mercredi 23 novembre 2011

Máu và Nước Mắt Trên Lưng Trường Sơn -  P04


Nhật Ký Đặng Thùy Trâm, một sản phẩm dối trá và phản bội…


Đây là tít của một bài viết dài 42 trang của tác giả Thiên Đức lấy từ Vnreview, 13/12/05 được điện thư (chuyentin6@yahoo.com) chuyển lên diễn đànchinhluan@yahoogroups.com ngày 29 tháng 12 năm 2005. Cái tít này trong bài viết của tác giả Thiên Đức, cũng như toàn bộ tập “Máu và nước mắt trên lưng Trường Sơn” hoàn toàn không nhắm vào Đặng Thùy Trâm và những dòng nhật ký Trâm viết, mà nhắm vào tác phẩm do đảng cộng sản Việt Nam dàn dựng thành hình dưới tên “Nhật Ký Đặng Thùy Trâm” vì nhu cầu tuyên truyền của những năm 2005 “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” để đi dần về phía Mỹ... vì nhu cầu đô la.
Với đề tài bài viết như trên, tác giả Thiên Đức đã vào internet qua các trang nhà/web của Vietnam Center ở Lubbock, Texas, tìm ra nguyên bản từ các dòng chữ viết tay của Đặng Thùy Trâm từ tập nhật ký giữ ở Vietnam Center, được đánh máy vào CD/DVD và so sánh cẩn thận với bản in Nhật Ký Đặng Thùy Trâm do Hà Nội phát hành và phát giác ra những điều mà tác giả gọi là “Nhật Ký Đặng ThùyTrâm, một sản phẩm dối trá và phản bội”.
Tác phẩm nhằm mục đích tuyên truyền loại này phải qua sự chăm sóc, kiểm duyệt cẩn thận của đảng cộng sản, và người ta đã thấy trong Nhật Ký Đặng Thùy Trâm có vô số những sửa chữa, cắt xén, thêm bớt khi so với bản gốc, đó là chưa kể những sai lạc về ngày tháng... Những điều vừa đề cập này, độc giả có thể mua tập Nhật Ký Đặng Thùy Trâm do nhà xuất bản Hội Nhà Văn Hà Nội in ấn và phát hành có bán ở các nhà sách ở California, và liên lạc Vietnam Center ở Texas khay vô h*tp://wwww.vietnam.ttu.edu và trang nhà/ web h*tp://www.annonymous.online.fr/Upload/Nhat%20ky%20Dang%20Thùy%20Tram để tìm bản chính... Và sau đó đọc kỹ từng trang, độc giả sẽ nhận ra vô số những thứ mà tác giả Thiên Đức gọi là “một tác phẩm dối trá và phản bội”. Hà Nội đã dối trá độc giả và phản bội chính Đặng Thùy Trâm.

Vì giới hạn của trang sách này, chúng tôi chỉ trích đoạn phần đầu bài viết của tác giả Thiên Đức khi ông nhận định thẳng thừng bằng cái tít như trên: Cuốn Nhật Ký Đặng Thùy Trâm của nhà xuất bản Hội Nhà Văn được độc giả trong và ngoài nước chú ý, toàn bộ hệ thống báo chí Việt Nam, thậm chí cả guồng máy chính quyền đều đề cao, tán dương như là một điển hình anh hùng cho thế hệ trẻ Việt Nam, trong lúc đó lại có nhiều tranh cãi tính chính xác thật của nhật ký trên các diễn đàn BBC, Talawas, Đàn Chim Việt...

Sau cùng, 3 tập tài liệu bản thảo Nhật Ký Đặng Thùy Trâm sau đây được lưu trữ tại Vietnam Center:
- Bản sao viết tay nhật ký quyển 1
- Bản sao viết tay nhật ký quyển 2
- Bản in thực tế của nhà xuất bản Hội Nhà Văn.
... “Cảm nhận đầu tiên khi so sánh, đối chiếu bản in Nhật Ký Đặng Thùy Trâm với bản gốc, người viết có cảm giác cuốn sách được xuất bản một cách vội vàng nhằm phục vụ nhu cầu chính trị hơn là phục vụ cho sự thật, cho độc giả…, vì trong cuốn sách có quá nhiều những lỗi lầm sơ đẳng, nhất là đánh máy lộn ngày tháng, hay những đoạn trên đưa xuống đoạn dưới...” (Thiên Đức)
Chúng tôi, người thực hiện tập sách phản biện này, “Máu và nước mắt trên lưng Trường Sơn”, không thể chạy in 42 trang tài liệu trong bài viết của tác giả Thiên Đức, song chúng tôi đồng ý với nội dung cái tít mà tác giả đặt cho bài viết” “Nhật ký Đặng Thùy Trâm, một sản phẩm dối trá và phản bội”.

Nhân đây, tôi cũng nhắc lại một chuyện dối trá của đảng cộng sản Việt Nam nhân vụ “Em bé tẩm dầu Lê Văn Tám” bị chính sử gia Trần Huy Liệu bạch hóa trước khi ông qua đời. Trong hơn 2/3 phần đời phục vụ trong hàng ngũ cộng sản, có một việc mà ông không thể không nói lại cho hậu thế rõ là chính ông đã bịa ra chuyện “em bé tẩm dầu xông vào kho xăng, lửa cháy bùng lên” để cộng sản dùng tuyên truyền chính trị và đưa vào sách sử cho học sinh học.

Trước khi lìa đời, sử gia Trần Huy Liệu đã nói với các bạn thân của ông như một lời trối trăn sám hối của một trí thức còn chút lương tri và tâm hồn. Ông đã tiết lộ hai điều mà trong đó, báo chí Hà Nội chỉ miễn cưỡng xác nhận một điều vì không che dấu được: Vụ Lê Văn Tám là không có thật. Sử gia Trần Huy Liệu được lệnh “chế, bịa” ra Lê Văn Tám chỉ vì nhu cầu tuyên truyền mà thôi. Sau khi tiết lộ này phơi ra ánh sáng, không biết chế độ cộng sản Việt Nam có công khai đính chính và bỏ đi chuyện Lê Văn Tám tẩm dầu xông vào kho xăng” trong các tập sử dạy học sinh hay không.

Điều thứ hai không thấy chế độ Hà Nội công khai tiết lộ ra công luận là chuyện sử gia Trần Huy Liệu nói về hiểm họa Tầu phương Bắc. Ông thì thào nói với những “đồng chí” thân cận: “Người phương Bắc đến xứ ta là người phương Bắc ở lại, người phương Tây đến xứ ta là người phương Tây đi. Các đồng chí nhớ kỹ điều này. Ý tôi muốn các đồng chí nhớ là hiểm họa đối với dân tộc ta đến từ phương Bắc!”
(Ghi nhận từ một giáo sư đại học miền Bắc có bút danh Triết ĐứcChính hiện ở Canada.... Và chuyện Lê Văn Tám cũng được báo chí Hà Nội đề cập hạn chế.)

Hai điều trên đây, ngày còn sống, Đặng Thùy Trâm không bao giờ biết được sự thật bẽ bàng, dối trá, lừa bịp này.