Còn tệ hơn là tắm máu
(Chương 8/ La mort du Vietnam/ Đại tướng Vanuxem)
(Chương 8/ La mort du Vietnam/ Đại tướng Vanuxem)
Không có xảy ra một cuộc tắm bằng máu như người ta hằng trông đợi. Và một điều hết sức ngạc nhiên khi người ta thấy những người man di mọi rợ, trong khi được dân chúng đón tiếp bằng một sự khinh bỉ ra mặt, đang thử làm quen với thành phố Sài Gòn rộng lớn nầy, dân chúng thì bất thần nghiêm mặt lại, làm như không có chuyện gì vừa xảy ra, trong khi thật sự thì không còn có gì còn giống như ngày hôm qua nữa.
Làm gì có chuyện tắm máu, đó không phải là thói quen của người cộng sản! Và người nào có ý muốn chờ xem chuyện đó thì có thể tin được như vậy. Còn quá tệ hại hơn thế nữa kia!!! Thật vậy, người ta nghe nói có nhiều vụ xử tử sơ khởi, đó đây không có chứng cớ: Tại Ban Mê Thuột họ cho ám sát tất cả những cấp chỉ huy và cựu quân nhân thuộc các dân tộc thiểu số miền thượng du Bắc Việt đã chạy cộng sản di cư vào Nam từ năm 1954-1955.
Bác sĩ Vincent, d'Athis Mons, người Việt 100%, có quốc tịch Pháp, thuộc đoàn "bác sĩ không biên giới" trong Phái Bộ Y Tế do nước Pháp gởi sang Việt Nam, nên ý kiến rất là tự do và trung thực. Không cần biết đầu óc ông ta nghĩ như thế nào trước đó, khi mà tất cả phái bộ của ông được khoản đãi linh đình ở Paris ngày 13/4/75, trước khi rời nước Pháp để sang Việt Nam, do Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tổ chức. Mặt Trận đã khuyên ông không nên bắt liên lạc với Sài Gòn và hãy tạm nằm ở Vũng Tàu chờ "quân giải phóng". Phái bộ nghe theo lời MTGPMN, không vào Sài Gòn mà ra nằm chờ ở Vũng Tàu, thuốc men và dụng cụ y khoa được tạm gởi vào một bệnh viện dân sự của VNCH.
Có vài cuộc pháo kích vào thị xã, và người ta mang lại khoản 80 người bị thương vừa thường dân vừa lính nhảy dù. Họ săn sóc cho những người nầy. Đến lượt những người man rợ đến, có lẽ chưa có chỉ thị của cấp trên, nên họ ra lệnh ngưng tất cả mọi công tác và ý định chữa trị cho những người bị thương nói trên. Rồi một toán khác lại đến, những người nầy có vẻ hiểu biết hơn, nhưng ra lệnh buộc tất cả phải rời khỏi bệnh viện nầy, vì họ đang cần dùng. Vì các "bác sĩ không biên giới" không biết phải đưa những người bị thương mà họ đang chữa trị đi đâu, nên họ từ chối lệnh nầy. Tức thì một người chỉ huy toán "giải phóng quân" nói với bác sĩ Vincent rằng: "Đây rồi chúng tôi đã có cách." Nói xong ông ta rút súng ngắn ra, kê vào đầu một người bị thương cạnh đó, và bóp cò. Bác sĩ Vincent phản đối. Người ta lôi ông ra chỗ khác... và rồi ông nghe nhiều tiếng súng lục nổ.... đến lúc súng hết nổ thì bệnh viện đã trống, sẳn sàng cho "giải phóng quân" sử dụng!
Đó là một trong những nhân chứng và chứng cớ hiếm hoi của những cuộc hành quyết nhanh gọn. Và người ta phải rất ngạc nhiên lắm mới thấy được sự đứng đắn của những kẻ xăm lăng man rợ nầy. Một người trong phái bộ "bác sĩ không biên giới" phải thốt lên: "Thật là giống y như bọn phát xít Đức hồi năm 1940 !"
Những gì xảy ra tại Sài Gòn đều giống y như đã xảy ra tại HàNội. Và những ai đã từng có "sống" tại Bắc Việt vào những năm 1954-1955 đều phải buồn lòng và sửng sốt mà thấy vở tuồng cũ năm xưa đang được họ diễn lại tại Sài Gòn.
Về sau nầy, để tránh nhân chứng gây trở ngại cho những cuộc hành quyết, ở xa trung tâm thành phố và ở vùng ngoại ô hay vùng thôn quê, lần lần bắt đầu có những cuộc thanh trừng dưới hình thức các tòa án nhân dân, xử và hành quyết ngay tại chỗ, xử những người nào bị bất cứ ai (vì tư thù hay vì đảng vụ) tố giác hay gán cho cái tội "có hành vi phản cách mạng", hay "là kẻ thù của nhân dân", không cho người tù nhân có cơ hội hối cải. Thế mà dân chúng phải buộc lòng ưng chịu, sau đó hoặc là tử hình, hoặc được đưa đi "trại cải tạo", nơi đó người ta phải chịu chết dần chết mòn, vì tinh thần bị lụn bại còn tệ hại hơn là thể xác bị hao mòn.
Những ai vẫn còn tưởng rằng cộng sản và thể chế độc tài chuyên chính của họ là nhân đạo, thì bằng cớ rành rành ở đây sẽ chứng minh một lần nữa là không phải như vậy. Người ta có thể cho những hành động vô nhân đạo nầy là của một giống dân khác, ở một quốc gia khác, có một thời tiết khác, nhưng cho dù từ miền Trung Âu hay Đông Âu, đâu đâu cũng vậy, chỉ có một âm điệu giống nhau mà thôi !
Không có gì có thể thay đổi được tính ác độc trong một guồng máy chánh quyền chỉ biết dựa vào hệ thống tố giác đê tiện và sự kềm kẹp của bộ máy công an. Vậy hởi những ông bạn của Thế Giới Tự Do! Các bạn đã biết yêu tự do và biết giá trị của hai chữ "Tự Do" là thế nào rồi, các bạn hãy coi chừng !!!
Cũng như tại Hà Nội năm 1954, mặc dầu bộ máy chánh quyền cũ không còn nữa và có một sự lộn xộn hỗn tạp xảy ra sau đó, người ta cũng rất đổi ngạc nhiên mà thấy người cộng sản lúc nào cũng hòa nhã ân cần khi đón tiếp người dân, mặc dầu họ khó chịu vì những câu hỏi tuy có hóc búa nhưng cũng dễ trả lời; cũng có khi người ta phải chịu khó điền vào một số quá nhiều giấy tờ như bộ máy hành chánh cộng sản thường đòi hỏi, nhưng không bao giờ người ta được trả lời dứt khoác, "không", mà chỉ được hẹn lại một ngày nào đó để họ có thời gian điều tra và nghiên cứu qua hệ thống tố giác của nhân dân, có lẽ "chắc ăn" hơn là từ chối thẳng thừng ngay lúc đó ...
(Trích chương 8/ La mort du Vietnam/ Đại tướng Vanuxem/ Bản dịch Việt ngữ “Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử” do Cựu Đại tá Dương Hiếu Nghĩa chuyển ngữ/Nhà xuất bản Đại Nam phát hành)
Với những dẫn chứng đậm nét không thể biện giải, không thể phủ nhận như vừa trình bày trên đây, làm sao Đặng Thùy Trâm và thế hệ thanh niên miền Bắc cùng thời với Đặng Thùy Trâm có thể hiểu nỗi, có thể lý giải về tính chính danh, chính nghĩa khi họ hàng hàng lớp lớp lao mình vào chiến trường miền Nam mà họ gọi bằng mỹ từ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước!”???
Những anh em miền Bắc thế hệ Đặng Thùy Trâm may mắn còn sống còn đến hôm nay, nếu nhìn ra sự thật của cuộc chiến phi nghĩa mà anh em đã đi qua mà tuổi xuân nay đã mòn thành thế hệ 60, tóc trên đầu bạc trắng đủ khôn và tỉnh táo để nhìn lại dĩ vãng, và liệu có ai dám hỏi hai chữ tại sao khi đối mặt với đảng cộng sản Việt Nam hiện nay?!
Tôi nghĩ rằng, với cái tâm và cái lòng như của Đặng Thùy Trâm, nếu Trâm còn sống, có thể nàng sẽ có câu hỏi như tôi vừa nêu ra, như người luật sư trẻ Hà Nội Lê Thị Công Nhân đã dõng dạc cất tiếng nói bất khuất của mình giữa lòng Hà Nội, hang ổ của bộ máy cưỡng chiếm miền Nam năm xưa, mà nay còn nguyên những bàn tay tàn độc ma quái đối với những thế hệ đàn em Đặng Thùy Trâm như Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Vũ Bình…