Gương cầu hiền của vua Quang Trung
Đến đây xin nhắc lại tấm gương cầu hiền tuyệt đẹp của vua Quang Trung. Trong đoạn nói về Đức độ vua Quang Trung, sử gia Trần Trọng Kim đã viết (Trích Việt Nam sử lược, tr. 407):
“Vua Quang Trung nhà Nguyễn Tây Sơn là ông vua anh dũng, lấy võ lược mà dựng nghiệp, nhưng Ngài có độ lượng, rất am hiểu việc trị nước, biết trọng những người hiền tài Văn học… Vua Quang Trung từ khi đem quân ra Bắc Hà, biết tiếng La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp là người hiền tài, đã mấy lần sai người mang lễ vật mời ông ra giúp, ông không nhận lễ vật và cũng từ chối không ra. Đến khi Ngài đã đăng cực, lại mấy lần cho người đến mời ông, ông có đến bái yết, và khuyên vua nên lấy nhân nghĩa mà trị dân trị nước, rồi lại xin về. Vua QT tuy không dùng được ông, nhưng bao giờ cũng tôn kính ông như bậc thầy, và việc chính trị trong nước thường theo ý nghĩa của ông đã trình bày”.
Trong kho tàng truyện Tàu ngày xưa có câu chuyện lý thú về “Kính Chiếu Yêu”, công dụng của kính như sau: “Vì lũ yêu tinh có phép biến hóa thành người, thành thiếu nữ thật xinh đẹp để mê hoặc, hoặc thành Tiên thành Phật để dối gạt dân gian mà không ai biết, nhưng nếu ta có Kính Chiếu Yêu rọi vào, chúng sẽ hoàn lại thành hình yêu tinh ngay. Có Kính Chiếu Yêu trong tay, yêu quái vô phương lừa gạt đặng ta!”
Hai nét Văn hóa đẹp trong lịch sử Việt Nam là chuyện ông Tô Hiến Thành đời nhà L ý biết chọn người xứng đáng trong việc trị nước cùng với tấm gương cầu hiền thật trong sáng của vua Quang Trung, hai điểm son trong lịch sử đó đã cung cấp cho chúng ta chất liệu cụ thể để chế tạo “Kính Chiếu Yêu” mầu nhiệm. Lấy kính chiếu rọi vào HCM, chúng ta sẽ thấy “Bác Hồ nhà ta” hiện ra là “Con Yêu” (Như “Con yêu râu xanh” của tác giả Việt Thường) không dùng đúng người giúp nước như ông Tô Hiến Thành. “Con Yêu họ Hồ tên Lin” (tên Nga) lại không có đủ đức độ dẹp bỏ lòng ganh tỵ hèn hạ để trọng dụng người hiền tài ra giúp nước như tấm gương cầu hiền của vua Quang Trung! HCM, kẻ làm chánh trị cắt xé Dân tộc để khơi nguồn cho cả một thế hệ đảng viên “sáng Đảng mà mù tình Dân tộc”, tuyệt nhiên không phải là người yêu nước thương dân, ông lại càng không phải là chính trị gia có tài kinh bang tế thế hầu làm cho nước giàu dân mạnh. HCM chỉ là chính trị gia tồi tệ. Hảy xem mối bận tâm của Chủ tịch HCM vào những ngày đầu tiên:
- 19-08-1945: cướp chánh quyền
- 02-09-1945: đọc Tuyên ngôn Độc lập bịp bợm
- 03-10-1945: ra lịnh cho Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp k ý nghị định thành lập chế độ Ủy ban Nhân dân ở tất cả các cấp xã, huyện, tỉnh, rập khuôn theo chế độ Xô viết ở Liên Xô, đúng theo nguyên tắc tổ chức của Cộng sản. Cuộc “Kách mệnh khát máu”, cuộc “Kách miệng” (có tác giả gọi như vậy), cuộc “Đảo lộn Sơn hà” long trời lở đất của HCM bắt đầu từ đấy.
Cuộc đảo lộn Sơn hà của HCM
Trong thơ văn, những cảnh tang thương biến đổi luôn gây vấn vương tâm hồn người hoài cổ: “Sông kia rày đã nên đồng. Nửa làm nhà cửa nửa trồng ngô khoai. Đêm nghe tiếng ếch bên tai. Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”.
Thi sĩ Tú Xương đã tiếc thương cảnh núi lở sông bồi ở Nam Định như vậy! Chỉ là thương nhớ lãng mạn nên thơ! Nhưng chuyện đảo lộn Sơn hà do cuộc Kách mệnh khát máu của HCM đã gây cảnh núi xương sông máu, nhà tan cửa nát, luân thường đảo lộn, văn hóa suy đồi, nhân tâm ly tán khắp cả ba miền Đất nước. Cuộc mở màn chém giết để thống trị Dân tộc được tác giả Vũ Trọng Kỳ chép lại đôi dòng như sau (Trích tác phẩm Bốn đời chạy giặc, tr.165):
“Liền sau khi HCM an vị rồi, họ Hồ thay đổi hoàn toàn cơ cấu cai trị Việt Nam, đâu đâu cũng danh hiệu Ủy ban Nhân dân, đứng đầu là chủ tịch, nào chủ tịch xã, chủ tịch huyện, chủ tịch tỉnh, những tên đầu trộm đuôi cướp, anh chị đứng bến láu lỉnh, liều lĩnh, tay sai trong giờ phút Việt Minh Cộng sản vừa cướp được chánh quyền, kể cả những tên xưa nay buôn gian bán lậu, trốn thuế bị hình phạt dưới thời Pháp thuộc, nhẩy vào ghế chánh quyền Cộng sản để ăn có vài ba nơi. Chúng đưa ra một số thành phần lành mạnh, thân hào, nhân sĩ làm chủ tịch, chỉ là để che mắt. Chúng đóng vai kín đáo trong ủy ban để giật dây, vì chúng là nòng cốt Cộng sản, được nắm trọn quyền trong tay. Có quyền hành như những vua con địa phương, hơn cả cường hào ác bá thuở trước, nắm quyền sinh quyền sát dưới nhãn hiệu Ủy ban Nhân dân do HCM ủy quyền cho chúng, chúng bắt đầu trả thù những quan lại trước hết vì chúng cho rằng quan lại rất trung thành với Pháp, đặc biệt trong công tác truy lùng các nhà cách mệnh Việt Nam.”
Kể làm thí dụ, tác giả Vũ Trọng Kỳ thuật chuyện Bảy Tỉnh là tên buôn gỗ lậu nổi tiếng được phong chức Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến miền duyên hải Cẩm Phả, nơi tác giả đang làm. Chính Vũ Trọng Kỳ cũng bị Bảy Tỉnh bắt. Nhưng may cho ông, trong lúc làm việc ở Sở Kiểm lâm, ông có chuyện bất hòa với cấp trên là người Pháp, bị giáng trật, nhưng được tiếng là chống Tây, nên ông thoát nạn.
Tác giả Nguyễn Thị Thế, người chị em gái duy nhất trong gia đình Nguyễn Tường ở Cẩm Giàng, em của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam và Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long, chị của Thạch Lam Nguyễn Tường Vinh và Bác sĩ Nguyễn Tường Bách, trong quyển Hồi k ý về gia đình Nguyễn Tường, ở đoạn “Việt Minh nổi dậy” đã viết (tr. 175): “Vụ lúa năm đó thì ở thôn quê Việt Minh còn trong bóng tối nổi dậy không biết bao nhiêu, những người thành tích bất hảo hoặc những giới lao động, phu kéo xe, phu vác gạo nổi lên, có một nhóm cầm đầu có súng đạn vào bắt quan Huyện trói lại. Chúng ngồi ăn rồi ném xương xuống đất bắt ăn như là chó vậy”. Tác giả thú nhận rằng sự việc này cũng nghe người ta chứng kiến kể lại thôi, chứ chính mắt thì không thấy, mà làm sao thấy được. Tác giả thuật tiếp: “Còn chức Tri huyện (ý tác giả muốn nói Chủ tịch huyện) thì do họ bầu lên là thằng con ông Thu xưa làm phu vác gạo, tôi biết rõ ông ta từ khi mẹ tôi còn cân gạo”.Ở một đoạn khác, tác giả Nguyễn Thị Thế viết (tr. 140): “Đến năm Việt Minh nổi dậy (1945), mẹ tôi không dám ở nhà, lánh sang chùa Đào Xuyên. Ít tháng sau, Việt Minh bắt cả các sư ông tham gia chiến trận. Sư ông chùa Đào Xuyên bị làm chủ tịch kháng chiến nên đưa mẹ tôi qua chùa sư nữ tận bên Bối Khê”.
Một đảng viên kỳ cựu của VNQDĐ là Nghiêm Kế Tổ, tác giả quyển VN máu lửa, đã tường thuật thật đầy đủ thời khởi đầu của cơn binh lửa như sau (tr.57): “Những cán bộ hạ tầng lãnh đạo hành chính địa phương, đại đa số, hoặc là các thanh niên mới lớn, hung hăng, không kinh nghiệm, không kể gì đến lễ độ, hoặc những người thô lỗ, ít học, không chuyên môn, đầy tư tưởng báo thù, vị kỷ… Các cán bộ địa phương là tay sai trung kiên nhất, dữ dội nhất… Dân chúng được mục kích luôn luôn cái cảnh bắt bớ, giam hãm đem đi khu”.
Nghiêm Kế Tổ viết tiếp (tr. 58 sđd): “Thành thực mà xét, Ủy ban Nhân dân cấp huyện hoặc xã có tính cách “đồ tể” hơn là một tổ chức chuyên nghiệp về chính trị hoặc hành chánh”. Tính chất “đồ tể” đó, Nghiêm Kế Tổ nhận xét như sau: “Hễ ai trốn trách nhiệm hội họp, ủng hộ… sẽ được gán ngay tiếng Việt gian, phản động. Hai danh từ ấy là lưỡi hái của Thần Chết chẳng nể nang ai, dù cha mẹ họ hàng thân thích, dù những người chuyên làm điều thiện, có đạo đức”.
Hoàng Văn Đào, cũng là một đảng viên kỳ cựu của VNQDĐ, đã ghi trong quyển sử Việt Nam Quốc dân đảng ở mục “Khủng bố, giam cầm và thủ tiêu” như sau (tr. 240): “Chính quyền địa phương VM tự động vu cho người này là Việt gian, kẻ kia là phản động, ác bá, cường hào, bắt giam và thủ tiêu không biết bao nhiêu mà kể! Mà Ủy ban Hành chánh địa phương lúc bấy giờ hầu hết là những phần tử bất hảo nổi lên, vì tư thù cũng gán ngay cho tội là phản động, là cường hào ác bá! Tịch thu tài sản v.v…”
Tác giả Nguyễn Mạnh Côn với bút danh Nguyễn Kiên Trung, một nhân chứng trung thực, trong quyển Đem tâm tình viết lịch sử, nhận xét về cách dùng người của HCM như sau (tr. 63): “Một số người khác chống Việt Minh, vì không chịu nổi cho Việt Minh đưa lên hàng “trị dân, trị nước” một bọn côn đồ mới bữa trước còn ăn trộm, ăn cắp, du thủ du thực. Đây phần lớn là những nhà trí thức sâu sắc, đã yên trí từ lâu rằng công việc cai trị phải được đảm nhiệm bởi những người có bảo đảm về trí tuệ cũng như về đạo đức. Thấy Việt Minh giao phó từng địa phương rộng lớn cho những người không những đã vô học lại còn mang tiếng là lưu manh, nhà trí thức lấy làm lo sợ mà so sánh tình trạng ấy với tình trạng ổn định ở các nước tân tiến. Họ thấy Việt Minh làm việc trái với lẽ phải thông thường, thì Việt Minh tự nhiên nó cũng có ngày tan rã”.