mercredi 21 septembre 2011

BIÊN GIỚI VIỆT-TRUNG: ĐI TÌM SỰ THẬT SAU NHỮNG CHE GIẤU - I. Phong trào phản kháng lan rộng sau các chứng cớ cụ thể

THỨ NHẤT 15 THÁNG MƯỜI HAI 2002

Trong nửa năm đầu của 2002, người ta thấy sự xuất hiện của nhiều bản tin, nghiên cứu và tham luận về các vụ nhượng bộ của Hà Nội đối với Bắc Kinh. Đối chiếu các tài liệu sưu tầm được từ các nguồn trong và ngoài nước, người ta nhận thấy các nhượng bộ của VN đối với TQ có thể được chia làm hai giai đoạn: Trước và sau cuộc xâm lấn biên thùy Việt Nam của CS Trung Quốc vào năm 1979.

Trước cuộc chiến tranh tháng 2 năm 1979, đã có những nhượng bộ lãnh thổ và lãnh hải từ phía Hà Nội cho Bắc Kinh rồi. Chứng cớ về các nhượng bộ đó đã được phơi bày với hai sự thật không thể chối cãi, đó là:

Về phương diện lãnh hải:

Chứng cớ rõ nhất về vụ nhượng biển trước năm 1979 là bức thư của Thủ Tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt Nam) Phạm Văn Đồng gởi cho Thủ Tướng Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa Chu Ân Lai. Bức thư này (hình 1) được ký ngày 14-9-1958, cam kết rằng chính phủ nước VNDCCH công nhận toàn bộ bản tuyên bố của Trung Quốc 10 ngày trước đó, trong đó Trung Quốc xác nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các quần đảo quanh vùng kể cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Hình 1 - Lá thư Phạm Văn Đồng


Trung Quốc kèm theo bản tuyên bố này (hình 2) một bản đồ 9 gạch [1], gọi là "baseline map", dọc theo hải phận của Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương, và tuyên bố bên ngoài đường căn bản này là "nội hải" (internal sea) hay là "Lưỡi Rồng Trung Quốc". Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đã nêu một số tài liệu khác do chính VNDCCH phổ biến để làm bằng cớ về sự thỏa thuận nhượng biển của Hà Nội. Trong một bài viết, dưới tiêu đề "The Issue of South China Sea" do bộ Ngoại Giao Trung Quốc phổ biến vào tháng 6 năm 2000(2), có một số đoạn liên hệ đến Việt Nam như sau:

Prior to 1975, Vietnam had, in explicit terms, recognized China's territorial integrity and sovereignty over the Nansha Islands.
Vietnam acknowledged the Nansha Islands as being China's territory in its world maps published in 1960 and 1972 as well as its textbooks published in 1974.
Vice Foreign Minister Dung Van Khiem of the Democratic Republic of Viet Nam received Mr. Li Zhimin, charge d'affaires ad interim of the Chinese Embassy in Viet Nam and told him that "according to Vietnamese data, the Xisha and Nansha Islands are historically part of Chinese territory." Mr. Le Doc, Acting Director of the Asian Department of the Vietnamese Foreign Ministry, who was present then, added that "judging from history, these islands were already part of China at the time of the Song Dynasty."
Nhan Dan of Viet Nam reported in great detail on September 6, 1958 the Chinese Government's Declaration of September 4, 1958 that the breadth of the territorial sea of the People's Republic of China should be 12 nautical miles and that this provision should apply to all territories of the People's Republic of China, including all islands on the South China Sea. On September 14 the same year, Premier Pham Van Dong of the Vietnamese Government solemnly stated in his note to Premier Zhou Enlai that Viet Nam "recognizes and supports the Declaration of the Government of the People's Republic of China on China's territorial sea.".
It is stated in the lesson The People's Republic of China of a standard Vietnamese school textbook on geography published in 1974 that the islands from the Nansha and Xisha Islands to Hainan Island and Taiwan constitute a great wall for the defense of the mainland of China.

Hình 2 - Tuyên bố của Trung Quốc về lãnh hải
DECLARATION OF THE GOVERNMENT OF THE PEOPLE'S REPUBLIC OF CHINA ON THE TERRITORIAL SEA
(Approved by the 100th Session of the Standing Committee of the National People's Congress on 4th September, 1958)

The People's Republic of China hereby announces:

(1) This width of the territorial sea of the People's Republic of China is twelve national miles. This provision applies to all Territories of the People's Republic of China, including the mainland China and offshore islands, Taiwan (separated from the mainland and offshore islands by high seas) and its surrounding islands, the Penghu Archipelago, the Dongsha Islands, the Xisha islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China.

(2) The straight lines linking each basic point at the mainland's coasts and offshore outlying islands are regarded as base lines of the territorial sea of the mainland China and offshore islands. The waters extending twelve nautical miles away from the base lines are China's territorial sea. The waters inside the base lines, including Bohai Bay and Giongzhou Strait, are China's inland sea. The islands inside the base lines, including Dongyin Island, Gaodeng Island, Mazu Inland, Baiquan Island, Niaoqin Island, Big and Small Jinmen Islands, Dadam Island, Erdan Island and Dongding Island, are China's inland sea islands.

(3) Without the permit of the government of the People's Republic of China, all foreign aircrafts and military vessels shall not be allowed to enter China's territorial sea and the sky above the territorial sea.

Any foreign vessel sailing in China's territorial sea must comply with the relevant orders of the government of the People's Republic of China.

(4) The above provisions (2) and (3) also apply to Taiwan and its surrounding islands, the Penghu Islands, the Dongsha Islands, the Xisha Islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China.

Taiwan and Penghu are still occupied with force by the USA. This is an illegality violating the People's Republic of China's territorial integrity and sovereignty. Taiwan and Penghu are waiting for recapture. The People's Republic of China has rights to take all appropriate measures to recapture these places in due course. It is China's internal affairs which should not be interfered by any foreign country.

Về phương diện lãnh thổ:

Chứng cớ rõ nhất về việc Hà Nội đã nhượng đất cho Bắc Kinh trước năm 1979 là bức ảnh "Mục Nam Quan" mà nhiều người lầm tưởng là cổng Nam Quan. Đối chiếu các nguồn tin trao đổi trên các diễn đàn ảo trong nửa năm qua, người viết phỏng đoán tòa công sự "Mục Nam Quan" đã được xây lên vào khoảng thời gian từ 1960 đến 1966, có nguồn tin viết là do Tân Gia Ba xây cho Trung Quốc. Trước khi qua đời, Chủ Tịch Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc Mao Trạch Đông đã đến cắt băng khánh thành công sự mới và đặt tên cho nó là "Mục Nam Quan" (ý họ Mao ám chỉ là cổng hòa thuận ở phia nam - the southern peace gate), còn Chủ Tịch VNDCCH Hồ Chí Minh thì đặt tên là "Hữu Nghị Quan" (cổng tình bạn - the friendship gate). Căn cứ vào hình ảnh, các bài viết của những người từng đến thăm công sự này, đồng thời quan sát địa hình của toàn vùng cùng với đường biên giới trên các bản đồ, người viết có thể kết luận rằng công sự mới nằm về phía nam của ải Nam Quan. Vị trí mới này nằm trên đồng bằng sông Kỳ Cùng, cách biên giới và cổng Đại-Nam Quan cũ của Việt Nam khoảng 5 km.

Chứng cớ về vụ sang nhượng lãnh thổ vùng này sẽ được trình bày cặn kẽ sau.

Nhân đây cũng xin ghi chú là danh từ "Hữu Nghị Quan" nay không còn được các viên chức nhà nước VN (như ông Lê Công Phụng chẳng hạn) sử dụng cho công sự ấy nữa, vì họ đã nhất trí gọi theo tên "Mục Nam Quan" mà họ Mao đã đặt. Thay vì vậy, họ đã dùng danh từ "cổng Hữu Nghị" để gọi cái trạm kiểm soát nhỏ do phía VN cất lên, cách Mục Nam Quan khoảng 500 m về phía nam.

Chứng cớ về vụ Trung Quốc tiếp tục lấn chiếm thêm bờ cõi Việt Nam sau năm 1979 có thể được phát giác vào những năm đầu thập niên 1990, khi Trung Quốc bắt đầu cuộc tháo gỡ hàng triệu quả mìn trên cả hàng ngàn cây số vuông dọc biên giới mà họ đã rải ra khi triệt thoái vào năm 1979 [3].

Cuộc gỡ mìn được Trung Quốc tiến hành từ phía bắc xuống, theo chiến thuật vừa gỡ vừa chiếm đóng. Khi một vùng vừa được gỡ xong, các viên chức TQ lại phân chia cho những người Trung Hoa tiên phong làm đơn xin sở hữu vùng đất mới. Trong khoảng thời gian 5 năm từ 1992 đến 1997, hàng ngàn người Hoa đã định cư tại các vùng đất mới cấp này.

Thế nhưng các vùng đất mới đó đã từng là đất đai của thổ dân Việt Nam. Năm 1979, lúc quân Trung Quốc tràn qua, nhiều người đã phải chạy về phương nam. Sau khi quân TQ rút lui, họ vẫn không thể trở về vì đất cũ của họ bị rải mìn (hình 3). Sau khi mìn đã được gỡ xong thì họ trở về muốn lấy lại đất đai mà họ đã canh tác trước khi chiến tranh. Song vì các vùng đó đã bị những người lạ đến chiếm mất rồi, nên nhiều người đã phẫn nộ, cương quyết đòi lại. Chính vì vậy, trong thời gian đó các cơ quan thông tấn quốc tế thường loan tin về những trận chiến nhỏ dọc biên giới mà nhà nước Việt Nam gọi là "tranh chấp" [4].

Hình 3 - Một vùng đất ở Đồng Đăng bị TQ gài mìn trước khi rút lui năm 1979


Trước các chứng cớ rõ ràng về sự nhân nhượng lãnh thổ và lãnh hải cho Trung Quốc, đảng CSVN đã bị nhiều người am hiểu vấn đề lên tiếng phản đối, tạo nên một phong trào rầm rộ chưa từng có. Từ đầu năm 2002 đến nay, các cuộc chống đối các hiệp ước phi pháp Việt Trung đã được tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau. Với phương tiện thông tin rộng lớn ở hải ngoại, việc tổ chức, vận động cuộc phản đối càng ngày càng dễ dàng hơn trước. Chưa bao giờ trong lịch sử hiện đại, người Việt thống nhất ý chí như thế. Họ đã nhận thấy đất đai tổ tiên đã và đang bị sang nhượng cho ngoại bang hết lần này đến lần khác một cách có hệ thống. Họ cũng nhận rõ rằng thành phần lãnh đạo đảng CSVN đã đặt quyền lợi của đảng và cá nhân cao hơn nhiệm vụ bảo vệ các di sản quý báu của Việt Nam.