Ph I - Về việc đảng Cộng-sản Việt-Nam, Lãnh đạo nhà nước
cắt lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-quốc
cắt lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-quốc
Giáo-sư Trần Đại-Sỹ
Dr. Trần Ðại-Sỹ, 5, place Félix Éboué 75012 PARIS, FRANCE,
Tél. 33.1.43 07 51 46 hay 33.6 63 79 92 16.
E-mail1= Trandaisy@yahoo.fr
E-mail2= Ifa532@yahoo.fr
Tél. 33.1.43 07 51 46 hay 33.6 63 79 92 16.
E-mail1= Trandaisy@yahoo.fr
E-mail2= Ifa532@yahoo.fr
Đôi lời của IFA với người Việt.
Trong mấy tháng giữa năm 2001, nội địa Việt-Nam cũng như hải ngoại đều rúng động vì tin nhà nước hay nói đúng hơn là đảng Cộng-sản Việt-Nam đã nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-quốc. Đau đớn nhất cho người Việt là địa danh lịch sử, đi vào tâm tư, là niềm tự hào của họ là cửa Nam-quan, suối Thiên-tuyền (Phi Khanh) nay đã ở trong lãnh thổ Trung-quốc. Ngay cả hang Pak-bo, là thánh địa của đảng Cộng-sản, trước kia ở rất xa biên giới Hoa-Việt trên 50 km, nay đứng ở sát lãnh thổ Trung-quốc.
Trong suốt 25 năm qua Bác-sĩ Trần Đại-Sỹ, vì ký khế ước làm việc với:
- Liên-hiệp các viện bào chế châu Âu (CEP)
- Ủy-ban trao đổi y học Pháp-hoa (CMFC),
Trong đó có điều căn bản là:
- "Không được viết, được thuật những gì với báo chí về Trung-quốc, Việt-Nam hiện tại. Không được tham gia các đoàn thể chính trị chống đối Trung-quốc, Việt-Nam"
Nên không bao giờ ông tiết lộ bất cứ điều gì mắt thấy tai nghe trong những lần công tác tại Trung-quốc hay Việt-Nam. Tuy nhiên ông đã bị một cơ quan X (chúng tôi dấu tên) triệu hồi để điều trần về vụ này ngày 10-11-2001. Theo luật lệ hiện hành, mà Bác-sĩ Trần phải tuân theo. Rất mong các vị đứng đầu CEP-CMFC thông cảm với chúng tôi.
Lập trường của chúng tôi (IFA):
Dù theo cổ sử, dù theo khảo cổ, dù theo Quốc-tế công pháp thì hai quần đảo Hoàng-sa (Tây-sa), Trường-sa (Nam-sa) đều thuộc Việt-Nam. Trung-quốc chỉ mới nhảy vào vòng tranh chấp khi được Thủ-tướng Phạm Văn Đồng của nước VNDCCH ký văn kiện nhượng cho năm 1958 mà thôi. Còn Phi-luật-tân, Mã-lai càng không có một chút lý nào để đòi chủ quyền tại đây. Vấn đề quá rõ ràng, không cần bàn tới. Trong khi điều trần, Bác-sĩ Trần Đại-Sỹ đã đứng trên quan điểm này.
Cuộc điều trần khá dài, nên Bác-sĩ Trần ngắt ra thành từng đoạn, để cử tọa đặt câu hỏi. Vì cử tọa là những người có kiến thức rất rộng, rất cao về vùng Á-châu, do thế Bác-sĩ Trần không đi vào chi tiết. Sau cuộc điều trần, vô tình một vài yếu nhân trong cử tọa làm tiết lộ. Vì các bản bị lộ không thống nhất, nên độc giả rất dễ hiểu làm. Mãi tới hôm nay (10-1-2002) chúng tôi mới được phép phổ biến toàn văn, cũng như những câu hỏi, câu trả lời (trừ một vài câu hỏi)
Gs Trần Đại-Sỹ, điều trần (10-11-2001)
Kính thưa Ngài ... Kính thưa Quý Ngài ... Kính thưa ông Giám-đốc ... Kính thưa Quý-liệt-vị, Thực là hân hạnh, khi mới ngày 17-3 vừa qua, chúng tôi được cử đến đây để trình bầy những vụ việc đang diễn ra tại vùng Á-châu Thái-bình dương. Hôm nay chúng tôi lại được gửi tới trình bầy về diễn biến trong vụ việc chính phủ Cộng-hòa Xã-hội Chủ-nghĩa Việt-Nam (CHXHCNVN) cắt nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-hoa Nhân-dân Cộng-hòa quốc (THNDCHQ), gọi tắt là Trung-quốc. Đây là một việc cực kỳ tế nhị, cực kỳ khó khăn cho tôi, làm thế nào giữ được tính chất vô tư. Vì:
Chú giải, (1) (1), Trong lần về Việt-Nam này, chúng tôi thuê xe đi Lạng-sơn. Khi tới trạm biên giới mới, chúng tôi xin sang lãnh thổ Trung-quốc mới (Nam-quan cũ) thì bị Công-an Việt-Nam từ chối. Chúng tôi đặt vấn đề: Chúng tôi mang thông hành Liên Âu, có visa hợp pháp vào Việt-Nam, thì chúng tôi có quyền ra khỏi Việt-Nam chứ? Công-an cửa khẩu trả lời rằng: Ông có visa ra vào cửa khẩu Tân-sơn-nhất, Nội-bài, chứ không có quyền rời Việt-Nam bằng cửa Hữu-nghị. Chúng tôi xin chụp hình cửa khẩu mới, thì họ không cho. Chúng tôi đành trở về, rời Tân-sơn-nhất, đi Quảng-châu. Từ Quảng-châu đi Nam-ninh. Từ Nam-ninh thuê xe tới Bằng-tường là đất Trung-quốc với ải Nam-quan. Rồi vào Nam-quan cũ. Đứng trước vùng đất thiêng của tổ tiên, nay vĩnh viễn trở thành đất của người. Tự nhiên tôi bật lên tiếng khóc như trẻ con. Viên sĩ quan Công-an Trung-quốc tưởng tôi là người Hoa. Anh ta hỏi:
Tôi lắc đầu, khóc tiếp. Anh an ủi:
Tôi kiếm tảng đá ngồi ôm đầu khóc. Anh Công-an bỏ mặc tôi. Khóc chán, tôi trở sang Bằng-tường, kiếm một cơ sở mai táng (xây mộ, làm mộ chí). Tôi mượn họ khắc trên một miếng đá bóng nhân tạo (granite) bài thơ bằng chữ Hán xin phiên âm như sau:
Tôi đem tảng đá này, gắn vào một vách núi ngay cạnh đường, chỗ núi Kẹp, trên độ cao khoảng 2-3m. Công-an, cán bộ Trung-quốc xúm lại xem. Nhưng họ chỉ hiểu lơ mơ ý trong thơ mà thôi. Xin tạm dịch:
Câu 5, Vua Tống Triệu Quang-Nghĩa sai Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng sang đanh VN, bị vua Lê (Hoàn) đánh bại. Câu 6, Năm 1076, vua Tống Thần-tông sai bọn Quách Quỳ, Triệu Tiết mang quân sang đánh Đại-Việt, bị Thái-úy Lý Thường Kiệt đánh đuổi. Câu 8, Tước của Vương Thông là Thánh-sơn hầu. Câu 10, Vua Quang-Trung còn có tước phong là Bắc-bình vương. Câu 14, Hồi 1947-1969 Chủ-tịch Trung-quốc là Mao Trạch Đông, Chủ-tịch Việt-Nam là Hồ Chí Minh kết thân với nhau. Việt-Hoa ví như răng với môi. Vì sợ môi hở răng lạnh nên ông Mao phải giúp ông Hồ. Năm 1979, Đặng Tiểu Bình đem quân tàn phá các tỉnh biên giới phía Bắc Việt-Nam, nên người ta đổi câu trên thành: Răng cắn môi máu chảy ròng ròng. Tôi chợt nhớ một chuyện, mấy năm trước, mỗi khi qua đây tôi đều tìm đến suối Phi-Khanh. Tôi lò mò đến suối Phi-Khanh. Ngọn suối Phi-Khanh này không xa Nam-quan làm bao, không nổi tiếng bằng Ải Nam-quan, nhưng đối với dân địa phương thì lại là một vùng đất linh của lịch sử. Nhìn thấy suối Phi-Khanh bây giờ thuộc Trung-quốc, tôi khóc như một người điên. Anh sĩ quan Công-an nói với nhân viên phụ trách quan thuế:
Tôi nghe anh ta nói, lại khóc to hơn. Cái suối Phi-Khanh này ra sao? Câu chuyện suối Phi-Khanh như thế này: Nhà Minh lấy cớ giặc Hồ Quý Ly cướp ngôi vua Trần (1400), sai bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh sang đánh (1406). Thăng-long (Đông-đô) thất thủ, rồi Tây-đô (Thanh-hóa) cũng thất thủ. Cha con giặc Hồ chạy đến cửa biển Ky-la. Có một lão ông ra bái yết nói:
Hai cha con họ Hồ giết ông lão ấy, rồi quả nhiên bị bắt. Chữ Ky có nghĩa là trói, buộc. Nguyên tổ tiên Hồ Quý Ly là con nuôi ông Lê Huấn, mới đổi ra họ Lê. Nay gặp cửa Ky Lê nghĩa là trói bọn Lê. Còn hang Thiên-cầm thì Thiên là trời, cầm là đàn. Cái hang này khi gió thổi vào tạo thành âm thanh như tiếng đàn. Nhưng ông lão đó khuyên Hồ Quý Ly rời đi vì cầm tuy viết khác, nhưng cùng âm với cầm là bắt. Hang Thiên-cầm nghĩa là hang trời bắt. Tháng 6 năm Đinh Hợi, 1407, Trương Phụ sai Hoành-hải tướng quân Lỗ Bân, Đô-đốc thiêm-sự Liễu Thăng bắt giải Quý-Ly, Hán Thương, Nguyên Trừng, Triệt, Uông, cháu là Nhuế, Mỗ, Phạm, em là Quý-Tỳ; con Quý-Tỳ là Vô Cữu, ngụy tướng quân Hồ Đỗ, Đoàn Bồng; ngụy Hành-khiển Nguyễn Nghiện Quang, Lê Cảnh Kỳ, Nguyễn Phi Khanh sang Kim-lăng.
Nguyễn Trãi thương xót cha, đi theo đoàn tù binh để phụng dưỡng. Lúc tới Nam-quan thì quan nhà Minh đuổi những người theo tiễn sang Trung-quốc trở lại. Cha con khóc lóc tiễn biệt nhau, Phi-Khanh khuyên con hãy trở về lo phục quốc. Tương truyền, bình nước Nguyễn Trãi mang theo để cho cha uống đã hết, tại cửa ải không tìm đâu ra nước, ông lang thang vào bãi cỏ bên đường, ngửa mặt nhìn trời, rồi khấn:
Uất khí bốc lên ông dậm chân, thì dưới chân vọt ra một nguồn nước. Ông uống nước đó, rồi hứng đầy bầu dâng cho cha. Từ đấy dân Nam-quan gọi suối ấy là suối Phi-Khanh. Khi vụ án Lệ-chi viên xẩy ra, Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc, thì suối ấy đổi tên là Thiên-tuyền. Rồi khi vụ án được vua Lê Thánh-tông giải oan, suối ấy lại mang tên Phi-Khanh truyền đến nay. Suối vẫn còn đây! Phi-Khanh ở đâu? Nguyễn Trãi ở đâu? Trên không mây vẫn bay, sương mờ vẫn giăng trên núi, nước vẫn chảy. Nhưng đất đã đổi chủ. Tôi cảm ứng cầm bút vạch trên tảng đá bài thơ cổ phong (quá buồn tôi làm thơ, để bầy tỏ sự đau đớn, chứ tôi không phải là thi sĩ), rồi lại trở sang Bằng-tường khắc bài thơ lên mảnh granite, và gắn lên tảng đá trong vách núi gần suối. Bài thơ như sau:
Chú giải, (2) Tôi không tin chỉ với bài này mà họ kết tội tôi nặng như vậy. Tôi biết rất rõ ai chủ trương, ai kết tội tôi. Nhưng tôi chưa muốn nói ra. Trong bài viết trên, tôi đã tiết lộ những điều tuyệt mật về cuộc hội đàm, khiến họ sợ hãi mà thôi. Điều tuyệt mật đó là vụ: ông Lê Đức-Anh bị Trung-quốc đánh thuốc độc, bị bán thân bất toại. Rồi cũng do Trung-quốc trị cho. Nay tôi tiết lộ thêm, những vụ đầu độc cùng một phương pháp:
Tôi chỉ cử mấy tỷ dụ, nếu tính tất cả những người Việt bị giết bằng phương pháp này, lên tới con số 37! Ngắt đoạn 1, Có 2 câu đánh số 1-2, hỏi về những nhân vật bị đầu độc, loại thuốc đầu độc. Không phổ biến. Kính thưa Quý-vị: Tuy tôi đã tuyên thệ tại đây hồi tháng ba vừa qua (3-2001). Nhưng hôm nay tôi xin tuyên thệ một lần nữa:
1. NHỮNG TRANH CHẤP BIÊN GIỚI TRONG QUÁ KHỨ.. Trước hết tôi xin trình bày một vài nét về tranh chấp lãnh thổ Việt-Hoa trong quá khứ gần đây nhất:
Chú giải, (3) Về việc đánh Tống có sáu lần, thì trong đó có năm lần đánh sang lãnh thổ Trung-quốc và một lần kháng chiến chống quân Tống xâm-lăng. 1.1, Lần thứ nhất, Năm 1022, do vua Lý Thái-tổ ban chỉ, Khai-Thiên vương tổng chỉ huy, đánh sang trại Như-hồng của Tống đốt kho đụn rồi rút về. Cuộc xuất chinh để trừng phạt quân Tống tại đây thường vượt biên sang trấn Triều-dương của Đại-Việt cướp bóc. Trấn Triều-dương nay thuộc tỉnh Hạ-long. Trại Như-hồng thuộc Quảng-Tây Nam-lộ. Đại-Việt toàn thắng. Cuộc chiến tranh có tính cách trừng phạt một khê-động. Tống triều im lặng. 1.2, Lần thứ nhì, Năm 1028, tướng Tống là Lý Tự đem quân vượt biên, cướp phá trên lãnh thổ Việt. Việt ra quân đánh tràn sang châu Thất-nguyên của Tống. Cuộc ra quân do Khai-Quốc vương lãnh đạo, tổng chỉ huy là công chúa Lĩnh-Nam Bảo-Hòa và phò-mã Thân Thừa-Quý. Mục đích chiếm lại mấy châu động đã mất về Tống, do các biên thần Tống chủ trương. Giết chết Lý Tự. Toàn thắng. Cuộc chiến có tính cách tự vệ, dằn mặt các biên thần Quảng-Tây. Tống triều không chủ trương. 1.3, Lần thứ ba, Dưới thời vua Thái-tông, do Khai-Quốc vương lãnh đạo (1053), mục đích chiếm lại lãnh thổ thời vua Hùng, vua An-Dương, vua Trưng, bị người Hán chiếm mất (Nay thuộc Quảng-Đông, Quảng-Tây, Vân-Nam, Quý-châu, Hồ-Nam), rồi đẩy dân Việt về sống ở vùng Bắc-cương thành 207 trang-động. Cuộc khởi binh thành công, đưa Nùng Trí-Cao lên làm vua, lấy lãnh thổ vùng Quảng-Đông, Quảng-Tây, Quý-châu lập thành nước Đại-Nam. Cuộc ra quân này, đã tôi đã thuật chi tiết trong bộ Anh-linh thần võ tộc Việt. Nhưng khi Nùng Trí-Cao thành công, y lại trở mặt với Đại-Việt. Nên khi quân Tống đánh Cao, Đại-Việt không tiếp cứu, Cao bị bại. Cuộc chiến tranh có tính cách toàn diện. Đại-Việt không ra mặt khai chiến với Tống. Tống biết, nhưng không dám trả thù. 1.4, Lần thứ tư, Cũng do Khai-Quốc vương lãnh đạo, diễn ra dưới thời vua Thánh-tông. Vùng tấn công là Khâm-châu. Người tổng chỉ huy là công-chúa Bình-Dương với phò mã Thân Thiệu-Thái (1059-1060). Mục đích cuộc Bắc phạt này là chiếm lại một số trang động do các bộ tộc thiểu số tự trị; bị Tống lấn chiếm, hoặc chiêu dụ các động chủ phản Việt, đem cả đất lẫn dân theo Tống. Sau khi chiếm lại các trang đã mất, trả đất cho các tộc bị mất, quân Việt tiến sâu vào vùng Tả-giang, Hữu-giang, chiếm hơn mười ải, giết nhiều tướng Tống. Tống cực kỳ phẫn uất, nhiều đại thần khuyên vua Tống Nhân-tông đem quân sang đánh Đại-Việt để trừng phạt; nhân đó chiếm nước đặt làm quận huyện. Ngặt vì bấy giờ phía Tây, Tống đang mắc họa với Hạ, phía Bắc thì Liêu chiếm đất, đòi cống vàng lụa; vả vua Tống cũng sợ binh hùng tướng mạnh của Đại-Việt, nên bàn hòa. Công-chúa Bình-Dương đòi nhiều điều kiện khắt khe mới chịu rút quân. Tống cũng phải nhượng. Thắng toàn diện. Chiến công oanh liệt trên thuật trong bộ Nam-quốc sơn-hà. Đến đây chiến cuộc leo thang. Đại-Việt ra mặt khai chiến với Tống, nhưng để cho công chúa Bình-Dương, phò-mã Thân Thiệu-Thái làm. 1.5, Lần thứ năm, Diễn ra dưới thời vua Nhân-tông vào năm 1075, bấy giờ vua mới chín tuổi, Linh-Nhân hoàng thái hậu phụ chính. Vua còn thơ, chư sự lớn nhỏ đều do Linh-Nhân hoàng thái hậu quyết định. Nguyên do: Vua Tống Thần-tông dùng những cải cách về kinh-tế, nông-nghiệp, binh-bị, tài-chánh của Vương An-Thạch từ năm 1066, đã được chín năm, khiến binh lực trở thành hùng hậu, quốc-sản sung túc. Nhà vua muốn nhân đó tiến quân lên Bắc đánh Liêu, chiếm lại đất cũ, để rửa nhục. Nhưng Vương An-Thạch lại khuyên nên đánh Đại-Việt trước. Sau khi bại Đại-Việt, thì Chiêm-thành, Chân-lạp, Ai-lao, Xiêm-la, Đại-lý phải quy hàng. Bấy giờ dùng nhân lực, tài lực sáu nước, đem lên Bắc, thì thắng Liêu dễ dàng. Vua nghe theo, bí mật cho các châu Nam biên luyện binh, tích trữ lương thảo. Cuộc chuẩn bị được ba năm, thì bị Đại-Việt biết được. Linh-Nhân hoàng thái hậu quyết định: Ngồi yên đợi giặc, sao bằng mình ra tay trước. Mục đích cuộc hành quân là phá hết các kho lương thảo, vũ khí, thành trì, cầu cống, diệt các đạo quân mới huấn luyện của Nam thùy Tống. Thế là cuộc Bắc phạt nổ ra vào cuối năm 1075. Quân Việt tiến đánh 18 ải dọc biên thùy Tống, rồi công phá các châu Khâm, Liêm, Ung, Dung, Nghi, Bạch, cùng diệt viện quân ở núi Đại-giáp (Nay thuộc lãnh thổ Quảng-Đông, Quảng-Tây, Quý-châu, Hồ-Nam). Nhiệm vụ chu toàn rồi, quân Việt rút về. Thắng toàn diện. Đến đây Đại-Việt ra mặt khai chiến với Tống. Cả hai bên cùng đem toàn lực ra đối phó với nhau. Cuộc ra quân của Việt lần này quá lớn lao, phá nát kế hoạch cải cách của Tống ở Giang-Nam. Quá uất hận, Tống chịu nhục; nhường Hạ ở phía Tây, cắt đất dâng cho Liêu ở phương Bắc... để cho rảnh tay, rồi họ mang quân nghiêng nước sang định chiếm Đại-Việt đặt làm quận huyện (1076-1077). Nhưng Tống lại bị thất bại phải rút quân về, và chịu hòa. Người có hùng tâm, tráng-chí, lãnh đạo là một thiếu phụ ở tuổi ba mươi, đó là Linh-Nhân hoàng thái hậu (Ỷ-Lan). Còn người Tổng chỉ huy cuộc vượt biên Bắc phạt là Lý Thường-Kiệt, Tôn Đản, Lý Hoằng-Chân, Lý Chiêu-Văn, Lý Kế-Nguyên. Tôi đã thuật trong bộ Nam-quốc sơn hà. 1.6, Lần thứ sáu, Sau cuộc Bắc phạt, và giữa lúc cuộc kháng Tống của Đại-Việt, chiến cuộc đang diễn ra cực kỳ khốc liệt (1076), Vương An-Thạch bị cách chức Tể-tướng, giáng xuống tri Giang-ninh phủ, lĩnh Trấn-Nam quân tiết độ sứ, Đồng-bình chương-sự. Lúc Vương độ giang, bị một nhân sĩ bắt con sâu bỏ lên xe rồi làm bài thơ mỉa mai như sau:
Có người ví cái thất bại của Vương An-Thạch cũng đau đớn như cái thất bại của Hạng Võ xưa, khuyên Thạch nên tự tử: Khi Hạng-Vương mưu đuổi hươu ở Trung-nguyên, bị thất bại, lui về Nam; lúc qua sông này tự cảm thấy xấu hổ, đã tự tử, mà hậu thế kính phục. Tôi khuyên ông cũng nên tự tử để lưu danh muôn thủa. Nhưng Thạch không đủ can đảm. Tiếc thay, một cuộc cải cách về kinh-tế, binh-bị, tài-chánh, xã-hội, nông nghiệp như vậy, đang trên đường thành công rực rỡ; bị tan vỡ, bị hủy bỏ chỉ vì tham vọng đánh Đại-Việt của Vương An-Thạch. Mà đau đớn biết bao, khi người phá vỡ chỉ là một thiếu phụ Việt ở tuổi ba mươi. Giá như Thạch không chủ trương Nam xâm, chỉ cần mười năm nữa, toàn bộ xã hội Trung-quốc thay đổi; rồi với cái đà đó, thì Trung-quốc sẽ là nước hùng mạnh vô song, e rằng muôn đời mặt trời vẫn ở phương Đông, chứ không ngả về Tây như hồi thế kỷ thứ 18 cho đến nay và bao giờ..???...??? Sau cuộc ra quân của Đại-Việt, trên từ vua Tống Thần-tông cho tới các quan đều uất hận. Tống xuất quân nghiêng nước, 40 vạn binh, 50 vạn dân phu (phụ lực quân) sang đánh trả thù (1066-1067). Nhưng khi quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết, Yên Đạt, Tu Kỷ tiến đến cách Thăng-long 50 dặm (25 cây số) thì bị đánh bật về Bắc. Sau đó Tống rút quân chịu hòa. Tuy Tống chịu hòa, nhưng còn giữ của Đại-Việt các châu Quảng-nguyên, Tô-mậu mà bọn động trưởng Lưu Kỷ, Vi Thủ-An đem cả dân lẫn đất theo Tống. Quan trọng nhất là châu Quảng-nguyên có mỏ vàng. Năm 1078, Việt sai sứ sang Tống đòi đất. Tống không trả. Mãi năm 1081, Việt trả tù binh trong trận 1075-1077, Tống mới trả châu Quảng-nguyên. Năm 1084, Việt sai Binh-bộ thị-lang Lê Văn Thịnh (Thị lang tương đương với ngày nay là một giám-đốc) nghị hòa với các đại thần Tống, Tống chịu trả cho Việt thêm 6 huyện, 3 động. Việt tặng Tống con voi lớn. Danh sĩ Trung-quốc nhân chuyện này làm thơ than:
Hết chú giải 3 2. VỤ NHƯỢNG ÐẤT DUY NHẤT TRONG LỊCH SỬ.
Chú giải, (4) Về vụ việc này sách Khâm-định Việt-sử thông giám cương mục (KĐVSTGCM), phần Chính-biên, quyển 27 chép:
Trước kia, tướng Minh là bọn Cừu Loan và Mao Bá-Ôn đã đến Quảng-tây, trưng tập các lang binh của thổ quan ở các tỉnh Lưỡng-Quảng, Phúc-kiến và Hồ-quảng. Lại truyền hịch đi Vân-nam sai tập họp binh lính, để chờ đợi nhật kỳ xuất quân. Bọn Cừu Loan lại bàn:
Lại truyền hịch sang ta dụ bảo về nghĩa phục hưng nước đã mất, nối lại dòng họ đã tuyệt, sự đánh dẹp chỉ nhằm một mình cha con Đăng Dung là kẻ có tội; còn ai biết đem quận huyện nào ra hàng, thì liền được trao cho chức quan ở quận huyện ấy để cai quản. Ai bắt hay chém cha con Đăng Dung mà ra hàng, thì cứ tính theo từng tên tội nhân một, mỗi tên là được thưởng 2 vạn nén vàng và được cho làm quan đến phẩm trật cao sang. Tướng Minh lại dụ bảo cha con Đăng Dung nếu tự trói nộp mình đợi tội, thành khẩn dâng hết các sổ sách về đất đai và nhân dân thì được tha cho tội chết. Bọn Bá-Ôn đóng quân dựng đồn ở gần nơi biên giới. Bấy giờ Đăng Doanh chết rồi, Đăng Dung được tin, cả sợ, sai sứ giả đến cửa quân tướng Minh, trần tình, nguyện xin ra khỏi bờ cõi, đầu hàng, và kính cẩn vâng theo lịnh trên phân xử. Lời lẽ của Đăng Dung rất là khiêm nhún, thiết tha. Bọn Bá-Ôn vâng theo lời chiếu của vua Minh, ưng thuận, hẹn đến mồng 3 tháng 11 cho Đăng Dung sang làm lễ đầu hàng. Bọn Bá-Ôn thiết lập MaÏc-phủ và tướng-đài ở Nam-quan chờ đợi. Đến kỳ đã định, Đăng Dung để Phúc-Hải ở lại coi giữ việc nước, còn mình cùng với người cháu là Văn Minh cùng bè đảng là bọn Vũ Như-Quế hơn 40 người do đường Nam-quan đi sang: ai nấy buộc dây thao vào cổ , đi chân không, gieo mình vào nơi Mạc-phủ tướng Minh, khúm núm, phủ phục, khấu đầu lạy, dâng tờ biểu xin hàng, nộp trình sổ sách, đất đai và nhân dân do mình cai quản. Đăng-Dung lại xin dâng đất các động Tỳ-phù, Kim-lặc, Cổ-sâm, Liễu-cát, La-phù, An-lương thuộc châu (ChbXXVII, 33) Vĩnh-an ở Yên-quảng để lệ thuộc vào Khâm-châu nhà Minh. Lại xin nhà Minh ban cho chính sóc và ấn chương đã ban từ trước để Đăng Dung coi giữ việc nước trong khi chờ đợi mệnh lệnh có thay đổi hoặc quyết định ra sao. Bọn Bá-Ôn vâng theo lời chiếu của vua Minh dụ bảo Đăng Dung hãy cho đái tội, về nước, chờ đợi mệnh lệnh phân xử sau. Đăng-Dung lại sai Văn Minh và Nguyễn Văn Thái đem tờ hàng biểu sang Yên-kinh. Lời cẩn án - Sử cũ chép đầu hàng nhà Minh, xin nộp các động Ty-phù, Kim-lặc, Cổ-sâm, Liễu-cát, La-phù và An-lương thuộc châu Vĩnh-an ở (ChbXXVII, 34) Yên-quảng cho lệ thuộc vào Khâm-châu. Nay xét Khâm-châu chí của nhà Thanh, chỉ thấy chép đời Gia-Tĩnh (1522-1566), Đăng Dung nộp trả năm động Ty-phù, La-phù, Cổ-sâm, Liễu-cát và Kim-lặc mà thôi, chứ không thấy nói đến động An-lương. Lại tra cứu đến Quảng-yên sách thì thấy động An-lương hiện nay là phố An-lương thuộc châu Vạn-ninh nước ta. Có lẽ về động An-lương, Đăng Dung chưa từng dâng nộp, mà chỉ là do sử cũ chép sai sự thật đó chăng? Lại xét - Trong năm Mạc Minh-Đức thứ 2, tức là năm Minh Gia-Tĩnh thứ 7 (1528), sử cũ chép Đăng Dung sợ nhà Minh hỏi tội, bèn tính chuyện cắt đất đem dâng hai châu Quy, Thuận: vua Minh nhận. Từ đó, Nam, Bắc lại cho sứ giả đi lại thông hiếu. Nhưng, nay tra cứu bản đồ nước ta thì có Quy-hóa châu và Thuận-châu. Hai châu này hiện nay thuộc tỉnh Hưng-hóa. Trong Đại-Thanh nhất thống chí tuy có chép châu Quy-thuận nguyên thuộc phủ Trấn-an tỉnh Quảng-tây nhà Thanh đấy thật, nhưng hai châu mà sử cũ gọi là Quy, Thuận có lẽ tức là Quy-hóa và Thuận-châu đó thôi. Lại xét - Minh sử thông giám kỷ sự: hồi năm Mạc Đại-Chính thứ 9 (1538), Mạc Đăng-Dung được tin quân Minh sang đánh, cả sợ, sai sứ xin hàng, nói dối là họ Lê không có người kế tự, cha con Đăng-Dung có công với nước, được mọi người suy tôn. Còn Đăng-Dung sở dĩ không dâng được biểu chương, cho sứ sang tiến cống, là chỉ vì trước kia bị Trần Cung chiếm cứ Lạng-sơn làm nghẽn đường, đến sau lại bị quan giữ biên cương đóng cửa ải, không tiếp nhận. Nay, từ năm Gia-Tĩnh thứ 7 (1528) đến năm thứ 17 (1538) trải hàng 10 năm chưa từng có sứ đi thông hiếu, thế mà sử cũ ở năm Gia-tĩnh thứ 7, đã vội chép rằng: "Đăng-Dung tính chuyện cắt đất dâng nộp hai châu Quy, Thuận, từ đó Nam, Bắc lại cho sứ giả đi lại thông hiếu". Về việc này, những điểm sử cũ chép đó đều xa sự thực, nên nay rút bới đi mà chép phụ vào đây để tham khảo. (KHĐVSTGCM, bản dịch của viện Sử-học Việt-Nam, NXB Giáo-dục, 1998, trg. 113-117) Hết chú giải (4) Hình chụp tháng 8-2001, trên núi Tô-thị, thành nhà Mạc còn lưu di tích. Nhờ dâng đất, được Minh triều bao che, con cháu Mạc Đăng-Dung còn cát cứ vùng biên giới Cao-bằng, Lạng-sơn một thời gian. Chiếu Vidéo trong 5 phút về núi Tô Thị tại Lạng-sơn. Tượng nàng Tô-thị tại quận Đồng-đăng, tỉnh Lạng-sơn, ghi lại di tích người chinh phụ bế con chờ chồng, rồi hóa đá. Hồi Tổng bí-thư Lê Duẩn cầm quyền, để xóa bỏ văn hóa tộc Việt, phát huy văn hóa Mác-xít, tượng bị đem nung làm vôi. Hình chụp tượng mới tạc lại.
Con cò bay lả bay la, Bay ra ruộng lúa, bay vào Đồng-đăng, Đồng-đăng có phố Kỳ-lừa, Có nàng Tô-thị, có chùa Tam-thanh, Ai lên xứ Lạng cùng anh, Tiếc công bác mẹ sinh thành ra em. Không phải chùa Tam-thanh mà là động Tam-thanh. Hồi 1979, Hồng-quân sang "dạy" Việt-Nam bài học, đã san bằng Lạng-sơn. Chưa hả giận, họ còn dùng đại pháo bắn phá động Tam-thanh. Cửa động trước ở chỗ cột cờ, với hàng trăm bài thơ lưu niệm của danh sĩ Việt. Nay cửa động bị phá, cửa động mới tụt lùi vào trong. |