Nhà thơ Hữu Loan
Ảnh : Talawas
Theo báo chí trong nước, Thi sĩ Hữu Loan đã từ trần tại nhà riêng ở Thanh Hóa vào chiều tối ngày 18/03/2010. Tên tuổi Hữu Loan đặc biệt gắn liền với bài thơ "Mầu tím hoa sim" đã từng làm rung động trái tim của biết bao thế hệ. Thế nhưng Hữu Loan còn được biết đến như là một nhà thơ đầy khí phách trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm.
Nhà thơ Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan còn có tên khác là Nguyễn Văn Dao. Ông sinh ngày 12/4/1916, tại thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Từ 1936 đến 1942, Hữu Loan đã tham gia các phong trào thanh niên chống Pháp. Ông đỗ tú tài năm 22 tuổi. Sau đó đi dạy học. Từ 1943 đến 1945, tham gia phong trào Việt Minh tại quê nhà, tham dự ủy ban lâm thời tỉnh Thanh Hoá.
Về thời kỳ này, ông kể: "Những năm 1943, 1944, 1945, Nhật đánh Pháp ở ta dữ dội, trường tư tôi dạy phải đóng cửa, tôi về quê vừa làm ruộng, đánh cá để nuôi bố mẹ và để hoạt động Việt Minh bí mật. Mấy năm ấy đói to. Bố mẹ tôi vẫn phải nhịn cháo rau cho cán bộ Việt Minh bí mật về ăn. Những người cùng ở ban khởi nghĩa với tôi làm to cả, gia đình nào bố mẹ cũng sung sướng, nguyên tôi lại về. Mẹ tôi buồn ốm chết. Bố tôi chửi tôi: "Mày làm Việt Minh chặt hết của tao một giặng tre để rào làng, rào giếng"
Sau cách mạng tháng tám, ông vào bộ đội. Năm 1949, ông chỉ được phép về nhà mấy ngày để làm đám cưới (người vợ đầu, mới 16 tuổi). Trở lại chiến khu, ba ngày sau, được tin vợ chết đuối, Hữu Loan làm Màu Tím Hoa Sim, trở thành một trong những tác phẩm lãng mạn nhất thời kháng chiến. Bài thơ bị cấm, nhưng vẫn được truyền tụng ngầm. Đến khi Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm bùng nổ, Nguyễn Bính cho đăng lần đầu trên báo Trăm Hoa. Sau này Phạm Duy phổ nhạc ở miền Nam.
Hữu Loan hoạt động bên cạnh tướng Nguyễn Sơn ở Liên Khu Tư (Thanh Hoá). Ông ủng hộ chính sách biệt đãi văn nghệ sĩ của tướng Nguyễn Sơn. Vì chống đường lối thân Tàu của Trung Ương, tướng Nguyễn Sơn bị cách chức và bị gửi trả về Trung Quốc. Hữu Loan đề nghị giữ Phạm Duy ở lại, nhưng không được. Ông bèn trở về đi cày.
Đến năm 1954, sau ngày tiếp quản thủ đô Hà Nội, Hữu Loan trở lại công tác ở Hội Nhà Văn, làm biên tập viên cho báo Văn Nghệ. 1956, Hữu Loan tham gia Nhân Văn Giai Phẩm. Trong thời kỳ này, bài thơ nổi tiếng xác định phong cách Hữu Loan là bài Cũng những thằng nịnh hót đăng trên Giai Phẩm Mùa thu, tập I:
Cũng những thằng nịnh hót
Dưới thời kỳ Pháp thuộc
Những thằng nịnh hót nghênh ngang
Lưng rạp trước quan Tây
Bắc vợ như thang
Chân trèo lên danh vọng
Đuôi vợ chúng đi
Lọt theo đầu chúng
Bao nhiêu nhục nhằn;
Nhục mất nước muôn phần
Nhục cùng đất nước
với những thằng nịnh hót
Một điều đau xót
Trong chế độ chúng ta
Trong chế độ dân chủ cộng hoà
Những thằng nịnh còn
thênh thang
đất sống
Không quần chùng, áo thụng
Không thang đàn bà
Nhưng còn
thang lưng
thang lưỡi
Những mồm
không tanh tưởi
Ngậm vòi đu đủ
Trợn mắt
Phùng mang
Thổi vào rốn cấp trên
“Dạ, dạ, thưa anh…
Dạ, dạ, em, em…”
Gãi cổ
Gãi tai:
… anh quên ngủ
quên ăn
nhiều quá!
Anh vì nước
vì dân
hơn tất cả
từ trước đến nay
Chân xoa
và xoa tay,
Hít thượng cấp
vú thơm
như mùi mít
Gọi như thế là
phê bình cấp trên
kịch liệt
Gặp cấp trên chủ quan
Mũi như chim vỗ cánh
Bụng phềnh như trống làng:
Thấy mình
đạo đức
tài năng
hơn tất.
Như thế là chết rồi:
Quân nịnh
tha hồ lên cấp
Như con gì nhà gác lên thang
Còn muốn lên thủ trưởng cơ quan
Còn đi đây
đi đó
Lưỡi và lưng
Lắm chằng gian khổ
Chúng nó ở đâu:
Thối thóc thuế
Mục kho hàng
Phong trào suy sụp
Nhân dân mất cắp
đang giữa ban ngày
To cánh và to vây
Những ai
không
nịnh hót
Đi, mang cao
liêm sỉ con người
Chúng gieo hoạ gieo tai
Kiểm thảo
hạ tằng
Còn quy là phản động!
Có người
đã chết oan
vì chúng
Vẫn thiết tha yêu chế độ
đến hơi thở cuối cùng
Nguy hiểm thay,
Thật khó mà trông:
Chúng nó nguỵ trang
Bằng tổ chức
bằng quan điểm nhân dân
bằng lập trường
chính sách
Chúng nó
còn thằng nào
Là chế độ ta
chưa sạch
Phải làm tổng vệ sinh
cho kỳ hết
mọi thằng
Những người
đã đánh bại
xâm lăng
Đỏ bừng mặt
vì những tên
quốc xỉ
Ngay giữa những thời nô lệ
Là người chúng ta
không ai biết
cúi đầu.
(9-1956)
Sau cuộc thanh trừng năm 1958, Hữu Loan không bị đi cải tạo, có lẽ vì ông không ở trong danh sách được coi là "đầu sỏ". Hữu Loan tự ý bỏ về Thanh Hoá, ông đi thồ đá, bà làm ruộng và làm bánh, nuôi 10 người con. Không còn liên hệ gì với chính quyền nữa. Khi bị công an phiền nhiễu, ông đánh cả công an.
Hữu Loan là một trong những khuôn mặt trực tính và bất khuất nhất trong Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm.
Về thời kỳ này, ông kể: "Những năm 1943, 1944, 1945, Nhật đánh Pháp ở ta dữ dội, trường tư tôi dạy phải đóng cửa, tôi về quê vừa làm ruộng, đánh cá để nuôi bố mẹ và để hoạt động Việt Minh bí mật. Mấy năm ấy đói to. Bố mẹ tôi vẫn phải nhịn cháo rau cho cán bộ Việt Minh bí mật về ăn. Những người cùng ở ban khởi nghĩa với tôi làm to cả, gia đình nào bố mẹ cũng sung sướng, nguyên tôi lại về. Mẹ tôi buồn ốm chết. Bố tôi chửi tôi: "Mày làm Việt Minh chặt hết của tao một giặng tre để rào làng, rào giếng"
Sau cách mạng tháng tám, ông vào bộ đội. Năm 1949, ông chỉ được phép về nhà mấy ngày để làm đám cưới (người vợ đầu, mới 16 tuổi). Trở lại chiến khu, ba ngày sau, được tin vợ chết đuối, Hữu Loan làm Màu Tím Hoa Sim, trở thành một trong những tác phẩm lãng mạn nhất thời kháng chiến. Bài thơ bị cấm, nhưng vẫn được truyền tụng ngầm. Đến khi Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm bùng nổ, Nguyễn Bính cho đăng lần đầu trên báo Trăm Hoa. Sau này Phạm Duy phổ nhạc ở miền Nam.
Hữu Loan hoạt động bên cạnh tướng Nguyễn Sơn ở Liên Khu Tư (Thanh Hoá). Ông ủng hộ chính sách biệt đãi văn nghệ sĩ của tướng Nguyễn Sơn. Vì chống đường lối thân Tàu của Trung Ương, tướng Nguyễn Sơn bị cách chức và bị gửi trả về Trung Quốc. Hữu Loan đề nghị giữ Phạm Duy ở lại, nhưng không được. Ông bèn trở về đi cày.
Đến năm 1954, sau ngày tiếp quản thủ đô Hà Nội, Hữu Loan trở lại công tác ở Hội Nhà Văn, làm biên tập viên cho báo Văn Nghệ. 1956, Hữu Loan tham gia Nhân Văn Giai Phẩm. Trong thời kỳ này, bài thơ nổi tiếng xác định phong cách Hữu Loan là bài Cũng những thằng nịnh hót đăng trên Giai Phẩm Mùa thu, tập I:
Cũng những thằng nịnh hót
Dưới thời kỳ Pháp thuộc
Những thằng nịnh hót nghênh ngang
Lưng rạp trước quan Tây
Bắc vợ như thang
Chân trèo lên danh vọng
Đuôi vợ chúng đi
Lọt theo đầu chúng
Bao nhiêu nhục nhằn;
Nhục mất nước muôn phần
Nhục cùng đất nước
với những thằng nịnh hót
Một điều đau xót
Trong chế độ chúng ta
Trong chế độ dân chủ cộng hoà
Những thằng nịnh còn
thênh thang
đất sống
Không quần chùng, áo thụng
Không thang đàn bà
Nhưng còn
thang lưng
thang lưỡi
Những mồm
không tanh tưởi
Ngậm vòi đu đủ
Trợn mắt
Phùng mang
Thổi vào rốn cấp trên
“Dạ, dạ, thưa anh…
Dạ, dạ, em, em…”
Gãi cổ
Gãi tai:
… anh quên ngủ
quên ăn
nhiều quá!
Anh vì nước
vì dân
hơn tất cả
từ trước đến nay
Chân xoa
và xoa tay,
Hít thượng cấp
vú thơm
như mùi mít
Gọi như thế là
phê bình cấp trên
kịch liệt
Gặp cấp trên chủ quan
Mũi như chim vỗ cánh
Bụng phềnh như trống làng:
Thấy mình
đạo đức
tài năng
hơn tất.
Như thế là chết rồi:
Quân nịnh
tha hồ lên cấp
Như con gì nhà gác lên thang
Còn muốn lên thủ trưởng cơ quan
Còn đi đây
đi đó
Lưỡi và lưng
Lắm chằng gian khổ
Chúng nó ở đâu:
Thối thóc thuế
Mục kho hàng
Phong trào suy sụp
Nhân dân mất cắp
đang giữa ban ngày
To cánh và to vây
Những ai
không
nịnh hót
Đi, mang cao
liêm sỉ con người
Chúng gieo hoạ gieo tai
Kiểm thảo
hạ tằng
Còn quy là phản động!
Có người
đã chết oan
vì chúng
Vẫn thiết tha yêu chế độ
đến hơi thở cuối cùng
Nguy hiểm thay,
Thật khó mà trông:
Chúng nó nguỵ trang
Bằng tổ chức
bằng quan điểm nhân dân
bằng lập trường
chính sách
Chúng nó
còn thằng nào
Là chế độ ta
chưa sạch
Phải làm tổng vệ sinh
cho kỳ hết
mọi thằng
Những người
đã đánh bại
xâm lăng
Đỏ bừng mặt
vì những tên
quốc xỉ
Ngay giữa những thời nô lệ
Là người chúng ta
không ai biết
cúi đầu.
(9-1956)
Sau cuộc thanh trừng năm 1958, Hữu Loan không bị đi cải tạo, có lẽ vì ông không ở trong danh sách được coi là "đầu sỏ". Hữu Loan tự ý bỏ về Thanh Hoá, ông đi thồ đá, bà làm ruộng và làm bánh, nuôi 10 người con. Không còn liên hệ gì với chính quyền nữa. Khi bị công an phiền nhiễu, ông đánh cả công an.
Hữu Loan là một trong những khuôn mặt trực tính và bất khuất nhất trong Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm.