I/ Ðường biên-giới trong vịnh Bắc-Bộ.
Theo Công-Ước Liên-Quan Ðến Sự Phân-Ðịnh Biên-Giới giữa Trung-Hoa và Bắc-Kỳ, ký tại Bắc-Kinh ngày 26 tháng 6 năm 1887, tức là Convention relative à la délimitation de la frontière entre la Chine et le Tonkin, signée à Pékin, le 26 juin 1887, biên-giới trong Vịnh Bắc-Việt đã được phân-định. Theo đó đường kinh-tuyến Ðông Paris 105 độ 43 phút, tức là đường kinh-tuyến Ðông Greewich 108 độ 3 phút 18 giây, là đường biên-giới phân-định lãnh-hải trong vịnh Bắc-Bộ. Tài-liệu nầy hiện đang tồn-trữ tại Centre des Archives d’Outre-Mer (CAOM), Aix-en-Provence, Pháp-Quốc. (Chú-thích của tác-giả : Công-ước nầy cũng là nguyên-văn của biên-bản bế-mạc công-trình phân-giới : Procès-verbal de clôture des travaux de la délimitation, mọi người có thể tìm đọc trong web site www.free.fr/truongnhantuan ).
Nguyên văn Công-Ước như sau :
« Les commissaires nommés par le Président de la République Française et par S. WC. l’Empereur de Chine en exécution de l’article 3 du traité du 9 juin 1885, pour reconnaître la frontière entre la Chine et le TonKiu, ayant terminé leurs travaux.
M. Ernesst Constans, Député, ancien Ministre de l’Intérieur et des Cultes, Commissaire du gouvernement, envoyé extraordinaire de la République Française en Chine, d’une part,
S. A. le Prince K’ing, Prince du second rang, Président du Tsong-li-Yamen, assisté de son excellence Soun-Yu-Ouen, membre du Tsong-li-Yamen, premier vice-président du ministère des travaux Publics, d’autre part,
Agissant au nom de leurs Gouvernements respectif sont décidé de consigner dans le présent acte les dispositions suivantes destinées à régler définitivement la délimitation de la dite frontière :
1° Les procès-verbaux et les cartes y annexées qui ont été dressés et signés par les commissaires français et chinois sont et demeurent approuvés ;
2° Les points sur lesquels l’accord n’avait pu se faire entre les deux Commissions et les rectifications visées par le 2e paragraphe de l’article 3 du Traité du 9 juin 1885 sont réglés ainsi qu’il suit :
Au Kouang-tong, il est entendu que les points contestés qui sont situés à l’est et au nord-est de Monkaï, au delà de la frontière telle qu’elle a été fixée par la Commission de la délimitation, sont attribués à la Chine. Les îles qui sont à l’est du méridien de Paris 105° 43’ de longitude est, c’est-àdire de la ligne nord-sud passant par la pointe orientale de l’île de Tch’a-Kou ou Ouan-chan (Tra-Co) et formant la frontière, sont également attribués à la Chine. Les îles Go-tho et les autres îles qui sont à l’ouest de ce méridien appartiennent à l’Annam. »
Tạm dịch :
« Các Ủy-Viên, được bổ-nhiệm bởi Tổng-Tống Pháp và Hoàng-Ðế Trung-Hoa nhằm thực-hiện điều 3 của Công-Ước 9 tháng 6 năm 1885, để nhìn-nhận biên-giới giữa Trung-Hoa và Bắc-Kỳ, vừa hoàn-tất công-việc của họ,
Ông Ernest Constans, Dân-Biểu, Cựu Bộ-Trưởng bộ Nội-Vụ và Tín-Ngưỡng, Ủy-Viên Chính-Phủ, Ðặc-Sứ của Cộng-Hòa Pháp tại Trung-Hoa, một bên,
Và Thân-Vương King, tước Vương đệ nhị đẳng, Chủ-Tịch Tổng-Lý Nha-Môn, với phụ-tá là Ông Soun-Yu-Ouen, thành-phần của Tổng-Lý Nha-Môn, đệ nhất Phó Chủ-Tịch thuộc bộ Công-Chánh, một bên,
Nhân-danh chính-phủ của họ,
Ðã quyết-định ký tên trong biên-bản nầy những chi-tiết sau đây nhằm giải-quyết dứt-khoát sự phân-định đường biên-giới :
- Các biên-bản và các bản-đồ kèm theo đã được các Ủy-Ban Pháp-Trung thiết-lập và ký tên thì được công-nhận ;
- Các điểm mà tại đó hai Ủy-Ban đã không thể giải-quyết và những sửa đổi được phê-duyệt qua phần 2 của điều 3 của Công-Ước 9 tháng 6 năm 1887, thì được giải-quyết như sau :
Tại Quảng-Ðông, hai bên thỏa-thuận rằng những điểm tranh-chấp ở về phía Ðông và phía Ðông-Bắc Móng-Cái, những điểm nầy ở phía bên kia của đường biên-giới đã được ủy-ban phân-định xác-định, thì chúng được giao cho Trung-Hoa. Những hòn đảo ở về phía Ðông của đường kinh-tuyến Paris 105° 43’ kinh-độ Ðông, có nghĩa là đường thẳng Bắc-Nam đi qua đông-điểm của đảo Tch’a-Kou hay Ouan-Chan (Trà-Cổ) và tạo thành đường biên-giới, cũng được giao cho Trung-Hoa. Các đảo Go-Tho và những đảo khác ở về phía Tây của đường kinh-tuyến nầy thì giao cho An-Nam. »
Bản-đồ phân-định lãnh-hải trong Vịnh Bắc-Việt đính kèm Công-Ước Constans ghi trên được chụp lại như sau:
Ghi-chú trên bản- đồ :
· góc trái : signé : Constans – Cachet de la Légation de France à Pékin. Tạm dịch : Ký tên Constans – Con dấu của Phái-Ðoàn Pháp tại Bắc-Kinh.
· ở giữa : Le méridien de Paris 105° 43’ qui passe par la pointe orientale de l’ile Tra-Co, forme la frontière à partir du point où s’est arrêté le traité de la convention. Tạm dịch : Ðường kinh-tuyến Paris 105 độ 43 phút đi qua đông-điểm của đảo Trà-Cổ, làm thành đường biên-giới bắt đầu tại điểm mà điều-ước của Công-Ước chấm dứt.
· góc phải : Carte à l’extrémité orientale de la frontière Sino-annamite telle qu’elle est figurée sur la carte qui accompagne à Procès-verbal signé à Péking, le 26 Juin 1887 – (voir l’extrait ci-joint de ce procès-verbal) – Signature et cachet du Plénipotentiaire Chinois. Tạm dịch : Bản-đồ phần cực-đông của biên-giới Việt-Trung sao y bản-đồ đính-kèm biên-bản được ký tại Bắc-Kinh ngày 26 tháng 6 năm 1887 – (xem bản sao của biên-bản nầy kèm theo đây) - Chữ ký và con dấu của Tổng-Lý Nha-Môn Trung-Hoa.
Ðiều quan-trọng của tấm bản-đồ trên đây là những dòng ghi-chú được tác-giả viết đỏ và gạch dưới. Ðó là : Ðường kinh-tuyến Ðông Paris 105 độ 43 phút đi qua đông-điểm của đảo Trà-Cổ, làm thành đường biên-giới khi mà đường biên-giới trên đất liền theo Công-Ước chấm-dứt. Ta cũng thấy trên bản-đồ cũng có ghi-chú đầy-đủ về các chữ ký và các con dấu của hai phái-đoàn. Ðường biên-giới trong Vịnh Bắc-Việt vì thế đã được phân-định và được sự phê-chuẩn của hai nước Pháp và Trung-Hoa. Tấm bản-đồ quí-giá trên đây cũng đang được tồn-trữ tại CAOM, nhưng bản chánh có lẽ đang được tồn-trữ tại Văn-Khố thuộc Bộ Ngoại-Giao Pháp-Quốc.
Dựa trên những chứng-từ lịch-sử không thể nhầm-lẫn nầy, nhiều học-giả nước ngoài đã có những nhận-định khách-quan như sau :
Theo bài nghiên-cứu của ông Charles Fourniau La Frontière sino-vietnamienne et le face à face franco-chinois à l’époque de la conquête du Tonkin, Biên-giới Việt-Trung và sự đối-đầu của hai nước Pháp-Trung vào thời-kỳ chinh-phục Bắc-Kỳ, trang 85 đến trang 103, trong quyển Les Frontière du Vietnam, nxb Harmattan, Paris 1989. Trang 92 có ghi :
« La convention de la délimitation de la frontière signée le 26 juin 1887 acceptait donc l’abandon d’une partie des territoires où un litige subsistait entre les deux commissions : les deux principaux étaient l’un sur la frontière du Yunnan, le canton de Tu-Long, tout entier territoire de l’Empire annamite et donc les trois quarts environ, soit 750 Km², étaient laissés à la Chine, et l’autre, à l’extrémité Est de la frontière du Guangdong, le cap Packlung et « enclave annamite ». Or, cette dernière concession était doublement importante : elle enlevait un territoire au Vietnam et elle déterminait la fixation de la frontière maritime, et l’appartenance des iles côtières : « Les iles qui sont à l’Est du méridien de Paris à 105° 43’ de longitude Est, c’est-à-dire la ligne Nord-Sud passant par la pointe orientale de l’Ile de Tcha Kou (Trà-Cổ) et formant la frontière sont attribuées à la Chine... ». Dès lors aucun autre accord ne devait être conclu au sujet de la frontière maritime entre la Chine et la France. »
Tạm dịch : « Công-Ước phân-định biên-giới ký-kết ngày 26 tháng 6 năm 1887 chấp-nhận như vậy sự bỏ rơi một phần đất tại đó đã có sự tranh-chấp giữa hai Ủy-Ban, hai vùng chính đó là : một ở trên vùng biên-giới Vân-Nam, tổng Tụ-Long, toàn vùng thuộc Vương-Quốc An-Nam mà khoảng ba phần tư của nó (750 Km²) bị nhượng cho Trung-Hoa, và thứ hai, ở phía cực Ðông của biên-giới Quảng-Ðông, mũi Bạch-Long và « vùng đất của An-Nam ở trên đất Trung-Hoa ». Nhưng sự việc nhượng-bộ sau có tầm quan-trọng bội-phần : lấy đi một phần lãnh-thổ của Việt-Nam, xác-định đường biên-giới trên biển, và chủ-quyền của các đảo ven bờ : « Các đảo ở về phía Ðông của đường kinh-tuyến Ðông 105 độ 43 phút Paris, có nghĩa là đường thẳng Bắc-Nam đi ngang qua đông-điểm của đào Trà-Cổ và tạo thành đường biên-giới thì chúng thuộc về Trung-Hoa... ». Từ đó không một thỏa-ước nào khác phải ký-kết về vấn-đề biên-giới trên biển giữa Trung-Hoa và Pháp. »
Ông Charles Fourniau nhấn mạnh qua bài nghiên-cứu việc ký-kết Công-Ước đã nhượng mất một số đất-đai của An-Nam cho Trung-Hoa. Nhưng việc mất đất ở vùng mũi Bạch-Long đã đem lại hai việc quan-trọng là xác-định đường biên-giới trên biển và chủ-quyền các đảo ven bờ. Ông có ghi lại hai vùng đất quan-trọng nhất của An-Nam bị nhượng là tổng Tụ-Long và mũi Bạch-Long. Nhưng các vùng đất bị mất không kém phần quan-trọng khác là chín xã rưỡi thuộc tổng Kiến-Duyên và Bát-Tràng thuộc tỉnh Quảng-Ninh, không xa mũi Bạch-Long và vùng đất thuộc tổng Ðèo-Lương tỉnh Cao-Bằng. Chúng ta sẽ làm một bản tổng-kết tỉ-mỉ hơn về vấn-đề nầy trong một dịp khác. Nhưng quan-trọng nhất, theo thiển ý của người viết bài nầy, đó là quan-điểm của ông Fourniau : « Dès lors aucun autre accord ne devait être conclu au sujet de la frontière maritime entre la Chine et la France ». « Từ đó không một thỏa-ước nào khác phải ký-kết về vấn-đề biên-giới trên biển giữa Trung-Hoa và Pháp ». Ông nầy có ý nói rằng Công-Ước 26-6-1887 đã xác-định rõ-rệt và đầy-đủ đường biên-giới trong Vịnh Bắc-Việt vì thế Pháp đã không cần phải ký thêm một thỏa-ước nào khác với Trung-Hoa về biển.
Sau đó là bài nghiên-cứu Ðường Biên-Giới Trên Biển của Việt-Nam, La Frontière maritime du Vietnam, Pierre-Bernard Lafont, từ trang 235 đến trang 243, trong quyển Les Frontières du Vietnam, do chính ông làm chủ-biên, nxb Harmattan, Paris 1989. Trang 236-237 có ghi :
« Dès leur implantation au Viet-Nam, les Français eurent le souci de délimiter la frontière maritime entre leur nouveau domaine et la Chine. Car le Golfe du Tonkin, parsemé de multiples iles, servait de réfuge à des pirates, qui non seulement attaquaient et pillaient les navires de commerce en haute mer, mais qui menaient aussis des incursions dévastatrices sur le littoral. Aussi, désireuse d’éloigner des côtes de son nouveau territoire ces hors-la-loi dont le pullulement était favorisé par les desordres qui, à l’époque, ébranlaient la Chine, la France voulut que soit rapidement précisée la limite des eaux vietnamiennes et chinoise dans ce golfe. Cette question fut donc incluse dans les négociations frontalières franco-chinoises qui aboutirent le 26 juin 1887 à la signature d’une convention, connue sous le nom de convention Constans, qui précise dans son article 2, que le méridien 105° 45’ de longitude Est par rapport au méridien de Paris – c’est-à-dire le méridien 108° 03’ 18’’ de longitude Est par rapport à celui de Greenwich – constitue la frontière entre des deux pays dans le Golf du Tonkin. »
Tạm dịch : « Vừa khi chiếm được Việt-Nam thì người Pháp đã lo đến việc phân-định lãnh-hải giữa vùng đất mới nầy của họ với nước Trung-Hoa. Bởi vì ở trong Vịnh Bắc-Việt rãi-rác có nhiều đảo làm sào-huyệt cho quân cướp, bọn nầy không những tấn-công cướp bóc các thương-thuyền ở ngoài biển khơi, mà còn mở ra những cuộc càn-quét, tàn-phá vùng đất ở cận biển. Nước Pháp mong muốn vùng đất mới của họ tránh xa bọn cướp nầy mà sự đông-đảo của chúng đến từ sự hỗn-loạn, mà thời đó đã làm điên-đảo nước Trung-Hoa ; cho nên họ muốn rằng đường giới-hạn lãnh-hải giữa Việt-Nam và Trung-Hoa trong vùng vịnh nầy nhanh-chóng được xác-định. Vấn-đề nầy đã được nhập vào với sự thương-thuyết về biên-giới giữa Pháp và Trung-Hoa, để đưa đến việc ký kết vào ngày 26 tháng 6 năm 1887 một Công-Ước, được biết dưới tên công-Ước Constans mà điều 2 của công-Ước nầy ghi rằng đường kinh-tuyến Ðông 105 độ 45 phút Paris, tương-ứng với đường kinh-tuyến Ðông 108 độ 03 phút 18 giây Greenwich, là đường biên-giới giữa hai nước trong Vịnh Bắc-Bộ. »
Vị học-giả nầy đã nhìn-nhận thẳng-thắn rằng đường kinh-tuyến Ðông Paris 105 độ 45 phút, tức là đường kinh-tuyến Ðông Greenwich 108 độ 03 phút 18 giây là đường biên-giới giữa hai nước Việt-Nam và Trung-Hoa trong Vịnh Bắc-Bộ.
II/ Việt-Nam có cần phải phân-định lãnh-hải trong vịnh Bắc-Việt với Trung-Hoa ?
Theo Công-Ước Vienne 1969 về Luật của các Công-Ước (có đăng trong Web Site ghi trên), ta thấy rằng Công-Ước Constans ký tại Bắc-Kinh ngày 16-6-1887 liên-quan về Biên-Giới vẫn còn hiệu-lực đến ngày hôm nay. Có nghĩa là đường kinh-tuyến Ðông Paris 105 độ 45 phút, tức là đường kinh-tuyến Ðông Greenwich 108 độ 03 phút 18 giây, vẫn còn là đường biên-giới giữa hai nước Việt-Hoa. Việt-Nam và Trung-Hoa vì thế không cần phải phân-định lãnh-hải trong Vịnh Bắc-Bộ thêm lần nữa.
Nhưng ta có thể đặt câu hỏi nên hay không nên Xét Lại đường biên-giới nầy ? Vấn-đề đặt ra, đương-nhiên, là đường biên-giới trong Vịnh Bắc-Bộ đã được Công-Ước Constans 26-6-2003 xác-định có rõ-ràng và chính-xác hay không ?
Rõ-ràng ? Chắc-chắn là rất rõ-ràng, bởi vì những ghi-chú ở bản-đồ đính kèm Công-Ước đã quá cụ-thể : Le méridien de Paris 105° 43’ qui passe par la pointe orientale de l’ile Tra-Co, forme la frontière à partir du point où s’est arrêté le traité de la convention. Tạm dịch : Ðường kinh-tuyến Paris 105 độ 43 phút đi qua đông-điểm của đảo Trà-Cổ, làm thành đường biên-giới bắt đầu tại điểm mà điều-ước của Công-Ước chấm dứt. Không thể viết rõ-ràng hơn nữa.
Chính-xác ? Tuyệt-đối chính-xác, vì đường kinh-tuyến Ðông Paris 105° 43’ sẽ bất-biến theo thời-gian.
Như thế không bên nào, Việt-Nam hay Trung-Hoa, có thể vịn vào việc thiếu chính-xác hay không rõ-ràng của Công-Ước Constans 26-6-1887 để mà yêu-cầu phân-giới lại.
Trong thời đô-hộ Pháp, chúng ta sẽ không tìm gặp một dòng chữ nào phê-bình đến việc phân-định trên biển trong Vịnh Bắc-Bộ của Công-Ước nầy. Lý-do là vì nó quá hiển-nhiên và cụ-thể. Hai nước chỉ có việc áp-dụng tinh-thần của Công-Ước. Ông Charles Fourniau trong bài trích-dẫn ghi trên đã có quan-điểm như vậy.
Nhưng Công-Ước Constans trên đất liền đã bị nhiều người phê-bình không chính-xác. Thật vậy, bản tường-trình còn được xếp vào loại « mật » hiện đang tồn-trữ tại CAOM có ghi như sau :
« En face d’une Chine anarchique et impuissante tout specialement en 1900 (Boxers – siège des légations, etc.) des initiatives individuelles de Chefs de Postes ou de leurs administres avaient beau jeu. Peut-être pourrait-on leur attribuer cette pérégrination des bornes qui s’étend presque à la totalité de la frontière du Kouang Si – de nôtre côte Province à Lang Son et deuxième territoire militaire. Toutefois cette explication entraine un nouveau mystère: quelle peut être la raison de ces pérégrination (sic)? En principe ce nouveau système d’abornement devrait constituer une amélioration du premier. Or l’examen des cartes montre qu’il n’en est rien. Par example au Nord de Chi-Ma, la commission Gallieni avait placeù la borne 40 dans un col au bord d’une piste; les bornes 39 et 41 l’encadraient a environ trois kilomètres. Sur le 1/100.000, vérifié en 1914, ces deux bornes se sont rapprochées a 100m de la borne 40 et le No. 42 en est a 600m, de sorte qu’entre 42 et 43, il y a un trou de pres de 10 km d’une frontière très sinueuse. »
.....
"La construction, si l’on peut dire, de la frontiere entre l’Indochine et la Chine a demande douze ans d’efforts.
De ce travail que rest-t-il? Des bornes placees sur le terrain d’une part et sur la carte au 1/100,000 d’autre part. Il faut remarquer toutefois que la carte au 1/100,000 s’arrete avant le Mekong, laissant en blanc environ 150 kilometres de frontiere. En outre, la reconnaissance de 1914 a montre qu’entre la carte et les bornes la concordance n’etait pas absolue; comme il semble bien que cette reconnaissance ait ete isolee – et elle a ete faite il y a plus de 24 ans – on peut se demander dans quelle proportion cette concordance existe aujourd’hui.
En la matiere, la carte au 1/100,000 est insuffisante. Sans même parler des erreurs qu’ont pu commettre des topographes debutants dans le leve du terrain, la precision du 1/100,000 est en planimetrie de 15 a 20m; la carte ne pourrait donc deceler eventuellement que des deplacements de borne d’assez grande amplitude.
Une autre question peut-etre posee: les bornes ont-elles ete placees judicieusement? N’y en a-t-il pas trop a certains endroits et pas assez a d’autres? L’examen de la carte au 1/100,000 donne la reponse. Il est indeniable que nombre de bornes sont parfaitement inutiles tandis que certains points qui appellent une borne en sont depourvus. Une revision de l’abornement serait donc justifiee. C’est bien entendu une vue d’avenir assez lointain."
Ðại-khái bản tường-trình nầy viết rằng việc cắm mốc trên đất đã không chính-xác vì lý-do kỹ-thuật. Mặc khác, trên thực-địa thì toàn-bộ các cột mốc biên-giới thì thường-xuyên dời về phía Nam để lấn đất Việt-Nam. Kết-luận tác-giả bản tường-trình đề-nghị phân-giới lại. Chúng ta nên phân-biệt việc « phân-giới, abornement » và « phân-định, délimitation ». Việc phân-giới đòi hỏi cắm lại các cột mốc cho đúng vị-trí của nó đã được hai bên công-nhận theo Công-Ước (tức các biên-bản xác định vị-trí các cột mốc và chủ-quyền các vùng đất). Còn việc « phân-định » đòi hỏi đến việc ký-kết, hay sữa-đổi lại Công-Ước.
Việc đòi hỏi cắm mốc lại cho đúng vị-trí vì thế là một đòi hỏi chính-đáng. Nhưng đường biên-giới trên biển đã được xác-định quá cụ-thể để mà phải phân-giới lại.
Việt-Nam vì thế không có nhu-cầu phải phân-định lại lãnh-hải trong Vịnh Bắc-Việt.
III/ Phê-bình bài viết mang tựa đề « Phân-Ðịnh Vùng Biển Vịnh Bắc-Bộ », tác-giả Nguyễn Ngọc Giao, đăng trên báo Diễn-Ðàn và trên Web Site của báo nầy.
Ngày 25 tháng 12 năm 2000 Nhà-Nước Cộng-hòa Xã-Hội Chủ-Nghĩa Việt-Nam do đảng Cộng-Sản Việt-Nam lãnh-đạo đã ký-kết lại Hiệp-Ðịnh Phân-Ðịnh Vịnh Bắc-Bộ với nước Trung-Hoa, trực-tiếp phủ-nhận Công-Ước Constans, việc nầy đã làm cho lãnh-hải Việt-Nam bị mất về tay Trung-Hoa hàng chục ngàn cây-số vuông. Theo bản-đồ nhận-được, thì việc đáng ghi-nhận là vùng biển bị nhượng cho Trung-Hoa có tiềm-năng phong-phú về dầu-khí (xem thêm các bài nghiên-cứu về lãnh-hải Việt-Nam tại web site www.vuhuusan.com ). Không ai hiện nay có thể biết được nguyên-nhân nào mà đảng CSVN đã « nhượng » cho Trung-Hoa vùng biển quan-trọng như thế. Nhưng cho dầu với lý-do nào đi chăng nữa, tập-đoàn đảng CSVN cũng không thể biện-hộ cho hành-vi nhu-nhược nhượng đất nhượng biển của mình.
Nhưng qua bài viết mới đây mang tựa đề « Phân-Ðịnh Vùng Biển Vịnh Bắc-Bộ » của ông Nguyễn Ngọc Giao (Lại ông Giao !). Ông nầy lại lên tiếng ngụy-biện cho việc bán nước của đảng CSVN. Thật đáng tiếc, ông đã bỏ qua một dịp tốt để im miệng !
Thật vậy, Ông Giao viết đề-cao hiệp-định Phân-Ðịnh Vịnh Bắc-Bộ 25-12-2000 bằng cách diễn-giải sai Công-Ước Constans 26-6-1887 và phê-phán những người chống-đối như sau :
« Song, như mọi người còn nhớ, cuối năm 2001, một số cán bộ lão thành đã phản đối sự phân định này vì cho rằng, theo Hiệp ước 1887 được kí kết giữa chính quyền Pháp và nhà Thanh, Vịnh Bắc Bộ đã được phân định theo đường kinh tuyến khoảng 108? Đông, diện tích phần biển thuộc chủ quyền Việt Nam lên tới khoảng 60 % tổng diện tích Vịnh Bắc Bộ. Theo luận điểm này, với Hiệp định 25.12.2000, vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam chỉ còn khoảng 53 %, như thế là nước ta mất đi hơn 8 000 km2 (có văn bản đưa cả con số 10000 km2).
Quan điểm này thể hiện nhiệt tình yêu nước và nỗi lo lắng trước thế mạnh và sức ép nhiều mặt của Trung Quốc. Tuy nhiên, phải nhận rằng, trong trường hợp cụ thể này, nhiệt tình không tương ứng với hiểu biết chính xác về lịch sử.
Công ước ngày 26.6.1887 (thường được gọi theo tên người đại diện cho chính phủ Pháp là Công ước Constans) là văn kiện duy nhất được thoả thuận giữa Paris và Bắc Kinh có nói chút ít tới vùng biển. Câu văn nguyên bản của văn kiện này là : " Les îles qui sont à l"est du méridien de Paris à 105?43" de longitude est, c"est-à-dire la ligne nord-sud passant par la pointe orientale de l"île de Tch"a Kou (Tra-co) et formant la frontière sont attribuées à la Chine " (3). Cụ thể, kinh tuyến 105?43" Đông (tính từ Paris, tương ứng với khoảng 108? tính từ Greenwich) nói trong công ước 1887 chỉ để phân định chủ quyền trên các hải đảo : các đảo ở phía tây kinh tuyến này thuộc chủ quyền Việt Nam, các đảo ở phía đông thuộc chủ quyền Trung Quốc, và các hải đảo này đều nằm trong hải phận 5 hải lí của thời đó. Công ước Constans hoàn toàn không đề cập tới lãnh hải, thềm lục địa hay vùng đặc quyền kinh tế, vì một lí do đơn giản : lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế là những khái niệm chưa có ở cuối thế kỉ 19. Mãi tới giữa thế kỉ 20, chúng mới xuất hiện và tới năm 1982, chúng mới được quy định trong Công ước quốc tế về Luật Biển.
Như vậy, luận điểm theo đó Vịnh Bắc Bộ đã được phân định theo tuyến 108? đông không có căn cứ lịch sử. Cơ sở pháp lí duy nhất cho việc phân định lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế là Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 (mà Trung Quốc, sau Việt Nam, đã gia nhập từ năm 1996). Và theo văn kiện này, thì ngoài vùng lãnh hải ven bờ biển, hầu như toàn bộ Vịnh Bắc Bộ là vùng tranh chấp phải giải quyết qua thương lượng và theo những tiêu chí như chiều dài bờ biển của mỗi bên, sự thường trú trên hải đảo, thực tiễn lịch sử.
...
(3) Dẫn theo Charles Fourniau, La frontière sino-vietnamienne et le face à face franco-chinois à l"époque de la conquête du Tonkin, trong Les frontières du Vietnam, P.B.Lafont chủ biên, Ed. L"Harmattan,Paris, 1989, tr.92-93 ».
Ông Giao đã gian-lận trong việc trích-dẫn tài-liệu từ bài viết của ông Charles Fourniau. Ông Giao trích-dẫn tài-liệu không đầy-đủ và man-trá trong việc diễn-giải. Ông Fourniau không hề có chung quan-điểm với ông Giao trong việc diễn-giải ý-nghĩa điều 2 của Công-Ước Constans 26-6-1887.
Ông Giao cho rằng « Công-Ước Constans hoàn-toàn không đề-cập tới lãnh-hải ... », trong khi ông Fourniau viết rằng (đã ghi lại ở trên) : « La convention de la délimitation de la frontière signée le 26 juin 1887 acceptait donc l’abandon d’une partie des territoires où un litige subsistait entre les deux commissions : les deux principaux étaient l’un sur la frontière du Yunnan, le canton de Tu-Long, tout entier territoire de l’Empire annamite et donc les trois quarts environ, soit 750 Km², étaient laissés à la Chine, et l’autre, à l’extrémité Est de la frontière du Guangdong, le cap Packlung et « enclave annamite ». Or, cette dernière concession était doublement importante : elle enlevait un territoire au Vietnam et elle déterminait la fixation de la frontière maritime, et l’appartenance des iles côtières : « Les iles qui sont à l’Est du méridien de Paris à 105° 43’ de longitude Est, c’est-à-dire la ligne Nord-Sud passant par la pointe orientale de l’Ile de Tcha Kou (Trà-Cổ) et formant la frontière sont attribuées à la Chine... ». Dès lors aucun autre accord ne devait être conclu au sujet de la frontière maritime entre la Chine et la France. ». Dòng chữ viết đỏ và gạch dưới ghi lại trên đây, là nguyên-văn trong bài viết của ông Charles Fourniau.
Ông Giao đã từng làm thông-dịch-viên cho phái-đoàn Hà-Nội lúc hội-đàm bốn bên tại Paris vào đầu thập-niên 70. Vì thế đương-nhiên ông Giao đã đọc và hiểu cặn-kẽ bài viết của ông Charles Fourniau mà trong đó ông có trích ra một đoạn. Ông Giao diễn-giải đoạn văn ông trích-dẫn, nhưng lại diễn-giải thiếu câu « formant la frontière, làm thành đường biên-giới ». [Cái gì « làm thành đường biên-giới » ? Thưa đó là « đường kinh-tuyến Ðông Paris 105 độ 43 phút »]. Nhưng quan-trọng hơn cả là tại sao ông Giao không ghi lại và diễn-giải câu văn viết liền phía trên đó của ông Charles Fourniau, là câu « elle déterminait la fixation de la frontière maritime et l’appartenance des iles côtières, nó xác-định đường biên-giới trên-biển và chủ quyền các đảo ven bờ ». Chủ-từ « Elle, Nó », là « cette dernière concession, sự nhượng-bộ sau », tức sự nhượng-bộ tại Bạch-Long, đã đem lại hai việc « déterminait la fixation de la frontière et l’appartenance des iles côtières, xác-định đường biên-giới trên biển và chủ quyền các đảo ven bờ ». Rõ-ràng ông Charles Fourniau xác-nhận Công-Ước Constans đã « xác-định đường biên-giới trên biển và chủ-quyền các đảo ven bờ», chứ không phải như ông Giao viết là chỉ có «xác-định chủ-quyền các đảo ven bờ ». Ông Giao không cố ý gian-lận và cố ý man-trá thì chứ là việc gì ?
Ông Giao phê-phán những người lên tiếng chống-đối Hiệp-Ước 25-12-2000 rằng : « Tuy nhiên, phải nhận rằng, trong trường hợp cụ thể này, nhiệt tình không tương ứng với hiểu biết chính xác về lịch sử ».
Lịch-sử mà ông Giao đề-cập ở đây là lịch-sử nào ? Nhưng nếu ta ghi lại và giảng-giải phần Công-Ước Constans 26-6-1887 cùng với bản-đồ đính kèm thì ta thấy ông Giao không biết chi về Lịch-Sử như ý-nghĩa cao-đẹp phải viết hoa của nó. Các cán-bộ CSVN phụ-trách lại càng mù-tịt hơn ông Giao. Ông cán-bộ Tiến-Sĩ Nguyễn Hồng Thao mà ông Giao có nhắc tới trong bài viết của ông, nói rằng : « Có thể nhận thấy rằng đường phân-định trong Vịnh Bắc-Bộ đã mang lại một kết quả công-bằng và có thể chấp-nhận ». Ý-nghĩ nầy cũng là ý-nghĩ của ông Giao trong vụ năm mươi năm mươi trong bài viết vừa qua về Nam-Quan và Bản-Giốc. Ở đây cũng vậy, ông hàng-xóm lấn đất nhà mình sát tới vách. Sau khi thương lượng với ông hàng-xóm, ông nầy chịu cưa hai năm mươi năm mươi với mình. Vấn-đề là đất của mình mà sao ông hàng xóm vô đây đòi cưa hai ?
Ông Giao ngụy-biện lòng-vòng nào là thềm lục-địa hay vùng đặc-quyền kinh-tế, làm mọi người tưởng ông lo xa. Nhưng việc chi phải lo, đất đai, hải-đảo, lãnh-hải... của tiên-tổ ta để lại có « bằng-khoán » được Quốc-Tế Công-Pháp, tức Liên-Hiệp-Quốc ông-nhận. Ai vào nhà ta xúc gạo, ai vào ao ta bắt cá, kẻ đó là ăn trộm. Ðơn-giản có thế.
Vấn-đề là trong nhà ta có người thông-đồng với ăn trộm. Nói trắng ra trong nước ta có những kẻ đang thông-đồng với ngoại-bang để bán nước. Những kẻ đó là tập-đoàn đảng Cộng-Sản Việt-Nam. Cho nên tóm lại là dân ta phải làm sao để dành lại, hay chuộc lại, những của cải ông cha đã bị đám con hoang-đàn ngu-dốt bán rẻ.
Kết-luận lại, bài viết của ông Giao thực sự không ngữi được. Không có một điểm nào đáng được chấm son. Cho nên trí-thức thất-thân với xã-hội chủ-nghĩa là thế. Ông Tiến-Sĩ Nguyễn Hồng Thao, Ông Nguyễn Ngọc Giao... ông nào cũng vậy, đều đánh mất cái danh-dự và sĩ-khí của người trí-thức.
Trương Nhân Tuấn
(nhân ngày nghỉ lễ Pentecôte 9 tháng 6 năm 2003)