mercredi 23 novembre 2011

 Máu và Nước Mắt Trên Lưng Trường Sơn -  P08


Đường mòn Hồ Chí Minh
ht*p://lichsuviet. cjb.net/view_ article.asp? id=2734&cat= 6

Đường mòn Hồ Chí Minh (theo cách gọi của người phương Tây, ở Việt Nam ngoài cách gọi này con đường còn có tên khác là đường Trường Sơn) là tên gọi của mạng lưới giao thông quân sự chiến lược mà chính quyền Bắc Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà) xây dựng tại miền Trung Việt Nam và Lào để chi viện cho những người cộng sản miền Nam trong 16 năm (1959–1975) của thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Về mặt quân sự Đường mòn Hồ Chí Minh là một chiến trường vận chuyển giữa quân đội miền Bắc và khối đồng minh quân sự Mỹ – Việt Nam Cộng Hòa.
Sự hình thành Đường mòn Hồ Chí Minh

Đường mòn Trường Sơn trở thành một con đường nối liền Bắc Nam trong những năm đầu của cuộc Chiến tranh Đông Dương khi nó là một trong những tuyến đường đưa cán bộ di chuyển giữa hai miền để tránh sự truy quét của quân Pháp. Tuy nhiên, khi ấy nó chỉ là một con đường có tính cách chiến thuật. Sau khi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ra đời, dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, đã phủ nhận Hiệp định Geneve về Việt Nam năm 1954, chia cắt đất nước. Để tiếp tục chi viện cho những người Cộng sản miền Nam, chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã quyết định xây dựng những con đường chiến lược. Trên cơ sở đó đã có 2 tuyến đường được xem xét là tuyến đường bộ qua dãy Trường Sơn và tuyến đường biển trên biển Đông. Cả 2 đều có tên gọi là đường Hồ Chí Minh. Riêng tuyến đường bộ, do đoàn cán bộ đầu tiên chỉ huy xây dựng tuyến đường này được thành lập vào tháng 9 năm 1959, nên con đường còn có mật danh là đường 559.
Đường mòn Hồ Chí Minh nối liền miền Bắc với miền Nam, bao gồm các hệ thống đường đất ở phía Đông và Tây dãy Trường Sơn, hệ thống đường ống dẫn xăng dầu. Quân đội miền Bắc triển khai các đơn vị công binh, hậu cần, y tế, bộ binh và phòng không để đảm bảo hoạt động của đường mòn này. Miền Bắc dùng đường mòn này để vận chuyển bộ đội, vũ khí, xăng dầu, đạn... vào phía Nam và vận chuyển thương bệnh binh ra Bắc.

Trong khi đó, lực lượng quân sự Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa ngăn chặn bằng các hành động quân sự bộ binh, không quân. Lực lượng quân sự Mỹ còn sử dụng các máy móc điện tử phát hiện thâm nhập, thường được gọi là “hàng rào Điện tử McNamara”, để xác định các khu vực có hoạt động của quân đội miền Bắc.

Trên thực tế, đường mòn Hồ Chí Minh trải dài gần suốt các tỉnh miền Trung với các hoạt động quân sự tập trung ác liệt nhất ở Quảng Binh và Quảng Trị. Trong Chiến tranh Việt Nam ước lượng đã có 3 triệu tấn bom đổ xuống Lào mà chủ yếu là để cắt đứt giao thông trên đường mòn này. Tính đến ngày 30-4-1975, đường Trường Sơn đã tồn tại gần 6000 ngày đêm.

Ngoài ra, hoạt động vận chuyển của quân đội miền Bắc còn được thực hiện trên biển, tạo nên đường mòn Hồ Chí Minh trên biển ít nổi tiếng bằng.

Sau chiến tranh đường mòn Hồ Chí Minh không còn được sử dụng và hầu hết các con đường chỉ có ý nghĩa quân sự đã nhanh chóng trở nên hoang phế. Những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, để kỷ niệm con đường, tên gọi Đường Hồ Chí Minh được dùng để gọi con đường mới, là đường thứ hai sau đường quốc lộ 1A, xuyên suốt Việt Nam.
Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển

Theo báo Quân Đội Nhân Dân thì trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, để chi viện cho chiến trường miền Nam, cùng với con đường vận tải bộ vượt Trường Sơn, quân VC còn có con đường vận tải chiến lược vượt biển Đông. Đó là “Đường Hồ Chí Minh trên biển”, con đường gắn liền với “Đoàn tàu không số”, với gần hai nghìn lần tàu thuyền vượt trùng khơi, trải qua muôn vàn hy sinh gian khổ, để vận chuyển gần 160 nghìn tấn vũ khí, cập 19 bến bãi thuộc địa bàn 9 tỉnh miền Nam.
Từ “Tập đoàn đánh cá Sông Gianh”...


Trước sự phát triển lớn mạnh của VC, từ năm 1959, cùng với việc thành lập đoàn vận tải 559 vượt Trường Sơn, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương VC quyết định nghiên cứu mở tuyến đường vận tải trên biển chi viện trực tiếp cho chiến trường miền Nam. Người đầu tiên được truyền đạt chủ trương và giao nhiệm vụ này cũng chính là người đoàn trưởng đầu tiên của Đoàn 559: Võ Bẩm. Ông quê ở Quảng Ngãi, theo “cách mạng” từ trước năm 1945. Ngoài kinh nghiệm mở đường vận tải xuyên Trường Sơn, trong kháng chiến chống Pháp, ông đã từng chỉ huy tàu gỗ vượt biển chở vũ khí về chi viện cho chiến trường Khu Năm.

Võ Bẩm kể: “Giữa lúc đang tập trung rải quân lập tuyến giao liên đường bộ thì Bộ gọi tôi lên giao nhiệm vụ nghiên cứu mở thêm tuyến vận tải trên biển. Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh nói với tôi: “Đúng là rất mạo hiểm, khó khăn, nhưng cũng chính vì vậy mà kẻ địch sơ hở, chủ quan. Ta nên triệt để khai thác điều đó. Vả lại, chỉ cần một vài chuyến đi trót lọt, cũng bằng hàng nghìn người mang vác đường rừng, lại vào được tận Nam Bộ”…

Theo đó, tháng 7-1959, tiểu đoàn vận tải biển 603 VC được thành lập, đóng tại cửa biển sông Gianh-Quảng Bình, với tên gọi là “Tập đoàn đánh cá Sông Gianh”. Khẩn trương và bí mật là hai “yêu cầu” gắt gao nhất. Thuyền phải giống thuyền đánh cá của ngư dân miền Nam, từ hình dáng đến ngư cụ. Thậm chí vải buồm, dây thừng cũng nhờ trong đó mua chuyển ra. Một số cán bộ VC Khu Năm cũng được điều động ra bổ sung cho đơn vị để khi gặp địch ứng xử cho “y chang” ngư dân Nam Trung Bộ. Trong đó có Huỳnh Ba, người Quảng Nam, giấy căn cước giả mang tên Nguyễn Nửa. Sau một thời gian tập luyện, thăm dò và chuẩn bị mọi mặt, đêm ba mươi Tết Canh Tý (27-1-1960), chuyến tàu đặc biệt đầu tiên xuất phát do Nguyễn Bất chỉ huy.

Những người ở lại bồn chồn chờ đợi. Một ngày, hai ngày… rồi một tháng, hai tháng… vẫn bặt vô âm tín. Ở miền Nam thông báo không đón được tàu.

Chuyến đi đầu tiên không thành. Sau này, Nguyễn Bất từ nhà tù Côn Đảo trở về kể lại: Xuất phát được một hôm thì tàu gặp gió lớn chuyển hướng, dạt vào đảo Lý Sơn-Quảng Ngãi. Loay hoay thoát nạn thì gặp phe Việt Nam Cộng Hòa tuần tiễu, đành phải phi tang để giữ bí mật. Cả sáu người bị phe Việt Nam Cộng Hòa bắt, tuy không khai thác được gì nhưng phe Việt Nam Cộng Hòa vẫn giam cầm mỗi người một nơi…

Sau ngày 30-04-1975, VC đã cố sức tìm kiếm nhưng vẫn không rõ tung tích những người còn lại. Mãi gần đây, một nhà văn hải quân VC mới lần tìm được một người nữa và có lẽ cũng là người duy nhất còn sống sót vì Nguyễn Bất cũng đã từ trần. Người đó chính là Huỳnh Ba, tức Nguyễn Nửa, nay đã ngoài 80 tuổi, sống ở quê nhà…
Đến “Đoàn tàu không số”


Chuyến vận tải đầu tiên của “Tập đoàn đánh cá Sông Gianh” không thành công nhưng đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ mở đường trên biển. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương VC chỉ thị cho các tỉnh Nam Bộ chuẩn bị bến bãi và cử những chiếc thuyền vượt biển ra miền Bắc, vừa thăm dò mở đường, vừa trực tiếp báo cáo tình hình chiến trường. Tổng cộng đã có 5 đoàn thuyền của các tỉnh vượt biển ra miền Bắc thành công. Đó là cơ sở quan trọng để ngày 23-10-1961, Bộ Quốc phòng VC ra quyết định thành lập Đoàn vận tải 759, còn gọi là “Đoàn tàu không số”, có nhiệm vụ vận tải chi viện cho miền Nam bằng đường biển. Đến tháng 1-1964, đoàn 759 được đổi thành đoàn M25 trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân VC.

Ngày 16-2-1965, một chiếc tàu không số vào đến Vũng Rô thì bị Việt Nam Cộng Hòa phát hiện và tấn công. “Đường Hồ Chí Minh trên biển” bị lộ. Việt Nam Cộng Hòa tiến hành phong tỏa ráo riết các cảng miền Bắc và bịt chặn các đường biển vào Nam. Từ đó, những chuyến hàng của “Đoàn tàu không số” phải cải dạng thành tàu hàng, tàu đánh cá nước ngoài, xuất phát từ nhiều bến dã chiến và phải hành trình theo hải đồ quốc tế. Nhiều chuyến không thể vượt qua sự đeo bám, ngăn chặn quyết liệt của Mỹ, buộc nổ súng chiến đấu và hủy tàu. Nhiều người chết từ những “Đoàn tàu không số” . Tiêu biểu như Phan Vinh.

Trong muôn vàn những câu chuyện được kể lai về “Đoàn tàu không số”, có một sự kiện gần đây được chắp nối, chứng minh. Đó là câu chuyện về “tàu không số” (thực chất là số hiệu C43) bị Việt Nam Cộng hòa tấn công ngày mồng một Tết Mậu Thân (1-3-1968) ở vùng biển Quảng Ngãi, đã được một số người ở Đức Phổ-Quảng Ngãi cưu mang và nữ bác sĩ Đặng T. Trâm cứu chữa, vượt Trường Sơn trở ra miền Bắc, tiếp tục những chuyến vận tải vũ khí về Nam…

Ghi chú:
- Bài viết trên đây được trích đăng trên trang nhà “Lịch Sử Việt Nam” của tác giả Trịnh Quốc Thiên
- Trong tài liệu ghi chú dưới tấm hình ghi: "Tàu không số của "Hải quân Bắc Việt" vận tải hàng vào miền Nam do vệ tinh quân sự Mỹ chụp. Điều này cho thấy Hoa Kỳ biết và theo dõi các hoạt động của cộng sản trên biển mà họ gọi là “đường mòn Hồ Chí Minh trên biển”. Trên rừng Trường Sơn khó phát giác và khó ngăn chận hơn trên biển. Một chiếc tàu không số xuất phát từ miền Bắc làm sao qua mắt được máy bay và vệ tinh quân sự Mỹ. Thế nhưng tại sao hàng ngàn tấn vũ khí của cộng sản lại có thể vượt đường biển vào Nam mà không bị chận bắt? Khi tàu xâm nhập bị phát giác trên biển rộng mênh mông không địa đạo, không rừng núi thì làn sao thoát. Vệ tinh quân sự Mỹ đã chụp được những chiếc ghe, tàu từ miền Bắc xâm nhập miền Nam, và họ có chuyển tin tức này cho tình báo VNCH hay không? Hàng ngàn chuyến hàng đã lọt vào miền Nam từ đường biển dưới mắt của vệ tinh quân sự Mỹ. Đây là một nghi vấn cần đặt ra, cũng như tại sao Hoa Kỳ gần như để mặc cho các sư đoàn Bắc quân tiến quân vô Nam, đồng thời muốn bó tay QLVNCH trong khả năng phản công ra Bắc?!
(“Phía VNCH không hề biết rằng trong những cuộc mật đàm giữa Kissinger và Lê Đức Thọ ngày 16/8/1971, Hoa Kỳ đã hứa rút hết quân đội Mỹ trong vòng 9 tháng, sau khi có hiệp định…”/Trích Hồ sơ mật Dinh Độc Lập trang 29, phân đoạn 2/Nguyễn Tiến Hưng và Jerrold L. Schecter.)

Cũng xin ghi nhận thêm, chiếc tàu không số của cộng sản từ miền Bắc xâm nhập vô Nam bị bắt ở Vũng Rô, Khánh Hòa hoàn toàn do Hải quân QLVNCH phác giác.

Trong suốt cuộc chiến dăng dẳng hơn 3 thập niên, CSVN đã hy sinh bừa bãi, hy sinh quá nhiều thanh niên miền Bắc Việt Nam với chiến thuật biển người thí quân trên các mặt trận miền Nam, nếu tất cả những thương binh được đưa về Bắc thì Hà Nội không đủ bệnh viện để chứa, Hà Nội sẽ tràn ngập những phế binh thương tật... Nhưng tại miền Bắc thì sao? Rất ít thương binh, trừ những thương binh trong trận chiến Hoa Việt 1978 – 1979. Thương binh từ chiến trường miền Nam đẫm máu và ác liệt chắc chắn phải là con số vô cùng lớn lao, nhưng tại sao họ vắng mặt trên đất Bắc? Câu trả lời vì sao, độc giả có thể đoán được.
Điển hình là trong trận đánh giữa Chi đoàn 1/8 Chiến xa của Thiết Kỵ Lê Quang Vinh với cả Trung đoàn quân Bắc Việt. Trận chiến ác liệt trên 3 ngọn đồi trọc gần căn cứ Alpha trên đất Lào trong chuyến hành quân đoạn hậu đơn độc (gần như bị hy sinh, bị bỏ rơi …) để bảo vệ đoàn quân hàng ngàn người thuộc các đơn vị lui quân trên đường 9 Nam Lào về Lao Bảo ( cuộc hành quân Lam Sơn 719 năm 1971), trong trận tập kích đó, nguyên gần 2 tiểu đoàn Bắc quân bị quét sạch, xóa sổ. Con số thương vong của Bắc quân tại chiến trường trong trận đánh này phải nói là vô cùng nhiều, nhưng theo lời thân nhân anh Vinh tại miền Bắc kể lại khi thăm nuôi anh lúc anh ở tù ngoài Bắc sau 75, thì các đơn vị cộng sản đánh thiết giáp VNCH trên 3 ngọn đồi trên không một ai còn sống, kể cả mấy người anh em bà con anh Vinh trong đơn vị Bắc quân. Con số thương binh chắc chắn không nhỏ, nhưng họ biến đi đâu mà không ai được trở về đất Bắc?!

(Những Trận Đánh Không Tên Trong Quân Sử tập 2 năm 2006/ Chi Đoàn 1/8 Chiến Xa và đường vào Nam Lào oan nghiệt/ Trang 192 – 216/ Việt Nam xuất bản)

Hàng trăm thương binh bộ đội trong trận này liệu có mấy ai còn sống đến ngày nay? Thân nhân những người bô đội tội nghiệp này có bao giờ nghĩ đến thảm cảnh con em thương binh của họ bị “truy điệu sống” và tàn sát để các đơn vị rãnh tay lui quân hay không? Thương binh CSVN sau 1975 đa phần là thanh niên miền Nam bị lùa đi nghĩa vụ quân sự và thanh niên xung phong trên chiến trường Miên Việt cộng.
***

Tổ Quốc ơi! Sắp đến giờ khai vận
Đứng dậy ta đi! Đã đến lúc lên đường
Cuộc khởi hành tiếp tự thuở hồng hoang
Căng mạch sống tin yêu
Ta đi về phía trước
(Trần Thúc Vũ)
***

Cuộc tàn sát thương binh trên đất Bắc năm xưa trong cuộc chiến tranh Việt Pháp (?)


Chuyện cộng sản Việt Nam tàn sát thương bệnh binh của họ trong chiến tranh Việt Nam trước 1975 dường như nó có nguồn gốc lâu hơn, xa hơn, phát xuất từ chủ trương của đảng cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh trực tiếp lãnh đạo. Hay nói rõ hơn, thảm trạng giết thương binh dã man để trút bỏ gánh nặng chiến trường, gánh nặng chính trị, gánh nặng xã hội… phải do chính Hồ Chí Minh chỉ đạo. Tôi xin trích một đoạn tài liệu sau đây:
… “Lúc ông Hồ trở về Hà Nội, không rõ bộ Thương Binh Liệt Sĩ đã kiểm kê được bao nhiêu tử sĩ, thương binh, đến nay vẫn chưa công bố rõ rệt. Riêng Điện Biên Phủ, theo tài liệu của Pháp, Viêt Minh bị thiệt hại khoảng 20.000người, một nửa bị chết (*). Theo ước lượng của một nhân viên Bộ Thương Binh, tính vào cuối năm 1957, số thương binh còn sống rất ít, một điều rất lạ lùng là không còn bao nhiêu thương binh qua các trận lớn như Vĩnh Phúc Yên, Mạo Khê, Bờ sông Đáy và Điện Biên. Ty Thương Binh ( Xã Hội Lao Động) là ty nhàn nhạ nhất ở các tỉnh…
(Việt Nam 30 Năm Khói Lửa – Cuộc chiến tàn sát thương binh lần thứ nhất 1945 -1963/ Cao Thế Dung/ trang 438 – 439/ nhà xuất bản Alpha 1991 phát hành)
(*) H.Navarre, Sđd.tr228 – 229: Theo Vĩnh Thiều, một cán bộ Viêt Minh tập kết ra Bắc và ông Phạm Đình Sơn, một người tham dự trận Điện Biên Phủ đồng ý và công nhận về điều nói ở trên.

Như vậy, vô số thương binh nói trên biến đi đâu trong cuộc chiến tranh năm xưa đến cuộc chiến tranh tại miền Nam Viẹt Nam là một câu hỏi phải đặt ra, và chúng ta đã có thể hay có lý do nói rằng đó là chủ trương có chỉ đạo từ Hồ Chí Minh và Chính Trị Bộ đảng cộng sản Việt Nam.

Những bi thảm, dã man về vụ giết thương binh trong phần này chính là một trong những tội ác của đảng CSVN mà thời gian và lịch sử chưa được khai quật ra ánh sáng, và dĩ nhiên Đặng Thùy Trâm và bạn bè thuộc thế hệ của Trâm không làm sao có thể biết được những u khuất man rợ này trước ngày Trâm nhắm mắt.