Vài nhận xét tiêu
biểu về cộng sản Việt Nam của người cộng sản cũ bỏ đảng:
biểu về cộng sản Việt Nam của người cộng sản cũ bỏ đảng:
Nhà văn Xuân Vũ nhìn ngược chiều Đặng Thùy Trâm.
Nhà văn Xuân Vũ từ Nam tập kết ra Bắc theo tinh thần hiệp định Geneve 54 chia
đôi đất nước, anh phải được coi là một đồng chí cũ miền Nam của Đặng Thùy Trâm,
nhưng anh đã thấy cộng sản có một cái gì không ổn khi hiểu sự thật của cộng sản
trong những ngày sống trên đất Bắc. Anh không bị đẩy vào con đường hoang tưởng
thù hận như Đặng Thùy Trâm, nên khi trở lại miền Nam, anh đã bỏ hàng ngũ cộng
sản để về với quốc gia. Những dòng trích đoạn ngắn trong một số tác phẩm của
anh hoàn toàn đối nghịch với những cảm quan và tư tưởng của Đặng Thùy Trâm
trong tập Nhật Ký được Hà Nội cắt xén và phát hành:
- Không người kháng chiến nào dù còn theo đuổi hay bỏ về thành mà không hận
kháng chiến... (kháng chiến tức hàng ngũ cộng sản/HT) (Đồng Bằng Gai Góc
trang 47/Xuân Vũ)
- Cuộc kháng chiến này là một sự phản bội, nuôi dưỡng nó để nó trở lại hại
mình, giống như một thứ chó điên cắn cả chủ nhà. (Đồng Bằng Gai Góc/Trang
68 / Xuân Vũ)
- Khi ra đó vài tháng, chàng thanh niên Xuân Vũ này lại cũng mần thơ, nhưng
không dám đăng báo: Mười năm rõ mặt Bác Hồ Là con quái vật miệng hô mắt
lồi. (Đồng Bằng Gai Góc trang 50/Xuân Vũ)
- Tôi theo cách mạng để nhìn thấy những cảnh nát đất, nát nhà và nát cả tim.
Cách mạng dần dần đối với tôi trở thành vô nghĩa và thù hận. (Đồng Bằng Gai
Góc trang 230/Xuân Vũ)
- Đã lỡ tay đã nhúng chàm rồi khó rửa sạch, cũng như theo cộng sản không dễ
gì rút ra. Cộng sản không rộng lượng như người quốc gia. Chúng là loại người đê
tiện nhất thế gian. Chúng có thể làm bất cứ việc gì để trả thù. (Đồng Bằng
Gai Góc trang 281/Xuân Vũ)
- Về cái chết thê thảm của nhạc sĩ Hoàng Việt, người đồng hành với tác giả
Xuân Vũ suốt cuộc vượt Trường Sơn, Xuân vũ đã chua xót so sánh anh với vợ của
Lê Đức Thọ, vợ của Nguyễn Chí Thanh và vợ bé của Lê Duẩn:
“Hoàng Việt là nhạc sĩ có sáng tác nhiều nhất và hay nhất trong suốt 9 năm
kháng chiến Nam Bộ. Anh là hạt ngọc của Việt Nam, chứ không phải riêng của cộng
sản.
Đến năm 1965, theo tôi biết thì ở miền Bắc chỉ có Hoàng Việt là người độc
nhất có khả năng sáng tác nhạc giao hưởng. Từ Bungari về với mái tóc bạc quá
nửa, anh được đưa vào trường vác gạch chuẩn bị đi Nam với tiêu chuẩn của một
binh nhì, (trong lúc) tổng bí thư Lê Duẫn có vợ bé bị vợ lớn đánh đuổi phải đem
gửi cho Mao chủ tịch, mỗi lần sang thăm vợ bé, tốn ít nhất là 10 năm lợi tức
của một xã viên. (Đồng Bằng Gai Góc trang 100-101/Xuân Vũ)
- Sau khi đã thuật lại những điều tai nghe mắt thấy và nêu lên bằng chứng về
người về việc sống động trong chế độ xã nghĩa, tác giả đã viết ở gần cuối sách:
Đảng cộng sản sinh ra để làm hai việc: Nói láo và làm bậy. Hễ chúng nói là nói
láo, hễ làm là làm bậy. Xin độc giả nhớ giùm cho như vậy. Sông có thể cạn, núi
có thể mòn, nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi. (Đồng Bằng Gai Góc
trang 335/Xuân Vũ)
- Trong tập truyện Thiên Đàng Treo tác giả có thuật lại hai câu chuyện
thương tâm tại hợp tác xã, hai người đàn bà lăng mạ nhau bằng những lời tục
tĩu, rồi ấu đả nhau chỉ vì cái hố phân, hai người đàn ông chém giết nhau chỉ vì
vài con cá. Rồi kết luận: Cuộc sống ở miền Bắc trong một thời gian ngắn, đã cào
tuốt tất cả những mộng tưởng tốt đẹp trong đầu tôi có được từ quyển Au pays de
Staline, về nông trường, về hợp tác xã, về cái hạnh phúc thiên đàng với tới
được dễ dàng mà ông Tây đã vẽ ra kia. (Thiên Đàng Treo trang 147/Xuân Vũ)
- Và ở trang sau: Nhờ đó tôi nghe được tiếng dân than tự đáy lòng: "Bây
giờ khó sống hơn thời Pháp". Tôi bật ngửa ra. Hóa ra thế! Lúc ấy chủ
trương hợp tác xã đã thi hành được đâu hơn ba năm rồi. Đọc báo nhân dân thì
thấy phấn khởi lắm. (Thiên Đàng Treo trang 148/ Xuân Vũ)
- "Tự Vị Thế Kỷ", tập truyện ngắn xuất bản năm 1990 gồm 18 chuyện
về cộng sản trong đó độc giả sẽ thấy: "tàn bạo, vô luân, xảo quyệt, dâm ô,
lưu manh, rởm, đểu… Ngay lời tựa ông viết:
Dùng sức dân để phá ngục Bastilles để xây ngục Bastilles khác lớn hơn để nhốt
dân. Đó là cộng sản. Không đợi đến biến động
xảy ra ở Đông Âu tôi mới "sáng mắt và sáng lòng. Năm 1956, tức là sau khi
ra Bắc được một năm, tôi đã lên ủy ban quốc tế để xin về Nam theo đúng tinh
thần hiệp định Giơ Ne Vơ. Vì sao? Vì tôi thấy cái xã hội chủ nghĩa nó kỳ cục
thế nào ấy. Thuở ấy mới 26 tuổi chưa biết cộng sản là cái quái gì nhưng thấy
mặt mũi nó hiện lên tôi hết ham. Nó không phải là chân dung người đẹp của tôi
mong đợi. Cảm giác đầu tiên là cảm giác đúng nhất. Kỳ cục là cảm giác của tôi
đối với cộng sản.
Bây giờ lưu vong. Sống xa cộng sản một vạn cây số, và sống trên một nước tự do,
tôi thấy cộng sản càng kỳ cục. Nhiều nhà văn, nhà chính trị, nhà trí cho rằng
cộng sản là loại người... không có nhân tính. Tôi đồng ý hoàn toàn. Nhưng chúng
giỏi che giấu và giỏi lừa bịp. Cho nên con quỷ khát máu mang bộ mặt người vẫn
sống chung được với loài người thậm chí còn được loài người tin yêu mới lạ chứ.
(…)