Bìa quyển "Bản án chế độ thực dân Pháp" thời vừa được xuất bản.
Trong bài trước, chúng tôi đã đưa ra những dữ kiện chứng minh bút hiệu Nguyễn Ái Quốc là của chung ba người: Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thế Truyền. Bài này sẽ dùng phương pháp phân tích văn bản để đi xa hơn: thử xác định tác giả một số bài viết qua văn cách khác nhau của mỗi người và dựa vào những chi tiết chứa đựng trong nội dung văn bản.
II. Khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quấc/Quốc
Việc xác định những văn bản ký tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc là của Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn An Ninh, dẫn tới vai trò chủ yếu của Phan Văn Trường, những năm đầu và của Nguyễn Thế Truyền, những năm cuối, trong hoạt động của nhóm Người An Nam yêu nước (1919-1927). Đó là cơ sở đầu tiên của những ngòi bút chống thực dân trên đất Pháp.
1. Vai trò của Phan Châu Trinh tại Pháp
Vai trò lãnh đạo thường được nhiều người coi là của Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường chỉ là người thông dịch tư tưởng của Phan Châu Trinh ra tiếng Pháp. Sự thật có lẽ khác hẳn: Trong thời kỳ đấu tranh ở Pháp, Phan Châu Trinh, dù được dân tộc quý mến, nhưng ông vẫn là nhà nho, tư tưởng của ông đã trở thành lạc hậu, so với những người Tây học.
Sự ngây thơ của Phan Châu Trinh, cũng đã được Phan Văn Trường phân tích khá cạn kẽ, khi viết chân dung ông, trong chương X, cuốn hồi ký. Phan Văn Trường mô tả như sau:
Ông Phan Châu Trinh là người thông minh thiên bẩm, uyên bác và có kinh nghiệm sống, nói chuyện hay, nhưng dường như những ưu điểm trên đây bị sự khinh suất khó mường tượng và sự ngây thơ lạ lùng phá vỡ. Những lời lẽ hạ mình đối với chính quyền thực dân trong Đầu Pháp chính phủ thư, thực vô ích, vì ông không hiểu rõ thâm ý của chính quyền thuộc địa, mà hậu quả còn bị bọn quan lại thâm thù và kết án tử hình nếu hội nhân quyền Pháp không kịp thời can thiệp. Phan Châu Trinh đến Pháp với con trai là Phan Châu Dật, 12 tuổi, để lại nhà vợ và 2 con gái. Chính phủ Pháp trợ cấp mỗi tháng 420 francs. Hai cha con ở một nhà trọ, có vài công chức cao cấp của chính quyền thuộc địa thỉnh thoảng đến thăm. Ông được đồng bào nhiệt liệt hưởng ứng, người Việt ở Paris đến thăm và nghe ông nói chuyện, để thoả lòng nhớ nước, Phan Văn Trường viết: "vị nhân sĩ này tượng trưng xã hội An Nam xưa. Ông ra vào văn phòng của bộ Thuộc địa như một nhân vật được ưu ái tín nhiệm (personna grata), ông trình bày những quan điểm chính trị, đặc biệt yêu cầu ân xá cho những người bạn cùng cảnh ngộ còn ở trong tù, nhưng không bao giờ ông nhận được trả lời ngoài sự im lặng khinh bỉ.
Sự chăm sóc hời hợt của chính quyền thuộc địa lúc đầu, lạnh dần để cuối cùng chuyển sang ác cảm và thù nghịch." (Hồi ký PVT, trang 72).
Vẫn theo Phan Văn Trường, sự chăm sóc hời hợt này chỉ là cái cớ để dễ bề trừng phạt khi Phan Châu Trinh dám bàn (phiếm) đến chính sách chính trị ở Đông Dương, và cùng Phan Văn Trường, làm một bản Thỉnh nguyện gửi hội Nhân Quyền, nhờ can thiệp cho những người bạn còn bị tù Côn đảo vì biến cố 1908. Thế là một loạt báo Pháp ở Đông dương (được lệnh) phát triển phong trào bôi nhọ, viết bài ngụ ý tiếc rằng chính quyền Đông Dương đã không để xử tử (Trinh) cho rồi, và quy kết hai người (Trinh và Trường) vào tội tổ chức cuộc nổi dậy chống Pháp tại Đông Dương.
Sau vụ này, Phan Châu Trinh vẫn còn được trợ cấp, ông sống rất chật vật, phải gửi con vào nội trú tỉnh nhỏ và ông ở khách sạn, ăn cơm rẻ tiền. Mặc dù ở trong tình trạng khốn đốn, Phan Châu Trinh là người bền chí, ông vẫn còn tin vào chính quyền thực dân, ông đến Bộ Thuộc địa thường xuyên, tìm gặp những công chức cao cấp phụ trách vần đề Đông Dương để bày tỏ lòng trung thực của mình.
Nhưng sau những hớ hênh của ông (Phan Văn Trường muốn nói đến việc Phan Châu Trinh tin cậy mật thám Nguyễn Như Chuyên, coi như môn sinh), ông và tôi bị bắt, bị giam 11 tháng. Tháng 7/1915, ra tù, đang trong chiến tranh, chính quyền thuộc địa cúp hết trợ cấp, hy vọng, không biết tiếng Pháp, không có nghề, bắt buộc ông phải về xứ. Nhưng Phan Châu Trinh không về, ông ở lại, học nghề rửa ảnh và sống ung dung.
Sau những bài học đắng cay như thế, tưởng Phan Châu Trinh sẽ hết lạc quan, nhưng không, ông vẫn tiếp tục thái độ triết nhân của mình, coi như không có chuyện gì xẩy ra, vẫn đến Bộ thuộc địa, tìm gặp những kẻ đã đày đọa mình, và xin hội kiến Albert Sarraut hết lần này đến lần khác.
Phan Văn Trường viết: "Tạm nói mà không hề có ý miệt thị rằng, người này- vẫn bám vào chính quyền thuộc địa, bị đuổi cửa trước thì luồn vào cửa sau- người mà chính quyền thuộc địa hai lần buộc tội âm mưu chống Pháp!
Phan Châu Trinh là một người thông minh, một người tử tế, một người bạn tốt; nhưng những đức tính này không đủ để làm nên một người cách mạng" (PVT, trang 73-74-75).
So với lời Phan Châu Trinh phê phán Phan Bội Châu, trong bài "Nước Việt Nam mới sau khi liên hiệp với Pháp", thì lời Phan Văn Trường phê phán Phan Châu Trinh, cũng còn là nhẹ.
Chân dung này, Phan văn Trường viết khoảng 1923, mục đích bênh vực Phan Châu Trinh, bị Pháp kết tội oan, vì không hiểu rõ chủ trương Pháp Việt đề huề của ông.
Nhưng đồng thời cũng nói lên sự khác biệt trong chủ trương tranh đấu của Phan Văn Trường với Phan Châu Trinh, đó cũng là sự khác biệt sâu xa giữa những người Nho học và Tây học.
Tinh thần Tây học này, lại được xác định một lần nữa trong nhận định của Hoàng Xuân Hãn.
Về "Đầu Pháp chính phủ thư" của Phan Châu Trinh, Hoàng Xuân Hãn viết: "Lời lẽ trong thư kịch liệt, có thể kích thích sĩ khí, nhưng lại vô tình hay hữu ý ngoa ngoắt bôi nhọ quốc dân và quan lại, dường như để nhử chính quyền tin mình mà nhận lời mình. Kết quả là không những ý mình không toại, mà thực dân đã dùng quan lại để trừ khử ông: ông bị kết án tử hình; rồi may nhờ Hội Nhân quyền Pháp can thiệp, chỉ bị đầy ra Côn Đảo. Giả sử thực dân bấy giờ khôn ngoan hơn, biết thấy lợi xa mà nghe lời ông, thì lập trường của ông trong giai đoạn nầy có lẽ sẽ có lợi cho dân ta trong quá trình tìm giải phóng. Trái lại, sự thất bại của ông đã làm cho người ngày nay, khi đọc lại thư ông, chỉ có cảm tưởng ông ngây thơ về chính trị và cảm thấy tức tối khi ông mạt sát quá đáng đồng bào, mà tâng bốc vượt mức thực dân. Tuy vậy, ta không thể không nhận rằng ông có óc hiện thực, biết quan sát, phân tích và có thái độ can đảm và thẳng thắn." (Hoàng Xuân Hãn, Tựa cuốn Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp của Thu Trang, Đông Nam Á, Paris, 1983, trang 8).
2. Con đường tư tưởng
Khảo sát các tư liệu, chúng ta có thể xác định Phan Văn Trường mới thực sự là thủ lãnh phong trào Việt kiều yêu nước, chính ông đã xây dựng nền móng, rồi cùng với Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn An Ninh hình thành đường lối chính trị và tư tưởng chống Pháp:
- Bằng ngòi bút, đả kích trực tiếp thực dân bằng cách trình bày những tội ác của thực dân trên báo chí Pháp. Đối lập nước Pháp cộng hoà với nước Pháp thực dân: Nói rõ tội trạng của bọn thực dân để người Pháp phải xấu hổ mà bác bỏ chính sách dã man đó đi.
- Liên kết với các nhà văn và nhà chính trị phái tả, và các báo L'Humanité (Nhân loại) và Le Populaire (Người bình dân) của đảng Xã Hội; La vie ouvrière (Đời sống thợ thuyền), La revue communiste (Tạp chí Cộng sản), Le Paria (Người cùng khổ) của đảng Cộng sản, Le libertaire (Người tự do tuyệt đối) của nhóm anarchiste...
- Từ 1922 trở đi, nhóm Ngũ long, nhất là Nguyễn Thế Truyền, đã sử dụng Hội Liên Hiệp thuộc địa và báo Le Paria (Người cùng khổ) của đảng Cộng sản, làm bàn đạp để kết giao với các nhà hoạt động cách mạng trên các thuộc địa Châu Phi, Madagascar, tạo thành phong trào chống thuộc địa toàn cầu.
- Tác phẩm Le procès de la colonisation francaise (Bản án chế độ thực dân Pháp) là thành quả của sự hợp tác này. Và cũng từ cuối năm 1923, khi mọi người đã rời khỏi Paris, một mình Nguyễn Thế Truyền đứng mũi chịu sào (với sự giúp sức của chú ruột Nguyễn Thế Phu, em ruột Nguyễn Thế Song, người cùng làng Nguyễn Thế Thạch, và các đồng chí và môn đệ như Nguyễn Văn Luận, Tạ Thu Thâu...) đã mở rộng cuộc đấu tranh, không những về phía Châu Phi, Madagascar, mà còn viết bài ký tên Nguyễn Ái Quốc trên báo Inprekorr của Nga, ấn bản tiếng Pháp. Tham vọng "toàn cầu hoá" cuộc tranh đấu chống thực dân là của Nguyễn Thế Truyền.
Phan Châu Trinh là nhà nho, không thạo tiếng Pháp, nên ông không thể hiểu được con đường chính trị này. Vì vậy, không những ông không tha thiết, mà tỏ ý còn chống lại việc viết báo tiếng Pháp cho người Pháp đọc. Những đề tài viết về một người boxeur da đen như Siki của Nguyễn Thế Truyền có thể là vô bổ đối với Phan Châu Trinh, nhưng đối với cuộc tranh đấu tranh chung, đó là một cái nhìn thấu suốt tình hình thế giới.
Ngoài niềm tự hào dân tộc mãnh liệt, ba cây bút Tây học ký tên Nguyễn Ái Quốc luôn luôn đề cao tư tưởng phương Đông: Phan Văn Trường nghiêng về văn minh Trung Hoa, Nguyễn An Ninh nghiêng về văn minh Ấn Độ, và Nguyễn Thế Truyền nghiêng về lịch sử và văn hoá dân tộc. Đó là điểm khác biệt giữa ba người. Tinh thần này không thấy ở các nhà nho, dường như họ bị choáng ngợp trước nền văn minh Tây phương, mà Phan Châu Trinh là tiêu biểu: chống Pháp nhưng luôn luôn hạ mình một cách quá đáng trước người Pháp. Sau này Hồ Chi Minh tôn Mác-Lê nin làm thày, ngoài cái nhục chư hầu, còn là sự hạ mình cố hữu của nhà nho, và cũng nói lên nội dung khác biệt sâu xa giữa những bài ký tên Nguyễn Ái Quốc và những điều Hồ Chí Minh nói và viết sau này.
Trí thức ở Pháp có truyền thống theo cánh tả. Trong bối cảnh chính trị đầu thế kỷ XX, các trí thức Việt nam như Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền... muốn tranh đấu cho đất nước, chỉ có thể dựa vào trí thức cánh tả, trong các đảng xã hội, đảng cộng sản, nhóm anarchiste... nhờ họ làm hậu thuẫn để chống lại chính sách thực dân... Tuy vậy, Phan Văn Trường và Nguyễn An Ninh không vào đảng nào, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành vào đảng Xã hội, rồi đảng Cộng sản.
Bản Tuyên ngôn Cộng sản của Marx- Engels viết cho một xã hội Tây phương đã công nghiệp hoá, không có điểm gì chung với một xã hội Việt nam chưa có kỹ nghệ, 80% là nông dân "tay làm hàm nhai". Vậy tại sao Phan Văn Trường lại cho in bản Tuyên ngôn của đảng cộng sản trên báo La cloche fêlée, Ngô Văn giải thích:
"Vào thời kỳ này [thập niên 1920] ở Pháp, bản tuyên ngôn của Các Mác và Ăng ghen được phổ biến rộng rãi, in ra sách nhỏ rẻ tiền. Nó không chứa đựng điều gì làm choáng váng đầu óc của tầng lớp thanh niên trí thức An Nam", nhưng "chương trình quá độ sơ thảo trong bản tuyên ngôn có thể làm cho thanh niên suy nghĩ" (Ngô Văn, trang 63-63).
3. Phan Văn Trường
Hồ Hữu Tường viết về Phan Văn Trường như sau:
"Tôi ở chung với cụ Phan Văn Trường được hơn tuần thì cụ về xứ [tháng 2/1930, sau khi Phan Văn Trường ra tù lần thứ nhì, ba năm trước khi ông mất]. Trong thời gian đó, ngày nào tôi cũng quấn quýt theo bên cụ, mà nghe cụ kể những mẩu chuyện thăng trầm của đời tranh đấu mình. Cụ rất vui tính, cười hề hề, dầu cho chuyện bi đát, cụ cũng tìm thấy vài nét ngộ nghĩnh để mà trào lộng. Cụ là một bực học giả uyên thâm, các sách hay của Đông phương lẫn Tây phương cụ đều đọc cả. Cụ nói:
"Tôi đọc được nhiều là nhờ nghèo. Mùa lạnh ở nhà rét quá chịu không nổi, mà mình không đủ tiền mua than củi để sưởi. Đành vào thơ viện từ chín giờ sáng đến mười giờ tối. Gián đoạn bằng hai lượt đi ăn. Vào thơ viện, phải im phăng phắc, thì đọc sách là việc bắt buộc.
Triết học, kinh tế học, xã hội học, tôn giáo... sách nào căn bản, cụ đều có nghiên cứu kỹ. Luận án thi tiến sĩ luật của cụ bàn về chủ nghiã Bôn-sê-vích ở Nga [Hồ Hữu Tường ghi nhầm có lẽ đây là luận văn cử nhân, còn luận án tiến sĩ của Phan Văn Trường về Luật Gia Long] đem áp dụng vừa được cuộc cách mạng. Nhưng mà trong thâm tâm, cụ chê tất cả các triết gia Tây phương, ngay cả Marx nữa:
Bọn nó vì tự cao ám thị mà chẳng chịu ngó đến văn hóa Đông phương, thành chui rút vào tháp ngà, không có một cái nhìn thống quản. Riêng có anh chàng Schopenhauer khiêm tốn, đọc sách Phật, nên tác phẩm của y đọc dễ chịu hơn". (Hồ Hữu Tường, 41 năm làm báo, trang 20).
Những điều Hồ Hữu Tường viết về Phan Văn Trường được thể hiện rõ ràng trên bản Thỉnh nguyện của dân tộc An Nam.
Tháng 6/1919, bản Thỉnh nguyện của người An Nam được đưa đến Versailles và gửi cho báo chí. Ngày 18/6/1919 L'Humanité đăng bản Thỉnh nguyện dưới tựa đề: Les droits des peuples (Quyền của các dân tộc). Điện tín từ phủ toàn quyền ở Hà nội gửi sang, cho biết bản Thỉnh nguyện cũng đã đến tay báo chí ở Việt nam. Từ đó, chính quyền thuộc địa mới chú ý đến tên Nguyễn Ái Quốc, ra lệnh theo dõi, điều tra, xem Nguyễn Ái Quốc là ai?
Đọc bản Thỉnh nguyện của người An Nam, trên báo L'Humamité, độc giả Pháp phải chú ý vì giá trị độc đáo của văn bản: Lời lẽ nhũn nhặn mà kiêu kỳ: tự xưng nước mình là Đế Quốc (L'Empire d'Annam), ngụ ý coi kẻ xâm lăng là tiểu quốc. Xin Pháp trả tự do và dân chủ cho dân mình, nhưng lại bảo họ phải làm điều đó vì bổn phận của họ đối với dân tộc họ và đối với nhân loại, nếu họ không làm thì ô nhục cho quốc thể của họ. Bút pháp Phan Văn Trường có lý lẽ của một luật sư, có kiến thức của một học giả, có sự xử dụng chữ nghiã của một văn tài. Văn bản đã được gửi về Việt nam qua nhiều ngả. Nhờ vậy, mà người Việt lấy lại niềm tự hào dân tộc. Bản Thỉnh nguyện của người An Nam trở thành bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của người Việt.
Và bọn thực dân bắt đầu lên tiếng phản bác trên báo chí. Phan Văn Trường bắt buộc phải trả lời. L'Humanité ngày 2/8/1919 đăng bài La question des indigènes en Indochine (Vấn đề người bản xứ tại Đông Dương) của Phan Văn Trường, ký tên Nguyễn Ái Quốc. Vấn đề Nguyễn Ái Quốc và nhóm An Nam Yêu nước bị/được đem ra Hạ viện bàn cãi.
Quả bom Phan Văn Trường đã ném trúng đích: lần đầu tiên một kẻ indigène dám lên tiếng ngạo nghễ đòi tự do dân chủ.
Tại sao chúng ta có thể xác định La question des indigènes en Indochine (Vấn đề dân bản xứ ở Đông dương), là do Phan Văn Trường viết?
Nhờ những chi tiết sau đây:
- Coi những yêu cầu trong bản Thỉnh nguyện tám điểm năm 1919 là của chính mình. Thuật lại lập luận của đối phương cho rằng các yêu sách của mình, đã gây chấn động trong giới thực dân. Đây là hiện tượng sự thực toát ra từ vô thức của ngòi bút: chỉ Phan Văn Trường mới viết như vậy, những người khác không thể và không dám nhận bản Thỉnh nguyện là của mình vì không do họ viết ra.
- Nhắc đến bản Thỉnh nguyện năm 1912, đòi trả tự do cho các sĩ phu bị tù Côn đảo, đăng trong Bulletin officiel de la Ligue des droits de l'homme ngày 31/10/1912. Văn bản này do Phan Văn Trường viết dùm Phan Châu Trinh. Ngoài Phan Văn Trường, không mấy ai biết và nhớ đến việc này.
- Biết đích xác việc một sĩ quan cao cấp trong quân đội được lệnh tịch thu các bản Thỉnh nguyện 1919 trong tay lính thợ Việt nam. Chỉ có Phan Văn Trường, cựu quân nhân, có đường dây trong quân đội mới dám cam đoan biết đích xác việc này.
Bài Phong trào cộng sản quốc tế Đông dương đăng trên La revue communiste, số 15, tháng 5/1921, thường được trích dẫn trong các bài viết về tư tưởng Hồ Chí Minh, và được coi là "nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh", cũng có những dấu ấn cho thấy đây là bài viết của Phan Văn Trường, căn cứ vào nội dung đề cao văn minh phương Đông một cách ngạo nghễ:
- 5000 năm trước, Hoàng Đế đã áp dụng chính sách phân phối ruộng đất.
- 2205 năm trước Công Nguyên, nhà Hạ đã đặt ra chế độ cưỡng bức lao động.
- 551 năm trước Công Nguyên: Khổng Tử đã khởi xướng thuyết Đại đồng và nguyên tắc: Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Phan Văn Trường sẽ ghi câu này dưới tên báo La Cloche fêlée (từ số 52) thay thế câu Organe de propagande démocratique (Cơ quan truyền bá dân chủ) của Nguyễn An Ninh, để chứng minh rằng dân chủ phát xuất từ phương Đông.
Năm 1921, khi Phan Văn Trường viết bài báo này, chủ nghiã cộng sản mới bắt đầu phát triển ở châu Âu, và được một phần trí thức ngưỡng mộ, ông đưa ra ý kiến: nên phát triển chủ nghiã cộng sản ở Á Châu (để đuổi thực dân), nhưng vẫn ngụ ý cao kỳ: những nguyên tắc mà chủ nghiã cộng sản ở phương Tây của các anh đưa ra, phương Đông chúng tôi đã áp dụng từ bốn, năm ngàn năm nay rồi! Chúng tôi hiện đang mắc vào hiểm hoạ thực dân, hãy đợi khi nào chúng tôi đuổi được bọn thực dân, chúng tôi sẽ giúp các anh "tự giải phóng". Đó là cái ý thâm trầm sâu sắc của Phan Văn Trường trong bài Phong trào cộng sản quốc tế Đông dương.
(Xem tiếp phần 2 b : Bút pháp Nguyễn Thế Truyền và Tư tưởng Nguyễn An Ninh)
Việc xác định những văn bản ký tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc là của Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn An Ninh, dẫn tới vai trò chủ yếu của Phan Văn Trường, những năm đầu và của Nguyễn Thế Truyền, những năm cuối, trong hoạt động của nhóm Người An Nam yêu nước (1919-1927). Đó là cơ sở đầu tiên của những ngòi bút chống thực dân trên đất Pháp.
1. Vai trò của Phan Châu Trinh tại Pháp
Vai trò lãnh đạo thường được nhiều người coi là của Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường chỉ là người thông dịch tư tưởng của Phan Châu Trinh ra tiếng Pháp. Sự thật có lẽ khác hẳn: Trong thời kỳ đấu tranh ở Pháp, Phan Châu Trinh, dù được dân tộc quý mến, nhưng ông vẫn là nhà nho, tư tưởng của ông đã trở thành lạc hậu, so với những người Tây học.
Sự ngây thơ của Phan Châu Trinh, cũng đã được Phan Văn Trường phân tích khá cạn kẽ, khi viết chân dung ông, trong chương X, cuốn hồi ký. Phan Văn Trường mô tả như sau:
Ông Phan Châu Trinh là người thông minh thiên bẩm, uyên bác và có kinh nghiệm sống, nói chuyện hay, nhưng dường như những ưu điểm trên đây bị sự khinh suất khó mường tượng và sự ngây thơ lạ lùng phá vỡ. Những lời lẽ hạ mình đối với chính quyền thực dân trong Đầu Pháp chính phủ thư, thực vô ích, vì ông không hiểu rõ thâm ý của chính quyền thuộc địa, mà hậu quả còn bị bọn quan lại thâm thù và kết án tử hình nếu hội nhân quyền Pháp không kịp thời can thiệp. Phan Châu Trinh đến Pháp với con trai là Phan Châu Dật, 12 tuổi, để lại nhà vợ và 2 con gái. Chính phủ Pháp trợ cấp mỗi tháng 420 francs. Hai cha con ở một nhà trọ, có vài công chức cao cấp của chính quyền thuộc địa thỉnh thoảng đến thăm. Ông được đồng bào nhiệt liệt hưởng ứng, người Việt ở Paris đến thăm và nghe ông nói chuyện, để thoả lòng nhớ nước, Phan Văn Trường viết: "vị nhân sĩ này tượng trưng xã hội An Nam xưa. Ông ra vào văn phòng của bộ Thuộc địa như một nhân vật được ưu ái tín nhiệm (personna grata), ông trình bày những quan điểm chính trị, đặc biệt yêu cầu ân xá cho những người bạn cùng cảnh ngộ còn ở trong tù, nhưng không bao giờ ông nhận được trả lời ngoài sự im lặng khinh bỉ.
Sự chăm sóc hời hợt của chính quyền thuộc địa lúc đầu, lạnh dần để cuối cùng chuyển sang ác cảm và thù nghịch." (Hồi ký PVT, trang 72).
Vẫn theo Phan Văn Trường, sự chăm sóc hời hợt này chỉ là cái cớ để dễ bề trừng phạt khi Phan Châu Trinh dám bàn (phiếm) đến chính sách chính trị ở Đông Dương, và cùng Phan Văn Trường, làm một bản Thỉnh nguyện gửi hội Nhân Quyền, nhờ can thiệp cho những người bạn còn bị tù Côn đảo vì biến cố 1908. Thế là một loạt báo Pháp ở Đông dương (được lệnh) phát triển phong trào bôi nhọ, viết bài ngụ ý tiếc rằng chính quyền Đông Dương đã không để xử tử (Trinh) cho rồi, và quy kết hai người (Trinh và Trường) vào tội tổ chức cuộc nổi dậy chống Pháp tại Đông Dương.
Sau vụ này, Phan Châu Trinh vẫn còn được trợ cấp, ông sống rất chật vật, phải gửi con vào nội trú tỉnh nhỏ và ông ở khách sạn, ăn cơm rẻ tiền. Mặc dù ở trong tình trạng khốn đốn, Phan Châu Trinh là người bền chí, ông vẫn còn tin vào chính quyền thực dân, ông đến Bộ Thuộc địa thường xuyên, tìm gặp những công chức cao cấp phụ trách vần đề Đông Dương để bày tỏ lòng trung thực của mình.
Nhưng sau những hớ hênh của ông (Phan Văn Trường muốn nói đến việc Phan Châu Trinh tin cậy mật thám Nguyễn Như Chuyên, coi như môn sinh), ông và tôi bị bắt, bị giam 11 tháng. Tháng 7/1915, ra tù, đang trong chiến tranh, chính quyền thuộc địa cúp hết trợ cấp, hy vọng, không biết tiếng Pháp, không có nghề, bắt buộc ông phải về xứ. Nhưng Phan Châu Trinh không về, ông ở lại, học nghề rửa ảnh và sống ung dung.
Sau những bài học đắng cay như thế, tưởng Phan Châu Trinh sẽ hết lạc quan, nhưng không, ông vẫn tiếp tục thái độ triết nhân của mình, coi như không có chuyện gì xẩy ra, vẫn đến Bộ thuộc địa, tìm gặp những kẻ đã đày đọa mình, và xin hội kiến Albert Sarraut hết lần này đến lần khác.
Phan Văn Trường viết: "Tạm nói mà không hề có ý miệt thị rằng, người này- vẫn bám vào chính quyền thuộc địa, bị đuổi cửa trước thì luồn vào cửa sau- người mà chính quyền thuộc địa hai lần buộc tội âm mưu chống Pháp!
Phan Châu Trinh là một người thông minh, một người tử tế, một người bạn tốt; nhưng những đức tính này không đủ để làm nên một người cách mạng" (PVT, trang 73-74-75).
So với lời Phan Châu Trinh phê phán Phan Bội Châu, trong bài "Nước Việt Nam mới sau khi liên hiệp với Pháp", thì lời Phan Văn Trường phê phán Phan Châu Trinh, cũng còn là nhẹ.
Chân dung này, Phan văn Trường viết khoảng 1923, mục đích bênh vực Phan Châu Trinh, bị Pháp kết tội oan, vì không hiểu rõ chủ trương Pháp Việt đề huề của ông.
Nhưng đồng thời cũng nói lên sự khác biệt trong chủ trương tranh đấu của Phan Văn Trường với Phan Châu Trinh, đó cũng là sự khác biệt sâu xa giữa những người Nho học và Tây học.
Tinh thần Tây học này, lại được xác định một lần nữa trong nhận định của Hoàng Xuân Hãn.
Về "Đầu Pháp chính phủ thư" của Phan Châu Trinh, Hoàng Xuân Hãn viết: "Lời lẽ trong thư kịch liệt, có thể kích thích sĩ khí, nhưng lại vô tình hay hữu ý ngoa ngoắt bôi nhọ quốc dân và quan lại, dường như để nhử chính quyền tin mình mà nhận lời mình. Kết quả là không những ý mình không toại, mà thực dân đã dùng quan lại để trừ khử ông: ông bị kết án tử hình; rồi may nhờ Hội Nhân quyền Pháp can thiệp, chỉ bị đầy ra Côn Đảo. Giả sử thực dân bấy giờ khôn ngoan hơn, biết thấy lợi xa mà nghe lời ông, thì lập trường của ông trong giai đoạn nầy có lẽ sẽ có lợi cho dân ta trong quá trình tìm giải phóng. Trái lại, sự thất bại của ông đã làm cho người ngày nay, khi đọc lại thư ông, chỉ có cảm tưởng ông ngây thơ về chính trị và cảm thấy tức tối khi ông mạt sát quá đáng đồng bào, mà tâng bốc vượt mức thực dân. Tuy vậy, ta không thể không nhận rằng ông có óc hiện thực, biết quan sát, phân tích và có thái độ can đảm và thẳng thắn." (Hoàng Xuân Hãn, Tựa cuốn Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp của Thu Trang, Đông Nam Á, Paris, 1983, trang 8).
2. Con đường tư tưởng
Khảo sát các tư liệu, chúng ta có thể xác định Phan Văn Trường mới thực sự là thủ lãnh phong trào Việt kiều yêu nước, chính ông đã xây dựng nền móng, rồi cùng với Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn An Ninh hình thành đường lối chính trị và tư tưởng chống Pháp:
- Bằng ngòi bút, đả kích trực tiếp thực dân bằng cách trình bày những tội ác của thực dân trên báo chí Pháp. Đối lập nước Pháp cộng hoà với nước Pháp thực dân: Nói rõ tội trạng của bọn thực dân để người Pháp phải xấu hổ mà bác bỏ chính sách dã man đó đi.
- Liên kết với các nhà văn và nhà chính trị phái tả, và các báo L'Humanité (Nhân loại) và Le Populaire (Người bình dân) của đảng Xã Hội; La vie ouvrière (Đời sống thợ thuyền), La revue communiste (Tạp chí Cộng sản), Le Paria (Người cùng khổ) của đảng Cộng sản, Le libertaire (Người tự do tuyệt đối) của nhóm anarchiste...
- Từ 1922 trở đi, nhóm Ngũ long, nhất là Nguyễn Thế Truyền, đã sử dụng Hội Liên Hiệp thuộc địa và báo Le Paria (Người cùng khổ) của đảng Cộng sản, làm bàn đạp để kết giao với các nhà hoạt động cách mạng trên các thuộc địa Châu Phi, Madagascar, tạo thành phong trào chống thuộc địa toàn cầu.
- Tác phẩm Le procès de la colonisation francaise (Bản án chế độ thực dân Pháp) là thành quả của sự hợp tác này. Và cũng từ cuối năm 1923, khi mọi người đã rời khỏi Paris, một mình Nguyễn Thế Truyền đứng mũi chịu sào (với sự giúp sức của chú ruột Nguyễn Thế Phu, em ruột Nguyễn Thế Song, người cùng làng Nguyễn Thế Thạch, và các đồng chí và môn đệ như Nguyễn Văn Luận, Tạ Thu Thâu...) đã mở rộng cuộc đấu tranh, không những về phía Châu Phi, Madagascar, mà còn viết bài ký tên Nguyễn Ái Quốc trên báo Inprekorr của Nga, ấn bản tiếng Pháp. Tham vọng "toàn cầu hoá" cuộc tranh đấu chống thực dân là của Nguyễn Thế Truyền.
Phan Châu Trinh là nhà nho, không thạo tiếng Pháp, nên ông không thể hiểu được con đường chính trị này. Vì vậy, không những ông không tha thiết, mà tỏ ý còn chống lại việc viết báo tiếng Pháp cho người Pháp đọc. Những đề tài viết về một người boxeur da đen như Siki của Nguyễn Thế Truyền có thể là vô bổ đối với Phan Châu Trinh, nhưng đối với cuộc tranh đấu tranh chung, đó là một cái nhìn thấu suốt tình hình thế giới.
Ngoài niềm tự hào dân tộc mãnh liệt, ba cây bút Tây học ký tên Nguyễn Ái Quốc luôn luôn đề cao tư tưởng phương Đông: Phan Văn Trường nghiêng về văn minh Trung Hoa, Nguyễn An Ninh nghiêng về văn minh Ấn Độ, và Nguyễn Thế Truyền nghiêng về lịch sử và văn hoá dân tộc. Đó là điểm khác biệt giữa ba người. Tinh thần này không thấy ở các nhà nho, dường như họ bị choáng ngợp trước nền văn minh Tây phương, mà Phan Châu Trinh là tiêu biểu: chống Pháp nhưng luôn luôn hạ mình một cách quá đáng trước người Pháp. Sau này Hồ Chi Minh tôn Mác-Lê nin làm thày, ngoài cái nhục chư hầu, còn là sự hạ mình cố hữu của nhà nho, và cũng nói lên nội dung khác biệt sâu xa giữa những bài ký tên Nguyễn Ái Quốc và những điều Hồ Chí Minh nói và viết sau này.
Trí thức ở Pháp có truyền thống theo cánh tả. Trong bối cảnh chính trị đầu thế kỷ XX, các trí thức Việt nam như Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền... muốn tranh đấu cho đất nước, chỉ có thể dựa vào trí thức cánh tả, trong các đảng xã hội, đảng cộng sản, nhóm anarchiste... nhờ họ làm hậu thuẫn để chống lại chính sách thực dân... Tuy vậy, Phan Văn Trường và Nguyễn An Ninh không vào đảng nào, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành vào đảng Xã hội, rồi đảng Cộng sản.
Bản Tuyên ngôn Cộng sản của Marx- Engels viết cho một xã hội Tây phương đã công nghiệp hoá, không có điểm gì chung với một xã hội Việt nam chưa có kỹ nghệ, 80% là nông dân "tay làm hàm nhai". Vậy tại sao Phan Văn Trường lại cho in bản Tuyên ngôn của đảng cộng sản trên báo La cloche fêlée, Ngô Văn giải thích:
"Vào thời kỳ này [thập niên 1920] ở Pháp, bản tuyên ngôn của Các Mác và Ăng ghen được phổ biến rộng rãi, in ra sách nhỏ rẻ tiền. Nó không chứa đựng điều gì làm choáng váng đầu óc của tầng lớp thanh niên trí thức An Nam", nhưng "chương trình quá độ sơ thảo trong bản tuyên ngôn có thể làm cho thanh niên suy nghĩ" (Ngô Văn, trang 63-63).
3. Phan Văn Trường
Hồ Hữu Tường viết về Phan Văn Trường như sau:
"Tôi ở chung với cụ Phan Văn Trường được hơn tuần thì cụ về xứ [tháng 2/1930, sau khi Phan Văn Trường ra tù lần thứ nhì, ba năm trước khi ông mất]. Trong thời gian đó, ngày nào tôi cũng quấn quýt theo bên cụ, mà nghe cụ kể những mẩu chuyện thăng trầm của đời tranh đấu mình. Cụ rất vui tính, cười hề hề, dầu cho chuyện bi đát, cụ cũng tìm thấy vài nét ngộ nghĩnh để mà trào lộng. Cụ là một bực học giả uyên thâm, các sách hay của Đông phương lẫn Tây phương cụ đều đọc cả. Cụ nói:
"Tôi đọc được nhiều là nhờ nghèo. Mùa lạnh ở nhà rét quá chịu không nổi, mà mình không đủ tiền mua than củi để sưởi. Đành vào thơ viện từ chín giờ sáng đến mười giờ tối. Gián đoạn bằng hai lượt đi ăn. Vào thơ viện, phải im phăng phắc, thì đọc sách là việc bắt buộc.
Triết học, kinh tế học, xã hội học, tôn giáo... sách nào căn bản, cụ đều có nghiên cứu kỹ. Luận án thi tiến sĩ luật của cụ bàn về chủ nghiã Bôn-sê-vích ở Nga [Hồ Hữu Tường ghi nhầm có lẽ đây là luận văn cử nhân, còn luận án tiến sĩ của Phan Văn Trường về Luật Gia Long] đem áp dụng vừa được cuộc cách mạng. Nhưng mà trong thâm tâm, cụ chê tất cả các triết gia Tây phương, ngay cả Marx nữa:
Bọn nó vì tự cao ám thị mà chẳng chịu ngó đến văn hóa Đông phương, thành chui rút vào tháp ngà, không có một cái nhìn thống quản. Riêng có anh chàng Schopenhauer khiêm tốn, đọc sách Phật, nên tác phẩm của y đọc dễ chịu hơn". (Hồ Hữu Tường, 41 năm làm báo, trang 20).
Những điều Hồ Hữu Tường viết về Phan Văn Trường được thể hiện rõ ràng trên bản Thỉnh nguyện của dân tộc An Nam.
Tháng 6/1919, bản Thỉnh nguyện của người An Nam được đưa đến Versailles và gửi cho báo chí. Ngày 18/6/1919 L'Humanité đăng bản Thỉnh nguyện dưới tựa đề: Les droits des peuples (Quyền của các dân tộc). Điện tín từ phủ toàn quyền ở Hà nội gửi sang, cho biết bản Thỉnh nguyện cũng đã đến tay báo chí ở Việt nam. Từ đó, chính quyền thuộc địa mới chú ý đến tên Nguyễn Ái Quốc, ra lệnh theo dõi, điều tra, xem Nguyễn Ái Quốc là ai?
Đọc bản Thỉnh nguyện của người An Nam, trên báo L'Humamité, độc giả Pháp phải chú ý vì giá trị độc đáo của văn bản: Lời lẽ nhũn nhặn mà kiêu kỳ: tự xưng nước mình là Đế Quốc (L'Empire d'Annam), ngụ ý coi kẻ xâm lăng là tiểu quốc. Xin Pháp trả tự do và dân chủ cho dân mình, nhưng lại bảo họ phải làm điều đó vì bổn phận của họ đối với dân tộc họ và đối với nhân loại, nếu họ không làm thì ô nhục cho quốc thể của họ. Bút pháp Phan Văn Trường có lý lẽ của một luật sư, có kiến thức của một học giả, có sự xử dụng chữ nghiã của một văn tài. Văn bản đã được gửi về Việt nam qua nhiều ngả. Nhờ vậy, mà người Việt lấy lại niềm tự hào dân tộc. Bản Thỉnh nguyện của người An Nam trở thành bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của người Việt.
Và bọn thực dân bắt đầu lên tiếng phản bác trên báo chí. Phan Văn Trường bắt buộc phải trả lời. L'Humanité ngày 2/8/1919 đăng bài La question des indigènes en Indochine (Vấn đề người bản xứ tại Đông Dương) của Phan Văn Trường, ký tên Nguyễn Ái Quốc. Vấn đề Nguyễn Ái Quốc và nhóm An Nam Yêu nước bị/được đem ra Hạ viện bàn cãi.
Quả bom Phan Văn Trường đã ném trúng đích: lần đầu tiên một kẻ indigène dám lên tiếng ngạo nghễ đòi tự do dân chủ.
Tại sao chúng ta có thể xác định La question des indigènes en Indochine (Vấn đề dân bản xứ ở Đông dương), là do Phan Văn Trường viết?
Nhờ những chi tiết sau đây:
- Coi những yêu cầu trong bản Thỉnh nguyện tám điểm năm 1919 là của chính mình. Thuật lại lập luận của đối phương cho rằng các yêu sách của mình, đã gây chấn động trong giới thực dân. Đây là hiện tượng sự thực toát ra từ vô thức của ngòi bút: chỉ Phan Văn Trường mới viết như vậy, những người khác không thể và không dám nhận bản Thỉnh nguyện là của mình vì không do họ viết ra.
- Nhắc đến bản Thỉnh nguyện năm 1912, đòi trả tự do cho các sĩ phu bị tù Côn đảo, đăng trong Bulletin officiel de la Ligue des droits de l'homme ngày 31/10/1912. Văn bản này do Phan Văn Trường viết dùm Phan Châu Trinh. Ngoài Phan Văn Trường, không mấy ai biết và nhớ đến việc này.
- Biết đích xác việc một sĩ quan cao cấp trong quân đội được lệnh tịch thu các bản Thỉnh nguyện 1919 trong tay lính thợ Việt nam. Chỉ có Phan Văn Trường, cựu quân nhân, có đường dây trong quân đội mới dám cam đoan biết đích xác việc này.
Bài Phong trào cộng sản quốc tế Đông dương đăng trên La revue communiste, số 15, tháng 5/1921, thường được trích dẫn trong các bài viết về tư tưởng Hồ Chí Minh, và được coi là "nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh", cũng có những dấu ấn cho thấy đây là bài viết của Phan Văn Trường, căn cứ vào nội dung đề cao văn minh phương Đông một cách ngạo nghễ:
- 5000 năm trước, Hoàng Đế đã áp dụng chính sách phân phối ruộng đất.
- 2205 năm trước Công Nguyên, nhà Hạ đã đặt ra chế độ cưỡng bức lao động.
- 551 năm trước Công Nguyên: Khổng Tử đã khởi xướng thuyết Đại đồng và nguyên tắc: Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Phan Văn Trường sẽ ghi câu này dưới tên báo La Cloche fêlée (từ số 52) thay thế câu Organe de propagande démocratique (Cơ quan truyền bá dân chủ) của Nguyễn An Ninh, để chứng minh rằng dân chủ phát xuất từ phương Đông.
Năm 1921, khi Phan Văn Trường viết bài báo này, chủ nghiã cộng sản mới bắt đầu phát triển ở châu Âu, và được một phần trí thức ngưỡng mộ, ông đưa ra ý kiến: nên phát triển chủ nghiã cộng sản ở Á Châu (để đuổi thực dân), nhưng vẫn ngụ ý cao kỳ: những nguyên tắc mà chủ nghiã cộng sản ở phương Tây của các anh đưa ra, phương Đông chúng tôi đã áp dụng từ bốn, năm ngàn năm nay rồi! Chúng tôi hiện đang mắc vào hiểm hoạ thực dân, hãy đợi khi nào chúng tôi đuổi được bọn thực dân, chúng tôi sẽ giúp các anh "tự giải phóng". Đó là cái ý thâm trầm sâu sắc của Phan Văn Trường trong bài Phong trào cộng sản quốc tế Đông dương.
(Xem tiếp phần 2 b : Bút pháp Nguyễn Thế Truyền và Tư tưởng Nguyễn An Ninh)