mercredi 23 novembre 2011

Máu và Nước Mắt Trên Lưng Trường Sơn -  P11


Những tội ác của đảng cộng sản Việt Nam trong dòng lịch sử đen tối của dân tộc mà thế hệ Đặng Thùy Trâm chưa biết và nên biết…


Tôi có một người quen người miền Bắc, anh kể lại một chuyến về quê thăm quê hương ở Sơn Tây và bỏ tiền ra tổ chức một ngày giỗ kỵ linh đình cho ông Bố. Trong lễ giỗ, người nhà anh mời cả làng, cả bà con và những viên chức nhà nước cộng sản địa phương. Bố anh chết trong vụ “cải cách ruộng đất” năm xưa trên đất Bắc do chính những người theo cộng sản trong làng năm xưa, họ đã lôi ông đem ra đấu tố theo chủ trương của Hồ Chí Minh rập khuôn theo cộng sản Tầu.

Sau phần giới thiệu chủ khách và vị thân nhân “Việt kiều” về từ California, mọi người vui vẻ ngồi vào bàn ăn. Buổi lễ giỗ kỵ trở nên vui nhộn, ồn ào. Bỗng một bà cụ, chị ruột anh “Việt kiều” kéo anh ra một góc nhà nói nhỏ, nói một cách nghiêm trọng và tức tối:
- Cậu có nghe ai kể lại chuyện bố bị giết trong vụ “cải cách ruộng đất” khi xưa không?
- Thưa lúc đó em còn bé, sau này nghe nói bố bị đấu tố chết chỉ vì bố có mấy mẫu ruộng ông bà để lại, bố bị đấu tố chết vì tội địa chủ. Chi tiết ra sao em không rõ!
- Hôm nay, giỗ bố, chị vẫn còn đau lòng. Lúc bố bị đấu chết, chị đã14,15 tuổi và thấy rất rõ ai đã đấu bố, và nay họ vẫn còn sống, và nay họ cũng có mặt trong ngày giỗ bố!
- Ai chị?
- Em nhìn cho rõ! Hai cái ông ngồi ăn ở cuối bàn bên kia, bên cạnh bác B, chính là hai người khi xưa đã đấu bố dã man. Họ nay là quan quyền cán bộ tại địa phương nên nhà mới mời, nhưng chị căm lắm!...
Người chị ông “Việt kiều” chậm nước mắt:
- Thôi em ở Mỹ về, chị chỉ nói cho em biết họ là ai, và nhà mình không quên cái chết đau đớn của bố năm xưa!

Câu chuyện thật trên đây là một trong hàng nghìn thảm cảnh năm xưa trên đất Bắc của cái thời “Tôi đi không thấy phố, không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ” (Trần Dần). Và nó cho thấy người dân miền Bắc không quên tội ác của cộng sản và Hồ Chí Minh, dù tội ác đó đã diễn ra trên hơn nửa thế kỷ qua trên đất Bắc.

Năm 1968, sau khi chiếm thành phố Huế hơn một tuần lễ, quân cộng sản bị đánh bật ra khỏi thành phố, trong cái hoang tàn đổ nát còn để lại những vết đạn, những hố bom, Huế bỗng chìm ngập thêm trong một mầu tang đẫm ướt máu và nước mắt với vô số những mồ chôn tập thể đầy xác người bị cộng sản Việt Nam hành quyết khi chiếm Huế và trước khi rút lui.

Cuộc thảm sát mậu Thân giết hại hàng ngàn đồng bào vô tội là một tội ác, một vết nhơ bi thảm, tàn bạo, dã man của những người cộng sản mà cả thế giới đều biết, vì ngoài đồng bào Việt Nam, họ còn tàn sát cả những người ngoại quốc và tu sĩ bị họ bắt. Đến nay, chế độ Hà Nội vẫn chưa chính thức thừa nhận tội ác hiển nhiên của mình trước đồng bào và lịch sử. Nên nhớ, chính Hồ Chí Minh đã đọc thông điệp “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua….” mở màn cho cuộc tổng công kích mậu Thân năm 68 ở toàn cõi miền Nam, thành ra tội ác này Hồ Chí Minh phải gánh chịu cùng với đảng cộng sản Việt Nam.

Năm 1975, ngày 22 tháng Tư khi Sư đoàn 18 BB được lệnh rút khỏi Long Khánh để về tăng cường bảo vệ vòng đai Sài Gòn, các đơn vị Nghĩa Quân và Địa Phương Quân cũng rút đi… song các đơn vị lui quân này để lại toàn bộ các mình bẫy phòng thủ với vô số mìn Claymore giăng mắc khắy các tuyến phòng thủ. Các đơn vị thuộc các sư đoàn Bắc quân ào ạt tràn vào khoảng trống diện địa và hết lới này đến lớp khác, họ vướng mìn và chết rất nhiều.
Để trả thù cho các tổn thất này, một cánh quân của một sư đoàn cộng sản bị tổn thất nặng vì mìn, khi tiến vào xã Tân Lập, đã bắt hàng trăm thanh niên và những người đàn ông xếp hàng trên một con lộ trước trụ sở xã Tân Lập và hành quyết hàng loạt bằng súng AK vào một buổi trưa tháng Tư. Vì số người chết lên tới mấy trăm người nên máu chảy tràn xuống bờ mương hai bên lộ thành một suối máu. Sau đó, Bắc quân trước khi tiếp tục tiến vào thị xã Xuân Lộc và hướng tiếp về Sài Gòn, đã dùng xe ủi đất trong rừng cao su đào một hố chôn tập thể dồn gần mấy trăm xác người xuống hố và lắp đất lại thành một ngôi mộ lớn.

Dấu tích tội ác này nay vẫn còn. Nhân chứng, người đàn bà Long Khánh trốn trong rừng cao su gần nơi thảm sát, chứng kiến trọn vẹn cảnh giết người của Bắc quân nay vẫn còn, hiện định cư tại Bắc Mỹ.

Cuộc thảm sát man rợ này về con số nạn nhân thua xa vụ Mậu Thân năm 68 ở Huế, nhưng vì diễn ra giữa ban ngày trước những con mắt hãi hùng của gia đình thân nhân nạn nhân và đồng bào, nên người ta không tưởng tượng nỗi mức độ tàn bạo của những bộ đội gọi là vô Nam để giải phóng đồng bào.

Bài viết về cuộc thảm sát này, tác giả bài viết này, Hải Triều, đã tung lên internet và được chuyển ngữ ra Anh ngữ để gửi đến các cơ quan truyền thông của Hoa Kỳ và có chạy đăng trên các mạng internet (*) Xin vào w*w.nsvietnam.com

Và cũng trong năm 1975 và vài năm sau đó, sau khi cộng sản chiếm trọn miền Nam, ngoài một số vụ hành quyết trả thù các sĩ quan miền Nam như vụ Đại úy Nguyễn Văn Trò ở Phan Thiết, vụ hành quyết Đại tá Hồ Ngọc Cẩn… bên cạnh những trấn lột tài sản đồng bào miền Nam do Đỗ Mười chỉ huy trong các cuộc cộng sản gọi là đánh “tư sản mại bản”, cộng sản Việt Nam do chỉ thị và chủ trương từ Hà Nội, đã gom thu vô số vàng bạc của đồng bào Việt gốc Hoa trong các chuyến tầu đăng ký ra nước ngoài… rồi cho nổ mìn cho tàu chìm ngoài biển. Xác người tấp vào Vũng Tàu, nhất là cửa Đại, Bình Đại, Bến Tre đến thối nhiễm cả dòng sông…