mercredi 21 septembre 2011

BIÊN GIỚI VIỆT-TRUNG: ĐI TÌM SỰ THẬT SAU NHỮNG CHE GIẤU - V. Kết luận

THỨ NHẤT 8 THÁNG MƯỜI HAI 2002

Hiện nay, rất khó khăn để các chuyên gia từ hải ngoại về tìm hiểu vị trí đích thực của ải Nam Quan đã và đang bị CSVN ra sức ngăn chặn. Ngay cả người trong nước, từng liên hệ mật thiết với chế độ, vẫn gặp trở ngại và không ngớt bị hù họa, tù đày chỉ vì họ đã nói lên sự thật về sự mất mát lãnh thổ. Nếu một ngày nào đó, hai quốc gia thỏa thuận cho một toán chuyên gia quốc tế thông thạo về ngành công chánh và trắc lượng (Professional Civil Engineers and Land Surveyors) đến khảo sát bằng các dụng cụ tối tân hiện nay, chắc chắn họ sẽ tìm ra các dấu vết của cổng Đại-Nam Quan hiện hữu từ 100 năm trước, cho dù Trung Quốc đã phá hủy nó đi để phi tang. Thật là một mâu thuẫn cực kỳ phi lý khi ông Lê Công Phụng cho rằng trọn vẹn hai rặng núi đá, thung lũng, tòa công sự cổng Đại Nam xây bằng đá, và các đài canh xây bằng gạch, tất cả đã bị san thành bình địa sau 110 năm mà lịch sử không hề ghi lại biến cố thiên nhiên nào, rồi cùng lúc lại tuyên bố là cột mốc tý hon đã được tìm thấy để căn cứ vào đó mà xác định biên giới theo HĐ Pháp Thanh 1887.

Không sớm thì muộn, các bản đồ mới sẽ "xuất hiện" để được kiểm chứng và đối chiếu với các bản đồ cũ có trước khi Bắc Kinh và Hà Nội nắm chính quyền trên hai quốc gia. Những bản đồ cũ này chắc chắn còn được lưu trữ trong thư viện các quốc gia liên hệ đến Việt Nam trong quá khứ hay hiện tại, nhất là Trung Quốc, Pháp, và Hoa Kỳ. Hy vọng rằng khi các bản đồ đã được "công khai hóa", lúc bấy giờ sẽ không còn các tranh luận dai dẳng về việc CSVN sang nhượng bao nhiêu lãnh thổ VN cho TQ, mà sẽ có một cuộc thảo luận ý nghĩa và hữu ích hơn:

Nhân dân Việt Nam sẽ làm gì để giành lại đất đai đã mất?

Đó là một "ngõ bí" mà nhà nước đã và đang phải tìm mọi cách tránh né. Đó cũng là một vấn nạn mà nhân dân Việt Nam không dễ dàng có đối sách giải đáp. Bởi vì nhân dân Việt Nam đang phải đối phó với hai trở ngại lớn: một lân bang vô cùng nham hiểm luôn luôn tìm cách thôn tính Việt Nam, và một chế độ vô cùng tàn ác đối với nhân dân, mạt sát những người yêu nước là "phản động" chỉ vì họ muốn bảo vệ lãnh thổ của tổ tiên.


Tài liệu dẫn chứng:
(1) U.S. International Institute for Strategic Studies (IISS - FAS, January 30, 2000)

(2) "The issue of South Chia Sea", Ministry of Foreign Affairs Peoplés Republic of China, June 2000.

(3) BBC News Online: "China Ends Huge Mine Clearing Programme," Asia-Pacific, August 12, 1999.

BBC "China Clears Thousands of Landmines on Vietnamese Border", January 6, 1998; ("Qiu Daxiong, deputy commander of the Guangxi Military Area Command, said the mine clearing operation, is expected to clear 120 zones on nearly 20 million sq.m. of ground").

(4) Datacom Ad Network, "China, Vietnam Pledge To Resolve Border Dispute", Apr 5, 2000

(5) Bản dịch biên bản Pháp-Thanh năm 1891 về HĐ 1887 (đã được phổ biến trên các diễn đàn).

(6) Bài phỏng vấn LCP tháng 10-02, lời LCP

(7) Nước Tôi Dân Tôi, Đông Tiến, 1989, Vũ Nguyệt Minh, trang 52.

(8) Các Triều Đại Việt Nam, Quỳnh Cư & Đỗ Đức Hùng, NXB Thanh Niên, 1995, trang 109.

(9) Việt Sử Tân Biên - Quyển 2, Phạm Văn Sơn, NXB Văn Hữu Á Châu, 1958, trang 442

(10) Phương Đình Dư Địa Chí - Nguyễn Văn Siêu, NXB Tự Do Sài Gòn, 1959, trang 451

(11) Phương Đình Dư Địa Chí, trang 452

(12) Đất Nước Việt Nam Qua Các Đời, Đào Duy Anh, NXB Thuận Hóa - Huế, 1995, trang 71&72

(13) Đất Nước Việt Nam Qua Các Đời, trang 15

(14) Đại Nam Nhất Thống Chí, Phạm Trọng Điềm dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, NXB Khoa Học Xã Hội, 1971, Tập 3, trang 366-367

(15) Việt Nam Sử Lược, Quyển 2, Trần Trọng Kim, Bộ Giáo Dục VNCH, trang 16

(16) Việt Nam Sử Lược, quyển 2, trang 134

(17) Các Triều Đại Việt Nam, Quỳnh Cư & Đỗ Đức Hùng, NXB Thanh Niên, 1995, trang 231. Tuy nhiên, theo Việt Nam Sử Lược, quyển 2, trang 143, "sau khi nghe tin Quang Trung mất thì các quan sứ dìm vụ cầu hôn và đòi đất lưỡng Quảng đi, không cho Thanh Triều biết", tức là không có chuyện vua Càn Long đồng ý gả con và trả đất cho Quang Trung.

(18) Phương Đình Dư Địa Chí, trang 453.

(19) Đại Nam Nhất Thống Chí, trang 367

(20) Nước Tôi Dân Tôi, trang 12.

(21) Viet Nam, Robert Storey, trang 506