mercredi 21 septembre 2011

IV. Sự thật về Ải Nam Quan (phần 4)

THỨ HAI 9 THÁNG MƯỜI HAI 2002

4- Sự thật qua các bản đồ hiện đại

Đối chiếu các bản đồ vùng Đồng Đăng - Ải Nam Quan của Nha Địa Dư có từ trước 1950, với các bản đồ vào những năm 1964, 1976, 1998, và 2002, chúng ta sẽ thấy kinh ngạc trước sự di chuyển không ngừng của đường biên giới dần về phía Nam.

Hình 15 - Bản đồ thời Pháp thuộc, trước năm 1954


Bản đồ Nha Địa Dư VNCH (hình 15) là bản đồ thời Pháp thuộc đến lúc đất nước bị chia đôi. Bản đồ này có hình màu được tìm thấy trong cuốn sách Nước Tôi Dân Tôi [20]. Trên bản đồ này ghĩ rõ các chữ "Ải Nam Quan" nằm trên đường biên giới được đánh dấu bằng chữ thập, hiển nhiên là một địa danh của Việt Nam, khác với các địa danh bằng tiếng Tàu trong lãnh thổ Trung Quốc, như địa danh "Long Tcheou" (Long Châu) chẳng hạn. Khoảng cách từ Đồng Đăng lên Nam Quan khoảng 8-9 km.

So sánh bản đồ Nha Địa Dư với bản đồ hội United States Geographic Society (hình 16) được tìm thấy trên internet năm 1967, thì có sự rút ngắn khoảng 4-5 km từ Đồng Đăng lên biên giới. Điều này cho thấy sự thay đổi đã xảy ra trong thời khoảng từ 1954 đến 1967. Một cách chính xác hơn, sự thay đổi bắt đầu từ khi Trung Quốc ào ạt viện trợ quân sự cho miền Bắc xâm chiếm miền Nam vào đầu thập niên 1960.

Hình 16 - Bản đồ United States Geographic Society, 1967

So sánh bản đồ USGS 1967 với bản đồ du lịch của nhà nước nhà nước CSVN (hình 17), thì có sự khác biệt là 2 km. Bản đồ du lịch của nhà nước đến nay vẫn chưa được điều chỉnh theo Hiệp Ước 1999, vẫn còn có thể được tìm thấy trên một web site có địa chỉ như sau:

http://goasia.about.com/gi/dynamic/offsite.htm?site=http://home.vnn.vn/english/map/

Hình 17 - Bản đồ du lịch nhà nước CSVN

Khoảng tháng 3 năm 2002, có một bản đồ vùng Ải Nam Quan được một người tên là Dieu Van đưa lên các diễn đàn nghị luận ảo (email groups) và quả quyết là bản đồ của Hiệp Ước 1999 (hình 18), mặc dù Hà Nội đang tuyệt đối giữ bí mật. Bản đồ này cho thấy toàn đường biên giới trong vùng đã đổi dời thêm về phía nam so với bản đồ trên internet của nhà nước CSVN. Căn cứ trên tỷ lệ khoảng cách 20 km từ Lạng Sơn đến Đồng Đăng [21], chúng ta có thể thấy ít nhất là 2 km đã bị nhượng cho Trung Quốc qua Hiệp Ước 1999 và đường biên giới đã đến sát Đồng Đăng, gần ngã ba Quốc lộ 1 và Quốc lộ 4. Như vậy đoạn đường của Quốc lộ 1 từ Quốc Lộ 4 lên ải Nam Quan dài gần 10 km đã mất khoảng 8-9 km, chỉ còn đoạn đường xuyên qua huyện Đồng Đăng mà thôi!

Hình 18 - Bản đồ (được cho là) hiệp ước Việt-Trung 1999

Có người cho rằng bản đồ mới được phổ biến trên các diễn đàn nghị luận vào tháng 3 năm 2002 là "ngụy tạo", nhưng họ lại không đưa ra bằng cớ ngụy tạo chỗ nào. Đã thế, người phổ biến bản đồ ấy còn bị "chụp mũ" là "cộng sản". Đó là một điều vừa khôi hài vừa ấu trĩ, vì CSVN không bao giờ tiết lộ những gì có thể phương hại cho họ. Mặt khác, bản đồ đó trông rất tinh vi, không thể nào ngụy tạo được. Người viết phỏng đoán rằng bản đồ "Hiệp Ước 1999" có lẽ được lấy từ các websites của Trung Quốc hoặc Đài Loan.

Điểm đáng chú ý là đường biên giới khá sát với Quốc lộ 4 và quận lỵ Đồng Đăng. Đối chiếu với bản đồ năm 2002 (hình 19), mà người viết có từ một nguồn khác, thì bản đồ năm 2002 tương đối thô sơ hơn nhưng hình như chưa được biểu thị đúng thực tế về các giới điểm và đường biên giới mới. Vì vậy mà người viết phổ biến bản đồ này với sự dè dặt.

Hình 19 - Bản đồ biên giới năm 2002




Theo hình chụp của Giáo Sư Trần Đại Sỹ thì cổng Hữu Nghị (hình 20) hiện nay là trạm kiểm soát thông thương của Việt Nam. Cổng Hữu Nghị nằm sát ngoại ô Đồng Đăng, tại một vị trí hoàn toàn không có dấu vết của cổng Nam Quan, Vọng Đức Đài xây năm 1774, cũng như các rặng núi đá ở hai bên thung lũng. Theo một chính khách từng về VN và lên tham quan biên giới, thì tại vị trí cổng Hữu Nghị, người ta không thể nhìn thấy Mục Nam Quan vì cách Mục Nam Quan ít nhất 500 m.

Hình 20 - Cổng Hữu Nghị (chụp từ phía TQ), hình GS Trần Đại Sỹ

Hiển nhiên, vị trí mới của biên giới hiện nay đã được di chuyển với sự thỏa thuận hay đổi chác ngầm giữa hai đảng cộng sản VN và TQ. Rất có thể trong thời gian từ 1958 đến 1960, song song với việc ký lá thư nhượng Biển Đông cho Trung Quốc, ông Phạm Văn Đồng cũng đã ký một văn thư tương tự, nhượng toàn vùng ải Nam Quan và thác Bản Giốc cho Trung Quốc. Chúng ta đã biết rằng "lá thư nhượng biển" mới bị TQ đưa ra, cùng với bản tuyên bố về lãnh hải Trung Quốc, để làm bằng chứng, đối phó với việc CSVN đổi giọng (nhưng rất yếu ớt) đòi dành lại chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Có lẽ vì lo sợ Bắc Kinh lại trưng thêm bằng cớ về việc Hà Nội đã nhượng bộ ải Nam Quan và thác Bản Giốc cho họ, mà Hà Nội đã không dám dành chủ quyền hai địa danh này. Do đó, vụ sang nhượng phần đất này không hề được Hà Nội xem là thuộc "những vùng tranh chấp" của 227 km2.