Trí thức nổi loạn
Trong khi nông dân nổi dậy đánh nhau với cán bộ và quân đội nhân dân thì trí thức ở thành thị cũng không ngồi yên. Bằng bài vở, báo chí kịch liệt đả kích các lãnh tụ Đảng và một điều rất không ngờ, cuộc chống đối của trí thức đã gây nên nhiều ảnh hưởng sâu rộng hơn những cuộc bạo động của nông dân. Mặc dù thắng lợi của họ chỉ nhất thời, thành tích của họ không bao giờ phai nhạt trong trí óc dân chúng Việt Nam. Tất cả những trí thức tham dự cuộc chống đối này đều là những người đã từng tham gia kháng chiến và mới ở chiến khu về, trước đấy một hai năm. Không ai không biết những gian khổ họ đã can đảm chịu đựng trong chín năm kháng chiến. Sống lâu năm trong rừng sâu, không mấy người thoát khỏi bệnh sốt rét rừng, bệnh kiết lỵ và nhiều bệnh khác. Không có thuốc men, những chứng bệnh của họ đều trở thành kinh niên. Lương lậu không có, chỉ có “sinh hoạt phí” tương đương với vài chục ký gạo nuôi cả gia đình, họ chỉ sống bằng khoai sắn và măng tươi hái trong rừng chấm muối vừng. Phần lớn trí thức đều rằng ủng hộ chính quyền Việt Minh, tức là phản lại bản thân. Họ cảm thấy dưới chế độ Việt Minh, do cộng sản lãnh đạo, họ không thể có tương lai sáng sủa, nhất là sau khi cố vấn Trung Quốc “vĩ đại” được phái sang. Họ càng nhận rõ số phận của họ, sau Cải cách ruộng đất khi Đảng chỉ hoàn toàn tín nhiệm bần cố nông. Nhiều người đã tự ví mình là “hầu non của chế độ” ý nói Đảng chỉ ưa nhan sắc của mình rồi giở trò “chim chuột” mà không thực tình gắn bó. Ngôi “chính thất” Đảng đã để dành cho “công nông”, trí thức chỉ là “lẽ mọn”. Sự đau lòng của “kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng” đã được luật sư Nguyễn Mạnh Tường diễn tả như sau:
Các anh em trí thức kháng chiến thường phàn nàn rằng đảng thiếu tín nhiệm họ. Họ đau khổ mà nhận thấy rằng mặc dầu họ đã trải qua nhiều thử thách, chịu đựng bao nhiêu hy sinh, trải qua bao nhiêu gian nguy, đảng vẫn chưa tin ở họ. Nào họ có yêu sách gì quá đáng đâu? Họ có đòi làm bộ trưởng hay đại sứ đâu? Không, đại đa số các anh em trí thức nói chung không mơ ước các địa vị, công tác lộng lẫy đâu, họ vui lòng nhường cho các nhà chính trị, các đảng viên. Họ chỉ tha thiết đòi hỏi được mang khả năng chuyên môn và kinh nghiệm của họ ra phục vụ nhân dân mà thôi. Họ chỉ thiết tha mong muốn được bảo toàn danh dự trí thức của họ và cái tự do dân tư tưởng mà họ quan niệm là cần thiết cho nhân phẩm của người trí thức mà thôi.
Cụ Phan Khôi, một nhà văn lão thành đã diễn tả tâm sự của người trí thức bằng một thể khác. Cụ bày ra cách vừa uống cà phê vừa nhai kẹo bột (trong chiến khu không có đường trắng) và cụ giải thích tại sao lại phải vừa uống vừa nhai như vậy. Cụ nói: “Cái ngọt của kẹo tượng trưng cho lòng yêu nước. Nó đánh tan cái đắng của cà phê mà chúng ta có thể ví với cái lãnh đạo của Đảng. Như vậy, chúng ta có thể hưởng ứng được cái thơm của cà phê ví như cái danh dự của người trí thức.”
Trong vô số những khổ cực mà người tri thức phải chịu đựng, có một thứ khó chịu đựng nhất là thái độ hống hách của đảng viên. Một thi sĩ vô danh đã tả thái độ đó như sau:
Ông “vỗ ngực”
Học thuật văn chương chửa sạch nghề,
Tập toè lên lớp cũng khen chê.
Giáo điều khó nuốt lên thô bạo,
Tình cảm không tiếu kéo nặng nề.
Tình cảm khô khan như củi gộc,
Phê bình nồng nặc tựa cơm khê.
Anh em vặn lại cùng kỳ lý,
Vỗ ngực, ông giơ đảng chực loè
(Báo Văn số 24 xuất bản ở Hà Nội ngày 10–10-1957)
Thái độ ức hiếp tinh thần kể trên, cùng nhiều thể thức ức hiếp khác gây nên một cảm giác khiếp đảm trong tâm hồn người tri thức. Nhà văn Trần Lê Văn (cháu cụ Tú Xương) đã diễn tả cơn “ác mộng” của ông như sau, trong một bài nhan đề “Bức thư gửi một người bạn cũ” (một cán bộ cộng sản cùng làm việc trong cơ quan):
“... Có đêm tôi mê thấy hai cánh tay gầy guộc của anh, móng nhọn, nắm cổ tôi lôi xuống hầm tối om, đậy nắp lại. Có hôm anh lại hoá ra con quạ đen quặp tôi như con đại bàng quắp nàng công chúa trong chuyện cổ tích. Tôi thường kêu ú ớ, hoặc nghiến răng trong những giấc ngủ mê kinh hãi đó”.
(Trần Lê Văn, trong “Bức thư gửi một người bạn cũ”, Giai phẩm mùa Thu tập 1, tháng 10, 1956)
Một lý do thứ hai khiến trí thức Bắc Việt nổi dậy chống lại chế độ là sự sa đoạ của họ cả về tinh thần lẫn vật chất. Đoạn văn sau đây, trích trong bản Đề án của thi sĩ Hoàng Huế gửi Đại hội văn nghệ toàn quốc, năm 1956, đã nói lên tình hình khốn khổ về sinh hoạt vật chất của đa số văn nghệ sĩ ở chiến khu trở về Hà Nội:
“Ai cũng biết rằng đời sống của chúng ta thiếu thốn quá. Đấy là một sự thật buồn bã vẫn hàng ngày đập vào mắt chúng ta làm cho những kẻ đơn giản nhất cũng phải suy nghĩ.
Chúng ta không thắc mắc về cảnh sống trong kháng chiến. Nhưng trở về Hà Nội, giữa những phố xá đầy nhung lụa (hồi mới tiếp thu), tủ kính và ánh đèn xanh đỏ có lẽ chưa bao giờ người nghệ sĩ cảm thấy cay đắng như lúc này. Cần phải nói thẳng rằng ở một toà soạn báo Văn Nghệ, trong số 8 biên tập viên có vợ thì 6 người đã thất nghiệp hay bán thất nghiệp. Những trang giấy trắng đáng lẽ chi dùng để chép thơ cũng đã bao lần biến thành đơn xin việc. Những lá đơn ấy gửi đi rồi im lặng không nghe một tiếng trả lời.
Sự thật đã có những nhà văn viết đêm, không có một tách cà phê để uống. Đã có những thi sĩ không làm thế nào mà mua được dăm điếu thuốc lá trong cơn nghiện, và đã có một kịch sĩ bán chiếc đồng hồ đeo tay của mình để bồi dưỡng cho viết xong cuốn sách, nhưng in ra không đủ tiền để chuộc chiếc đồng hồ.
Hữu Loan có thể nói cho chúng ta biết tình cảnh của anh. Nằm trong bóng tối nhỏ ở ngoại ô Hà Nội khi không có tiếng vợ kêu con khóc, Hữu Loan chỉ mơ ước một ngọn đèn dầu để thức mà viết. Văn Ký cũng có thể nói cho chúng ta biết tình cảnh của anh. Buổi sớm mai không có củ khoai luộc cho con ăn, nghe tiếng con khóc mà đứt ruột”.
(Giai phẩm mùa Thu tập 2, tháng 10, 1956)
Nỗi khổ cực càng khó chịu đựng hơn khi, đồng thời, có một thiểu số giữ chức “cán bộ văn nghệ” ngang nhiên sống một cuộc đời xa hoa, phè phỡn. Cũng trong bản Đề án ấy, thi sĩ Hoàng Huế viết họ trịnh trọng thắt cà vạt đỏ, đi giầy da vàng, đọc đít cua và nhồm nhoàm ăn tiệc, rồi xách valy bay đó bay đây, trên mây trên gió.
Đời sống vương giả mà thi sĩ Hoàng Huế nói đến trong bản đề án của ông đã được Nguyễn Tuân, một nhà văn hiện giữ chức “cai nghiện” thú nhận sau khi đi dự Hội nghị Hoà bình thế giới ở Helsinki thủ đô Phần Lan về. Nguyễn Tuân khoe khoang như sau:
“Mỗi ngày ăn ba bữa, khẩu phần thừa thãi bổ béo; nghi thức lúc ăn thực là trang trọng: đồ sứ, pha lê, khăn bàn trắng muốt, quanh bàn ăn chốc chốc lại cử nhạc, những chị đưa món ăn đẹp như rượu rót trong các truyện thần thoại”.
(Trích bài “Phở” của Nguyễn Tuân trong báo Văn số 1, ngày 10-5-1957)
Sự khác biệt giữa hai nhóm “cu li văn nghệ” và “cai văn nghệ” cả về phương diện chính trị lẫn đời sống vật chất đã gây nên nhiều mâu thuẫn đối kháng (theo đúng lý thuyết của Mác) không phải không đối kháng như Mao Trạch Đông đã thuyết trong tập “Dân chủ mới” của ông. Nổi loạn để chống lại tình trạng bất công như vậy chỉ là một vấn đề thời gian, và nó đã xảy ra nhân dịp Nikita Khrushchev phát động phong trào hạ bệ Stanin tại Moscou năm 1956. Bài diễn văn tố cáo tội ác của Stalin gây nên những phản ứng liên tiếp bắt đầu tràn tới Việt Nam một tháng sau. Nhà xuất bản Minh Đức, trước kia vẫn xuất bản những sách báo trí thức của cộng sản ở chiến khu, phát hành ngay tập Giai Phẩm, trong đó có bài thơ nhằm đả kích ông Hồ Chí Minh, không trực tiếp đả động đến ông Hồ, mà chỉ nói vớ vẩn về cái bình vôi, Lê Đạt, tác giả bài thơ, viết như sau:
Nhưng người sống lâu trăm tuổi,
Y như một cái bình vôi.
Càng sống càng tồi,
Càng sống càng bé lại.
Sự thực thì vôi đóng dần, nên ruột bình vôi càng bé lại, mỗi cái bình vôi cũng dùng được hàng tháng.
Sợ mấy câu thơ vớ vẩn của Lê Đạt không được mấy người để ý và tìm hiểu thâm ý của tác giả, cụ Phan Khôi bèn viết tiếp một nhan đề “Ông bình vôi” đăng trong Giai phẩm mùa thu tập 1 để cắt nghĩa rõ hơn. Cụ giải thích tại sao bình vôi cứ đặc ruột dần dần, tại sao dân chúng lại gọi bằng “ông”. Cụ nói: “Người Việt Nam, về sau thế nào chưa biết, chứ về trước, hễ vật gì làm hại được hoặc lớn hoặc nhỏ, vật gì sống lâu to xác thì gọi bằng “ông” để tỏ lòng tôn kính sùng bái” và cụ Phan kết luận:
“Tóm lại, cái bình vôi, vì nó sống lâu ngày, lòng nó đặc cứng, miệng nó bịt lại, ngồi cú rũ trên tràng hoặc trên tường thành, cũng như pho tượng đất hoặc gỗ không nói năng, không nhúc nhích, thì người ta tôn thờ sùng bái mà gọi bằng “ông”.
Cụ Phan Khôi có ý giải thích cho độc giả biết rằng mấy câu thơ của Lê Đạt nhằm đả kích tinh thần “sùng bái cá nhân”, và nhiều người hiểu ngay rằng Lê Đạt và cụ Phan mượn “ông bình vôi” để mà chỉ “Cụ Hồ”, vì như mọi người trông thấy, ông Hồ đã già, và trở về già, ông không còn ái quốc như hồi còn trẻ. Lòng yêu nước của ông cứ mỗi ngày “bé lại”. Ngày xưa ông tự xưng là Nguyễn Ái Quốc mà ngày nay ông chỉ lo phục vụ các “ nước đàn anh”, không nghĩ gì đến đồng bào nữa.
Đảng cũng hiểu thâm ý của bài thơ nên tịch thu tập Giai phẩm và kiếm cớ bỏ tù một nhà văn trong nhóm, thi sĩ Trần Dần. Hồi ấy (tháng 3-1956) các lãnh tụ Bắc Việt ngần ngại không dám hưởng ứng phong trào hạ vệ sĩ Stalin phát xuất từ Moscou. Lý do là tại chiến dịch Cải cách ruộng đất đang dở dang, nên không dám nới tay trước khi hoàn thành chiến dịch. Đảng thấy cần thiết phải tiếp tục duy trì chính sách khủng bố trong ít tháng nữa. Vì vậy nên mãi đến tháng Tám năm ấy báo chí của Đảng mới chính thức đề cập đến vấn đề “chống sùng bái cá nhân”. Nhưng trước đấy, công nhân Ba Lan đã nổi loạn ở Pozna (28 tháng 6, 1956) và Mao Trạch Đông đã phát động phong trào “Trăm hoa đua nở”. Hai việc sau đây đã khiến tình hình Bắc Việt thêm căng thẳng bội phần. Nên chi, khi Đảng Lao động phát động chiến dịch Sửa sai, năm tháng sau khi Khrushchev đã hạ bệ Stalin giới trí thức Bắc Việt đã căm phẫn đến cực điểm và sẵn sàng mở rộng cuộc tổng tấn công chống lại chế độ.
Giai phẩm mùa Thu tái bản, và trong số ra ngày 29 tháng 8, 1956 đăng một bài thơ của Hữu Loan nhan đề “Cũng những thằng nịnh hót” kết thúc bằng mấy câu như sau:
Những người đã đánh bại xâm lăng,
Đỏ bừng mặt vì những tên quốc xỉ
Ngay giữa thời nô lệ,
Là người, chúng ta
không ai biết
cúi đầu.
Tiếng gọi của Hữu Loan được nhiều người đáp lại. Lập tức tất cả các văn nghệ sĩ có tài, cả già lẫn trẻ, cả đảng viên lẫn “quần chúng” tham gia cuộc đấu tranh. Một tuần sau tờ Nhân văn ra đời làm cơ quan phát ngôn cho giới độc lập. Điều đáng chú ý là chủ bút tờ báo lại là Nguyễn Hữu Đang một đảng viên làm bộ trưởng Bộ Văn hoá hồi Việt Minh mới cướp chính quyền. Những người viết bài đả kích hăng nhất cũng lại là những văn sĩ trẻ tuổi có chân trong Đảng. Tuy nhiên, kiện tướng trong cuộc đấu tranh vẫn là cụ Phan Khôi, một nhà văn lão thành hồi ấy đã ngoài bẩy mươi. Là cháu ngoại cụ Hoàng Diệu, ông “Tú Khôi” đã tham gia phong trào Văn thân năm 1907. Tới năm 1957 Phan Khôi là nhà nho có danh tiếng còn sống sót, vì trong chiến dịch Cải cách ruộng đất hầu hết các nhà nho ở Bắc Việt đã bị quy là địa chủ và thủ tiêu. Có thể nói trong phong trào “Trăm hoa đua nở”, cụ Phan đại diện cho cả một thế hệ, cho hệ thống tư tưởng Nho giáo, đơn thương độc mã chống chọi với ý thức hệ Mác-xít và chế độ cộng sản.
Bốn mươi năm trong nghề viết báo, cụ Phan đã nổi tiếng về bút chiến. Bắt đầu, cụ dùng lời văn đanh thép của cụ đả kích “lãnh đạo văn nghệ” và cùng nhiều cây bút trẻ, tố cáo Đảng là bè phái, tham ô, áp bức văn nghệ, thủ tiêu tự do của văn nghệ sĩ, “cả vú lấp miệng em”, v.v. Họ cũng nghi ngờ sự thành thật của giới lãnh đạo và mang cả giáo điều Mác-xít ra chế nhạo. Sinh viên Hà Nội cũng tham gia đấu tranh. Trong tập Đất mới họ xuất bản, họ tố cáo Đảng độc quyền các nữ sinh tiểu tư sản. Nhóm văn nghệ sĩ chống đối sử dụng mọi thể văn để đấu tranh, thơ, truyện ngắn, kịch, truyện giả tưởng và xã luận. Cuối cùng, ông Nguyễn Mạnh Tường, đại diện cho trí thức, đọc trước Hội nghị Mặt trận tổ quốc họp tại Hà Nội ngày 30 tháng 10, 1956, một bài diễn văn kịch liệt lên án toàn thể chế độ.
Nhờ những văn kiện này mà thế giới bên ngoài hiểu rõ nội tình cộng sản Bắc Việt. Đấy cũng là những tác phẩm xứng đáng với danh từ “Trăm hoa”. So với những “đoá hoa” khác đồng thời cũng nở ở các nước cộng sản khác vườn hoa Việt Nam có phần tươi thắm hơn nhiều. Sở dĩ các văn nghệ sĩ Việt Nam đã đạt tới một trình độ nghệ thuật cao, có lẽ là tại họ đã hấp thụ được hai nền văn chương phong phú của Tàu và Pháp, trong khi vẫn giữ được tinh thần hài hước, dí dỏm, một đặc tính của văn chương Việt. Một mặt khác vì đã học tập lý thuyết trong suốt mười năm và thường xuyên thảo luận chính trị nên họ sẵn có những lý luận sắc bén để tranh biện với phe “bênh đảng”. Trương Tửu là một trường hợp đặc biệt. Ông đả kích chính sách cộng sản trong một loại bài đăng trong Tạp chí Văn học, trong đó ông trích rất nhiều lời của Mác và Lênin, nhưng ông không chú thích là trích ở tài liệu, tác phẩm nào. Vì không có chú thích các chuyên viên của Đảng lao động cũng không biết Trương Tửu đã trích ở đâu, thực hay bịa, nên không dám tranh luận. Sau cùng Đảng phải dịch tất cả loạt bài của Trương Tửu sang tiếng Nga rồi gửi sang Moscou nhờ tra cứu và thảo bài trả lời. Mãi ba tháng sau, có bài từ Nga gửi sang, Đảng Lao động mới trả lời Trương Tửu.
Trong phạm vi cuốn sách nhỏ này, chúng tôi rất tiếc không thể trình bày tất cả các tác phẩm của giới văn nghệ Bắc Việt trong phong trào Trăm hoa, nhưng chúng tôi xin nhắc bạn đọc là phần lớn những tác phẩm này đã được in trong cuốn Trăm hoa đua nở trên đất Bắc xuất bản ở Sài Gòn năm 1959. Vì sách đã xuất bản lâu ngày và hiện nay khó kiếm, chúng tôi xin giới thiệu qua loa một vài tác phẩm có giá trị nhất.
Trong ba tháng tương đối có tự do ngôn luận, cộng sản bị đả kích theo đúng kiểu, hai trăm năm trước, Voltaire đả kích giáo hội La Mã. Trong thời kỳ đầu, chính quyền cộng sản lúng túng, do dự, không biết nên đàn áp hay nới tay, vì họ hiểu rằng nếu nới tay làm ngơ thì chẳng bao lâu toàn thể chế độ sẽ bị sụp đổ, nhưng nếu thẳng tay đàn áp thì lại sợ trái tinh thần Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Liên Xô. Nhưng sau Khrushchev thẳng tay đàn áp cuộc nổi loạn ở Hungari tháng 10, 1956, các lãnh tụ Bắc Việt mới vững tâm trở lại, và thấy rõ đường đi: họ thẳng tay đàn áp cuộc nông dân bạo động ở Quỳnh Lưu và cuộc trí thức nổi loạn ở Hà Nội. Những cuộc công nhân chống đối cũng chung một số phận.
Cuộc chiến đấu giữa Đảng và phe đối lập có thể chia làm ba giai đoạn, mỗi giai đoạn lâu chừng một tháng. Trong giai đoạn đầu, phe đối lập chỉ đả kích “những thằng nịnh hót”, những “cán bộ văn nghệ”, tố cáo những tệ hại như bè phái, tham nhũng và nhiều thói hư tật xấu khác của chế độ. Trong thời kỳ này Đảng làm ngơ, không khủng bố. Trái lại, một vài tờ báo của Đảng cũng hòa nhịp với phe đối lập tố cáo một vài sai lầm, nhưng đều đổ lỗi cho cán bộ và công chức cấp dưới.
Sang giai đoạn thứ nhì, phe đối lập đả kích một số lãnh tụ. Lần này Đảng chống trả bằng một loạt bài do một số trí thức thân Đảng sản xuất, nhưng lẽ dĩ nhiên, họ lý luận một cách yếu ớt, không thuyết phục được một ai. Một giáo sư đại học, ông Hoàng Xuân Nhị, viết một bài bênh vực lập trường của Đảng, dựa vào quan điểm của Lê-nin về văn nghệ, nhưng giáo sư Hoàng Xuân Nhị bị chính ngay một học trò của ông, tên là Bùi Quang Đoài, làm cho đại bại. Bùi Quang Đoài lật ngược tất cả những luận điệu của ông Nhị và cũng trích dẫn Lê-nin để chứng minh rằng “tự do sáng kiến và tự do tư tưởng”, theo ông thủy tổ của chủ nghĩa cộng sản, “tuyệt đối cần thiết phải được bảo đảm”. Sau đó Bùi Quang Đoài phê bình ông Nhị: “…một là ông Nhị không tiêu hoá được tài liệu (của Lê-nin) hai là ông Nhị đã lợi dụng tài liệu một cách xuyên tạc. Nó không đúng với tinh thần trung thực của người trí thức… Tôi xin đề nghị với ông Nhị một điều: Cố gắng nghiên cứu, suy nghĩ, để giữ bản chất trung trực của người trí thức”. [1] Hoàng Xuân Nhị im bặt và Đảng bỏ cuộc, vì các cán bộ Đảng không đủ sức tiếp tục cuộc bút chiến.
Sang giai đoạn thứ ba, phe đối lập đả kích toàn bộ chính sách của Đảng, nhưng Đảng dùng thủ đoạn để khủng bố ngấm ngầm. Đảng ra lệnh không bán giấy cho mấy tờ báo đối lập, phái công an cảnh sát đi doạ nạt các hiệu sách bán báo đối lập và sau cùng ra lệnh cho công nhân nhà in đình công không in báo Nhân văn. Nhưng trong khoảng thời gian ba tháng, sự phẫn uất của nhân dân đã lên tới cao độ. Những người Nam tập kết ra Bắc phá bốt cảnh sát Cầu Gỗ và sinh viên miền Nam tập trung ở làng Mộc nổi loạn, rào đường từ Hà Nội đi Hà Đông. Khi tờ Nhân văn số 6 sắp xuất bản, trong đó có bài kêu gọi nhân dân xuống đường biểu tình chống lại chế độ, Đảng ra lệnh đóng cửa tờ báo và bắt mấy người cầm đầu. Phe đối lập bị bưng mồm bịt miệng, và những người “đầu sỏ” bị quy là Việt gian phá hoại. Đảng tổ chức ngay một chiến dịch “Cải tạo tư tưởng” và tiếp theo là một phong trào “Học tập lao động”.
Trên nguyên tắc thì tất cả trí thức, bất luận là chống Đảng hay thân Đảng đều phải học tập lao động, hoặc ở xưởng máy, hoặc ở đồng ruộng. Nhưng thực tế thì những trí thức thân Đảng được gửi tới mấy xưởng máy ở Hà Nội, Nam Định, hoặc Hải phòng, tiếp tục hưởng đầy đủ tiện nghi. Phe trí thức đối lập thì trái lại bị đưa lên miền thượng du, lam sơn chướng khí học tập lao động dưới sự chỉ bảo và kiểm soát của cán bộ dân tộc thiểu số. Kết quả là phần đông những trí thức đã sống tám chín năm trong rừng để tham gia kháng chiến chống Pháp, lần này, chỉ cách có hai năm, lại trở về chốn cũ. Có một điểm khác là trong thời gian kháng chiến, họ được dân địa phương quý trọng và giúp đỡ, còn lần này trái lại họ bị coi là một thứ tù chính trị. Hai năm trước, họ là chiến sĩ cách mạng. Bây giờ họ là Việt gian phản động. Dân thiểu số miền Việt Bắc đã theo Việt Minh từ ngày chống Nhật. Họ đã bị cộng sản tuyên truyền liên tiếp trong nhiều năm, và vì chân thật ngây thơ, nên họ dễ nghe theo luận điệu tuyên truyền hơn dân chúng miền xuôi. (Điều đáng chú ý là đội vệ sĩ bảo vệ ông Hồ gồm toàn lính người Mán). Đưa trí thức đối lập lên mạn ngược, Đảng yên trí về hai điểm. Một là họ không trốn và hai là họ không hy vọng tuyên truyền dân địa phương theo họ chống Đảng, vì phần lớn dân chúng miền này không nói tiếng Việt.
Một người trong bọn, thi sĩ Yến Lan gửi thư về báo Văn học, trong thư có một đoạn như sau:
“… Lúc mới về, hỏi ra tình hình sinh hoạt, thấy thưa người lớn, vắng trẻ con (ở đây đẻ nhiều nhưng nuôi được ít), nhiều người chân phồng ra như chân voi…”.
(Báo Văn học số 9, ngày 15-8-1958)
Trong một bức thư khác cũng gửi cho báo Văn học, Hoàng Chương một cán bộ văn công (công tác văn nghệ) khu V tập kết ra Bắc tả cảnh “cưỡng bách lao động” như sau:
“… Từ nhà đến Đồng Cống (nơi làm việc) xa chừng ba cây số. Chúng tôi dậy thật sớm tranh thủ gánh phân để tránh bớt nắng mưa. Tôi nhớ năm nào tiếp tế bộ đội ở chiến trường, gánh lúa bốn mươi cân leo dốc, nhờ vui và thích mau gặp bộ đội nên quên mệt [2] . Cô Thu, người Hà Nội trước chưa quen gánh, hôm nay cũng cố được hai mươi cân. Nhìn Hùng cởi trần gánh thoăn thoắt ai biết đó là một sinh viên Hà Nội…”
(Cùng số Văn học)
Nhiều người trong nhóm trí thức đối lập không thấy trở về Hà Nội và cũng không có tin tức gì hết. Một số ít được trở về với gia đình, nhưng phải là công tác khác, không được dạy học và sáng tác văn nghệ. Từ đấy về sau, Đảng Lao động chỉnh đốn lại Hội Văn nghệ liên tiếp đến mấy lần, để đạt tới tình trạng cuối cùng là những báo chí của Đảng không còn mảy may tính chất văn nghệ. Hiện nay, báo chí xuất bản ở Hà Nội thường gồm có hai phần: phần thứ nhất là những bài vở nhạt nhẽo do cán bộ Đảng viết, và phần thứ hai là phiên dịch truyện dài, truyện ngắn của các nước cộng sản khác.
Chương 18 - Con đường thẳng tới cộng sản chủ nghĩa
Đè bẹp xong cuộc bạo động của nông dân Nghệ An và phong trào trí thức chống đối ở Hà Nội, Đảng Lao động bèn “tái hồi” chính sách cũ để tiến tới cộng sản chủ nghĩa. Đảng tổ chức hợp tác xã nông nghiệp trên toàn thể lãnh thổ Bắc Việt, buộc nông dân phải sinh hoạt và sản xuất tập thể nghĩa là làm việc cho “đoàn thể” là chính yếu mà cho gia đình và bản thân là thứ yếu. Mỗi sáng, hễ nghe tiếng “kẻng” đúng 6 giờ là họ phải ra đồng làm việc dưới sự điều khiển của cán bộ, 11 giờ về ăn cơm trưa và học tập chính trị, 1 giờ lại ra đồng làm việc đến 6 giờ chiều. Tối đến phải đi họp để nhận phần việc ngày hôm sau. Mỗi ngày, nếu làm tốt và đủ 10 giờ, mỗi người được ban 10 điểm, mỗi điểm ăn 150 gam gạo. Nếu làm kém hoặc không đủ giờ, tất nhiên, sẽ được ít điểm hơn.
Đến vụ, sau khi gặt, hợp tác xã chia số thu hoạch thành 4 phần. Phần thứ nhất để đóng thuế, phần thứ hai để “làm nghĩa vụ” tức là bán cho chính phủ bốn lần rẻ hơn giá thông thường ở “thị trường tự do” [3] , phần thứ ba để trả nợ cho ngân hàng và các cơ quan khác, phần thứ tư chia cho xã viên theo tổng số điểm mỗi người đã nhận được trong toàn vụ. Chính phủ và Đảng hết sức khuyến khích nông dân “thâm canh”, nhưng dù vậy, sản xuất theo đơn vị diện tích vẫn rất thấp. Lý do chính là tại làm việc theo chế độ, “công nhật”, nên người làm không thấy trách nhiệm trong công việc làm mà chỉ “cơm chúa múa tối ngày”. Vì họ không chịu khó canh nước giữ bờ, nên hễ hết mưa là hết nước và chẳng bao lâu lại phải huy động đi “chống hạn”. Các lãnh tụ Trung cộng và Việt cộng hiện vấp phải một khó khăn mà các nước cộng sản khác không gặp; lúa là một cốc loại mọc dưới nước, đòi hỏi rất nhiều công chăm sóc, một loại cây rất “tiểu tư sản” không chịu uốn mình theo nếp sống tập thể dễ dàng như lúa mì hoặc các loại cây thực phẩm khác. Vì sản xuất kém nên Bắc Việt luôn luôn thiếu lương thực trong 10 năm nay. Bài báo sau đây, trong vô số những bài tương tự, chứng tỏ tình trạng thiếu ăn “kinh niên” ở Bắc Việt.
“… Tình hình lương thực tỉnh ta có khó khăn. Miền núi tuy không bị thiên tai nặng nề như một số huyện đồng bằng, nhưng do sản xuất kém nên vụ mùa năm nay (1964) nhiều nơi thu hoạch thấp hơn năm 1963… Lương thực miền núi vẫn khẩn trương, nay càng khẩn trương hơn. Cán bộ và bà con nông dân các hợp tác xã trong tỉnh hãy tham gia góp ý kiến, bàn bạc cụ thể, tranh cãi cho ra lẽ, tìm cách giải quyết nạn đói giáp hạt sắp tới”.
(Miền tây Nghệ An số 380, ngày 1 tháng Giêng, 1965)
Bàn về lý do tại sao sản xuất mỗi ngày một kém, tác giả bài báo đưa ra giải thích như sau:
“Nông dân bỏ sản xuất trước mắt để đi làm việc khác kiếm tiền mua gạo. Một số bà con trong các hợp tác xã chỉ nghĩ về việc kiếm tiền, và cho rằng họ có tiền là có gạo, không tích cực sản xuất, trồng ngô khoai, sắn và các thứ rau mầu. Ruộng đất tốt bỏ hoang hoá, cây trồng không chăm bón, thời vụ không đảm bảo, làm tập thể cho hợp tác xã thì ít, làm riêng cho mình thì nhiều…”
(Cũng số báo kể trên)
Trong liên tiếp mười năm nay, vì thiếu, nên lương thực luôn luôn bị hạn chế. Theo thể lệ hiện hành, mỗi nhân khẩu được mua mỗi tháng 13,5 kg lương thực, trong số chỉ có 8 kg gạo còn ngoài ra là ngô, khoai, sắn. Chính quyền hô hào tăng gia sản xuất bằng cách trồng các loại cây lương thực “ngắn ngày”, như bầu bí rau muống cạn xung quanh các công sở, trường học, trại lính, nhưng vì diện tích ít ỏi nên thu thập chẳng được là bao.
Một biện pháp quyết liệt khác đã được thi hành; trong hai năm gần đây, chính quyền Bắc Việt đã đưa, mỗi năm 25 ngàn gia đình nông dân miền đồng bằng sông Nhị Hà lên miền thượng du khai khẩn đất hoang và tìm cách tự túc để giảm bớt miệng ăn ở miền xuôi. Chương trình di dân này còn nhằm hai mục đích khác: Việt hoá và kiểm soát dân tộc thiểu số cùng thiết lập căn cứ kinh tế để chuẩn bị một cuộc trường kỳ kháng chiến nếu Bắc Việt bị tấn công. Nói về tương lai lâu dài và đất nước thì đấy là một cố gắng rất đáng khen, nhưng vì miền Bắc không đủ phương tiện trừ bệnh sốt rét nên công cuộc hiện đương gặp nhiều khó khăn.
Để giải quyết nạn thiếu ăn, chính quyền Bắc Việt đã nghĩ đến giải quyết nhập cảng lương thực từ bên ngoài, nhưng ngặt vì xuất cảng ít nên không có ngoại tệ để nhập cảng đủ số lương thực cần dùng. Có bao nhiêu ngoại tệ thu được hoặc được “các nước bạn” viện trợ đều phải dùng vào việc mua sắm máy móc để thiết bị cho nền công nghệ phôi thai.
Suốt trong 10 năm nay và ngay cả trong những năm “được mùa viện trợ” của các nước bạn, cán cân xuất nhập của Bắc Việt vẫn bị chênh lệch, xuất ít nhập nhiều. Bản thống kê sau đây do Bộ Ngoại giao và Tổng cục Thống kê Bắc Việt có thể cho chúng ta một khái niệm đại cương về vấn đề kể trên.
Đơn vị: 1.000.000 rúp cũ
(Trích tạp chí Nghiên cứu kinh tế xuất bản tại Hà Nội tháng 12, 1964. Bài “Bàn về thăng bằng xuất nhập khẩu hiện nay” của Lưu Văn Đạt, tr.46)
Điểm đáng chú ý là từ 1962 trở đi bản thống kê không ghi những con số xuất nhập cảng mà chỉ công bố tỷ lệ chênh lệch giữa xuất và nhập. Nên nhớ rằng cũng vào khoảng thời gian này (1960) cuộc xung đột bùng nổ giữa Nga sô và Trung cộng, và đối với cuộc xung đột này, Bắc Việt luôn luôn giữ thái độ “trung lập”. Một vài dấu hiệu cho phép một số quan sát viên nhận định rằng chính vì thái độ “nước đôi” ấy mà Nga coi Bắc Việt là thân Tàu, và Tàu coi Bắc Việt là thân Nga, với kết quả là cả hai nước đàn anh đều đình chỉ không viện trợ cho Bắc Việt bắt đầu từ 1961. Không những cắt dứt viện trợ mà khối cộng sản Âu châu còn từ chối không bán đồ phụ tùng và mua hàng hóa của Bắc Việt. Trước kia Bắc Việt vẫn mua len mang về phân phát cho hàng vạn phụ nữ đan áo để bán sang Đông Âu nhưng từ 1961 trở đi hầu hết những người sống về nghề đan đều bị thất nghiệp. Chúng ta có thể ước đoán rằng sở dĩ bản thống kê kể trên không ghi rõ những con số xuất nhập cảng từ 1961 trở đi là tại những con số ấy đã xuống quá thấp. Tuy nhiên cũng trong bài báo ấy, tác giả có thu nhận như sau:
“Chúng ta đã sử dụng gần hết số tiền viện trợ không phải hoàn lại do các nước xã hội chủ nghĩa anh em giúp ta trong những năm trước. Từ đây hình thức viện trợ chủ yếu là hình thức cho vay dài hạn, có vay có trả, có đi có lại. Nếu khả năng xuất khẩu không theo kịp yêu cầu nhập khẩu thì chúng ta bắt buộc phải hạn chế số nhu cầu về nhập khẩu”.
(Lưu Văn Đạt “Bàn về thăng bằng xuất nhập khẩu hiện nay” Nghiên cứu kinh tế, Hà Nội, tháng 12, 1964)
Từ ngày chiến tranh lan rộng ra Bắc Việt, thái độ của Nga sô và Trung cộng đối với nước “em út” có thay đổi, tuy nhiên cũng chưa ai biết hai nước kể trên đã giúp Bắc Việt những gì, về phương diện kinh tế. Chúng ta có thể nói từ 1960 đến 1964, Bắc Việt không khác một đứa con trong gia đình mà cả bố lẫn mẹ, sau khi ly dị, không nhìn ngó đến. Nếu nhớ lại lời ông Hồ khuyến cáo học sinh lớp chỉnh huấn, khuyên họ không nên “ngồi giữa hai chiếc ghế”, thì có thể nói rằng chính ông Hồ đã bị ngã vì ông đã ngồi giữa hai ghế Nga và Tàu.
Năm 1963, theo lời Giáo sư P. J. Honey, Bắc Việt có dạm đổi một số hàng tiểu công nghệ để lấy bột mì của Úc châu nhưng Úc châu chê hàng xấu không đổi. Sau đấy, Bắc Việt có đổi cho Trung cộng một số hoa quả “nhiệt đới” và cây thuốc để mua lại của Trung cộng một số bột mì mà Trung cộng đã mua của Ca-na-da. Bắc Việt cũng xuất cảng một số “thực phẩm xa xỉ” như lợn, gà (mỗi em học sinh phải nuôi và bán cho chính phủ mỗi năm hai con gà) để nhập cảng một số “lương thực căn bản” nhưng kết quả chẳng được là bao. Vì nông thôn không cung cấp đủ thực phẩm nên công nhân và dân thành thị nói chung cũng bị thiếu thốn. Tờ Thời mới
“Mỗi lần họ (công nhận xưởng máy dệt) đi mua gạo, họ phải nghỉ việc nửa ngày. Nhiều khi số người xếp hàng đông quá, họ phải nghỉ việc nhiều buổi mới mua được xuất gạo”.
Tháng 4, 1965, tờ Nghiên cứu kinh tế còn viết như sau:
“Hãy còn tình trạng phải xếp hàng chờ đợi, người tiêu dùng phải đi nhiều nơi, nhiều chỗ mới mua được đủ những mặt hàng thực phẩm khác nhau cần cho việc nấu ăn hàng ngày”.
(Lê Đông “Bàn về vấn đề thực phẩm cho các thành phố”, Nghiên cứu kinh tế số 26, tháng 4, 1965)
Từ ngày bắt đầu “thành lập xã hội chủ nghĩa” cộng sản Bắc Việt cố gắng xây dựng một nền kỹ nghệ, vừa để “trưng” với nhân dân đấy là “xã hội chủ nghĩa”, vừa nuôi hy vọng sản xuất hàng hóa công nghệ, mang xuất cảng để đổi lấy vật liệu và lương thực. Hiện nay đã có tất cả hơn một ngàn công xưởng lớn nhỏ, nhưng vì thiếu chuyên viên, vì cán bộ ưa sản xuất nhanh và nhiều để lấy thành tích, nên hàng hoá do Bắc Việt chế tạo không đúng tiêu chuẩn quốc tế, vừa xấu vừa đắt, không thể nào cạnh tranh nổi với sản phẩm công nghệ của Nhật Bản hiện tràn ngập thị trường Đông Nam Á.
Mặc dù những khó khăn kể trên, Bắc Việt hướng theo con đường mà 40 năm về trước ông Hồ hình dung là “con đường tiến tới thắng lợi cuối cùng, tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”, con đường mà ông nhìn rõ vì có “mặt trời” của chủ nghĩa Mác-Lê-nin soi sáng.
Vì quyết tâm đi theo con đường kể trên và bắt buộc mọi người đều phải tiến bước theo hướng “mặt trời Mác-Lê-nin nên Đảng Lao động bắt toàn thế giới công thương kể cả phu xích-lô, người làm chữa xe đạp và những người buôn thúng bán mẹt phải thành lập hợp tác xã để sinh hoạt tập thể. Nhiều người phải bỏ nghề cũ để nhập đoàn đi “phát triển văn hoá và kinh tế” trên thượng du, mỗi đoàn có một số đảng viên Đảng Lao động đi theo kiểm soát. Một số đã tự giác, còn đa số hiện làm việc và sinh hoạt theo kiểu “cu li” đồn điền thuở trước.
Nói về sự thay đổi lề lối sinh hoạt cũng nên nhắc tới số phận những người mà cộng sản mệnh danh là “tư sản dân tộc”. Họ là những người trước kia có một xưởng máy cỏn con, dùng dăm bảy người thợ và học việc. Hồi mới về tiếp thu Hà Nội, cộng sản đề cao họ “bạn của nhân dân” và hứa tôn trọng hình thức kinh doanh của họ. Nhưng cộng sản chỉ giữ lời cho đến ngày chiếm cứ Hải Phòng, cửa bể cuối cùng để di cư vào Nam. Sau đó chính quyền Bắc Việt buộc các xí nghiệp tư nhân phải đổi thành công tư hợp doanh, nghĩa là tự đặt mình dưới sự kiểm soát của chính phủ. Nếu họ không chịu, chính phủ sẽ không cung cấp nguyên vật liệu. Những chủ cũ được tiếp tục điều khiển xưởng máy với chức vụ giám đốc, nhưng dưới sự giám sát chặt chẽ của cán bộ Đảng. Tình trạng “nửa nạc nửa mỡ” này được duy trì trong hai năm (1957-59). Nhưng từ 1959 trở đi, khi bước sang giai đoạn “xây dựng xã hội chủ nghĩa”, Đảng cử đảng viên là giám đốc và bắt các “tư sản dân tộc” phải “cải tạo theo chủ nghĩa xã hội”, nghĩa là phải làm việc bằng tay chân công nhân, nặng nhọc hơn công nhân, trong khi vẫn bị khinh rẻ là “giai cấp bóc lột”. Tư sản dân tộc khác địa chủ ở điểm không bị đấu tố và tù đày, nhưng cả hai đều từ địa vị “bạn của cách mạng, của nhân dân” bước xuống thành phần “kẻ thù của giai cấp”. Theo tờ Học tập, cơ quan lý luận của Đảng Lao động, thì kiếp sống của “tư sản dân tộc” đã làm mủi lòng một số đảng viên phụ trách kiểm soát họ. Tờ Học tập viết:
“Có một số cán bộ phụ trách xí nghiệp công tư hợp doanh quả quyết rằng những người tư sản đang làm việc ở xí nghiệp do các đồng chí đó phụ trách đã tiến bộ một trăm phần trăm, và việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với họ “không còn thành vấn đề nữa”. Thế rồi các đồng chí đó hối hả đòi “thay đổi thành phần (thăng chức làm công nhân) cho các nhà tư sản… Rất rõ ràng là nếu những người làm công tác cải tạo giai cấp tư sản dân tộc không chịu đi vào nghiên cứu “cuộc sống nội tâm” của những nhà tư sản, chỉ mới nhìn thấy những vết dầu mỡ loang trên tấm áo và thậm chí những chai tay của các nhà tư sản mà đã vội tính chuyện thay đổi thành phần cho họ, thì những người (cán bộ) đó sẽ rất dễ bị lóa mắt bởi những hiện tượng bề ngoài mà không nắm được bản chất vấn đề, do đó sẽ không thể nào làm tròn trách nhiệm trước đảng và giai cấp”.
(Học tập, tháng 3, 1965)
Giới tư sản dân tộc Bắc Việt đã chịu lam lũ trong 7 năm nay, nhưng lời tuyên bố kể trên chứng tỏ con đường “cải tạo” của họ còn dài, và hiện nay họ chưa có mảy may hy vọng “lên chức” công nhân.
Hiện nay Bắc Việt đã hoàn thành công cuộc tập thể hóa nông nghiệp và công nghiệp, nhưng có một điểm đáng chú ý Bắc Việt chưa thành lập, “nhân dân công xã”. Từ trước Bắc Việt vẫn theo sát chính sách của Trung cộng. Tất cả mọi phong trào do Trung cộng đề xướng đều được thi hành tại Bắc Việt chừng hai năm sau bắt đầu từ thuế nông nghiệp đến Cải cách ruộng đất, rồi đến tổ đổi công, hợp tác xã… nhưng Trung cộng đã thực hiện “nhân dân công xã” từ bảy tám năm nay mà cho tới nay Bắc Việt vẫn cứ đứng nguyên trong giai đoạn “hợp tác xã”. Có thể Bắc Việt đã nghe lời khuyên can của Nga sô mà không tiến tới “nhân dân công xã”, mà cũng có thể Bắc Việt chưa muốn thực hiện một chế độ hoàn toàn cộng sản trong khi chưa “giải phóng” được miền Nam. Nhưng vì áp lực của Tàu mỗi ngày một mạnh nên rồi ra, rất có thể, Bắc Việt sẽ trở lại bắt chước Trung cộng và đi theo từng bước chân một.
xuất bản ở Hà Nội ngày 7 tháng 7, 1961 nói về nạn thiếu gạo ở thành thị như sau:
[1]Bùi Quang Đoài, “Chủ nghĩa nhân văn của ông Hoàng Xuân Nhị”, Nhân văn số 4, ngày 5-11-1956
[2]Ý nói bây giờ gánh ít hơn, nhưng vì đau khổ nên thấy cực nhọc hơn nhiều.
[3]Theo lời ông Lê Duẩn trong bài “Xây dựng tư tưởng làm chủ tập thể trên lập trường giai cấp vô sản” trong báo Học tập số tháng 6, 1965 thì giá một ký thóc ở thị trường tự do là 0,80 đ, và giá bán cho chính phủ là 0,20 đ.
[4] Riêng năm 1961, trong tài liệu ghi con số “rúp mới” nhưng chúng tôi tính cả sang “rúp cũ” cho đồng loại. Mỗi rúp mới ăn 4,444 rúp cũ.
Trong khi nông dân nổi dậy đánh nhau với cán bộ và quân đội nhân dân thì trí thức ở thành thị cũng không ngồi yên. Bằng bài vở, báo chí kịch liệt đả kích các lãnh tụ Đảng và một điều rất không ngờ, cuộc chống đối của trí thức đã gây nên nhiều ảnh hưởng sâu rộng hơn những cuộc bạo động của nông dân. Mặc dù thắng lợi của họ chỉ nhất thời, thành tích của họ không bao giờ phai nhạt trong trí óc dân chúng Việt Nam. Tất cả những trí thức tham dự cuộc chống đối này đều là những người đã từng tham gia kháng chiến và mới ở chiến khu về, trước đấy một hai năm. Không ai không biết những gian khổ họ đã can đảm chịu đựng trong chín năm kháng chiến. Sống lâu năm trong rừng sâu, không mấy người thoát khỏi bệnh sốt rét rừng, bệnh kiết lỵ và nhiều bệnh khác. Không có thuốc men, những chứng bệnh của họ đều trở thành kinh niên. Lương lậu không có, chỉ có “sinh hoạt phí” tương đương với vài chục ký gạo nuôi cả gia đình, họ chỉ sống bằng khoai sắn và măng tươi hái trong rừng chấm muối vừng. Phần lớn trí thức đều rằng ủng hộ chính quyền Việt Minh, tức là phản lại bản thân. Họ cảm thấy dưới chế độ Việt Minh, do cộng sản lãnh đạo, họ không thể có tương lai sáng sủa, nhất là sau khi cố vấn Trung Quốc “vĩ đại” được phái sang. Họ càng nhận rõ số phận của họ, sau Cải cách ruộng đất khi Đảng chỉ hoàn toàn tín nhiệm bần cố nông. Nhiều người đã tự ví mình là “hầu non của chế độ” ý nói Đảng chỉ ưa nhan sắc của mình rồi giở trò “chim chuột” mà không thực tình gắn bó. Ngôi “chính thất” Đảng đã để dành cho “công nông”, trí thức chỉ là “lẽ mọn”. Sự đau lòng của “kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng” đã được luật sư Nguyễn Mạnh Tường diễn tả như sau:
Các anh em trí thức kháng chiến thường phàn nàn rằng đảng thiếu tín nhiệm họ. Họ đau khổ mà nhận thấy rằng mặc dầu họ đã trải qua nhiều thử thách, chịu đựng bao nhiêu hy sinh, trải qua bao nhiêu gian nguy, đảng vẫn chưa tin ở họ. Nào họ có yêu sách gì quá đáng đâu? Họ có đòi làm bộ trưởng hay đại sứ đâu? Không, đại đa số các anh em trí thức nói chung không mơ ước các địa vị, công tác lộng lẫy đâu, họ vui lòng nhường cho các nhà chính trị, các đảng viên. Họ chỉ tha thiết đòi hỏi được mang khả năng chuyên môn và kinh nghiệm của họ ra phục vụ nhân dân mà thôi. Họ chỉ thiết tha mong muốn được bảo toàn danh dự trí thức của họ và cái tự do dân tư tưởng mà họ quan niệm là cần thiết cho nhân phẩm của người trí thức mà thôi.
Cụ Phan Khôi, một nhà văn lão thành đã diễn tả tâm sự của người trí thức bằng một thể khác. Cụ bày ra cách vừa uống cà phê vừa nhai kẹo bột (trong chiến khu không có đường trắng) và cụ giải thích tại sao lại phải vừa uống vừa nhai như vậy. Cụ nói: “Cái ngọt của kẹo tượng trưng cho lòng yêu nước. Nó đánh tan cái đắng của cà phê mà chúng ta có thể ví với cái lãnh đạo của Đảng. Như vậy, chúng ta có thể hưởng ứng được cái thơm của cà phê ví như cái danh dự của người trí thức.”
Trong vô số những khổ cực mà người tri thức phải chịu đựng, có một thứ khó chịu đựng nhất là thái độ hống hách của đảng viên. Một thi sĩ vô danh đã tả thái độ đó như sau:
Ông “vỗ ngực”
Học thuật văn chương chửa sạch nghề,
Tập toè lên lớp cũng khen chê.
Giáo điều khó nuốt lên thô bạo,
Tình cảm không tiếu kéo nặng nề.
Tình cảm khô khan như củi gộc,
Phê bình nồng nặc tựa cơm khê.
Anh em vặn lại cùng kỳ lý,
Vỗ ngực, ông giơ đảng chực loè
(Báo Văn số 24 xuất bản ở Hà Nội ngày 10–10-1957)
Thái độ ức hiếp tinh thần kể trên, cùng nhiều thể thức ức hiếp khác gây nên một cảm giác khiếp đảm trong tâm hồn người tri thức. Nhà văn Trần Lê Văn (cháu cụ Tú Xương) đã diễn tả cơn “ác mộng” của ông như sau, trong một bài nhan đề “Bức thư gửi một người bạn cũ” (một cán bộ cộng sản cùng làm việc trong cơ quan):
“... Có đêm tôi mê thấy hai cánh tay gầy guộc của anh, móng nhọn, nắm cổ tôi lôi xuống hầm tối om, đậy nắp lại. Có hôm anh lại hoá ra con quạ đen quặp tôi như con đại bàng quắp nàng công chúa trong chuyện cổ tích. Tôi thường kêu ú ớ, hoặc nghiến răng trong những giấc ngủ mê kinh hãi đó”.
(Trần Lê Văn, trong “Bức thư gửi một người bạn cũ”, Giai phẩm mùa Thu tập 1, tháng 10, 1956)
Một lý do thứ hai khiến trí thức Bắc Việt nổi dậy chống lại chế độ là sự sa đoạ của họ cả về tinh thần lẫn vật chất. Đoạn văn sau đây, trích trong bản Đề án của thi sĩ Hoàng Huế gửi Đại hội văn nghệ toàn quốc, năm 1956, đã nói lên tình hình khốn khổ về sinh hoạt vật chất của đa số văn nghệ sĩ ở chiến khu trở về Hà Nội:
“Ai cũng biết rằng đời sống của chúng ta thiếu thốn quá. Đấy là một sự thật buồn bã vẫn hàng ngày đập vào mắt chúng ta làm cho những kẻ đơn giản nhất cũng phải suy nghĩ.
Chúng ta không thắc mắc về cảnh sống trong kháng chiến. Nhưng trở về Hà Nội, giữa những phố xá đầy nhung lụa (hồi mới tiếp thu), tủ kính và ánh đèn xanh đỏ có lẽ chưa bao giờ người nghệ sĩ cảm thấy cay đắng như lúc này. Cần phải nói thẳng rằng ở một toà soạn báo Văn Nghệ, trong số 8 biên tập viên có vợ thì 6 người đã thất nghiệp hay bán thất nghiệp. Những trang giấy trắng đáng lẽ chi dùng để chép thơ cũng đã bao lần biến thành đơn xin việc. Những lá đơn ấy gửi đi rồi im lặng không nghe một tiếng trả lời.
Sự thật đã có những nhà văn viết đêm, không có một tách cà phê để uống. Đã có những thi sĩ không làm thế nào mà mua được dăm điếu thuốc lá trong cơn nghiện, và đã có một kịch sĩ bán chiếc đồng hồ đeo tay của mình để bồi dưỡng cho viết xong cuốn sách, nhưng in ra không đủ tiền để chuộc chiếc đồng hồ.
Hữu Loan có thể nói cho chúng ta biết tình cảnh của anh. Nằm trong bóng tối nhỏ ở ngoại ô Hà Nội khi không có tiếng vợ kêu con khóc, Hữu Loan chỉ mơ ước một ngọn đèn dầu để thức mà viết. Văn Ký cũng có thể nói cho chúng ta biết tình cảnh của anh. Buổi sớm mai không có củ khoai luộc cho con ăn, nghe tiếng con khóc mà đứt ruột”.
(Giai phẩm mùa Thu tập 2, tháng 10, 1956)
Nỗi khổ cực càng khó chịu đựng hơn khi, đồng thời, có một thiểu số giữ chức “cán bộ văn nghệ” ngang nhiên sống một cuộc đời xa hoa, phè phỡn. Cũng trong bản Đề án ấy, thi sĩ Hoàng Huế viết họ trịnh trọng thắt cà vạt đỏ, đi giầy da vàng, đọc đít cua và nhồm nhoàm ăn tiệc, rồi xách valy bay đó bay đây, trên mây trên gió.
Đời sống vương giả mà thi sĩ Hoàng Huế nói đến trong bản đề án của ông đã được Nguyễn Tuân, một nhà văn hiện giữ chức “cai nghiện” thú nhận sau khi đi dự Hội nghị Hoà bình thế giới ở Helsinki thủ đô Phần Lan về. Nguyễn Tuân khoe khoang như sau:
“Mỗi ngày ăn ba bữa, khẩu phần thừa thãi bổ béo; nghi thức lúc ăn thực là trang trọng: đồ sứ, pha lê, khăn bàn trắng muốt, quanh bàn ăn chốc chốc lại cử nhạc, những chị đưa món ăn đẹp như rượu rót trong các truyện thần thoại”.
(Trích bài “Phở” của Nguyễn Tuân trong báo Văn số 1, ngày 10-5-1957)
Sự khác biệt giữa hai nhóm “cu li văn nghệ” và “cai văn nghệ” cả về phương diện chính trị lẫn đời sống vật chất đã gây nên nhiều mâu thuẫn đối kháng (theo đúng lý thuyết của Mác) không phải không đối kháng như Mao Trạch Đông đã thuyết trong tập “Dân chủ mới” của ông. Nổi loạn để chống lại tình trạng bất công như vậy chỉ là một vấn đề thời gian, và nó đã xảy ra nhân dịp Nikita Khrushchev phát động phong trào hạ bệ Stanin tại Moscou năm 1956. Bài diễn văn tố cáo tội ác của Stalin gây nên những phản ứng liên tiếp bắt đầu tràn tới Việt Nam một tháng sau. Nhà xuất bản Minh Đức, trước kia vẫn xuất bản những sách báo trí thức của cộng sản ở chiến khu, phát hành ngay tập Giai Phẩm, trong đó có bài thơ nhằm đả kích ông Hồ Chí Minh, không trực tiếp đả động đến ông Hồ, mà chỉ nói vớ vẩn về cái bình vôi, Lê Đạt, tác giả bài thơ, viết như sau:
Nhưng người sống lâu trăm tuổi,
Y như một cái bình vôi.
Càng sống càng tồi,
Càng sống càng bé lại.
Sự thực thì vôi đóng dần, nên ruột bình vôi càng bé lại, mỗi cái bình vôi cũng dùng được hàng tháng.
Sợ mấy câu thơ vớ vẩn của Lê Đạt không được mấy người để ý và tìm hiểu thâm ý của tác giả, cụ Phan Khôi bèn viết tiếp một nhan đề “Ông bình vôi” đăng trong Giai phẩm mùa thu tập 1 để cắt nghĩa rõ hơn. Cụ giải thích tại sao bình vôi cứ đặc ruột dần dần, tại sao dân chúng lại gọi bằng “ông”. Cụ nói: “Người Việt Nam, về sau thế nào chưa biết, chứ về trước, hễ vật gì làm hại được hoặc lớn hoặc nhỏ, vật gì sống lâu to xác thì gọi bằng “ông” để tỏ lòng tôn kính sùng bái” và cụ Phan kết luận:
“Tóm lại, cái bình vôi, vì nó sống lâu ngày, lòng nó đặc cứng, miệng nó bịt lại, ngồi cú rũ trên tràng hoặc trên tường thành, cũng như pho tượng đất hoặc gỗ không nói năng, không nhúc nhích, thì người ta tôn thờ sùng bái mà gọi bằng “ông”.
Cụ Phan Khôi có ý giải thích cho độc giả biết rằng mấy câu thơ của Lê Đạt nhằm đả kích tinh thần “sùng bái cá nhân”, và nhiều người hiểu ngay rằng Lê Đạt và cụ Phan mượn “ông bình vôi” để mà chỉ “Cụ Hồ”, vì như mọi người trông thấy, ông Hồ đã già, và trở về già, ông không còn ái quốc như hồi còn trẻ. Lòng yêu nước của ông cứ mỗi ngày “bé lại”. Ngày xưa ông tự xưng là Nguyễn Ái Quốc mà ngày nay ông chỉ lo phục vụ các “ nước đàn anh”, không nghĩ gì đến đồng bào nữa.
Đảng cũng hiểu thâm ý của bài thơ nên tịch thu tập Giai phẩm và kiếm cớ bỏ tù một nhà văn trong nhóm, thi sĩ Trần Dần. Hồi ấy (tháng 3-1956) các lãnh tụ Bắc Việt ngần ngại không dám hưởng ứng phong trào hạ vệ sĩ Stalin phát xuất từ Moscou. Lý do là tại chiến dịch Cải cách ruộng đất đang dở dang, nên không dám nới tay trước khi hoàn thành chiến dịch. Đảng thấy cần thiết phải tiếp tục duy trì chính sách khủng bố trong ít tháng nữa. Vì vậy nên mãi đến tháng Tám năm ấy báo chí của Đảng mới chính thức đề cập đến vấn đề “chống sùng bái cá nhân”. Nhưng trước đấy, công nhân Ba Lan đã nổi loạn ở Pozna (28 tháng 6, 1956) và Mao Trạch Đông đã phát động phong trào “Trăm hoa đua nở”. Hai việc sau đây đã khiến tình hình Bắc Việt thêm căng thẳng bội phần. Nên chi, khi Đảng Lao động phát động chiến dịch Sửa sai, năm tháng sau khi Khrushchev đã hạ bệ Stalin giới trí thức Bắc Việt đã căm phẫn đến cực điểm và sẵn sàng mở rộng cuộc tổng tấn công chống lại chế độ.
Giai phẩm mùa Thu tái bản, và trong số ra ngày 29 tháng 8, 1956 đăng một bài thơ của Hữu Loan nhan đề “Cũng những thằng nịnh hót” kết thúc bằng mấy câu như sau:
Những người đã đánh bại xâm lăng,
Đỏ bừng mặt vì những tên quốc xỉ
Ngay giữa thời nô lệ,
Là người, chúng ta
không ai biết
cúi đầu.
Tiếng gọi của Hữu Loan được nhiều người đáp lại. Lập tức tất cả các văn nghệ sĩ có tài, cả già lẫn trẻ, cả đảng viên lẫn “quần chúng” tham gia cuộc đấu tranh. Một tuần sau tờ Nhân văn ra đời làm cơ quan phát ngôn cho giới độc lập. Điều đáng chú ý là chủ bút tờ báo lại là Nguyễn Hữu Đang một đảng viên làm bộ trưởng Bộ Văn hoá hồi Việt Minh mới cướp chính quyền. Những người viết bài đả kích hăng nhất cũng lại là những văn sĩ trẻ tuổi có chân trong Đảng. Tuy nhiên, kiện tướng trong cuộc đấu tranh vẫn là cụ Phan Khôi, một nhà văn lão thành hồi ấy đã ngoài bẩy mươi. Là cháu ngoại cụ Hoàng Diệu, ông “Tú Khôi” đã tham gia phong trào Văn thân năm 1907. Tới năm 1957 Phan Khôi là nhà nho có danh tiếng còn sống sót, vì trong chiến dịch Cải cách ruộng đất hầu hết các nhà nho ở Bắc Việt đã bị quy là địa chủ và thủ tiêu. Có thể nói trong phong trào “Trăm hoa đua nở”, cụ Phan đại diện cho cả một thế hệ, cho hệ thống tư tưởng Nho giáo, đơn thương độc mã chống chọi với ý thức hệ Mác-xít và chế độ cộng sản.
Bốn mươi năm trong nghề viết báo, cụ Phan đã nổi tiếng về bút chiến. Bắt đầu, cụ dùng lời văn đanh thép của cụ đả kích “lãnh đạo văn nghệ” và cùng nhiều cây bút trẻ, tố cáo Đảng là bè phái, tham ô, áp bức văn nghệ, thủ tiêu tự do của văn nghệ sĩ, “cả vú lấp miệng em”, v.v. Họ cũng nghi ngờ sự thành thật của giới lãnh đạo và mang cả giáo điều Mác-xít ra chế nhạo. Sinh viên Hà Nội cũng tham gia đấu tranh. Trong tập Đất mới họ xuất bản, họ tố cáo Đảng độc quyền các nữ sinh tiểu tư sản. Nhóm văn nghệ sĩ chống đối sử dụng mọi thể văn để đấu tranh, thơ, truyện ngắn, kịch, truyện giả tưởng và xã luận. Cuối cùng, ông Nguyễn Mạnh Tường, đại diện cho trí thức, đọc trước Hội nghị Mặt trận tổ quốc họp tại Hà Nội ngày 30 tháng 10, 1956, một bài diễn văn kịch liệt lên án toàn thể chế độ.
Nhờ những văn kiện này mà thế giới bên ngoài hiểu rõ nội tình cộng sản Bắc Việt. Đấy cũng là những tác phẩm xứng đáng với danh từ “Trăm hoa”. So với những “đoá hoa” khác đồng thời cũng nở ở các nước cộng sản khác vườn hoa Việt Nam có phần tươi thắm hơn nhiều. Sở dĩ các văn nghệ sĩ Việt Nam đã đạt tới một trình độ nghệ thuật cao, có lẽ là tại họ đã hấp thụ được hai nền văn chương phong phú của Tàu và Pháp, trong khi vẫn giữ được tinh thần hài hước, dí dỏm, một đặc tính của văn chương Việt. Một mặt khác vì đã học tập lý thuyết trong suốt mười năm và thường xuyên thảo luận chính trị nên họ sẵn có những lý luận sắc bén để tranh biện với phe “bênh đảng”. Trương Tửu là một trường hợp đặc biệt. Ông đả kích chính sách cộng sản trong một loại bài đăng trong Tạp chí Văn học, trong đó ông trích rất nhiều lời của Mác và Lênin, nhưng ông không chú thích là trích ở tài liệu, tác phẩm nào. Vì không có chú thích các chuyên viên của Đảng lao động cũng không biết Trương Tửu đã trích ở đâu, thực hay bịa, nên không dám tranh luận. Sau cùng Đảng phải dịch tất cả loạt bài của Trương Tửu sang tiếng Nga rồi gửi sang Moscou nhờ tra cứu và thảo bài trả lời. Mãi ba tháng sau, có bài từ Nga gửi sang, Đảng Lao động mới trả lời Trương Tửu.
Trong phạm vi cuốn sách nhỏ này, chúng tôi rất tiếc không thể trình bày tất cả các tác phẩm của giới văn nghệ Bắc Việt trong phong trào Trăm hoa, nhưng chúng tôi xin nhắc bạn đọc là phần lớn những tác phẩm này đã được in trong cuốn Trăm hoa đua nở trên đất Bắc xuất bản ở Sài Gòn năm 1959. Vì sách đã xuất bản lâu ngày và hiện nay khó kiếm, chúng tôi xin giới thiệu qua loa một vài tác phẩm có giá trị nhất.
- “Những người khổng lồ” của Trần Duy, một truyện thần thoại do tác giả sáng tác kể chuyện Ngọc Hoàng sai nặn một lũ khổng lồ đưa xuống hạ giới giúp nhân loại, nhưng vì thiếu vật liệu nên vị thiên thần phụ trách không nặn quả tim cho lũ người này. Vì thiếu tim, đoàn khổng lồ xuống hạ giới giúp người thì ít mà giày xéo lên người thì nhiều, gây tang tóc khắp mọi nơi, còn nhiều hơn ma quỷ. Tác giả mượn câu chuyện để tố cáo việc cán bộ cộng sản sát hại vô vàn lương dân trong chiến dịch Cải cách ruộng đất vừa qua. Trong truyện, Ngọc Hoàng tức là Các Mác và Những người khổng lồ tức là đảng viên Đảng Lao động (Trần Duy, Giai phẩm mùa Thu tập 2, tháng 10, 1956).
- “Thi sĩ máy” của Như Mai. Theo kiểu George Orwell trong cuốn 1984, tác giả mường tượng và tả một khía cạnh của xã hội cộng sản tương lai. Tác giả kể truyện, vì muốn thay thế các thi sĩ khó răn khó bảo, cộng sản chế tạo một chiếc máy, hễ bấm nút, có thể sản xuất ngay được 8.000 câu thơ trong một giây. Bài thơ nào cũng, đại để bắt đầu bằng “Thời đại tươi vui đẹp nắng vàng”, rồi đến “Rập rờn cờ đỏ trống khua vang” và kết thúc: “Bao tay lao động xây tươi đẹp phấn khởi nông trường tiên tiến hăng!” (Như Mai, Nhân văn số 5, Hà Nội, 30 tháng 11, 1956).
- “Tôi tìm em”, thơ của Tạ Hữu Thiện. Nhà thơ muốn lấy vợ nhưng sau khi điểm các cô gái thuộc mọi thành phần, tỏ ý tiếc không thể lấy cô nào được vì tất cả đều không còn biết yêu, biết ghét… (vì ảnh hưởng của giáo lý Mác-xít) (Tạ Hữu Thiện, Trăm hoa, Hà Nội, 6 tháng 1, 1957).
- “Con ngựa già của Chúa Trịnh”, truyện ngắn của Phùng Cung. Chuyện một con ngựa đua bị đưa vào phủ chúa kéo xe cho bà chúa, lấy làm hãnh diện với đồng loại, nhưng vì được ăn nhiều mà thiếu luyện tập nên khi dự thi, bị thua cuộc và tức đứt ruột chết. Tác giả mượn câu chuyện để mỉa mai mấy ông “cán bộ văn nghệ”, ăn trên ngồi chốc, lâu ngày không có sáng tác nên trở thành “đồ bỏ”, mất hết tài năng (Phùng Cung, Nhân văn số 4, Hà Nội, 5 tháng 11, 1956).
Trong ba tháng tương đối có tự do ngôn luận, cộng sản bị đả kích theo đúng kiểu, hai trăm năm trước, Voltaire đả kích giáo hội La Mã. Trong thời kỳ đầu, chính quyền cộng sản lúng túng, do dự, không biết nên đàn áp hay nới tay, vì họ hiểu rằng nếu nới tay làm ngơ thì chẳng bao lâu toàn thể chế độ sẽ bị sụp đổ, nhưng nếu thẳng tay đàn áp thì lại sợ trái tinh thần Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Liên Xô. Nhưng sau Khrushchev thẳng tay đàn áp cuộc nổi loạn ở Hungari tháng 10, 1956, các lãnh tụ Bắc Việt mới vững tâm trở lại, và thấy rõ đường đi: họ thẳng tay đàn áp cuộc nông dân bạo động ở Quỳnh Lưu và cuộc trí thức nổi loạn ở Hà Nội. Những cuộc công nhân chống đối cũng chung một số phận.
Cuộc chiến đấu giữa Đảng và phe đối lập có thể chia làm ba giai đoạn, mỗi giai đoạn lâu chừng một tháng. Trong giai đoạn đầu, phe đối lập chỉ đả kích “những thằng nịnh hót”, những “cán bộ văn nghệ”, tố cáo những tệ hại như bè phái, tham nhũng và nhiều thói hư tật xấu khác của chế độ. Trong thời kỳ này Đảng làm ngơ, không khủng bố. Trái lại, một vài tờ báo của Đảng cũng hòa nhịp với phe đối lập tố cáo một vài sai lầm, nhưng đều đổ lỗi cho cán bộ và công chức cấp dưới.
Sang giai đoạn thứ nhì, phe đối lập đả kích một số lãnh tụ. Lần này Đảng chống trả bằng một loạt bài do một số trí thức thân Đảng sản xuất, nhưng lẽ dĩ nhiên, họ lý luận một cách yếu ớt, không thuyết phục được một ai. Một giáo sư đại học, ông Hoàng Xuân Nhị, viết một bài bênh vực lập trường của Đảng, dựa vào quan điểm của Lê-nin về văn nghệ, nhưng giáo sư Hoàng Xuân Nhị bị chính ngay một học trò của ông, tên là Bùi Quang Đoài, làm cho đại bại. Bùi Quang Đoài lật ngược tất cả những luận điệu của ông Nhị và cũng trích dẫn Lê-nin để chứng minh rằng “tự do sáng kiến và tự do tư tưởng”, theo ông thủy tổ của chủ nghĩa cộng sản, “tuyệt đối cần thiết phải được bảo đảm”. Sau đó Bùi Quang Đoài phê bình ông Nhị: “…một là ông Nhị không tiêu hoá được tài liệu (của Lê-nin) hai là ông Nhị đã lợi dụng tài liệu một cách xuyên tạc. Nó không đúng với tinh thần trung thực của người trí thức… Tôi xin đề nghị với ông Nhị một điều: Cố gắng nghiên cứu, suy nghĩ, để giữ bản chất trung trực của người trí thức”. [1] Hoàng Xuân Nhị im bặt và Đảng bỏ cuộc, vì các cán bộ Đảng không đủ sức tiếp tục cuộc bút chiến.
Sang giai đoạn thứ ba, phe đối lập đả kích toàn bộ chính sách của Đảng, nhưng Đảng dùng thủ đoạn để khủng bố ngấm ngầm. Đảng ra lệnh không bán giấy cho mấy tờ báo đối lập, phái công an cảnh sát đi doạ nạt các hiệu sách bán báo đối lập và sau cùng ra lệnh cho công nhân nhà in đình công không in báo Nhân văn. Nhưng trong khoảng thời gian ba tháng, sự phẫn uất của nhân dân đã lên tới cao độ. Những người Nam tập kết ra Bắc phá bốt cảnh sát Cầu Gỗ và sinh viên miền Nam tập trung ở làng Mộc nổi loạn, rào đường từ Hà Nội đi Hà Đông. Khi tờ Nhân văn số 6 sắp xuất bản, trong đó có bài kêu gọi nhân dân xuống đường biểu tình chống lại chế độ, Đảng ra lệnh đóng cửa tờ báo và bắt mấy người cầm đầu. Phe đối lập bị bưng mồm bịt miệng, và những người “đầu sỏ” bị quy là Việt gian phá hoại. Đảng tổ chức ngay một chiến dịch “Cải tạo tư tưởng” và tiếp theo là một phong trào “Học tập lao động”.
Trên nguyên tắc thì tất cả trí thức, bất luận là chống Đảng hay thân Đảng đều phải học tập lao động, hoặc ở xưởng máy, hoặc ở đồng ruộng. Nhưng thực tế thì những trí thức thân Đảng được gửi tới mấy xưởng máy ở Hà Nội, Nam Định, hoặc Hải phòng, tiếp tục hưởng đầy đủ tiện nghi. Phe trí thức đối lập thì trái lại bị đưa lên miền thượng du, lam sơn chướng khí học tập lao động dưới sự chỉ bảo và kiểm soát của cán bộ dân tộc thiểu số. Kết quả là phần đông những trí thức đã sống tám chín năm trong rừng để tham gia kháng chiến chống Pháp, lần này, chỉ cách có hai năm, lại trở về chốn cũ. Có một điểm khác là trong thời gian kháng chiến, họ được dân địa phương quý trọng và giúp đỡ, còn lần này trái lại họ bị coi là một thứ tù chính trị. Hai năm trước, họ là chiến sĩ cách mạng. Bây giờ họ là Việt gian phản động. Dân thiểu số miền Việt Bắc đã theo Việt Minh từ ngày chống Nhật. Họ đã bị cộng sản tuyên truyền liên tiếp trong nhiều năm, và vì chân thật ngây thơ, nên họ dễ nghe theo luận điệu tuyên truyền hơn dân chúng miền xuôi. (Điều đáng chú ý là đội vệ sĩ bảo vệ ông Hồ gồm toàn lính người Mán). Đưa trí thức đối lập lên mạn ngược, Đảng yên trí về hai điểm. Một là họ không trốn và hai là họ không hy vọng tuyên truyền dân địa phương theo họ chống Đảng, vì phần lớn dân chúng miền này không nói tiếng Việt.
Một người trong bọn, thi sĩ Yến Lan gửi thư về báo Văn học, trong thư có một đoạn như sau:
“… Lúc mới về, hỏi ra tình hình sinh hoạt, thấy thưa người lớn, vắng trẻ con (ở đây đẻ nhiều nhưng nuôi được ít), nhiều người chân phồng ra như chân voi…”.
(Báo Văn học số 9, ngày 15-8-1958)
Trong một bức thư khác cũng gửi cho báo Văn học, Hoàng Chương một cán bộ văn công (công tác văn nghệ) khu V tập kết ra Bắc tả cảnh “cưỡng bách lao động” như sau:
“… Từ nhà đến Đồng Cống (nơi làm việc) xa chừng ba cây số. Chúng tôi dậy thật sớm tranh thủ gánh phân để tránh bớt nắng mưa. Tôi nhớ năm nào tiếp tế bộ đội ở chiến trường, gánh lúa bốn mươi cân leo dốc, nhờ vui và thích mau gặp bộ đội nên quên mệt [2] . Cô Thu, người Hà Nội trước chưa quen gánh, hôm nay cũng cố được hai mươi cân. Nhìn Hùng cởi trần gánh thoăn thoắt ai biết đó là một sinh viên Hà Nội…”
(Cùng số Văn học)
Nhiều người trong nhóm trí thức đối lập không thấy trở về Hà Nội và cũng không có tin tức gì hết. Một số ít được trở về với gia đình, nhưng phải là công tác khác, không được dạy học và sáng tác văn nghệ. Từ đấy về sau, Đảng Lao động chỉnh đốn lại Hội Văn nghệ liên tiếp đến mấy lần, để đạt tới tình trạng cuối cùng là những báo chí của Đảng không còn mảy may tính chất văn nghệ. Hiện nay, báo chí xuất bản ở Hà Nội thường gồm có hai phần: phần thứ nhất là những bài vở nhạt nhẽo do cán bộ Đảng viết, và phần thứ hai là phiên dịch truyện dài, truyện ngắn của các nước cộng sản khác.
Chương 18 - Con đường thẳng tới cộng sản chủ nghĩa
Đè bẹp xong cuộc bạo động của nông dân Nghệ An và phong trào trí thức chống đối ở Hà Nội, Đảng Lao động bèn “tái hồi” chính sách cũ để tiến tới cộng sản chủ nghĩa. Đảng tổ chức hợp tác xã nông nghiệp trên toàn thể lãnh thổ Bắc Việt, buộc nông dân phải sinh hoạt và sản xuất tập thể nghĩa là làm việc cho “đoàn thể” là chính yếu mà cho gia đình và bản thân là thứ yếu. Mỗi sáng, hễ nghe tiếng “kẻng” đúng 6 giờ là họ phải ra đồng làm việc dưới sự điều khiển của cán bộ, 11 giờ về ăn cơm trưa và học tập chính trị, 1 giờ lại ra đồng làm việc đến 6 giờ chiều. Tối đến phải đi họp để nhận phần việc ngày hôm sau. Mỗi ngày, nếu làm tốt và đủ 10 giờ, mỗi người được ban 10 điểm, mỗi điểm ăn 150 gam gạo. Nếu làm kém hoặc không đủ giờ, tất nhiên, sẽ được ít điểm hơn.
Đến vụ, sau khi gặt, hợp tác xã chia số thu hoạch thành 4 phần. Phần thứ nhất để đóng thuế, phần thứ hai để “làm nghĩa vụ” tức là bán cho chính phủ bốn lần rẻ hơn giá thông thường ở “thị trường tự do” [3] , phần thứ ba để trả nợ cho ngân hàng và các cơ quan khác, phần thứ tư chia cho xã viên theo tổng số điểm mỗi người đã nhận được trong toàn vụ. Chính phủ và Đảng hết sức khuyến khích nông dân “thâm canh”, nhưng dù vậy, sản xuất theo đơn vị diện tích vẫn rất thấp. Lý do chính là tại làm việc theo chế độ, “công nhật”, nên người làm không thấy trách nhiệm trong công việc làm mà chỉ “cơm chúa múa tối ngày”. Vì họ không chịu khó canh nước giữ bờ, nên hễ hết mưa là hết nước và chẳng bao lâu lại phải huy động đi “chống hạn”. Các lãnh tụ Trung cộng và Việt cộng hiện vấp phải một khó khăn mà các nước cộng sản khác không gặp; lúa là một cốc loại mọc dưới nước, đòi hỏi rất nhiều công chăm sóc, một loại cây rất “tiểu tư sản” không chịu uốn mình theo nếp sống tập thể dễ dàng như lúa mì hoặc các loại cây thực phẩm khác. Vì sản xuất kém nên Bắc Việt luôn luôn thiếu lương thực trong 10 năm nay. Bài báo sau đây, trong vô số những bài tương tự, chứng tỏ tình trạng thiếu ăn “kinh niên” ở Bắc Việt.
“… Tình hình lương thực tỉnh ta có khó khăn. Miền núi tuy không bị thiên tai nặng nề như một số huyện đồng bằng, nhưng do sản xuất kém nên vụ mùa năm nay (1964) nhiều nơi thu hoạch thấp hơn năm 1963… Lương thực miền núi vẫn khẩn trương, nay càng khẩn trương hơn. Cán bộ và bà con nông dân các hợp tác xã trong tỉnh hãy tham gia góp ý kiến, bàn bạc cụ thể, tranh cãi cho ra lẽ, tìm cách giải quyết nạn đói giáp hạt sắp tới”.
(Miền tây Nghệ An số 380, ngày 1 tháng Giêng, 1965)
Bàn về lý do tại sao sản xuất mỗi ngày một kém, tác giả bài báo đưa ra giải thích như sau:
“Nông dân bỏ sản xuất trước mắt để đi làm việc khác kiếm tiền mua gạo. Một số bà con trong các hợp tác xã chỉ nghĩ về việc kiếm tiền, và cho rằng họ có tiền là có gạo, không tích cực sản xuất, trồng ngô khoai, sắn và các thứ rau mầu. Ruộng đất tốt bỏ hoang hoá, cây trồng không chăm bón, thời vụ không đảm bảo, làm tập thể cho hợp tác xã thì ít, làm riêng cho mình thì nhiều…”
(Cũng số báo kể trên)
Trong liên tiếp mười năm nay, vì thiếu, nên lương thực luôn luôn bị hạn chế. Theo thể lệ hiện hành, mỗi nhân khẩu được mua mỗi tháng 13,5 kg lương thực, trong số chỉ có 8 kg gạo còn ngoài ra là ngô, khoai, sắn. Chính quyền hô hào tăng gia sản xuất bằng cách trồng các loại cây lương thực “ngắn ngày”, như bầu bí rau muống cạn xung quanh các công sở, trường học, trại lính, nhưng vì diện tích ít ỏi nên thu thập chẳng được là bao.
Một biện pháp quyết liệt khác đã được thi hành; trong hai năm gần đây, chính quyền Bắc Việt đã đưa, mỗi năm 25 ngàn gia đình nông dân miền đồng bằng sông Nhị Hà lên miền thượng du khai khẩn đất hoang và tìm cách tự túc để giảm bớt miệng ăn ở miền xuôi. Chương trình di dân này còn nhằm hai mục đích khác: Việt hoá và kiểm soát dân tộc thiểu số cùng thiết lập căn cứ kinh tế để chuẩn bị một cuộc trường kỳ kháng chiến nếu Bắc Việt bị tấn công. Nói về tương lai lâu dài và đất nước thì đấy là một cố gắng rất đáng khen, nhưng vì miền Bắc không đủ phương tiện trừ bệnh sốt rét nên công cuộc hiện đương gặp nhiều khó khăn.
Để giải quyết nạn thiếu ăn, chính quyền Bắc Việt đã nghĩ đến giải quyết nhập cảng lương thực từ bên ngoài, nhưng ngặt vì xuất cảng ít nên không có ngoại tệ để nhập cảng đủ số lương thực cần dùng. Có bao nhiêu ngoại tệ thu được hoặc được “các nước bạn” viện trợ đều phải dùng vào việc mua sắm máy móc để thiết bị cho nền công nghệ phôi thai.
Suốt trong 10 năm nay và ngay cả trong những năm “được mùa viện trợ” của các nước bạn, cán cân xuất nhập của Bắc Việt vẫn bị chênh lệch, xuất ít nhập nhiều. Bản thống kê sau đây do Bộ Ngoại giao và Tổng cục Thống kê Bắc Việt có thể cho chúng ta một khái niệm đại cương về vấn đề kể trên.
Đơn vị: 1.000.000 rúp cũ
Năm | Xuất | Nhập | Hụt | Tỷ lệ xuất nhập |
1955 | 27,3 | 294,4 | -267,1 | 9,2% |
1956 | 81,7 | 314,2 | -232,2 | 26% |
1957 | 163,8 | 398 | -234,2 | 41,1% |
1958 | 204,6 | 253,2 | -48,6 | 80,8% |
1959 | 269,2 | 417,9 | -148,7 | 64,4% |
1960 | 319,6 | 511,6 | -192 | 62,4% |
1961 [4] | 319,6 | 617,1 | 297,5 | 55,9% |
1962 | | | | 60,4% |
1963 | | | | 59,1% |
1964 | | | | 74,1% |
(Trích tạp chí Nghiên cứu kinh tế xuất bản tại Hà Nội tháng 12, 1964. Bài “Bàn về thăng bằng xuất nhập khẩu hiện nay” của Lưu Văn Đạt, tr.46)
Điểm đáng chú ý là từ 1962 trở đi bản thống kê không ghi những con số xuất nhập cảng mà chỉ công bố tỷ lệ chênh lệch giữa xuất và nhập. Nên nhớ rằng cũng vào khoảng thời gian này (1960) cuộc xung đột bùng nổ giữa Nga sô và Trung cộng, và đối với cuộc xung đột này, Bắc Việt luôn luôn giữ thái độ “trung lập”. Một vài dấu hiệu cho phép một số quan sát viên nhận định rằng chính vì thái độ “nước đôi” ấy mà Nga coi Bắc Việt là thân Tàu, và Tàu coi Bắc Việt là thân Nga, với kết quả là cả hai nước đàn anh đều đình chỉ không viện trợ cho Bắc Việt bắt đầu từ 1961. Không những cắt dứt viện trợ mà khối cộng sản Âu châu còn từ chối không bán đồ phụ tùng và mua hàng hóa của Bắc Việt. Trước kia Bắc Việt vẫn mua len mang về phân phát cho hàng vạn phụ nữ đan áo để bán sang Đông Âu nhưng từ 1961 trở đi hầu hết những người sống về nghề đan đều bị thất nghiệp. Chúng ta có thể ước đoán rằng sở dĩ bản thống kê kể trên không ghi rõ những con số xuất nhập cảng từ 1961 trở đi là tại những con số ấy đã xuống quá thấp. Tuy nhiên cũng trong bài báo ấy, tác giả có thu nhận như sau:
“Chúng ta đã sử dụng gần hết số tiền viện trợ không phải hoàn lại do các nước xã hội chủ nghĩa anh em giúp ta trong những năm trước. Từ đây hình thức viện trợ chủ yếu là hình thức cho vay dài hạn, có vay có trả, có đi có lại. Nếu khả năng xuất khẩu không theo kịp yêu cầu nhập khẩu thì chúng ta bắt buộc phải hạn chế số nhu cầu về nhập khẩu”.
(Lưu Văn Đạt “Bàn về thăng bằng xuất nhập khẩu hiện nay” Nghiên cứu kinh tế, Hà Nội, tháng 12, 1964)
Từ ngày chiến tranh lan rộng ra Bắc Việt, thái độ của Nga sô và Trung cộng đối với nước “em út” có thay đổi, tuy nhiên cũng chưa ai biết hai nước kể trên đã giúp Bắc Việt những gì, về phương diện kinh tế. Chúng ta có thể nói từ 1960 đến 1964, Bắc Việt không khác một đứa con trong gia đình mà cả bố lẫn mẹ, sau khi ly dị, không nhìn ngó đến. Nếu nhớ lại lời ông Hồ khuyến cáo học sinh lớp chỉnh huấn, khuyên họ không nên “ngồi giữa hai chiếc ghế”, thì có thể nói rằng chính ông Hồ đã bị ngã vì ông đã ngồi giữa hai ghế Nga và Tàu.
Năm 1963, theo lời Giáo sư P. J. Honey, Bắc Việt có dạm đổi một số hàng tiểu công nghệ để lấy bột mì của Úc châu nhưng Úc châu chê hàng xấu không đổi. Sau đấy, Bắc Việt có đổi cho Trung cộng một số hoa quả “nhiệt đới” và cây thuốc để mua lại của Trung cộng một số bột mì mà Trung cộng đã mua của Ca-na-da. Bắc Việt cũng xuất cảng một số “thực phẩm xa xỉ” như lợn, gà (mỗi em học sinh phải nuôi và bán cho chính phủ mỗi năm hai con gà) để nhập cảng một số “lương thực căn bản” nhưng kết quả chẳng được là bao. Vì nông thôn không cung cấp đủ thực phẩm nên công nhân và dân thành thị nói chung cũng bị thiếu thốn. Tờ Thời mới
“Mỗi lần họ (công nhận xưởng máy dệt) đi mua gạo, họ phải nghỉ việc nửa ngày. Nhiều khi số người xếp hàng đông quá, họ phải nghỉ việc nhiều buổi mới mua được xuất gạo”.
Tháng 4, 1965, tờ Nghiên cứu kinh tế còn viết như sau:
“Hãy còn tình trạng phải xếp hàng chờ đợi, người tiêu dùng phải đi nhiều nơi, nhiều chỗ mới mua được đủ những mặt hàng thực phẩm khác nhau cần cho việc nấu ăn hàng ngày”.
(Lê Đông “Bàn về vấn đề thực phẩm cho các thành phố”, Nghiên cứu kinh tế số 26, tháng 4, 1965)
Từ ngày bắt đầu “thành lập xã hội chủ nghĩa” cộng sản Bắc Việt cố gắng xây dựng một nền kỹ nghệ, vừa để “trưng” với nhân dân đấy là “xã hội chủ nghĩa”, vừa nuôi hy vọng sản xuất hàng hóa công nghệ, mang xuất cảng để đổi lấy vật liệu và lương thực. Hiện nay đã có tất cả hơn một ngàn công xưởng lớn nhỏ, nhưng vì thiếu chuyên viên, vì cán bộ ưa sản xuất nhanh và nhiều để lấy thành tích, nên hàng hoá do Bắc Việt chế tạo không đúng tiêu chuẩn quốc tế, vừa xấu vừa đắt, không thể nào cạnh tranh nổi với sản phẩm công nghệ của Nhật Bản hiện tràn ngập thị trường Đông Nam Á.
Mặc dù những khó khăn kể trên, Bắc Việt hướng theo con đường mà 40 năm về trước ông Hồ hình dung là “con đường tiến tới thắng lợi cuối cùng, tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”, con đường mà ông nhìn rõ vì có “mặt trời” của chủ nghĩa Mác-Lê-nin soi sáng.
Vì quyết tâm đi theo con đường kể trên và bắt buộc mọi người đều phải tiến bước theo hướng “mặt trời Mác-Lê-nin nên Đảng Lao động bắt toàn thế giới công thương kể cả phu xích-lô, người làm chữa xe đạp và những người buôn thúng bán mẹt phải thành lập hợp tác xã để sinh hoạt tập thể. Nhiều người phải bỏ nghề cũ để nhập đoàn đi “phát triển văn hoá và kinh tế” trên thượng du, mỗi đoàn có một số đảng viên Đảng Lao động đi theo kiểm soát. Một số đã tự giác, còn đa số hiện làm việc và sinh hoạt theo kiểu “cu li” đồn điền thuở trước.
Nói về sự thay đổi lề lối sinh hoạt cũng nên nhắc tới số phận những người mà cộng sản mệnh danh là “tư sản dân tộc”. Họ là những người trước kia có một xưởng máy cỏn con, dùng dăm bảy người thợ và học việc. Hồi mới về tiếp thu Hà Nội, cộng sản đề cao họ “bạn của nhân dân” và hứa tôn trọng hình thức kinh doanh của họ. Nhưng cộng sản chỉ giữ lời cho đến ngày chiếm cứ Hải Phòng, cửa bể cuối cùng để di cư vào Nam. Sau đó chính quyền Bắc Việt buộc các xí nghiệp tư nhân phải đổi thành công tư hợp doanh, nghĩa là tự đặt mình dưới sự kiểm soát của chính phủ. Nếu họ không chịu, chính phủ sẽ không cung cấp nguyên vật liệu. Những chủ cũ được tiếp tục điều khiển xưởng máy với chức vụ giám đốc, nhưng dưới sự giám sát chặt chẽ của cán bộ Đảng. Tình trạng “nửa nạc nửa mỡ” này được duy trì trong hai năm (1957-59). Nhưng từ 1959 trở đi, khi bước sang giai đoạn “xây dựng xã hội chủ nghĩa”, Đảng cử đảng viên là giám đốc và bắt các “tư sản dân tộc” phải “cải tạo theo chủ nghĩa xã hội”, nghĩa là phải làm việc bằng tay chân công nhân, nặng nhọc hơn công nhân, trong khi vẫn bị khinh rẻ là “giai cấp bóc lột”. Tư sản dân tộc khác địa chủ ở điểm không bị đấu tố và tù đày, nhưng cả hai đều từ địa vị “bạn của cách mạng, của nhân dân” bước xuống thành phần “kẻ thù của giai cấp”. Theo tờ Học tập, cơ quan lý luận của Đảng Lao động, thì kiếp sống của “tư sản dân tộc” đã làm mủi lòng một số đảng viên phụ trách kiểm soát họ. Tờ Học tập viết:
“Có một số cán bộ phụ trách xí nghiệp công tư hợp doanh quả quyết rằng những người tư sản đang làm việc ở xí nghiệp do các đồng chí đó phụ trách đã tiến bộ một trăm phần trăm, và việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với họ “không còn thành vấn đề nữa”. Thế rồi các đồng chí đó hối hả đòi “thay đổi thành phần (thăng chức làm công nhân) cho các nhà tư sản… Rất rõ ràng là nếu những người làm công tác cải tạo giai cấp tư sản dân tộc không chịu đi vào nghiên cứu “cuộc sống nội tâm” của những nhà tư sản, chỉ mới nhìn thấy những vết dầu mỡ loang trên tấm áo và thậm chí những chai tay của các nhà tư sản mà đã vội tính chuyện thay đổi thành phần cho họ, thì những người (cán bộ) đó sẽ rất dễ bị lóa mắt bởi những hiện tượng bề ngoài mà không nắm được bản chất vấn đề, do đó sẽ không thể nào làm tròn trách nhiệm trước đảng và giai cấp”.
(Học tập, tháng 3, 1965)
Giới tư sản dân tộc Bắc Việt đã chịu lam lũ trong 7 năm nay, nhưng lời tuyên bố kể trên chứng tỏ con đường “cải tạo” của họ còn dài, và hiện nay họ chưa có mảy may hy vọng “lên chức” công nhân.
Hiện nay Bắc Việt đã hoàn thành công cuộc tập thể hóa nông nghiệp và công nghiệp, nhưng có một điểm đáng chú ý Bắc Việt chưa thành lập, “nhân dân công xã”. Từ trước Bắc Việt vẫn theo sát chính sách của Trung cộng. Tất cả mọi phong trào do Trung cộng đề xướng đều được thi hành tại Bắc Việt chừng hai năm sau bắt đầu từ thuế nông nghiệp đến Cải cách ruộng đất, rồi đến tổ đổi công, hợp tác xã… nhưng Trung cộng đã thực hiện “nhân dân công xã” từ bảy tám năm nay mà cho tới nay Bắc Việt vẫn cứ đứng nguyên trong giai đoạn “hợp tác xã”. Có thể Bắc Việt đã nghe lời khuyên can của Nga sô mà không tiến tới “nhân dân công xã”, mà cũng có thể Bắc Việt chưa muốn thực hiện một chế độ hoàn toàn cộng sản trong khi chưa “giải phóng” được miền Nam. Nhưng vì áp lực của Tàu mỗi ngày một mạnh nên rồi ra, rất có thể, Bắc Việt sẽ trở lại bắt chước Trung cộng và đi theo từng bước chân một.
xuất bản ở Hà Nội ngày 7 tháng 7, 1961 nói về nạn thiếu gạo ở thành thị như sau:
[1]Bùi Quang Đoài, “Chủ nghĩa nhân văn của ông Hoàng Xuân Nhị”, Nhân văn số 4, ngày 5-11-1956
[2]Ý nói bây giờ gánh ít hơn, nhưng vì đau khổ nên thấy cực nhọc hơn nhiều.
[3]Theo lời ông Lê Duẩn trong bài “Xây dựng tư tưởng làm chủ tập thể trên lập trường giai cấp vô sản” trong báo Học tập số tháng 6, 1965 thì giá một ký thóc ở thị trường tự do là 0,80 đ, và giá bán cho chính phủ là 0,20 đ.
[4] Riêng năm 1961, trong tài liệu ghi con số “rúp mới” nhưng chúng tôi tính cả sang “rúp cũ” cho đồng loại. Mỗi rúp mới ăn 4,444 rúp cũ.