mardi 25 octobre 2011

CUỘC CHIẾN TRANH, HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC - P02  




........
Vén bức màn dày đặc của huyền thoại, người đi tìm chân lý trong lịch sử sẽ thấy rõ như ban ngày là Hồ Chí Minh đã mang hoài bão đem lá cờ đỏ của Lênin đi khắp thế giớivà đã có lời hứa Sẽ thành lập đảng Cộng sản Việt Namngay từ năm 1924. Thế tại sao đến năm 1945 Hồ Chí Minh nhẫn tâm đem miếng mồi Tự do Dân chủ của nước Pháp và Mỹ để nhử Dân tộc Việt Nam? Người đi tìm chân lý trong lịch sử sẽ thấy ngay Hồ Chí Minh là kẻ làm chính trị theo kiểu treo đầu dê bán thịt chó dối gạt Dân tộc, bởi lẽ chủ nghĩa Cộng sản với Tam vô Đấu tranh Giai cấp Độc tài Đảng trị đối nghịch với chế độ Tự do Dân chủ của Tây Phương như nước với lửa, không bao giờ đi chung với nhau. Người đi tìm chân lý trong lịch sử sẽ nhận rõ “Hoài bão đem Lá Cờ đỏ của Lênin đi khắp thế giới” “Lời hứa sẽ thành lập đảng Cộng sản Việt Nam” của Hồ Chí Minh lúc còn mang tên Nguyễn Ái Quốc đã là “Mầm mống nội loạn”, đã là “Hạt giống chiến tranh”, ngay từ năm 1924, Hồ Chí Minh đã mang về gieo trồng trên Đất nước thân yêu của chúng ta! Ngay từ năm 1924!
Thiện chí Hòa bình và Hòa hợp của Dân tộc
Từ xưa đến nay không ai thích chiến tranh như câu “Nhân chi sơ, tánh bổn thiện” dẫn giải. Người cầm binh khiển tướng phải dùng tài trí biện biệt đâu là thượng sách, trung sách, và hạ sách hoặc thất sách để lựa chọn hoặc né tránh. “Bất chiến tự nhiên thành” hoặc là “Công tâm hơn công thành”là kế sách của những bậc du thuyết tài ba ngày xưa lưu truyền đáng được noi theo. Vào những ngày đầu tiên đi tìm Độc lập cho Dân tộc, thiện chí hòa bình hợp tác được xem trọng và đề cao do Cựu hoàng Bảo Đại và vị Thủ tướng đầu tiên của ngài là Trần Trọng Kim. Cựu hoàng đã biểu lộ thiện chí của Ngài như sau (Trích quyển Le Dragon d’Annam, trang 222): “Rất thực tâm liên hiệp với VMCS ngay những ngày đầu để quốc dân được hưởng thái bình.
Tuy nhiên, ngay những ngày đầu tiên, Cựu hoàng đã thấy sự trí trá xảo quyệt của Hồ Chí Minh trong sự việc Cựu hoàng không ra ứng cử dân biểu Quốc hội mà lại được đắc cử với số phiếu bầu 92% ở tỉnh Thanh Hoá! Với Hồ Chí Minh, sự xảo quyệt lớn trong chính trị như chuyện bầu cử ở Thanh Hoá hay sự dối trá vụn vặt trong cuộc đời thường, “Bác Hồ nhà ta” không thiếu thứ nào! Về chuyện thuốc lá của Bác Hồ, Cựu hoàng kể rằng: “Hồ là kẻ nghiện thuốc lá Mỹ, nhất là thuốc Phillip Morris. Nhưng ở nơi làm việc và tiếp khách, lúc nào Hồ cũng giữ một bao Bastos xanh hay vàng… khiến cho khách khứa cứ tưởng hắn ta sống bình dân, hút thuốc bình dân. Lẽ dĩ nhiên, lúc không có người ngoài quan sát, Hồ chỉ hút Phillip Morris.
Vào khoảng tháng 7-1945, Thủ tướng Trần Trọng Kim từ Huế ra Hà Nội thương thuyết với Tổng Tư lịnh Quân đoàn 38 của Nhật là Tsuchihashi Yuitsu giữ chức Toàn quyền Đông Dương để thu hồi chủ quyền ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Nam Bộ. Cuộc thương thuyết thành công. Ngay ngày hôm sau, ba thành phố được giao hoàn cho Việt Nam. Còn về Nam Bộ, thì chỉ chờ Thủ tướng Trần Trọng Kim vào Nam hoặc cử một đại diện vào Sài Gòn, người Nhật sẽ làm lễ bàn giao ngay. Vào lúc đó, Hồ Chí Minh chưa về Hà Nội, nhưng đã đưa thủ hạ đánh phá phủ huyện khắp nơi, khiến quân đội Nhật phải bắt giữ rất đông. Nhân dịp ra Bắc này, vị Thủ tướng họ Trần cũng xin Nhật thả những thanh niên theo Việt Minh bị quân đội Nhật giam giữ.
Vào lúc đó, áp lực của VMCS rất mạnh. Trần Trọng Kim muốn biết chủ trương của chúng nên mới bảo Phan Kế Toại tìm cho ông một vài người Việt Minh để bàn chuyện. Phan Kế Toại đưa đến một thanh niên Việt Minh. Rất tiếc Trần Trọng Kim không ghi lại tên tuổi của người nầy, nhưng cuộc đối thoại giữa hai người rất l ‎‎‎‎‎‎ý thú. Xin trích nguyên văn cuộc nói chuyện được ghi lại trong Một cơn gió bụi, hồi k ý chính trị của Thủ tướng Trần Trọng Kim, bút hiệu Lệ Thần:
Hôm sau ông Toại đưa một thiếu niên Việt Minh đến, tôi nói:
        - Chúng tôi ra làm việc chỉ vì nước mà thôi, chứ không có
‎‎ý cầu danh lợi gì cả, tôi chắc đảng các ông cũng vì nước mà hành động. Nếu vậy chúng ta tuy đi con đường khác nhau, nhưng cũng một mục đích như nhau, các ông thử xem ta có thể hợp tác với nhau, kẻ ở trong người ở ngoài, để cứu nước được không?”
        Người ấy nói:
        - Sự hành động của chúng tôi đã có chủ nghĩa riêng và có chương trình nhất định để đem nước đến chỗ hoàn toàn Độc lập. Chúng tôi có thể làm lấy được.
        - Sự mưu cầu cho nước được Độc lập cũng là mục đích của chúng tôi, nhưng vì đi đường thẳng có nhiều khó khăn nên chúng tôi phải uyển khúc mà đi từ từ có lẽ chắc chắn hơn.
        - Chúng tôi chỉ có một con đường thẳng đi đến hoàn toàn Độc lập chứ không có hai.
        - Theo như ý các ông như thế, tôi sợ rất hại cho dân, mà chưa chắc đã thành công được.
        - Chúng tôi chắc thế nào cũng thành công. Nếu có hại cũng không cần, có hại rồi mới có lợi. Dù người trong nước mười phần chết mất chín, chúng tôi sẽ lập một xã hội mới với một thành phần còn lại, còn hơn với chín phần kia”.
Thủ tướng Trần Trọng Kim thuật tiếp rằng sau đó người thiếu niên ấy đọc một bài hình như đã thuộc lòng để kể những công việc của “đảng Việt Minh”. Thấy thái độ của người Việt Minh như vậy, biết không lấy nghĩa l ý nói chuyện được, ông mới nói:
- Nếu các ông chắc lấy được quyền Độc lập cho nước nhà, các ông không vào chính phủ làm việc, cần gì phải đánh phá cho khổ dân?
        - Chúng tôi sẽ cướp lấy quyền để tỏ cho các nước Đồng Minh biết chúng tôi mạnh, chứ không chịu để ai nhường.
        - Các ông chắc là các nước Đồng Minh tin ở sức mạnh của các ông không?
        - Chắc lắm. Chắc trăm phần trăm!
        - Tương lai còn dài, các ông nhận lấy trách nhiệm đối với quốc dân và lịch sử.
Người thiếu niên ấy hẳn là một cán bộ cao cấp đã được học tập và thấu hiểu đường lối “Kách mệnh”. Bởi lẽ một tháng sau đó, quả nhiên Hồ Chí Minh cướp chính quyền ở Hà Nội. Vận mệnh của Đất nước, than ôi, đã lọt vào tay của nhóm kẻ chủ trương “Dù người trong nước mười phần chết mất chín, cũng sẽ lập một xã hội mới với một phần còn lại, còn hơn với chín phần kia”. Sau ngày 30-4-1975, cuộc Kách mệnh của Hồ Chí Minh thành công, lời nói trên được ứng nghiệm, xã hội mới chỉ gồm có ba triệu đảng viên của Hồ Chủ tịch, Dân tộc với 80 triệu người còn lại thì không được nói, còn bị bịt mắt bịt tai, thì sống cũng như chết! Lời nói của Thủ tướng Trần Trọng Kim vào tháng 7-1945, “Tương lai còn dài, các ông nhận lấy trách nhiệm đối với quốc dân và lịch sử”, bây giờ đã là thế kỷ 21, trên 50 năm đã trôi qua, lời nói ấy có còn vang vọng trong lương tâm của ai không?
Những lời tâm huyết của Cựu hoàng trong Chiếu Thoái vị
Người đi tìm chân lý trong lịch sử, đọc lại Chiếu Thoái vị của Hoàng đế Bảo Đại, mới hiểu tấm lòng cao cả hy sinh cả ngai vàng của Cựu hoàng vì Cựu hoàng viễn kiến muốn cứu Dân tộc, muốn Dân tộc thoát khỏi cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Ngày 25-8-1945, khi trao quyền cho chính phủ Hồ Chí Minh để được làm Công dân Vĩnh Thụy, Cựu hoàng chỉ có ba điều mong ước, đó là Ba điều tâm huyết của Cựu hoàng! Xin Dân tộc hãy đọc kỹ những Lời vàng ngọc trong Chiếu Thoái vị để suy ngẫm và hiểu tấm lòng của Cựu hoàng:
1- Đối với tông miếu và lăng tẩm của liệt thánh, chính phủ mới nên xử trí thế nào cho có sự thể.
2- Đối với các đảng phái đã từng tranh đấu cho nền Độc lập quốc gia, nhưng không đi sát phong trào dân chúng, Trẫm mong chính phủ mới sẽ lấy sự ôn hòa xử trí để những phần tử ấy cũng có thể giúp vào việc kiến thiết và tỏ rằng chính phủ dân chủ Cộng hòa nước ta đã xây đắp trên sự đoàn kết của toàn thể quốc dân.
3- Đối với quốc dân, Trẫm khuyên hết cả các giai cấp, các đảng phái, cho đến cả người hoàng phái cũng vậy, đều nên hợp nhất mà ủng hộ triệt để chính phủ dân chủ, giữ vững nền Độc lập của nước, chứ đừng vì lòng quyến luyến Trẫm và hoàng gia mà sinh chia rẽ.
Chiếu Thoái vị của Cựu hoàng chấm dứt với hàng chữ “Từ nay Trẫm lấy làm vui được làm dân tự do của một nước Độc lập”. Những lời sau cùng này thật đẹp tợ bông hoa thêu kết vào bức gấm tô điểm cho vị thế của vị Hoàng đế cuối cùng trong sách sử lưu truyền cho đời sau.
Người đi tìm chân lý trong lịch sử sẽ nhận rõ rằng đối với bản Tuyên ngôn Độc lập do chính Hồ Chí Minh soạn thảo và tuyên đọc, ông còn lếu láo dùng làm chiêu bài để lừa phỉnh Dân tộc thì những yêu cầu chính đáng của Cựu hoàng muốn Chính phủ Dân chủ Cộng hòa của ông xây đắp trên sự đoàn kết để cùng nhau kiến thiết quốc gia, ông nào có coi ra gì! Cảm thương thay cho Cựu hoàng đã hy sinh cả ngai vàng để cứu Dân tộc thoát khỏi vòng chinh chiến mà không được toại nguyện! Cựu hoàng đã giao trứng cho ác rồi! Phong cách hành xử vương đạo không tham quyền cố vị của Cựu hoàng cao cả bao nhiêu, thì tâm địa tranh bá đồ vương theo lối bàng môn tả đạo của HCM lại hèn hạ ty tiện và ác độc bấy nhiêu! Thật đáng buồn cho Dân tộc!
Ngay khi Chiếu Thoái vị của Cựu hoàng còn chưa ráo mực, thì bộ đội của Hồ Chí Minh mở cuộc tấn công vào căn cứ Nga My, Ninh Bình của đảng Đại Việt Duy dân (ngày 1-9-1945), và trong mười ngày đầu tháng 9-1945, Võ Nguyên Giáp nhân danh Bộ trưởng Nội vụ ký một loạt sắc lịnh giải tán các đảng Đại Việt Quốc gia Xã hội và Đại Việt Quốc dân đảng và bắt giam lãnh đạo Thanh niên Ái Quốc hội vu cáo là Việt gian. Ngày 11 tháng 9 Hoàng Minh Giám, Xử l ý Bộ trưởng Nội vụ k ý nghị định kiểm soát báo Ngày nay của Quốc dân đảng. Ngày 22 tháng 9 Trần Huy Liệu ra thông cáo áp dụng chế độ kiểm duyệt báo chí, và đến ngày 1 tháng 10, ra thông cáo đặt các cơ sở in ấn dưới quyền kiểm soát của nhà nước, ăn cướp nhà in Ngày Nay của nhóm Tự lực Văn Đoàn. Tất cả là những hành động sát hại và đàn áp những người quốc gia yêu nước chống Pháp, vậy mà ngoài miệng Hồ Chí Minh cứ mãi hô hào: “Đoàn kết! Đoàn kết! Đại đoàn kết!” Theo dõi mãi hành tung đạo tặc và tâm địa tráo trở của Hồ Chí Minh, theo dõi mãi cũng phát chán!
Công nghiệp hiển hách của Triều đại Nguyễn Phúc
Giờ xin bình tâm hướng về công nghiệp hiển hách của các vua chúa Triều đại Nguyễn Phúc, gồm 9 Chúa và 13 Vua. Khởi từ dinh Ái Tử ở đất Thuận Hóa là mảnh đất đầu tiên Nguyễn Hoàng tức Chúa Tiên vào trấn nhậm (năm 1558), đến chín đời sau là đời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (năm 1744), thì lãnh thổ Đàng Trong gồm đến mười hai dinh (từ 1 dinh tăng lên thành 12 dinh), trải dài đến tận Hà Tiên và Cà Mau. Chưa hết, lãnh thổ còn vươn dài ra biển Nam Hải và vịnh Thái Lan với các đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Côn Sơn và Phú Quốc. Đến khi vua Gia Long thắng nhà Nguyễn Tây Sơn, thống nhứt Đàng Trong với Đàng Ngoài thì Đất nước Đại Nam dưới triều đại Nguyễn Phúc rộng lớn nhất kể từ 4000 năm lập quốc. Về viễn kiến của vua Gia Long đối với vấn đề chiến lược, xin trích dẫn bài Quần đảo Hoàng Sa Trường Sa của cựu đại úy Thái Văn A thuộc Bão biển Đệ nhị Hải sư, hiện định cư ở Melbourne (Bài đăng trong đặc san Nguyễn Đình Chiểu-Lê Ngọc Hân 2002, xuất bản ở Sydney):
Đến khi Nguyễn Ánh thống nhất sơn hà và lên ngôi hoàng đế năm 1802, chọn Huế làm kinh đô, Ngài cảm thấy cần bảo vệ cho Đế đô từ phiá đông bằng cách cho hải quân ra chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa, đồng thời cho người vẽ lại bản đồ chi tiết quần đảo nầy. Khi sai sứ xin tấn phong ở Bắc Kinh đã cho nộp luôn cả bản đồ vùng Hoàng Sa. Nhà Thanh nhận những tài liệu nầy, đồng thời cũng nhận luôn chủ quyền của nhà Nguyễn đối với quần đảo Hoàng Sa”.
Đối vớinhững người Pháp theo giúp vua Gia Long trong công cuộc thống nhứt đất nước như Chaigneau, Vannier và Despiau, thì vua phong làm quan tại triều và ban cho mỗi người 50 lính hầu, tuy đến buổi chầu thì không bắt lạy mà thôi. Dải giang sơn gấm vóc 23 Trấn 4 Doanh dưới triều vua Gia Long, trong thơ văn và tình tự Dân tộc, đã đi vào tâm khảm người Việt thành chuỗi từ thân thương thật đẹp: Dải đất hình cong như shữ S chạy dài từ Ải Nam Quan đến tận Mũi Cà Mau. Học lại lịch sử cho thấu đáo, ta mới biết rằng công cuộc thống nhất Đàng Trong và Đàng Ngoài của vua Gia Long để cho sông Gianh không còn là ranh giới ngăn cách Bắc Nam hẳn là cuộc thống nhất thật đẹp trong lịch sử. Và trường nữ Trung học Gia Long của thành phố Sài Gòn không phải đặt theo tên vua Gia Long. Những nhà giáo dục tiền bối ở miền Nam không phải là không cân nhắc khi chọn tên để đặt cho ngôi trường nữ trung học lớn nhất ở Sài Gòn: thực sự tên trường Gia Long là kết tự của “Gia Định và Thăng Long” để biểu dương cho sự thống nhất Đất nước. Vì mang ý nghĩa thật đẹp như thế cho nên tên trường nữ Trung học Gia Long phải được bảo tồn bằng bất cứ giá nào!
Nhắc lại công nghiệp huy hoàng của triều đại Nguyễn Phúc để hiểu Cuộc Thoái vị của Cựu hoàng Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng, là một Quốc sách cứu Dân tộc thật cao cả và đầy ý nghĩa. Vất bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh vào sọt rác lịch sử và đọc lại Chiếu Thoái vị, tức là những Lời Tâm huyết của Cựu hoàng, ta hãy đọc lại từng chữ, nghiên cứu lại từng hàng, nghiền ngẫm lại từng câu, ta mới thấy rõ sự phi lý cùng cực của cuộc chiến tranh do Hồ Chí Minh gây ra để đánh Dân tộc. Tác giả Minh Võ phê bình quyển Vision accomplished? The enigma of Ho Chi Minh của Tiến sĩ Nguyễn Khắc Huyên đã cho biết lập trường của hai vị hoàng thân sau đây (Hồ Chí Minh, Nhận định tổng hợp, trang 207):
Hoàng thân Bửu Hội, nhà bác học duy nhất của Việt Nam lúc ấy, nhân danh hoàng tộc, khuyên Pháp nên điều đình với chính phủ Hồ Chí Minh và hoàng thân Ưng Úy, thân sinh của nhà bác học Bửu Hội, bỏ thành phố ra vùng kháng chiến với Việt Minh.
Hoàng hậu Nam Phương dứt khoát không chịu tiếp các vị đặc sứ do Đô đốc Thierry d’Argenlieu cử đến, lúc đó d’Argenlieu giữ chức Cao ủy Đông Dương thay thế chức Toàn quyền thời Pháp thuộc. Ngay cả vị Khâm sứ Tòa thánh đến khẩn khoản thỉnh cầu hoàng hậu đổi ý, Nam Phương hoàng hậu không nói một lời mà lại đến chiếc dương cầm cử bài Tiến Quân ca của Văn Cao lúc đó là bản quốc thiều của Việt Minh. Bằng một phong cách thật đẹp và duyên dáng, vị Hoàng hậu cuối cùng của Đất Việt biểu hiện tấm lòng vâng thuận theo Chiếu Thoái vị của Cựu hoàng, nhất định không chấp nhận đưa hoàng tử Bảo Long lên ngôi hoàng đế và Hoàng hậu giữ quyền Nhiếp chính. Đó là đề nghị của d’Argenlieu đưa ra (Trích bài phê bình quyển The Struggle for Indo-china của Ellen Hammer do tác giả Minh Võ, trang 323, sđd).
Lập trường tán thành chính phủ Dân chủ Cộng hòa và ủng hộ Hồ Chí Minh của Nam Phương hoàng hậu và của các hoàng thân Bửu Hội và cha là Ưng Úy thật quang minh chánh đại. Lập trường của các vị trong hoàng tộc đối với Hồ Chí Minh thuận lợi như vậy, thế thì Hồ Chí Minh ứng xử ra sao? Ông đã tàn ác ra lịnh ám sát hai người thân tín của Cựu hoàng. Đó là vị Chủ tịch Ủy ban Hành chánh Bắc Việt Bác sĩ Trương Đình Tri và Khâm sai Nam Bộ Nguyễn Văn Sâm. Hai người nầy bị giết cách nhau không đầy 24 giờ, một ở trong Nam, một ở ngoài Bắc! Hồ Chí Minh nhìn vào Dân tộc, thấy ai ai cũng là kẻ thù của mình!
Bây giờ, rà soát lại lịch sử, ta tìm ra chân lý là chính Hồ Chí Minh là người đã gieo trồng mầm mống nội loạn và hạt giống chiến tranh ngay từ năm 1924, cả mười mấy năm trước khi nhạc sĩ phản chiến Trịnh Công Sơn chào đời! Nào ai có biết! Cuộc chiến tranh Việt Nam đã được đặt cho rất nhiều tên: nào là cuộc chiến Quốc Cộng, nào là cuộc chiến Giải phóng Dân tộc, nào là cuộc thánh chiến Đánh Mỹ cứu Nước, cuộc chiến tranh Đông Dương lần Thứ nhất, cuộc chiến tranh Đông Dương lần Thứ hai, cuộc Chiến tranh Mười ngàn ngày, sử gia Vũ Ngự Chiêu dùng một từ Hán Việt là Tam Thập Niên Chiến (1945-1975)... biết bao nhiêu là tên. Thêm một tên gần sát với thực trạng là cuộc chiến tranh Đông Dương của Hà Nội. Vâng, đúng là “của Hà Nội”, do Bắc Bộ Phủ ở Hà Nội phát động để đánh miền Nam. Trong bài bàn về Quân lực Việt Nam Cộng hòa: 1968-1975, sử gia Bill Laurie, một chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam đã nhận xét như vậy. Nhưng nếu xét về quan điểm Hồ Chí Minh là kẻ quyết tình gieo trồng vun xới hạt giống chiến tranh, Dân tộc Việt Nam từ Bắc chí Nam là nạn nhân phải gánh chịu, chúng ta phải trả chân lý lại cho lịch sử, cuộc chiến tranh phải được định lại cho đúng chính danh là: CUỘC CHIẾN TRANH CỦA HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC
Hồ Chí Minh nâng bi Stalin
Ngay sau khi đọc Bản Tuyên ngôn tuyên truyền mỵ dân khoác lác, Hồ Chí Minh đã xách động dân chúng Hà Nội không ngừng. Có một cuộc biểu tình thật lạ lùng do nhận xét tinh tế và ghi chép trung thực của nhân chứng Bùi Diễm, lúc đó là một đảng viên Đại Việt thân cận với đảng trưởng Trương Tử Anh. Trong quyển Gọng kìm Lịch sử, tác giả Bùi Diễm tường thuật (trang 65):
Đường phố Hà Nội đầy rẫy những biểu ngữ đủ loại và từng đoàn người lũ lượt kéo nhau đến các công trường, tạo cho thành phố một quang cảnh ồn ào tấp nập. Điển hình nhất về phương pháp đấu tranh này, là một cuộc biểu tình lạ lùng mà tôi còn nhớ mãi về sau này, đó là cuộc biểu tình chống tướng độc tài Franco ở Tây Ban Nha.
Nhân đây, xin có lời tri ân tác giả Bùi Diễm đã ghi chép lại một chi tiết rất nhỏ của lịch sử, nhỏ nhưng rất quan trọng vì đã giúp các thế hệ sau hiểu rõ thâm ý và tâm địa của Hồ Chí Minh vào lúc đó. Xin mời quý bạn đọc tiếp.
Biểu tình chống tướng độc tài Franco của Tây Ban Nha! Kỳ lạ chưa? Vào lúc đó, ngay sau khi đọc Tuyên ngôn Độc lập, hô hào dân chúng biểu tình chống thực dân Pháp thì mới hợp tình hợp lý chớ tại sao lại chống tướng Franco của Tây Ban Nha? Tại sao?Chống tướng Franco để làm gì? Tướng Franco đã làm gì ở Âu Châu thì mặc kệ ông, mắc mớ gì đến Việt Nam mà ta phải biểu tình chống đối! Theo nhân chứng Bùi Diễm thì trong số hàng ngàn người Việt ở Hà Nội đả đảo Franco hôm đó, “chưa chắc đa số biết Franco là ai”! Nhưng Hồ Chí Minh thì biết Franco rất rõ. Có một giai đoạn trong lịch sử châu Âu, khi Stalin và Hitler liên minh để chia nhau xâu xé nước Ba Lan, như hai người bạn cùng chia nhau ăn một cái bánh, thì Stalin xem Hitler là bạn, do đó cũng xem Franco là bạn vì Franco có gởi Sư Đoàn xanh (Blue Division) sang trợ lực quân Đức Quốc xã và một số thợ thuyền sang lao động ở các xưởng máy của Đức. Nhưng đến khi Đức đem quân đánh Liên Xô, Stalin ngả về phe Đồng minh Anh Pháp Mỹ để chống cự Đức và để nhận viện trợ dồi dào từ Mỹ quốc, thì Hitler và Franco đã bị chuyển từ bạn sang thù rồi. Vì Hitler và Franco là kẻ thù của Stalin, Hồ Chí Minh biết thế, nên để lấy lòng Stalin, Hồ Chí Minh mới xua dân Hà Nội biểu tình đả đảo Franco, chỉ chống tướng Franco mà thôi! Tại sao lại không chống luôn cả Hitler? Tại sao Hồ Chí Minh chỉ lựa con chốt là Franco mà bỏ con xe Hitler? Khi chúng ta đặt được nghi vấn như vậy, tức là chúng ta đã tìm ra câu trả lời: vào lúc đó lòng dân căm thù và chống Thực dân Pháp dâng lên thật cao, vì Hitler là kẻ thù đã xâm lăng nước Pháp, chống Hitler hóa ra cùng phe với nước Pháp hay sao, cho nên Hồ Chí Minh phải bỏ Hitler ra khỏi danh sách mà chỉ đạo diễn cuộc biểu tình chống một mình tướng Franco mà thôi! Nếu con người là vốn quý như Hồ Chí Minh thường nói, thì phải xử dụng vốn quý để phụng sự cho Dân tộc và Tổ quốc. Ngay trong những ngày đầu của cuộc Cách mạng Mùa thu 1945, Hồ Chí Minh đã xử dụng vốn quý bừa bãi nhưng cân nhấc thật tinh vi để có lợi cho bản thân mình. Bắt dân Hà Nội biểu tình chống Tướng Franco chỉ là để nâng bi Stalin, điều mà Dân tộc Việt Nam không cần phải làm. Cho nên mãi về sau, thật quá tội tình cho vốn quý của Dân tộc! Hồ Chí Minh đã xử dụng biết bao nhiêu xương máu của Dân tộc để mang Lá Cờ đỏ của Lênin đi khắp nơi, để phục vụ cho Stalin và đảng Staliniens, để xây dựng đảng Cộng sản, và để xây lăng cho mình, trong khi lăng vua chúa triều đại Nguyễn Phúc thì miệt thị là “Mả vua”! Thật quá tội nghiệp cho Đất nước và biết bao nhiêu thế hệ bà mẹ Việt phải chịu cảnh tre khóc măng!
Bây giờ, chúng ta thử xét Cuộc chiến tranh của Hồ Chí Minh đánh Dân tộc Việt Nam trong bối cảnh của cuộc Chiến Tranh lạnh trên toàn thế giới để hiểu thêm về vai tuồng của Hồ Chí Minh. Khái niệm Chiến Tranh lạnh là cách nói để diễn tả tình trạng căng thẳng giữa hai khối cường quốc có vũ khí nguyên tử, một bên là khối tự do Anh Pháp Mỹ, bên kia là Liên Xô. Tất cả các cường quốc ấy đều không có can đảm “đối đầu nóng” với nhau để có thể gây ra thảm họa Thế chiến Thứ ba tức là Chiến tranh Nguyên tử. Thế nhưng Liên Xô là Đế quốc Thực dân đỏ đi ngược chiều lịch sử với tham vọng bành trướng khắp thế giới. Đó là mầm mống của Chiến Tranh lạnh được tác giả Đào Trường Phúc, trong quyển Những điểm nóng trên thế giới sau Chiến Tranh lạnh, dẫn giải như sau (trang 7):
Những nhà phân tích chính trị đều có chung nhận định rằng mầm mống của Chiến tranh lạnh đã phát lộ ngay từ khi trận Đại chiến Thứ hai chưa kết liễu. Đằng sau những cái bắt tay thân thiện trong Hội nghị Yalta (tháng 2-1945) giữa Winston Churchill, Franklin Roosevelt và Joseph Stalin, đã là mối xung khắc căn bản giữa nguyên tắc Dân tộc Tự quyết (mà các nhân vật lãnh đạo khối Tây Phương đề ra) và ý đồ áp đặt chủ nghĩa Cộng sản trên toàn cõi Đông Âu của nhà lãnh tụ Liên bang Xô viết.
Về thời điểm chính xác khi Chiến tranh lạnh khởi đầu thì không nhất trí. Tùy theo cách nhìn của từng người, Chiến Tranh lạnh được xem như mở màn kể từ lúc Ba Lan trở thành quốc gia Cộng sản chư hầu đầu tiên của Liên Xô, hoặc kể từ lúc Liên Xô thiết lập Bức Màn sắt cắt đôi Âu Châu, hoặc từ lúc Liên Xô phong tỏa Tây Bá Linh khiến cho Mỹ phải thiết lập cầu không vận để tiếp tế cho dân chúng kẹt trong thành phố đó, hoặc khi khối NATO của Tây Âu ra đời để đối đầu với khối Varsovie của Cộng sản Đông Âu. Bây giờ ta thử xem chiến tranh lạnh và chiến tranh nóng phát hiện như thế nào trên đất Việt. Ngay từ năm 1924, lúc Hồ Chí Minh còn mang tên Nguyễn Ái Quốc sang Mạc Tư Khoa đầu quân dưới trướng của Stalin để trở thành Quốc tế ủy Kominternchik, thì xem như Stalin đã có một tên lính thật tài ba và trung thành để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nóng ở Việt Nam sau nầy. Nói cách khác, khi Chiến Tranh lạnh thế giới chưa mở màn, thì Hồ Chí Minh đã tình nguyện nhập ngũ vào Bộ đội Cộng sản Quốc tế rồi. Stalin đã chuẩn bị thật chu đáo việc đào tạo tên lính Hồ Chí Minh để đánh Dân tộc Việt Nam. Đến tháng 6 năm 1925, tên lính Hồ Chí Minh đã bắn được phát đạn đầu tiên vào Dân tộc!
Phát đại bác đầu tiên của Hồ Chí Minh bắn vào Dân tộc
Đó là đề tài vụ bán Phan Bội Châu cho Pháp, được tác giả Minh Võ Vũ Đức Minh tường thuật trong chương 45 của quyển Hồ Chí Minh, Nhận định tổng hợp (do nhà xuất bản Tiếng Quê Hương ở Virginia, Hoa Kỳ), một quyển sách tiếng Việt viết về Hồ Chí Minh đầy đủ nhất từ xưa đến nay. Xin mở dấu ngoặc để nhắc lại lịch sử: vào ngày 1-9-1847, tướng hải quân Pháp là Rigault de Genouilly chỉ huy hạm đội gồm 14 chiến thuyền Pháp và 1 tàu Tây Ban Nha vào bắn phá cửa Đà Nẵng. Đó là lần đầu tiên hải quân Pháp nổ súng trên đất Việt để mở màn cho nền Pháp thuộc dài cả trăm năm. Đó là phát đại bác đầu tiên của Pháp bắn vào Dân tộc!
Trong suốt thời Pháp thuộc, biết bao nhiêu nhà ái quốc nổi lên chống ngoại xâm, từ vua đến quan, những bậc đỗ đạt khoa bảng, đến những nông dân, những Nghĩa sĩ Cần Giuộc, ngay đến những người chuyên trồng trầu vô danh ở đất Hốc Môn Bà Điểm cũng đã đi vào lịch sử với tên Cuộc Kháng chiến 18 thôn vườn trầu, tất cả đều chung một lòng, không phân biệt giai cấp sang hèn, giàu nghèo, vua quan hoặc thứ dân nơi đồng nội. Trong danh sánh dài những tên tuổi lừng danh ái quốc đó, nổi bật tên Sào Nam Phan Bội Châu. Từ lúc tổ chức Sĩ tử Cần vương đội năm 1885, mà cụ làm Phó đội lúc 17 tuổi, đến lúc đậu Cử nhân trường Nghệ (cụ đỗ Thủ khoa) năm 33 tuổi, cụ không ra làm quan mà đi khắp Trung Nam Bắc tìm những người yêu nước cùng một chí hướng với mình. Cụ tôn Kỳ Ngoại hầu Cường Để lên làm Hội chủ, sáng lập trường Đông kinh Nghĩa thục để nâng cao dân trí, thành lập Phong trào Đông du để đưa thanh niên sang Nhật du học. Phong trào Đông du phát triển rần rộ khắp ba kỳ, khắp nơi hưởng ứng, có lúc du học sinh lên đến 200 người. Đến khi Pháp lo sợ mới điều đình với chính phủ Nhật yêu cầu giải tán số du học sinh đó, phong trào mới lụn bại, cụ Phan phải dời địa bàn hoạt động từ Nhật sang Tàu.
Phong trào Đông Du lụn bại, nhưng lòng yêu nước của cụ Phan vẫn sáng ngời và cụ vẫn là tượng trưng cho tinh thần kháng chiến chống Pháp ở hải ngoại. Thanh niên yêu nước khắp ba kỳ tìm cách xuất dương để làm cách mạng đều biết tiếng cụ và tìm đến cụ để đầu quân. Uy thế chính trị của cụ vẫn vững vàng, Hồ Chí Minh biết thế, cho nên phải triệt hạ cụ bằng mọi giá. Từ Mạc Tư Khoa sang Quảng Châu “làm việc” khoảng tháng 12-1924, thì chỉ hơn 7 tháng sau, Hồ Chí Minh đã cho nội tuyến xâm nhập vào Tâm Tâm xã, một tổ chức do cụ Phan thành lập. Nắm được quyền chủ động Tâm Tâm xã, Hồ Chí Minh liền đổi tên thành Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội. Đồng thời, Hồ Chí Minh âm mưu với Lâm Đức Thụ mật báo cho Pháp biết lộ trình của cụ Phan, do đó cụ Phan bị Pháp bắt ở Thượng Hải, trong tô giới của Pháp. Lúc đó là vào khoảng tháng 6-1925.
Chỉ trong vòng 7 tháng có mặt ở Quảng Châu, Hồ Chí Minh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của QT3 giao phó. Vụ bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp, Hồ Chí Minh được hai điều lợi. Điều lợi thứ nhất là được Pháp thưởng 100 ngàn đồng bạc Đông Dương (số tiền đó lớn vô cùng, theo Hoàng Văn Chí trong quyển Từ Thực dân đến Cộng sản thì vào lúc đó một con trâu chỉ trị giá có 5 đồng). Điều thuận lợi thứ hai là Hồ Chí Minh đã loại được một địch thủ lợi hại. Không còn sự hiện diện của cụ Phan Bội Châu, chính trường ở Hoa Nam hoàn toàn nằm trong tay tên Quốc tế ủy lão luyện là Hồ Chí Minh điều động, và những thanh niên yêu nước chân ướt chân ráo vừa mới vượt biên giới Hoa Việt tất cả đều lọt vào tay Hồ Chí Minh. Phiá Quốc gia Dân tộc bị đặt vào thế hạ phong chỉ chờ ngày thua thiệt. Bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp, Hồ Chí Minh đã bắn được phát đại bác đầu tiên vào Dân tộc! Giai đoạn lạnh của Cuộc chiến đánh Dân tộc có thể xem như bắt đầu từ đấy!
Lâm Đức Thụ là lái buôn người
Nghề làm Việt gian Cộng sản bắt tay hợp tác với Thực dân Pháp đã đem lại một mối lợi quá lớn, chỉ trong một dịch vụ bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp, Hồ Chí Minh thâu đoạt được 100 ngàn đồng bạc Đông Dương mà khỏi cần xuất vốn, cho nên Bác ta nào có chịu ngừng ở đấy. Theo tác giả Hoàng Văn Chí, Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục hợp tác với Lâm Đức Thụ, tên Việt gian có biệt danh là lái buôn người trong dịch vụ này (Trích quyển Từ Thực dân đến Cộng sản, trang 39):
Việc buôn bán cách mạng này tiếp tục trong nhiều năm. Mỗi thanh niên Quang Phục hội (tổ chức nầy do cụ Phan Bội Châu thành lập để đưa người xuất ngoại) đưa sang Tàu phải nộp cho Lâm Đức Thụ ở Hồng Kông hoặc cho đại diện của hắn ở Quảng Châu hai bức hình, nói là để lập hồ sơ xin vào trường Hoàng Phố. Đến ngày những sinh viên này tốt nghiệp, sẵn sàng lên đường về nước để hoạt động cách mạng thì số phận mỗi người đã được định sẵn. Những người đã nghe theo tuyên truyền Cộng sản và đã gia nhập Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội thì được an toàn đưa về quê hương để hoạt động bí mật. Còn những người vẫn khăng khăng giữ vững lập trường quốc gia thì hễ qua khỏi biên giới là bị mật thám đón bắt, vì theo ám hiệu của Cộng sản, Lâm Đức Thụ trao cho lãnh sự Pháp ở Hồng Kông một tấm ảnh của những người mà Cộng sản không thu phục được. Những thanh niên này bị bắt và bị đưa dần vào tù, khiến phong trào quốc gia ở Việt Nam mất liên lạc với trụ sở ở Quảng Châu. Những người trong nước phái ra liên lạc với bên ngoài cũng hoặc bị Cộng sản thu hút, hoặc bị Pháp bắt vào tù. Tình trạng cứ tiếp diễn đến nỗi những sinh viên tốt nghiệp Hoàng Phố mà không chịu theo Cộng sản thường không giám về nước, và chỉ còn cách là gia nhập quân đội Quốc dân Đảng Tàu. Dần dà phong trào quốc gia mỗi ngày mỗi suy sụp và phong trào CS mỗi ngày một bành trướng.
Hồ Chí Minh, kẻ chủ mưu buôn người
Theo tác giả Hoàng Văn Chí, Lâm Đức Thụ là lái buôn người, nhưng xét cho kỹ thì hắn chỉ là tòng phạm. Hồ Chí Minh mới chính là kẻ chủ mưu buôn người. Bởi lẽ chính Hồ Chí Minh là người quyết định ai theo Cộng sản để thành “Vốn quý của Bác” được giữ lại, và ai không theo thì bị bán cho Pháp, Bác mới ra lịnh cho Lâm Đức Thụ thi hành. Đúng là Hồ Chí Minh đã luyện tập tuyệt kỹ môn pháp Ném đá giấu tay. Khi thực dân Pháp bằng lòng bỏ tiền mua mạng những người Việt Nam yêu nước và khi Hồ Chí Minh sẵn sàng bán để loại trừ địch thủ của mình, cán cân cung cầu đã được thiết lập, công cuộc buôn bán hẳn rất sòng phẳng, nghề buôn người không cần vốn của Hồ Chí Minh hẳn phát đạt nhưng hàng ngũ Quốc gia Dân tộc thì càng ngày càng cạn kiệt. Biết bao nhiêu thanh niên yêu nước đã bị Hồ Chí Minh hãm hại, ngay khi Hồ Chí Minh còn ở trên đất Tàu chưa về nước hoạt động. Ngày nay, ai là người thấu hiểu và khóc thương cho Quốc gia Dân tộc đây!?
Hồ Chí Minh nâng bi Lênin
Để hiểu rõ chân tướng của Hồ Chí Minh vào lúc nầy, lúc còn mang tên Nguyễn Ái Quốc, không gì bằng xem lại những lời Hồ Chí Minh tán tụng lãnh tụ Lênin và phê bình nhà ái quốc Phan Bội Châu. Khi Lênin chết, Hồ Chí Minh viết trên báo Pravda ngày 27-1-1924 như sau: “Lênin đã mất. Tin này đến với mọi người như sét đánh ngang tay, truyền đi khắp các bình nguyên ở châu Phi và các cánh đồng xanh tươi ở châu Á.” Và ông kết thúc bài khóc Lênin: “Khi còn sống, Người là người cha, người thầy, người đồng chí và là vị cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội. Lênin bất diệt sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”.
Trong truyền thống DânTộc, QUÂN SƯ PHỤ là những bậc được người Việt chúng ta tỏ lòng kính trọng. Trong lời tán tụng Lênin trên đây, Hồ Chí Minh đã tôn vinh Lênin là SƯ tức là thầy và PHỤ tức là cha rồi, chỉ thiếu điều quỳ lạy tung hô Lênin là VUA mà thôi! Thầy nào trò nấy, Hồ Chí Minh phải bản lãnh về Nghệ thuật nâng bi như vậy, mới xứng đáng làm thầy của Tố Hữu sau nầy. Hãy xem bài thơ Tố Hữu khóc Stalin 29 năm sau đó: “Thương cha, thương mẹ, thương chồng. Thương mình, thương một, thương Ông thương mười.