mardi 25 octobre 2011

CUỘC CHIẾN TRANH, HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC - P05


Đến khi Bùi Diễm vào miền Trung, ẩn náu ở nhà ông chú là ông Cả Bân ở vùng Chợ Sim, Bái Thượng, thì cũng gặp lưới bủa của CS (tr. 94 sđd):“Trong khung cảnh đời sống gia đình của ông chú, tôi được dịp quan sát cách tổ chức của Việt Minh ở nơi thôn dã. Mọi việc lớn nhỏ trong làng đều do Ủy ban Hành chính Kháng chiến quyết định, nhưng việc mà họ cho là quan trọng nhất, là theo dõi hoạt động của những người trong làng. Ai đến, ai đi, ai giao du với ai? Cán bộ thường cứ ít ngày lại ghé thăm ông chú tôi, ngồi chơi la cà, hỏi hết chuyện này đến chuyện kia. Họ làm như thăm hỏi, nhưng sự thực họ đến để rình mò.
Người đảng viên Đại Việt Bùi Diễm có tâm trạng ngậm ngùi vì mong muốn tham gia kháng chiến chống Pháp mà phải bị Cộng sản ép đứng ngoài cuộc chiến và phải tìm đường lẩn trốn. Cùng thời gian đó, ở miền Hậu Giang Nam Bộ, các nông dân tín đồ Phật giáo Hòa Hảo cũng có cùng tâm trạng ngậm ngùi như vậy. Khi họ biểu tình ở Cần Thơ để phản đối Ủy ban Hành chánh Nam Bộ của Trần Văn Giàu độc quyền yêu nước thì họ bị Chánh quyền Cộng sản dùng súng máy đàn áp mãnh liệt gây nên biến cố đẫm máu Thiên An Môn Cần Thơ.
Tư tưởng Hồ Chí Minh: lạt mềm buộc chặt
Giăng bủa một màng lưới vĩ đại khắp cả Bắc Trung Nam trong thời gian Kháng chiến để bắt và giết Việt gian làm Lễ Tế cờ, chỉ có tên Đại gian xảo Hồ Chí Minh mới làm được việc vĩ đại như vậy. Lại còn câu chuyện về chữ “NGỜ” mà không ai học được. Dân tộc Việt Nam bất hạnh tưởng rằng câu nói Lạt mềm buộc chặt mà Hồ Chí Minh thường nói chỉ là lối ứng xử mềm dẻo trong khi giao tế với bạn bè để không mất tình bạn, hoặc là cách giải quyết sự việc một cách uyển chuyển để cho có kết quả tốt đẹp. Thật bất ngờ. Hồ Chí Minh lại có thể ứng dụng Lạt mềm buộc chặt vào cách cai trị dân. Thật tai hại vô cùng! Người ta không cần khám đường, không cần xiềng xích, không cần gông cùm, không cần phải trói buộc dân, không cần phải bắt dân bỏ vào khám. Người ta học hiểu được ý của câu Lạt mềm buộc chặt theo thâm ý của Hồ Chí Minh, cho nên người ta chỉ cần ký trên giấy thành nghị định nầy hoặc nghị quyết nọ là xong. Như Nghị quyết 49/NQ/TVQH do Trường Chinh ký ngày 20-6-1961 đã buộc chặtHòa thượng Thích Quảng Độ tại chùa Long Khánh ở xã Vũ Đoài trong 10 năm không đi đâu được. Như Nghị định NĐ31/CP do thủ tướng Võ Văn Kiệt ký ngày 14-4-1997, chỉ trong vòng 11 ngày công an Đà Lạt đã học hiểu hết ý lạt mềm, đến ngày 25-4-1997 mới đem ra áp dụngđể buộc chặt ba nhà trí thức yêu nước Hà Sĩ Phu, Tiêu Dao Bảo Cự và Bùi Minh Quốc. Câu chuyện Buộc chặt này được tác giả Kẻ Đồng Nai tường thuật trong bài Chính quyền chống lại ba nhà trí thức Đà Lạt, đăng trong nguyệt san Tin Nhà (số 29, tháng 08-1997) như sau:
“Đối với mỗi người, công an bố trí một lực lượng trung bình từ 8 đến 10 người, luân phiên theo dõi cả vợ lẫn chồng. Hằng ngày, Bùi Minh Quốc chở vợ ra quầy hàng bán búp bê đều có công an mặc thường phục hộ tống. Công an chìm theo dõi cửa hàng bán búp bê lẫn nhà riêng của Bùi Minh Quốc. Một vài người vô tình đến thăm Bùi Minh Quốc đều bị chận lại và được thông báo miệng cho biết ông đang bị quản thúc, không được vào thăm. Bùi Minh Quốc đến nhà ai thì người đó lập tức bị công an đến tận nhà làm việc. Thậm chí có một trung tá hưu trí đến phát lương hưu cho Bùi Minh Quốc cũng bị công an hạch hỏi vì nghi ngờ trao đổi tài liệu với ông này.”
“Nhà riêng của Tiêu Dao Bảo Cự, nằm trong một ngõ hẻm ở đường Nguyễn Đình Chiểu, bị canh giữ bằng hai chốt. Bà Phạm Thị Bạch Yến, vợ ông, bị canh giữ chặt đến nỗi không thể gọi điện thoại đi đâu được. Một hôm, bà đi ra phố, định dùng điện thoại công cộng để gọi về một người quen nhờ nhắn chồng ra đón thì ngay lập tức, bà bị một bàn tay của công an chìm chận lại, tuyên bố lạnh lùng: bà không được gọi điện thoại. Có lúc, bà về thăm mẹ đang bị đau nặng ở Bảo Lộc, công an vẫn lẽo đẽo đi theo. Thư từ gởi đến nhà, công an chận nhân viên phát thư lấy luôn!”
Ôi Công an nhục mấy cho vừa
Đến đầu thế kỷ 21, vào năm 2006 tức là sau khi Hồ Chí Minh chết 37 năm, lạt mềm của Hồ Chí Minh vẫn còn để lại dấu ấn mạnh để buộc chặt Trần Khải Thanh Thủy, một nhà văn nữ ở Hà Nội, người quyết tâm noi gương bất khuất của bậc đàn chị Dương Thu Hương dùng ngòi bút để chống lại bạo lực cường quyền. Xin mời đọc một đoạn văn của Trần Khải Thanh Thủy trong bài Ôi Công an nhục mấy cho vừa, ký đề viết từ Hang Đá ngày 23-9-2006.
“Với riêng tôi, càng làm việc với cơ quan công an Hà Nội, tôi càng phải chứng kiến những việc làm mạt hạng, đớn hèn, bẩn thỉu của cái gọi là Công an nhân dân Việt Nam.
Việc đầu tiên là chúng tung lính canh quanh nhà tôi, nhiều, và dai dẳng đến mức bà con hàng xóm đều phải tỏ vẻ khó chịu vì sự trơ lì của đám lính chì khốn khổ, khốn nạn này. Từ 7 giờ sáng khi tôi chưa ra khỏi nhà đã 5,7 tên lượn lờ quanh cổng, trải dài từ ngõ, trên khắp lối dẫn vào nhà. Tôi ngồi ăn sáng cũng có vài tên lính chì đeo bám, ngồi chầu hẫu bên cạnh như những con chó đói ngồi canh ông bà chủ để chờ một mẩu xương.
Đến bệnh viện khám bệnh, hay đi cắt thuốc tại nhà lương y, đều có mấy cái đuôi bám theo nhằng nhẵng, xộc vào tận nhà, ngồi sát bên cạnh, đến mức chủ nhà muốn nói chuyện cũng cụt hứng, đành phải bày tỏ sự khó chịu muốn chúng cuốn xéo cho nhanh. Rồi bạn bè nghe tin tôi ốm tìm đến thăm, hẹn tôi ở nhà mẹ đẻ để gặp gỡ, hỏi han, chia sẻ, trút bớt một phần gánh nặng do sự bóc lột tàn tệ của bệnh viện xã hội chủ nghĩa Việt Nam gây ra, chúng cũng không buông, không cho phép tôi được nghỉ hoặc tự đi bằng chân mình mà phải cử 3 chiến sĩ theo. Hai tên ngồi dưới, một tên leo lên tận nhà, như một thượng khách (không mời mà đến). Đi lên trình diện hàng ngày cũng là người của công an cưỡng chế, hết giờ, áp tải tôi về nhà rồi còn ngồi lại rình rập ở quán bia, quán nước, hòng ngăn chận không cho tôi ra Nét hoặc nhận tiền của hải ngoại gửi về, nhằm cô lập kinh tế…”
Quỷ vương Hồ Chí Minh
Đến đây xin nhắc lại một lời nhận xét về Hồ Chí Minh trong quyển Đêm giữa ban ngày của Vũ Thư Hiên và cũng xin nhắc lại lúc Đảng còn hoạt động bí mật, Hồ Chí Minh là kẻ không cửa không nhà vì chưa đoạt được Bắc Bộ Phủ. Lúc Bác chưa có hộ khẩu ở đâu cả, Bác thường xem nhà của Vũ Đình Huỳnh, cha của Vũ Thư Hiên, như nhà của mình. Và rất nhiều lần Bác Hồ ăn cơm ở nhà cháu Hiên và cùng cháu Hiên chia xẻ cho nhau chỗ ngủ trên chiếc giường bé tý của cháu. Ấy vậy mà khi hai cha con cháu Hiên bị Lê Duẩn và Lê Đức Thọ bắt giam trong thời gian dài chín mười năm không có án lệnh, không bị kết tội nặng tội nhẹ gì cả, Bác Hồ vẫn điềm nhiên an hưởng trong chức vị Chủ tịch Nước và Chủ tịch Đảng ở Bắc Bộ Phủ. Trời ơi! Bác Hồ mà lại vong ân bội nghĩa đến thế à! Trời ơi! Xem Bác Hồ có giống tên tướng cướp trên đường trốn chạy nhờ cô lái đò tốt bụng đưa sang sông rồi lại nhận chìm chiếc đò và giết người con gái ân nhân của mình! Trời ơi! Bác Hồ mà lại tàn nhẫn độc ác đến như vậy! Tại sao Bác Hồ lại xây dựng một chế độ vô pháp luật như vậy! Xem Bác Hồ có xứng với lời phê của một người bạn tù mà Vũ Thư Hiên đã ghi lại (Trích Đêm giữa ban ngày, trang 251):
“Chúng ta nhầm... Ông Hồ cũng là vua như các ông vua khác, lại không phải là vua hiền. Ông ấy biến những con người lương thiện thành những con quỷ. Ông ấy là Quỷ vương.
Thảo nào có tác giả còn gọi Hồ Chí Minh là Ma đầu, là Quỷ sứ, là Mãng xà tinh, là Con yêu râu xanh nữa. Với lời dẫn giải sau đây, nếu chúng ta gọi Hồ Chí Minh là loại Vi trùng truyền nhiễm thì cũng không sai!
Vi trùng mang tên Hồ Chí Minh!
Theo Vũ Thư Hiên thì “Hồ Chí Minh biến những con người lương thiện thành những con quỷ”. Trong một cách diễn tả khác, ta có thể nói phát xuất từ tâm địa độc ác của Hồ Chí Minh, “lạt mềm buộc chặt” như một mốt thời thượng độc hại truyền nhiễm vào nghị quyết 49/NQ/TVQH do Trường Chinh ký, rồi lại lây lan vào nghị định NĐ31/CP do Võ Văn Kiệt ký, rồi lại biến thái thành Pháp lệnh Xử lý Vi phạm Hành chính ngày 1-10-2002, rồi phát tán vào các Công an biến họ thành những lạt mềm để buộc chặt người dân. Trong tâm địa ác độc của Hồ Chí Minh, mỗi người dân Việt là một kẻ phản động tiềm ẩn (“Phản động tiềm ẩn” chữ của Đào Trường Phúc trong quyển Quê hương lưu đày), mỗi người dân Việt là một người tù dự khuyết và do đó đất nước Việt thân yêu của chúng ta đã biến thành nhà tù khổng lồ. Đến bây giờ thì lạt mềm lúc nhúc, sinh sôi nảy nở như loài vi trùng. Ồ! Tìm được rồi! Dân tộc đã tìm ra rồi! Lạt mềm chính là vi trùng Hồ Chí Minh ! Vi trùng Hồ Chí Minh truyền nhiễm đã sinh ra những lạt mềm độc hại tàn phá Đất nước! Phải tìm phương thuốc để trị vi trùng Hồ Chí Minh ngay mới được!
Đã qua năm 2000 rồi, Việt Nam ra sao!
Sau đây là những kết quả thống kê các cơ quan quốc tế nghiên cứu về pháp luật, dân chủ và tự do của Việt Nam đối chiếu với các quốc gia trên thế giới. Nhưng trước hết, xin đọc lời phê bình ngắn gọn nhưng rất đầy đủ về thực trạng xã hội Việt Nam của sử gia Michel Tauriac trong quyển Hồ sơ đen Cộng sản Việt Nam từ 1945 đến nay:
“Một xã hội công an lúc nhúc như rắn rết, linh mục bị đàn áp, tăng sĩ bị tấn công, trẻ ăn xin đầy đường phố, giới trẻ không phương hướng, bắt giam người không cần xét xử, nhà văn bị cấm viết những gì cần viết, nhà báo nhận lệnh phải viết bất cứ thứ gì, quan chức tham ô nhét tiền đầy túi trong khi dân chúng luôn quằn quại với cái bụng trống không…”
Việt Nam bây giờ đứng hạng bét về dân chủ! Ban Thông tin Kinh doanh (Economist Intelligence Unit) của tạp chí The Economist nghiên cứu về Chỉ số Dân chủ (Democracy Index): trong tổng số 167 quốc gia được nghiên cứu thì Việt Nam xếp thứ 145. Trong bảng sắp hạng thì Thụy Điển là nước có nền dân chủ lý tưởng nhất thế giới, đứng hạng chót là Bắc Hàn vì vẫn theo chế độ Cộng sản độc tài chuyên chế, còn Việt Nam với hạng 145 chỉ đứng trên 22 nước mà thôi!
Việt Nam cũng bị xếp trong 45 nước không có tự do! Viện Tự do (Freedom House) trụ sở ở Hoa Thịnh Đốn phúc trình năm 2006 về tình hình nhân quyền tại 193 nước trên thế giới như sau: 90 nước có tự do (47% dân số toàn cầu), 58 nước có một phần tự do chiếm 30%, số còn lại là 45 nước không có tự do trong đó có Việt Nam!
Việt Nam đứng hạng chót về hệ thống pháp luật, chỉ trên có Nam Dương. Tổ chức PERC tư vấn về Rủi ro Chánh trị và Kinh tế năm 2005 khảo sát về 12 quốc gia châu Á nhận xét hệ thống pháp luật của nhà nước CSVN bị xem là yếu kém nhất. Trong ba nước đứng hạng chót là Trung Hoa, Việt Nam và Nam Dương.
Lại thêm một thành tích không đẹp! Xét về năng lực sáng tạo của một quốc gia qua Chỉ số Năng lực Sáng tạo II (Innovation Index), thì trong 117 quốc gia được thăm dò, Việt Nam đứng hạng thứ 82 và bị xếp vào nhóm các quốc gia còn kém về khoa học phát triển. Chỉ số 82/117 cho Việt Nam được hiểu như Việt Nam chỉ đứng trên 25 quốc gia nhưng lại thua kém 81 nước, dưới trung bình quá nhiều! Chỉ số nầy dựa theo sự nghiên cứu World Investment Report của Liên Hiệp Quốc.
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, trong bài Tình trạng môi trường Việt Nam sau 32 năm (do Bán tuần báo Việt Luận, số 2243 ngày 7-3-08) đã cho biết Chỉ số Môi trường Bền vững năm 2006 (Environmental Sustainability Index) do Diễn đàn Kinh tế họp tại Davos (Thụy Sĩ) vào tháng 3-2006 thì Việt Nam đã đứng cuối bảng trong 8 quốc gia ASEAN. So với 146 quốc gia đang phát triển trên thế giới, Việt Nam được xếp hạng 127.
Theo sự nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) năm 2006, ông Il Houng Lee, chuyên viên của tổ chức này đặc trách về Việt Nam, nhận định rằng Việt Nam phải mất một thời gian dài mới mong bắt kịp nền kinh tế của các nước khác trong vùng. Theo ông Il Houng Lee, Việt Nam phải mất 197 năm, tức là 8 thế hệ mới mong bắt kịp nền kinh tế của Singapore. Muốn so sánh với Đài Loan, Nam Hàn, hay Nhật Bản thì Việt Nam còn thảm bại hơn nhiều! (bài Việt Nam - 60 năm xây dựng và huỷ diệt của Trần Đại Việt, Đàn Chim Việt, Bán tuần báo Việt Luận đăng lại ngày 7-4-2006).
Tàn bạo hơn Tần Thủy Hoàng và dã man hơn Hitler!
Nếu không muốn tham khảo những kết quả thống kê của các cơ quan quốc tế kể trên, một cách ngắn gọn, Dân tộc hãy quay về tìm lại Lời nhận định của vị tướng Trần Độ trong Nhật ký Rồng rắn, tập bản thảo 83 trang mà Công an của “Tp Hồ Chí Minh” đã chận đường tịch thu và không chịu trả lại dù ông đã nhiều lần viết thư đòi. Chuyện công an cướp bản thảo của ông xảy ra vào ngày 12-6-2001, thì mãi đến khi ông từ trần, trong tang lễ ông ngày 14-8-2002, hai người tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền Hoàng Minh Chính và Nguyễn Thanh Giang, nhờ có đọc bản thảo trước, mới tiết lộ cho Dân tộc biết Lời nhận định của ông trong Nhật ký Rồng rắn, đại khái như: “Cái chế độ xã hội chủ nghĩa của VN hiện nay nó tàn bạo hơn cả chế độ của Tần Thủy Hoàng và dã man hơn sự dã man của chủ nghĩa phát xít Hitler.”
Mãi đến 2004, nguyên bản Nhật ký được Tủ sách Thời sự VN và thế giới do Tâm Việt xuất bản ở Virginia, Hoa Kỳ. Trong Nhật ký Rồng rắn, nguyên văn Lời nhận định trên là: “Nền chuyên chính tư tưởng hiện nay ở Việt Nam là tổng hợp các tội ác ghê tởm của Tần Thủy Hoàng và các vua quan tàn bạo của Trung Quốc, cộng với tội ác của các chế độ phát xít, độc tài. Nó tàn phá cả một Dân tộc, huỷ hoại tinh anh của nhiều thế hệ”.
Lời bàn: Hồ Chí Minh là người sáng lập đảng Cộng sản Việt Nam theo xã hội chủ nghĩa với chuyên chính vô sản, cho nên Lời nhận định của cựu Tướng Trần Độ trong Nhật ký Rồng rắn phê bình về chế độ, tức là hàm ý nhắm đến người xây dựng chế độ mà thủ phạm là Hồ Chí Minh. Lời nhận định trên có thể diễn tả theo một cách sát thực tế hơn, tức là Hồ Chí Minh tàn bạo hơn Tần Thủy Hoàng và dã man hơn Hitler! Diễn tả theo cách ngắn gọn nầy, ta mới thấu hiểu được nỗi thống khổ cùng cực của Dân tộc!
Tệ nạn ô lậu của xã hội chủ nghĩa
Cựu Tướng Trần Độ phê bình chế độ về nét dã man và tàn bạo như trên, còn về những tệ nạn khác như tham ô và buôn lậu, thì có một tác giả chế tác một từ rất thời thượng là Ô lậu, một từ ngắn gọn để chỉ xã hội xã hội chủ nghĩa. Chính Phan Văn Khải, khi vừa nhận chức thủ tướng, đã thấy rõ tình trạng Ô lậu của Đất nước, nên phải lớn tiếng kêu lên rằng (Tiểu luận Việt Nam Dân tộc bị đọa đày của Lý Đại Nguyên, trang 131): “Tham nhũng và buôn lậu, ngập ngụa trong Đảng, Chính quyền, Công an và Quân đội, không chỗ nào mà không có.”
Bây giờ nhớ lại cuộc Cách mạng Mùa thu 1945, đọc lại bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9, mới thấy rất rõ rằng Hồ Chí Minh không “ái quốc” nên đã dẫn Dân tộc đi lạc đường. Cuộc Cách mạng Mùa thu đã hư rồi! Hồ Chí Minh đã phá hư cuộc Cách mạng Mùa thu của Dân tộc rồi! Dân tộc phải mau mau tự tìm lại con đường đúng để đi. Phải làm lại cuộc Cách mạng khác. Phải mau mau đi tìm thuốc để trị vi trùng Hồ Chí Minh. Đừng để bịnh nặng thêm.
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn xuất hiện!
Phạm Hồng Sơn là vị bác sĩ trẻ sinh năm 1968, tốt nghiệp Đại học Y khoa Hà Nội năm 1992. Được đào tạo thành bác sĩ y khoa, nhưng Bác sĩ Phạm Hồng Sơn lại không đành lòng và yên tâm chữa trị cho bịnh nhân trong khi cả Đất nước cũng đang bịnh quá nặng. Nhân đây, xin nhắc lại một đoạn sử liệu về ông Phan Đình Phùng trong Phong trào Cần vương. Hưởng ứng Hịch Cần vương của vua Hàm Nghi, ông lập Sơn Phòng ở Hà Tĩnh, lập cơ sở rèn gươm đúc súng, chiêu mộ nghĩa binh, hết lòng giúp vua chống giặc Pháp. Giặc Pháp bắt được anh của ông là Phan Đình Thông, mới gởi thư chiêu dụ ông ra hàng, nếu không thì chúng sẽ xử tử anh ông và phá tan đền thờ và mộ phần của gia tộc họ Phan. Đọc thư xong, ông cười và nói rằng:
“Tôi chỉ có một ngôi mộ thật to nên giữ là đất nước Việt Nam. Tôi chỉ có một ông anh rất to là mấy mươi triệu đồng bào. Nếu về để lo phần mộ của mình thì ngôi mộ cả nước kia ai giữ? Nếu về để cứu sống ông anh của mình thì bao nhiêu anh em trong nước ai cứu? Tôi thề chỉ có chết mà thôi.”
Noi gương yêu nước thương nòi của ông Phan Đình Phùng, hơn một trăm năm sau, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn cũng có một bịnh nhân rất lớn là Dân tộc đang bị đọa đầy thống khổ và ngôi mộ rất lớn là Đất nước biến thành Nhà tù khổng lồ đang bị vi trùng Hồ Chí Minh đục khoét nặng nề. Bác sĩ Phạm Hồng Sơn để hết tâm trí tìm phương thuốc chữa bịnh cho Đất nước. Và người thầy thuốc yêu nước đã tìm ra được thuốc trị! Thuốc trị vi trùng HCM được trình bày sau đây. Xin báo cho Đảng và Dân tộc biết để xử dụng. Nếu thuốc hay mà Đảng không chịu dùng thì hãy để cho Dân tộc được trọn quyền xử dụng!
Phương thuốc chữa trị vi trùng Hồ Chí Minh
Đầu năm 2002, vào khoảng tháng 2, từ tài liệu What is demo-cracy? hạ tải từ trang Thông tin Điện tử của sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã phiên dịch sang Việt ngữ Thế nào là Dân chủ? Xin nhắc lại để nhớ, trước đó năm mươi bảy năm, vào Mùa thu “Kách mệnh” 1945, Hồ Chí Minh đã lếu láo chôm chỉa ý trong bài Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ - cũng của Hoa Kỳ - để viết bài Tuyên ngôn Độc lập cho Việt Nam làm mồi nhử Dân tộc đi theo ông. Rồi ông dẫn Dân tộc đi lạc đường sang Nga và Tàu, đúng ra ông đã bắt Dân tộc đi theo “Con đường Bác đi tức là đi theo Cuộc Cách mạng đã bị phản bội”. Nói hoài, nói mãi, chán lắm! Giá mà Hồ Chí Minh “ái quốc” dẫn dắt Dân tộc đi đúng con đường Tự do Dân chủ hồi năm 1945, thì đến 2002, hà tất Bác sĩ Phạm Hồng Sơn phải mất công làm công việc dư thừa đi lo chuyện Thế nào là Dân chủ. Làm chi cho mệt! Lại còn bị kết tội là gián điệp để bị 4 năm tù và 3 năm quản chế!
Thôi! Nói hoài, nói mãi, chán lắm! Bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã tìm ra thuốc để trị vi trùng Hồ Chí Minh rồi. Bài thuốc đó là “Thế nào là Dân chủ”. Hãy để cho Dân tộc xử dụng. Nếu Đảng chưa muốn dùng thuốc để trị liệu là chỉ vì Đảng vẫn còn muốn tiếp tục và kéo dài mãi Cuộc Chiến tranh của Hồ Chí Minh đánh Dân tộc! Đánh đến chừng nào mới thôi! Đánh hoài, đánh mãi, chán lắm!
Viết tại Sydney, Úc Đại Lợi
Mùa Bịt miệng 2007
Nhóm Tâm Việt Sydney