mardi 25 octobre 2011

CUỘC CHIẾN TRANH, HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC – P19


..........
Bây giờ, tôi xin trở lại đề tài Có một Vũ Hạnh hay có hai Vũ Hạnh? Chắc có nhiều bạn đọc cho rằng Vũ Hạnh thứ nhất đã viết bài phê bình đảng năm 1990 là Vũ Hạnh can đảm. Còn Vũ Hạnh thứ hai là Vũ Hạnh hèn nhát, không có cái đảm lược như Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan, nên đã chối rằng không có viết bài của mình. Đó là Vũ Hạnh hèn như nhân vật trong truyện Ly Thân của Trần Mạnh Hảo mà Nguyễn Ngọc Bích đã phê bình. Nhưng không phải vậy. Người viết xin phép không muốn dùng chữ “hèn” để phê bình Vũ Hạnh và cũng xin ông Nguyễn Ngọc Bích thứ lỗi vì đã không phê bình nhất trí với ông.
Ở miền Bắc, ai cũng mang họ “Sợ”
Tránh voi không xấu mặt nào”cổ nhân ta dạy thế. Trong một chế độ coi rẻ sinh mạng con người và không từ nan bất cứ thủ đoạn nào để tiêu diệt người đối lập, ai ai cũng phải áp dụng triết lý sống như Nguyễn Tuân: “Tao mà còn sống và viết được đến ngày hôm nay là nhờ tao BIẾT SỢ chúng mày ạ!”, cụ vừa nâng ly rượu vừa nói mà nước mắt chảy ròng ròng! Còn nhạc sĩ Văn Cao, trước khi lìa đời hai tuần lễ, mới dám nói với một phóng viên ngoại quốc: “Bây giờ tôi đã 73 tuổi, tôi không còn biết sợ gì nữa. Chẳng ai giết tôi được nữa.
Nhà thơ Chế Lan Viên đã ăn bánh vẽ Của Hồ Chí Minh suốt đời. Nhưng đến cuối cuộc đời, bị ăn quá nhiều bánh vẽ nên phát ách, ông mới tuôn những dòng thơ phản ứng như sau:
Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
        Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn,
        Cầm lên nhấm nháp
        Chả là nếu anh từ chối
        Chúng sẽ bảo anh phá rối
        Đêm vui!
        Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn
        Như không có gì xảy ra hết
Ngay đến người hùng Điện Biên Phủ là Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn phải ép mình nhẫn nhục thay. Xin nhắc lại chuyện khủng bố do cánh Lê Duẩn và Lê Đức Thọ chủ xướng: chỉ trong một đêm, họ sai công an bắt sạch sẽ mấy chục tướng tá trực thuộc bộ Tổng Tham mưu thân cận của tướng Giáp đem về tra khảo tàn nhẫn bắt nhận tội nói xấu Tổng bí thư, mặc dầu những ông sĩ quan nầy có đến ngót nghét 40 tuổi đảng. Vậy mà tướng Giáp không một lời phản đối để binh vực thuộc hạ của mình. Về vụ việc này, tác giả Bùi Tín có hỏi tướng Giáp sao không can thiệp để đòi công bằng cho những người làm dưới quyền ông bị bắt giam oan ức thiệt thòi hàng mấy chục năm (Trích quyển Hoa xuyên tuyết trang 143). Ông trả lời đại ý: có chứ, nhưng không thể làm gì nổi trong cái cơ chế kỳ lạ này, khi ngành tổ chức, ngành an ninh là chúa tể, lộng hành. Nếu không cẩn thận thì tất cả còn bị trù nặng nề và kéo dài hơn nữa, và bản thân ông cũng bị tai họa như chơi!
Một đoạn văn của Lạc Nam trong bài Diễn tiến Hòa bình (Bán tuần báo Việt Luận, ngày 5-4-2005): “Trong Bộ Chính trị, người duy nhất biết đọc biết viết là Võ Nguyên Giáp bị kết tội “chống đảng”. Ông là người có uy tín trong quân đội và nhân dân miền Bắc lúc bấy giờ. Chính Lê Đức Thọ và Lê Duẩn hỏi cung trực tiếp và buộc Võ Nguyên Giáp nhận tội “chống đảng”… Rồi sau đó, mỗi lần có tiếng chuông bấm ngoài cổng, thì cả gia đình Võ Nguyên Giáp đứng tim vì tưởng người ta lại đến bắt chở đi…
Đốn ngã hết tay chân bộ hạ của tướng Giáp chưa đủ, phe cánh Lê Duẩn còn hạ nhục ông, bắt ông phải phụ trách việc hạn chế sinh đẻ thuộc công tác kế hoạch hoá gia đình. Vụ việc nầy làm cho ngoài dân gian có câu vè truyền tụng:
Ngày xưa Đại tướng cầm quân
Ngày nay Đại tướng cầm quần chị em.
Và một câu vè khác:
Ngày xưa đả viện công đồn
Ngày nay Đại tướng bịt l... chị em
Vì thế có người viết bài rằng “Đại tướng đã thắng Pháp, nhưng thua Đảng”.     
Có một Vũ Hạnh hay có hai Vũ Hạnh?
Vì tình trạng đất nước mình như thế cho nên tôi không dùng chữ “hèn” với nhà văn Vũ Hạnh, nhất là thời điểm sau khi chế độ Cộng sản ở các nước Đông Âu và Liên Sô sụp đổ, công an Cộng sản càng ra sức đàn áp khủng bố tàn bạo độc ác hơn bao giờ hết.
Nhưng thưa quý bạn đọc, để trả lời câu hỏi Có mấy Vũ Hạnh, xin trả lời ngay là có hai Vũ Hạnh:
1- Vũ Hạnh thứ nhấtVũ Hạnh nằm vùng được thưởng thức chiếc bánh thật để phá hoại Việt Nam Cộng hòa (“nằm vùng” mà lại được ăn bánh thật!)
2- Vũ Hạnh thứ haiVũ Hạnh quan chức đỏ được ăn cái bánh vẽ to tướng do Bác Hồ và Đảng Cộng sản ưu ái đút cho trong chế độ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Viết đến đây, chúng tôi chợt nhớ lại chuyện Con chó và miếng thịt trong sách Quốc văn Giáo khoa thư mà ngày xưa, trước năm 1945, học sinh nào cũng có đọc. Nội dung chuyện nầy bàn về việc thả mồi bắt bóng y như câu chuyện bánh thật và bánh vẽ của Vũ Hạnh, cho nên chúng tôi cũng xin sao chép lại để đọc chơi cho vui. Câu chuyện trong sách Giáo khoa thư ngày xưa nguyên văn như sau:
Một hôm, một con chó vào hàng cơm ngoạm trộm miếng thịt. Người nhà hàng trông thấy, vác gậy đuổi theo. Con chó đâm đầu chạy. Khi chạy đã xa, đến một cái cầu, con chó dừng lại để ăn. Nhìn xuống sông, thấy có một miếng thịt to hơn miếng thịt đang ngậm trong miệng. Nó liền nhả ngay miếng thịt ấy ra, nhảy xuống sông định lấy miếng thịt ở dưới nước. Nhưng nào có lấy được! Chẳng qua chỉ là bóng miếng thịt nước chiếu lại mà thôi. Còn miếng thịt, dòng nước cuồn cuộn kéo đi, con chó hết sức đuổi theo cũng không sao lấy lại được nữa.
Ôi! con chó lấy trộm thịt là có tội, con chó nhả bỏ miếng thịt là khờ dại. Thả mồi bắt bóng, bóng bắt chẳng được, mồi kia không còn, chẳng là đáng tiếc lắm sao! Người ta ở đời chẳng nên đứng núi này, trông núi nọ, đã được voi, lại còn đòi tiên. Cái gì đã nắm chắc trong tay, ta chớ nên buông ra mà chực những cái hão huyền đâu đâu.
Người dân ở nông thôn Việt Nam sống gần thiên nhiên cũng có nhận xét tương tự:
Con cá trong lờ dật dờ đôi mắt,
Con cá ở ngoài lúc lắc chun vô.
Bạn đọc thân mến ơi! Đó chỉ là chuyện chó và cá, mà sao lại giống y như chuyện Vũ Hạnh và chuyện Dân tộc Việt Nam mình vô cùng!