sứ quán CHDC Đức, Hà Nội, 20.9.1955, phụ chú ghi chép cuộc họp giữa các đại sứ các nước xã hội chủ nghĩa anh em với Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt Nam, đồng chí Trường Chinh, ngày 17.9.1955 – từ 15:00 tới 18:00, tại: PolA, AA, MfAA/A 8679, thẻ 3, tr.0229a.
[106] Boudarel/ Nguyen Van Ky 1997, tr.134. 
[107] Anon 1978, tr.9. Cũng có thể tham khảo thêm Thürk 1970, tr.188.
[108] Xem Boudarel 1991b, tr.119 ff; Ninh 2002, tr.133-135; Tongas 1960, tr. 337, cũng như: Nguyen Tran Huan 1981, tr. 322-323 và tr.330-331. Về một tiểu sử (chính thức) của Tố Hữu (khoảng 1959) xem PolA, AA, MfAA/A 8494, tr.0137. Trò chuyện với Lê Đạt ở Hà Nội 4.10.2000. Ngoài ra thân phụ của họa sĩ Trần Duy.
[109] Trong một bản thảo không được công bố viết đầu những năm 1970, Rudy Schröder (tên Việt Nam là Nguyễn Đức Nhân) viết: “Khả năng đọc và viết được dùng quá tốt cho việc sản sinh, giữ gìn và truyền bá chủ nghĩa nô bộc. Tôi có lý do để lo sợ rằng Việt Nam ngày nay đã là một trong những nước mà quyền lực hoàn toàn chế ngự tri thức.” FMS, bản thảo Schröder, tr. 56.
[110] Đại sứ quán CHDC Đức gửi Bộ Ngoại giao, Hà Nội, 8.4.1957, tại: PolA, AA, MfAA/A 8383, tr.009.
[111] Tháng 9.1955, Tổng Bí thư Trường Chinh thông báo với các đại sứ “các nước anh em” như sau: “còn 91.000 người thất nghiệp, trong đó một số làm những việc thời vụ (hỏa xa, làm đường v.v.). Số người bị đói nặng giảm từ 1 triệu (tháng 3.1955) xuống còn 180.000 (tháng 7.1955). Sản lượng lương thực tháng 5 vượt mức đề ra (không có số liệu cụ thể). Tuy nhiên sản xuất công nghiệp và thương mại không đạt kế hoạch.” Điều khác thường trong thông báo này của Trường Chinh không phải là các con số (vì thực ra nó có đúng hay sai cũng không quan trọng), mà là sự thừa nhận có nạn đói lớn và những khó khăn lớn về kinh tế. Đại sứ quán CHDC Đức, Hà Nội, 20.9.1955, phụ chú ghi chép cuộc họp giữa các đại sứ các nước xã hội chủ nghĩa anh em với Tổng bí thư Đảng Lao động Việt Nam, đồng chí Trường Chinh, ngày 17.9.1955 – từ 15:00 tới 18:00, tại: PolA, AA, MfAA/A 8679, thẻ 3, tr.0229a
[112] Đại sứ quán CHDC Đức gửi Trung ương Đảng Xã hội Thống nhất Đức (SED), Berlin. Hà Nội, 17.10.1956, tại: Lưu trữ Liên bang, Berlin (BArch), Ủy ban Trung ương Đảng SED, Ban đối ngoại Trung ương, DY30/IV2/20/217.
[113] Giai phẩm mùa Thu, 10.1956, trích theo Hoàng Văn Chí 1962, tr. 96.
[114] Fall 1967, tr. 304-306
[115] Về những giọt nước mắt chiến lược của Hồ Chí Minh, tham khảo Maneli 1971, tr. 154.
[116] Honey 1957, tr. 251. Tôi không tìm thấy trong các kho lữu trữ của CHDC Đức thông tin nào về chuyến thăm này
[117] Ví dụ có thể xem Moise 1983, tr. 215 tt.
[118] Boudarel / Nguyen Van Ky 1997.
[119] Goldman 1967, tr. 160; tham khảo thêm MacFarquhar 1960.
[120] PolA, AA, MfAA/A 8380, tr. 056.
[121] Đại sứ Pfützner gửi Bộ Ngoại giao, 27.11.1956 và 8.1.1957, tại: PolA, AA, MfAA/A 8699, thẻ 3, tr.0233-0237, cũng như các bản tin từ báo Nhân Dân; Nt, tr. 0238-0244. Về con số những người bị giết, bị kết án tù hoặc bị giam cầm, xin xem: báo cáo của Đại sứ quán CHDC Đức gửi Ủy ban Trung ương Đảng Xã hội thống nhất (SED), Hà Nội 17.10.1956, tại Barch – Ủy ban Trung ương SED, DY 30/IV2/20/217. 
[122] Đại sứ Pfützer gửi Bộ Ngoại giao CHDC Đức, Hà Nội 8.1.1957, tại: PolA, AA, MfAA/A 8699, thẻ 3, tr. 0234.
[123] Đại sứ Pfützner gửi Bộ Ngoại giao CHDC Đức, Hà Nội 5.11.1956, tại: PolA, AA, MfAA/A 842O, tr. 0028.
[124] Xem MacFarquhar 1960, tr. 303/304.
[125] Theo Bùi Tín 1999, tr.57, thì Trường Chinh, người tham dự Đại hội 20 Đảng Cộng sản Liên Xô ở Moskva, đã bị một cú sốc nặng (“en état de choc”) khi nghe bản Báo cáo mật của Khrushchev. Trường Chinh đã giấu kín bản báo cáo mật này trong cặp tài liệu của mình; khi trở về Hà Nội, ông không hề nói với ai về điều đã xảy ra mà chỉ báo cáo riêng với Hồ Chí Minh.
[126] Trò chuyện với Đào Hùng ở Hà Nội 10.10.2000. 
[127] Nt, và Đào Hùng nói thêm: “Nhưng sau đó mọi sự từ từ thay đổi, và khi Breshnev lên thì hi vọng chấm dứt. Việc quân đội Liên Xô tràn vào Tiệp Khắc là dấu chấm hết với chúng tôi…”
[128] Trần Đức Thảo, Development of Democratic Freedom (Nỗ lực phát triển tự do dân chủ), Nhân văn số 3, 15.10.1956, tại: Lữu trữ Quốc gia Úc (NAA), A463/17, tr.20-21. Những tài liệu từ NAA được Thomas Engelbert vui lòng cho tôi sử dụng.
[129] Barch, Ủy ban Trung ương Đảng Xã hội Thống nhất Đức (SED): Phụ chú hồ sơ số 117/63, Đại sứ quán CHDC Đức, Hà Nội, 7.9.1963, DY 30-IV A 2/20/442. Sách vở nước ngoài hầu như không còn được xuất bản thời gian này; thao khảo: Pommerening (phóng viên thường trú của đài ADN ở Hà Nội), Vài suy nghĩ về chính sách hiện nay của Đảng Lao động (1.1963), tại: Barch, Lưu trữ ADN, DC 900-54.
[130] Trường Chinh 1994, tr.271.
[131] PolA, AA, MfAA/A 8420, tr.022.
[132] Xem Hoàng Văn Chí 1964, tr.236; tham khảo thêm Hoang Giang 1987, tr.12.
[133] Xem Jamieson 1995, tr.109/11. Ông ngoại Phan Khôi là Tổng đốc Hoàng Diệu, người đã treo cổ tự vẫn khi Hà Nội thất thủ. Bản thân Phan Khôi từng bị tù 9 năm ở Côn Đảo. 
[134] Xem Jamieson 1995, tr.265; tham khảo Hoàng Văn Chí 1964, tr.237.
[135] Tóm tắt bài xã luận “Phê bình lãnh đạo văn nghệ” của Phan Khôi, Đại sứ quán CHDC Đức ở Hà Nội, tại: PolA, AA, MfAA/A 8420, tr. 015.
[136] Về tình hình văn hóa (Zur kulturellen Situation), Đại sứ quán CHDC Đức ở Hà Nội, tại: PolA, AA, MfAA/A 8420, tr.023.
[137] Từ: Giai phẩm mùa Xuân, 1956, Đại sứ quán CHDC Đức ở Hà Nội, tại: PolA, AA, MfAA/A 8420, tr.007-011.
[138] Về tình hình văn hóa (Zur kulturellen Situation), Đại sứ quán CHDC Đức ở Hà Nội, tại: PolA, AA, MfAA/A 8420.
[139] Đại sứ Pfützner, Hà Nội, tháng 11.1956, Phong trào đối kháng của văn nghệ sĩ chống đường lối của Đảng Lao động về công tác văn nghệ, tại PolA, AA, MfAA/A 8420, tr.032. Theo nhiều nguồn tin của các trí thức ly khai còn sống ở Hà Nội thì Tố Hữu đã ra lệnh cho Văn Phác, Trưởng Phòng Văn nghệ quân đội, bắt Trần Dần. Lệnh của Tố Hữu được đưa ra trong một cuộc họp lãnh đạo văn nghệ để bàn về tập Giai phẩm, trong đó nhà thơ Chế Lan Viên là người đã mở màn châm ngòi cuộc tấn công Trần Dần.
[140] Nay là số 6 Nguyễn Khuyến.
[141] Trung úy Hoàng Cầm cũng bị quân đội ép phải bỏ người vợ mà ông kết hôn năm 1956, bởi cô này bị coi là “tư sản” và đã ở lại Hà Nội trong kháng chiến, nơi cô làm công việc y tá. Vì vậy Hoàng Cầm đã ra khỏi quân đội. Trò chuyện với Hoàng Cầm ở Hà Nội 23.11.1948.
[142] Báo cáo nhân danh Ban chấp hành Hội Văn nghệ tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ 2, ngày 28.2.1957, trích theo Tongas 1960, tr.336.
[143] Trò chuyện với Nguyễn Đình Thi ở Hà Nội 26.3.2002.
[144] Nguyễn Tuân, tại: Về tình hình văn hóa (Zur kulturellen Situation), Đại sứ quán CHDC Đức ở Hà Nội, tại: PolA, AA, MfAA/A 8420, tr.018. Thậm chí Tố Hữu, người cứng rắn nhất trong những người cứng rắn, dưới ảnh hưởng của Đại hội 20 cũng trở nên hoang mang, khi ông tuyên bố: “… thời gian qua đã có những sai lầm nghiêm trọng phải sửa đổi trong công tác văn nghệ và trí thức. Tất cả những sai lầm đã xảy ra đều là do định hướng yếu kém về tư tưởng.” Nt, tr.020.
[145] Boudarel 1990, tr.160-161. Tham khảo thêm: Kommuniqué der vietnamesischen Regierung zur innenpolitischen Lage in der DRV – 1956, tại: PolA, AA, MfAA/A 11621.
[146] Trò chuyện với Nguyễn Đình Thi ở Hà Nội 26.3.2002. Nguyễn Đình Thi cho biết, trong lớp học này, người ta đã sử dụng bản dịch Marx ra tiếng Pháp của Jean Fréville tại Éditions sociales francaises.
[147] Jamieson 1995, tr.270.
[148] Sĩ Ngọc, Nhân văn số 3, 15.10.1956, tại: NAA, A 463/17, tr. 23-25.
[149] “Ví dụ đầu tiên là các đại biểu quốc hội tại Đại hội 3 ở Hà Nội đã phê bình hoàn toàn tự do về tình hình thành phố và thảo luận về các giải pháp. Đây thật sự là điều mới mẻ trong đời sống chính trị.” Về tình hình văn hóa (Zur kulturellen Situation), Đại sứ quán CHDC Đức ở Hà Nội, tại: PolA, AA, MfAA/A 8420, tr. 023.
[150] Tự phê bình của Ban thường trực Hội Văn nghệ Việt Nam được công bố ngày 2.10.1956. Tham khảo: PolA, AA, MfAA/A 8420, tr. 020-021.
[151] Theo nhiều nhân chứng kể lại thì Nguyễn Bính – “một người gần như mù chữ, vô chính phủ, một nhà thơ thứ thiệt” – được Ủy ban Tuyên giáo của Đảng ứng tiền để ra báo chống lại Nhân văn – nhưng, vì là “một nghệ sĩ đích thực” nên chẳng bao lâu tờ báo của Nguyễn Bính cũng nhanh chóng trở nên gai góc.
[152] Có dịch cúm xảy ra thật và nó đã được lợi dụng. Thao khảo: Tongas 1960, tr.313.
[153] Theo lời nói đầu của Nhà xuất bản Minh Đức thì Giai phẩm mùa Thu được ấn hành để: “góp phần vào việc chuẩn bị Đại hội Văn nghệ toàn quốc, để phát huy và đẩy mạnh tự do sáng tác văn nghệ theo phương châm trăm hoa đua nở, chúng tôi xuất bản tập Giai phẩm mùa Thu gồm có nhiều bài của nhiều tác giả bản sắc khác nhau, khuynh hướng khác nhau. Mỗi tác giả chịu trách nhiệm bài viết của mình.” Xem: PolA, AA, MfAA/A 8420, tr. 023.
[154] Tóm tắt bài viết của Phan Khôi, tại: PolA, AA, MfAA/A 8420, tr. 013.
[155] Theo Hoàng Văn Chí 1958, tr.79. Một bản dịch khá đầy đủ bài xã luận của Phan Khôi có tại Hoa Mai o.J. tr.29-41. Tôi sử dụng cả hai nguồn, mặc dù không nguồn nào đầy đủ.
[156] Nt, tr. 81-82.
[157] Theo báo cáo của Đại sứ quán CHDC Đức chuyển về Berlin thì Phan Khôi được coi là một “kiện tướng ăn nghệ” và giải thích thêm rằng danh hiệu này là do Đảng phong cho ông và Phan Khôi được “cấp lương 60.000 nghìn đồng và sở hữu một phòng riêng”. Đại sứ quán CHDC Đức, Hà Nội, 27.3.1958, gửi Bộ Ngoại giao, Berlin, tại: PolA, AA, MfAA/A 8420, tr.000065. 
[158] Trò chuyện với Nguyễn Hữu Đang ở Hà Nội 21.5, 24.5 và 3.6.1999
[159] Mặc dù trong quá khứ thuộc địa, đây là nơi đặt Phủ Toàn quyền Đông Dương – một biểu tượng của đế quốc Pháp (xem Meyer, 1985, tr.192) – nhưng vì là nơi diễn ra Lễ Tuyên ngôn Độc lập ngày 2.9.1945, Quảng trường Ba Đình vẫn được chọn là biểu tượng của nhà nước mới, và dường như để nhấn mạnh điều này, sau này người ta đã cho xây lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đây. 
[160] Schröder, bản thảo chưa công bố, tại: FMS, xem Schütte 2006
[161] Hội Văn hóa Cứu quốc tồn tại tới 1948 thì bị thay thế bởi Hội Văn học và Nghệ thuật
[162] Khi được hỏi về chuyện này, Nguyễn Hữu Đang nói với tôi: “Có sự bất đồng giữa ông ấy (Trường Chinh) và tôi, nhưng vì những lý do khác, ví dụ như việc phân công công tác cách mạng, những việc ông ấy quyết định mà tôi cho là không thỏa đáng; hồi đó tôi đã có cảm nhận rằng mình sẽ phải gánh chịu những kết cục không lành. Tôi rất đau khổ vì có quá ít những thay đổi hợp lý. Sau này thì ông ấy đã thừa nhận những sai lầm của mình. Thực ra hồi đó tôi đã từ bỏ con quái vật chính trị để giành sức lực cho (cũng như quay lại với) công việc văn hóa. Rốt cuộc tôi đã tìm được vị trí của mình trong vai trò Trưởng Hội truyền bá Quốc ngữ để xóa nạn mù chữ cho nhân dân.” Trò chuyện với Nguyễn Hữu Đang ở Hà Nội, 30.10.2000.
[163] Trò chuyện với Hoàng Cầm ở Hà Nội, 23.11.1998. Trong giới văn nghệ cũng như chính trị ở Hà Nội có rất nhiều tin đồn khác nhau về chuyện này, tuy nhiên đến nay tôi vẫn chưa tìm thấy bằng chứng cụ thể. Trong những buổi trò chuyện với Nguyễn Hữu Đang, ông luôn từ chối nói về chuyện này. Báo Nhân văn được in ở nhà xuất bản Minh Đức với trụ sở ở số nhà 25 đường Phan Bội Châu.
[164] Trò chuyện với Nguyễn Hữu Đang ở Hà Nội, 24.5.1999
[165] Trò chuyện với Hoàng Cầm ở Hà Nội, 14.6.1999 và với Nguyễn Hữu Đang, 3.6.1999
[166] Trò chuyện với Lê Đạt ở Hà Nội, 4.10.2000
[167] Trò chuyện với Nguyễn Hữu Đang ở Hà Nội, 30.10.2000
[168] Nguyễn Mạnh Tường 1992
[169] Đại sứ CHDC Đức ở Hà Nội hồi đó miêu tả và đánh giá nhóm Nhân văn như sau: “Nhóm này có xu hướng và nội bộ không thống nhất. Một bộ phận, bộ phận phản động nhất, đã nhân danh chống bệnh sùng bái cá nhân để chống Chính phủ và Đảng Lao động. Bộ phận khác là những kẻ có tư tưởng lệch lạc, hoặc tự cho mình là đại diện cho ‘chủ nghĩa Mác chân chính’, hoặc đòi hỏi tất cả những ‘quyền tự do dân chủ’ nào đó, giống như những quyền ở những nước tư bản. […] Do những sai lầm của Đảng và Chính phủ, không chỉ trong lĩnh vực văn nghệ (ví dụ sai lầm trong Cải cách Ruộng đất, vi phạm các quyền tự do dân chủ), nhóm này tụ tập lại thành một đám bất mãn đủ kiểu và đòi Đảng và Chính phủ phải quan tâm tới họ.” Đại sứ Pfützner, Phong trào đối kháng của văn nghệ sĩ…, 11.1956, PolA, AA, MfAA/A 8420, tr.034.
[170] Trò chuyện với Hoàng Cầm, 13.11 và 2.12.1998, và Trần Duy, 17.10.2001
[171] Trò chuyện với Lê Đạt ở Hà Nội, 11.10.2000
[172] Điểm này và những điểm sau: Trò chuyện với Hoàng Cầm ở Hà Nội tháng 11.1998, tháng 6.1999 và tháng 9.2000; Theo đó, những điểm này đã được Nguyễn Chí Thanh nói trước đó khi ông đến thăm Trần Dần nằm viện trong vụ (giả vờ) tự tử.
[173] Ví dụ về việc tình hình miền Nam hồi đó được chăm chú theo dõi thế nào, có thể đọc báo cáo của Đại sứ quán Úc tại Sài Gòn gửi về Canberra 1956/57; tham khảo Memo. No.287 – File NV. 201/2/1, Australian Embassy on Secretary, Department of External Affairs, Canberra, 11.4.1957, tại: NAA, A463/17.
[174] Lê Đạt cho rằng, thực ra Đảng không bao giờ muốn chia sẻ quyền lực, không bao giờ chấp nhận khác biệt, và luôn luôn chuyên chế – tình hình miền Nam chỉ là cái cớ tốt nhất hồi đó. Nếu không có cái cớ này thì Đảng sẽ lại tìm ra cái cớ khác mà thôi. Trò chuyện với Lê Đạt, 11.10.2000.
[175] Đây là một giai đoạn rất đáng chú ý: thực tế, người ta có thể tranh luận mọi chuyện trong phạm vi nội bộ, bởi luôn có những quan điểm khác nhau. Tuy nhiên đưa các ý kiến ra công luận thì lại vượt quá ranh giới cho phép.
[176] Về tình hình văn hóa (Zur kulturellen Situation), PolA, AA, MfAA/A 8420, tr.024
[177] Trò chuyện với Trần Duy ở Hà Nội, 17.10.2001
[178] Ngược lại, Nguyễn Hữu Đang nói về Trần Duy ngày 30.10.2000 như sau: “Trần Duy là thư ký tòa soạn, rất hăng hái, can đảm, trung thành với anh em, với mục tiêu dân chủ”.
[179] Đại sứ Pfützner, Phong trào đối kháng của văn nghệ sĩ…, tại: PolA, AA, MfAA/A 8420, tr.034. Những người tham gia Nhân văn ở Hà Nội nói số đầu in 1.500 bản và tới số 5 thì in 20.000 bản.
[180] Trò chuyện với Trần Duy ở Hà Nội, 17.10.2001
[181] Trích dẫn theo Boudarel 1990, tr.164
[182] Trích dẫn theo báo cáo Về tình hình văn hóa (Zur kulturellen Situation), PolA, AA, MfAA/A 8420, tr.024. Bài xã luận “Những người khổng lồ” của Trần Duy trên Giai phẩm mùa Thu tập 2 được Đại sứ Pfützner tóm tắt như sau: “Đất nước bị đám ma vương quỉ dữ hành hạ và cai trị. Những người khổng lồ xuất hiện và dũng cảm chiến đấu chống lại những kẻ cai trị và rốt cuộc đã chiến thắng. Nhưng họ đã không để ý đến những người bị trị và trong cuộc chiến đấu đó họ đã giết chết luôn cả tình yêu và tình người.”, xem tại: Phong trào đối kháng của văn nghệ sĩ…: PolA, AA, MfAA/A 8420, tr.033. Tuy nhiên bản thân Trần Duy thì cho rằng ông bị hiểu lầm. Ông muốn người ta phải phân biệt giữa những người khổng lồ không tim và những người khổng lồ có tim; “những người có tim là Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị, những người không tim là Tố Hữu, Trường Chinh…”. Trò chuyện với Trần Duy ở Hà Nội, 17.10.2001.
[183] PolA, AA, MfAA/A 8420, tr.033. Có thể tham khảo một bản dịch khác về bài thơ của Lê Đạt tại Nguyen Dang Thuc 1958, tr.69: “Placing police stations and machinery in the center of the human heart, / Forcing feelings to be expressed according to a set of rules romulgated by the government.“
[184] Xem: Hoa Mai o.J., tr.130
[185] Nt, tr.131.
[186] Nguyen Huu Dang, It Is Necessary To Have A More Ordered Society, Nhân văn, 5. November (1956), xem: Hoa Mai o. J., S. 101-104.
[187] Nguyen Huu Dang, How Are Democratic Freedoms Guaranteed By The Vietnamese Constitution Of 1946, in: Nhân Van, November 20 (1956), trích dẫn theo: Hoa Mai o. J., S. 127-129.
[188] Trò chuyện với Nguyễn Đình Thi ở Hà Nội, 26.3.2002
[189] Nguyễn Chiến Sĩ, Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại trong văn nghệ ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hà Nội 29.7.1958, tại: Lưu trữ Liên bang (BArch), Lưu trữ của Đài AND, SAPMO, DC 900-926; về việc tiếp cận tư liệu này, tôi xin cảm ơn đồng nghiệp Martin Grossheim ở Berlin. Thời gian ngắn sau khi Chiến Sĩ gửi báo cáo này thì người phiên dịch của văn phòng Đài AND ở Hà Nội, Tran Anh Do, bị Bộ An ninh Hà Nội cáo buộc “có liên hệ với các phần tử chống đối và nhóm phản động chống chính quyền Nhân văn-Giai phẩm những năm qua” cũng như đã từng có mặt ở “một quán cà phê đáng ngờ ở Hà Nội”. Đại sứ quán Đức ở Hà Nội được Cơ quan An ninh Việt Nam yêu cầu hãy đặc biệt lưu ý tới đồng chí Chiến Sĩ trong các báo cáo mật, và không tiết lộ với Chiến Sĩ về việc điều tra đang tiến hành với phiên dịch viên Tran Anh Do. Tham tán Kittler, phụ chú hồ sơ số 51/60, Hà Nội, 20.3.1960, tại: PolA, AA, MfAA/A 8563. Trụ sở của Đài AND, nơi Borchers (Chiến Sĩ) từng trú ngụ và làm việc, là nơi lui tới của “nhiều trí thức Hà Nội”, những người, theo lời Borchers, “mong có nhiều điều lệ tự do hơn trong Đảng của họ”. Pommerening, Hà Nội, 10.11.1961, tại: BArch, Lưu trữ của đài AND, DC 900-296a. Tham khảo thêm: Schütte 2006, tr.272-274.
[190] Quyết định của Ủy ban Hành chính Hà Nội về việc đình chỉ và cấm lưu hành báo Nhân văn, kèm theo thư của Đại sứ quán Đức ngày 7.1.1957gửi Bộ Ngoại giao ở Berlin, tại: PolA, AA, MfAA/A 8420, tr.026.
[191] Về tình hình văn hóa, tại: PolA, AA, MfAA/A 8420, tr. 026
[192] Trò chuyện với Hoàng Cầm ở Hà Nội 24.6.1999
[193] PolA, AA, MfAA/A 8582, tr. 035, 036, 040. – Về việc các lãnh đạo văn nghệ phê bình các điểm yếu của văn nghệ sĩ, thao khảo thêm: Nguyễn Đình Thi, “Die Entwicklung der Kunst und Literatur in ihren großen Zügen”, tại: ibid., tr. 083-085, 095-096. Về báo cáo của Nguyễn Đình Thi tại Đại hội Văn hóa Toàn quốc lần 2, tham khảo Tongas 1960, tr. 329 tt.
[194] Hội thoại. Theo báo cáo của Đại sứ quán CHDC Đức về Hội nghị, tại: PolA, AA, MfAA/A 8582, tr. 154. Liên quan đến vấn đề này, Vụ trưởng Vụ nước ngoài Bộ Văn hóa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã bày tỏ quan điểm rất chi tiết. Trong một cuộc hội thoại ngày 22.11.1961 về chủ đề “Những điểm đặc thù của đời sống văn hóa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ông lưu ý “nhiều người hoạt động văn hóa có xuất thân từ tầng lớp hữu sản cũ”. Thực ra phần nhiều các văn nghệ sĩ này đều đã được “cải tạo” trong kháng chiến, cho nên họ đều là những “cán bộ có trách nhiệm và trở thành đảng viên của những người lao động Việt Nam”. Tuy nhiên “sau khi hòa bình lập lại… nhiều người trong số này, những người vốn đã vượt qua mọi thử thách khắc nghiệt trong các vùng  kháng chiến, nay tỏ ra trầm lắng, vì thế chúng tôi đòi hỏi họ phải tích cực hơn trong việc tham gia giáo dục quần chúng, nhất là ở những vùng nông thôn lạc hậu”. Đại sứ quán CHDC Đức, Hà Nội 8.12.1961, ghi chú tài liệu về cuộc hội thoại với đồng chí Vo Kung Ky… ngày 22.11.1961, tại:  PolA, AA, MfAA/A 8583, thẻ 2, tr. 000125.
[195] Trích từ bản tin Việt Nam số 7/57 ngày 2.3.1957 theo PolA, AA, MfAA/A 8582, tr. 0168.
[196]  Về vấn đề văn nghệ tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 5.1958, tại Lưu trữ Liên bang, Bộ Chính trị Đảng Xã hội Thống nhất Đức, DY30/IV2/20/217 
[197] Hội thoại. Theo báo cáo của Đại sứ quán CHDC Đức về Hội nghị, tại: PolA, AA, MfAA/A 8582, tr. 0152-0162. Đỗ Nhuận và Phùng Quán đều là thành viên của nhóm nghệ sĩ quân đội dưới quyền tướng Nguyễn Chí Thanh; xem ở trên.
[198] Smith 1993, tr. 29
[199] Về vấn đề văn nghệ tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Báo cáo của Đại sứ Đức tại VNDCCH), Vụ Đối ngoại và Quan hệ quốc tế, tháng 5.1958, tại: Lưu trữ Liên bang, Bộ Chính trị Đảng Xã hội Thống nhất Đức, Phòng Quan hệ quốc tế, DY30/IV2/20/217.
[200] Đại sứ quán CHDC Đức… gửi Bộ Ngoại giao ở Berlin, Hà Nội 27.2.57 [đúng ra phải là 1958], tại: PolA, AA, MfAA/A 8420, tr. 046-048. Bản dịch bài thơ Bertolt Brecht của Trần Dần mới được in lại trong tập Thơ trữ tình của Bertolt Brecht, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội 2006. Xem bài viết Nhận định về Bertolt Brecht ở Hà Nội của tôi tại: Tạp chí Đông Nam Á (Suedostasien Magazin), 3-2008.
[201] G.F. Hudson, China and the Communist “Thaw”, xem tại: Mac Farquhar 1960, tr. 295, 303; Tham tán Kittler, Về cuộc đấu tranh chống các phần tử hữu khuynh…, tại: PolA, AA, MfAA/A 8494, tr. 000084. 
[202] Đại sứ quán CHDC Đức gửi Bộ Ngoại giao, Hà Nội 27.2.58, tại: PolA, AA, MfAA/A 8420, tr. 048; tham khảo thêm: PolA, AA, MfAA/A 8499, tr. 092.
[203] Nguyễn Đình Thi, Chống chủ nghĩa xét lại trong văn nghệ, Học tập số 3, 1958, tại: PolA, AA, MfAA/A 8494, tr. 000057.
[204] Những khóa chỉnh huấn kéo dài nhiều tuần cũng được áp dụng cho trên 300 cán bộ của Bộ Văn hóa, 1.000 thành viên dàn nhạc quân đội, 4.000 sinh viên và khoảng 10.000 học sinh học nghề. Các vấn đề văn nghệ tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (báo cáo của Đại sứ quán ở Hà Nội), Vụ Đối ngoại và Hợp tác quốc tế, tháng 5.1958, tại Lưu trữ Liên bang, Đảng Xã hội Thống nhất Đức/Bộ Chính trị-Phòng quan hệ quốc tế, DY30/IV2/20/217, tr.149-157.
[205] Trương Tửu còn “phát minh” ra một lý thuyết mới, theo đó mâu thuẫn cơ bản hiện nay nằm ở một bên là khối sản xuất và quần chúng được giải phóng, còn bên kia là bộ máy nhà nước quan liêu. Dựa trên “lý thuyết” này, Trương Tửu quay ra khủng bố Đảng và Nhà nước”. Tham tán Kittler, Về cuộc đấu tranh chống các phần tử hữu khuynh…, tại: PolA, AA, MfAA/A 8494, tr. 000083.
[206] Đại sứ quán CHDC Đức, Hà Nội, gửi Bộ Ngoại giao ở Berlin, 27.3.1958, tại: PolA, AA, MfAA/A 8420, tr. 000065-000068; xem thêm: Vụ Đối ngoại và Quan hệ quốc tế. Các vấn đề văn nghệ tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 5.1958, tại: Lưu trữ Liên bang, Đảng Xã hội Thống nhất Đức/Bộ Chính trị-Phòng quan hệ quốc tế, DY30/IV2/20/217; tham khảo thêm Tongas 1960, tr.340/342.
[207] Tham tán Kittler, Về cuộc đấu tranh chống các phần tử hữu khuynh…, tại: PolA, AA, MfAA/A 8494, thẻ 1, tr. 080.
[208] Lưu Quý Kỳ, Vụ trưởng Vụ báo chí Đảng Lao động Việt Nam ngày 20.3.1959, theo một công văn của Đại sứ quán CHDC Đức tại Hà Nội gửi Bộ Ngoại giao ở Berlin ngày 7.4.1959, tại: PolA, AA, MfAA/A 8679, thẻ 4, tr. 000306.
[209] Tham tán Kittler, Về cuộc đấu tranh chống các phần tử hữu khuynh…, tại: PolA, AA, MfAA/A 8494, thẻ 1, tr. 080. – tham khảo thêm Honey 1959, tr.24.
[210] Tham tán Kittler gửi Bội Ngoại giao, Hà Nội 24.6.1958, tại: PolA, AA, MfAA/A 8420, tr. 070.
[211] Trò chuyện với Hoàng Cầm ở Hà Nội 26.11.1998
[212] Trường Chinh, Cải tạo những người lầm đường lạc lối và cuộc tấn công lần thứ hai, tại: Học tập, tháng 11.1956, trích dẫn theo: Lưu trữ Liên bang, Đảng Xã hội Thống nhất Đức/Bộ Chính trị-Phòng quan hệ quốc tế, DY30/IV2/20/217. Các quan điểm khác nhau về vấn đề này, them khảo Kunihara 1992, tr.162-172. 
[213] Trích dẫn theo: PolA, AA, MfAA/A 8493, tr. 028
[214] Papin 2001, tr. 317
[215] Trò chuyện với Lê Đạt ở Hà Nội 4.6.1999
[216] Trò chuyện với Hoàng Cầm ở Hà Nội 5.10.2000
[217] Papin 2001, tr. 320 tt
[218] Về Trần Đức Thảo “à la campagne”, tham khảo Boudarel 1991a, tr. 410
[219] Tham khảo Nguyễn Mạnh Tường 1992
[220] Trò chuyện với Hoàng Cầm ở Hà Nội 23.6.1999
[221] Trò chuyện với Hoàng Cầm ở Hà Nội 26.11.1998 và 24.6.1999
[222] Đại sứ quán CHDC Đức gửi Bộ Ngoại giao Berlin, Hà Nội 24.6.1958, Sự phát triển của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên lĩnh vực văn hóa, tại: PolA, AA, MfAA/A 8420, tr. 070-079
[223] Nghị quyết Hội nghị 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (11.1958), tại: PolA, AA, MfAA/A 8679, thẻ 1, tr. 067
[224] Thực ra Erwin Brochers, một người xác quyết theo Việt Minh, chống phát xít và chống thực dân, đã ở trong cơn say men; không lâu sau đó, chính Brochers cũng bị đóng dấu “xét lại”; Nguyễn Chiến Sĩ, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại…, tại: PolA, AA, MfAA/A 8494. Xem thêm Schütte 2006.
[225] Báo cáo của Đại sứ quán CHDC Đức ở VNDCCH, tháng 5.1958, Các vấn đề văn nghệ tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tại: Lưu trữ Liên bang, Đảng Xã hội Thống nhất Đức/Bộ Chính trị-Phòng quan hệ quốc tế, DY30/IV2/20/217, tr. 149-157
[226] Về tình hình Việt Nam, Đại sứ quán CHDC Đức ở Hà Nội, không ghi ngày (có lẽ khoảng 1960/61), tại: PolA, AA, MfAA/A 8555, tr. 000052
[227] Đại sứ quán CHDC Đức ở Hà Nội gửi Bội Ngoại giao ở Berlin, Hà Nội 23.4.1958, tại: PolA, AA, MfAA/A 8420, tr. 069. – Như Phong 1962, tr.64
[228] “… j´ai confiance en Nehru et en Tito. Je voudrais bien les rencontrer et les demander conseil pour lutter pour le Vietnam divesé, pour que le Vietnam soit réuni et gagne l’indépendance”. Trò chuyện với Nguyễn Hữu Đang ở Hà Nội 21.5.1999
[229] Xem tại: PolA, AA, MfAA/A 8494, thẻ 2, tr. 089-091
[230] Bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trước các văn nghệ sĩ tại Hội nghị Học tập Nghị quyết Đại hội lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam (13.10.1960), tại: PolA, AA, MfAA/A 8583, thẻ 1, tr. 000077-000089
[231] Đại sứ quán CHDC Đức, Hà Nội 24.11.1964, Tham tán Matzke, Đánh giá chính sách văn hóa và sự phát triển văn hóa ở VNDCCH, đặc biệt xem xét việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về văn nghệ, tại: : Lưu trữ Liên bang, Đảng Xã hội Thống nhất Đức/Bộ Chính trị-Phòng quan hệ quốc tế, DY30/IV A2/20/437.
[232] Mạnh Phú Tư, “Nguyễn Hữu Đang – tên phản động đầu sỏ”, Nhân dân, 15.4.1958, tại: PolA, AA, MfAA/A 8494, thẻ 1, tr. 000090/91
[233] Đơn của tôi gửi ngày 7.2.2008 về việc xin giấy phép đặc biệt để tiếp cận các tài liệu liên quan trong Kho dữ liệu của Bộ Ngoại giao Pháp ở Paris đến nay (cuối tháng 4.2009) vẫn chưa được hồi âm.
[234] Tôi sử dụng những thông tin này đặc biệt dựa trên những thông báo của bà Thụy Khuê ở Paris ngày 5.9.2007.
[235] Năm 1954 Bùi Nhung cùng các con di cư sang Mỹ.
[236] Tham khảo thêm Đại sứ quán CHCD Đức gửi Bộ Ngoại giao, Hà Nội, 27.3.1958, tại: PolA, AA, MfAA/A 8420, tr.000066.
[237] Một bài viết trên báo Nhân dân ngày 19.1.1960 (xem phụ lục) nói Thụy An đã tới Hải Phòng, chứ không thấy nói gì về việc bà tới Sài Gòn. Trên thực tế, Hải Phòng là nơi cuối cùng Pháp rút quân khỏi miền Bắc theo thỏa thuận tại Hiệp định Genève.
[238] Trò chuyện với Hoàng Cầm 23.11.1999 và Trần Duy 22.10.2001 ở Hà Nội. Tham khảo thêm: Đại sứ quán CHDC Đức gửi Bộ Ngoại giao Berlin, Hà Nội 27.3.1958, tại: PolA, AA, MfAA/A 8420, tr.000066.
[239] Thomas Engelbert đã lưu ý tôi ở điểm này. Thomas Engelbert đã hào phóng cho tôi những thông tin trên, vốn xuất hiện trong một cuộc trò chuyện ngày 3.9.2007 giữa Thomas Engelbert và một người không muốn nêu tên tại Hà Nội.
[240] Quê Thụy An là làng Hòa Xã, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông.
[241] Sau đây tôi chủ yếu dựa vào những thông tin trong cuộc trò chuyện nói trên của Engelbert tại Hà Nội ngày 3.9.2007.
[242] Sau vụ Nhân văn-Giai phẩm, việc kiểm duyệt mới bị thắt chặt.
[243] Thomas Engelbert lưu ý rất có lý rằng, đoạn này đặt ra những câu hỏi – cũng có thể áp dụng cho trường hợp Minh Đức – khi mà từ 1947/48 càng có nhiều trí thức ở các vùng “giải phóng” quay trở về vùng Pháp chiếm đóng, bởi vì một phần – cũng giống như giai đoạn chỉnh huấn theo mô hình Maoist Trung Quốc từ 1951 – họ không muốn chịu đựng sự kiểm soát và nhồi sọ cộng sản nữa, và một phần họ thấy cuộc sống trong vùng kháng chiến quá khắc nghiệt đến mức không thể chịu đựng được.
[244] Thông tin từ cuộc trò chuyện của Th. Engelbert ở Hà Nội 3.9.2007 cũng như trong cuộc trò chuyện của tôi với Hoàng Cầm ở Hà Nội 23.11.1998.
[245] Vài năm sau, những thành viên của Nhân văn-Giai phẩm bị miêu tả là “những tên gián điệp của Mỹ-Diệm”, những kẻ “chống sự lãnh đạo của Đảng và chủ nghĩa xã hội”. “Đồng thời bọn chúng còn gây sức ép lên một số đảng viên trong các hội văn nghệ, nhằm làm suy yếu Đảng từ bên trong”. Nguyễn Khải, Chúng ta hãy đề cao cảnh giác! Hãy tập hợp mọi sức mạnh dưới sự lãnh đạo đúng đắn của các cán bộ đảng viên để bảo vệ các tổ chức Đảng! tại: MfAA/A 8750, tr.000151.
[246] Trò chuyện với Nguyễn Hữu Đang ở Hà Nội 24.5.1999.
[247] “Le secret qui m’a aidé à vivre normalement (comme chez moi) a été la philosophie du Taoisme de Lao Tse que j’ai trovée condensée dans cette phrase – devise du Dao Duc Kinh: ‘Ne réaliser ardemment que l’inertie. Ne maintenir son attachement qu’à l’indifférence”. Trò chuyện với Nguyễn Hữu Đang ở Hà Nội 24.5 và 3.6.1999.
[248] Trò chuyện với Nguyễn Hữu Đang ngày 22.6.1999 ở Hà Nội. Nguyễn Hữu Đang không được phục hồi, tuy nhiên ông cũng được nhận 1 khoản trợ cấp từ khi ông được cho về Hà Nội. Ngoài ra Chính phủ còn tặng ông một ngôi nhà ở khu sang trọng đường Phan Đình Phùng, nhưng ông đã bán không lâu sau đó. Ngày 2.9.2000 ông được xuất hiện khoảng 1 phút trên truyền hình như một nhân chứng trong Lễ tuyên ngôn độc lập năm 1945. Đó là lần đầu tiên tên ông được công khai nói tới trước công luận. Tháng 4.2001, cùng với Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh (đã qua đời) cũng như một số trí thức và chính trị gia khác, ông được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng cao quý nhất của CHXHCN Việt Nam.
[249] Trò chuyện với Huy Cận ở Paris 12.6.2001 và Hà Nội 26.11.2001.
[250] Xem Wang 2007.
[251] Pamuk 2001.
[252] La transcription des entretiens a été effectuée avec précaution; j’ai essayé de conserver le plus possible le caractère particulier du français parlé de monsieur Nguyễn Hữu Đang.