TRẦN ÐỨCthứ sáu 12 tháng tư 2002
(VNN)
Ngày 2/4/2002 vừa qua, Quốc Hội cộng sản Hà Nội khóa 10 đã họp phiên cuối cùng trước cuộc bầu cử Quốc Hội mới sẽ diễn ra vào ngày 19/5/2002 tới đây. Tham dự buổi họp, ngoài tập đoàn lãnh đạo đương trào, người ta còn ghi nhận sự hiện diện của Lê Ðức Anh, cựu Chủ Tịch Nước và Lê Khả Phiêu, cựu Tổng Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam. Cả hai trước đây đều là tướng lãnh trong quân đội cộng sản Hà Nội. Nhưng người ta cũng ghi nhận sự vắng mặt của Ðỗ Mười, người mà trong gần một năm trở lại đây, thường hay có mặt, can thiệp vào các sinh hoạt của đảng cũng như của Nhà nước; và Võ Văn Kiệt, người im hơi lặng tiếng từ ngày bị rớt đài vào cuối năm 1997. Ðiều đáng chú ý trong phiên họp chợ chiều này là, bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Di Niên đã lên diễn đàn, thay mặt chính phủ làm cái công việc gọi là "báo cáo về tình hình thực hiện Hiệp Ước biên giới trên đất liền giữa Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, về Hiệp Ðịnh phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp Ðịnh hợp tác nghề cá Việt Nam - Trung Quốc".
Chắc chắn không phải vì đảng và nhà nước CSVN ăn năn sám hối muốn trình bày trước Quốc Hội, vì lúc ấy chỉ có Ban Thường Vụ của Quốc Hội khóa 10 âm thầm biểu quyết thông qua Hiệp Ước về biên giới trên bộ trong khóa họp thứ 7 từ ngày 9/5 đến 9/6/2000. Lý do sâu xa là để trấn an dư luận. Không phải dư luận ngoài quần chúng nhân dân. Ðảng và chính phủ có bao giờ đếm xỉa gì đến dư luận dân chúng đâu! Dư luận muốn nói ở đây là dư luận trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên và nhất là dư luận ngay trong Hội Trường Ba Ðình, giữa các hàng ghế đại biểu Quốc Hội khóa 10. Chắc hẳn họ không ngờ rằng, cái công việc họ làm hồi tháng 6/2000 như họ vẫn thường làm, là nhắm mắt thông qua những kế hoạch của Ðảng, lại đang gây hoang mang trong dư luận đến thế. Tiếng bấc, tiếng chì, thậm chí có cả những tiếng chửi rủa Ðảng và chính phủ là bán nước đến từ mọi giới đồng bào trong cũng như ngoài nước và cả từ các đảng viên già cũng như trẻ, đã phá tung những bức màn bưng bít, đã lọt vào mọi cơ quan, từ thấp đến cao, từ công viên đến tận chỗ quàn cái xác khô của Hồ Chí Minh...
Thế thì bản báo cáo nói những gỉ Theo dõi trình bày của bộ trưởng Nguyễn Di Niên, người ta nhận thấy ông ta cũng không nói gì hơn tay em của ông là thứ trưởng Lê Công Phụng. Nghĩa là báo cáo cho có báo cáo. Và sau khi vểnh tai lên ngồi nghe từ đầu đ ến cuối, các đại biểu Quốc Hội cũng vẫn chẳng biết được gì hơn. Nguyễn Di Niên hát lại bài ca cũ mang tính trấn an, tuyên truyền đối với các đại biểu. Ðại ý ông nói, việc ký kết nhượng đất với Bắc Kinh "là những sự kiện quan trọng, có ý nghĩa lịch sử không chỉ với Việt Nam cũng như quan hệ Việt - Trung, mà còn đối với khu vực, được dư luận nhân dân cả nước hoan nghênh". Qua cách ông biện bạch, người ta thấy rõ là Trung Quốc đã bắt cộng sản Hà Nội phải giải quyết 3 vấn đề về biên giới theo ý của Bắc Kinh. Ðó là vấn đề biên giới trên đất liền, vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ và vấn đề biên giới trên biển Ðông.
Cộng sản Hà Nội có vẻ hân hoan khi giải quyết được vấn đề biên giới trên đất liền, mặc dù họ đã cắt trên 700 cây số vuông dâng cho Trung Quốc. Nhưng đến vụ phân định Vịnh Bắc Bộ thì cộng sản Hà Nội bị phản ứng mãnh liệt từ trong hàng ngũ đảng viên và của đồng bào cả nước, nhất là của cộng đồng người Việt Hải Ngoại. Mặc dù Lê Khả Phiêu, Nông Ðức Mạnh, Phan Văn Khải đã bị gọi sang Bắc Kinh dạy việc. Mặc dù bọn lãnh đạo Bắc Kinh, từ Giang Trạch Dân đến Chu Dung Cơ, Lý Bằng sang tận Hà Nội hối thúc, dư luận đã vô cùng phẫn nộ khiến cộng sản Hà Nội đã không dám đưa các bản Hiệp Ðịnh phân định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam và Trung Quốc để Quốc Hội thông qua. Chính Nguyễn Di Niên đã thú nhận rằng: "Cần nhận thức rõ rằng, vấn đề biên giới lãnh thổ giữa các quốc gia luôn luôn phức tạp và nhạy cảm. Việt Nam một mặt triệt để tôn trọng thỏa thuận đã đạt được, mặt khác tích cực giải quyết những vấn đề nảy sinh trên tinh thần bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ". Nói cách khác, cộng sản Hà Nội một mặt phải chiều theo đòi hỏi đất đai của quan thầy Trung Quốc, một mặt phải đối phó với chính nhân dân và bộ đội của họ, trước đây đã bị họ đẩy vào các cuộc chiến tranh bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Liên quan đến Vịnh Bắc Bộ, Nguyễn Di Niên đã cả gan đứng trên diễn đàn Quốc Hội nói lên lời dối trá khi ông ta khẳng định rằng: "từ trước tới nay do Vịnh chưa được phân định, nên các vụ việc tranh chấp về đánh cá và thăm dò dầu khí xảy ra thường xuyên và phức tạp, ảnh hưởng không tốt đến quan hệ giữa hai nước. Nhu cầu bảo đảm sự ổn định trong Vịnh, phát triển quan hệ hai nước đòi hỏi phải phân định rạch ròi phạm vi các vùng biển của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ".
Thực chất, Vịnh Bắc Bộ đã được phân định bằng Hiệp Ước 1887 ký kết giữa chính quyền bảo hộ Pháp và triều đình nhà Thanh. Theo Hiệp Ước này, Việt Nam được phân chia 62% diện tích 126.250 cây số vuông của Vịnh này, lúc đó gọi là Golfe du Tonkin. Cộng Sản Hà Nội đã cúi đầu chiều theo tham vọng của Trung Quốc bằng cách không công nhận Hiệp Ước Pháp Thanh 1887 và chia theo ý định của Bắc Kinh. Nói về Hiệp Ðịnh phân định Vịnh Bắc Bộ, Nguyên Di Niên đã muối mặt tuyên bố: "Về diện tích tổng thể, tính theo mực nước trung bình thì ta được 53,23%, Trung Quốc được 46,77% diện tích Vịnh". Cụ thể, cộng sản Hà Nội đã cúi đầu cắt dâng cho Trung Quốc gần 10% diện tích vịnh Bắc Bộ, tức là trên 11.000 cây số vuông. Tuy trong Quốc Hội, không ai đứng lên hỏi Nguyễn Di Niên lý do nào khiến Hà Nội chấp nhận thiệt thòi cho Việ t Nam và thần phục Trung Quốc quá đáng như vậy; nhưng ai cũng thừa hiểu là lãnh đạo cộng sản Hà Nội đã bán nước cho Trung Quốc để đổi lấy sự che chở của Bắc Kinh hầu củng cố địa vị thống trị độc tài trên chính quyề n. Dân ta gọi đó là "Bán nước cầu vinh".