mardi 25 octobre 2011

CUỘC CHIẾN TRANH, HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC - P03




 .........
Thật là xứng đào xứng kép, Hồ Chí Minh khóc Lênin và Tố Hữu khóc Stalin, một bầy nâng bi, gây điếm nhục cho Hồn thiêng Sông núi!Hồ Chí Minh xưng tụng Lênin như vậy, nhưng với nhà ái quốc Phan Bội Châu, người được Dân tộc tôn kính, thì Hồ Chí Minh đã dùng ẩn danh Trần Dân Tiên để phê bình rằng phương cách cứu nước của cụ Phan là “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau vì dựa vào Nhật”, hàm ý đó là hạ sách hoặc thất sách, không đáng noi theo.
Đúc kết những sự việc kể trên, người đi tìm chân lý trong lịch sử, có thể vẽ lại bức tranh khá hoàn chỉnh về Hồ Chí Minh: đó là tên Cộng sản thuộc hàng quốc tế, tức là Quốc tế ủy, được tài trợ dồi dào từ Đệ tam Quốc tế có hỗn danh là Thực dân đỏ, âm mưu bắt tay với thực dân Pháp là Thực dân trắng để bán cụ Phan Bội Châu, vừa loại được địch thủ vừa nhận được tiền thưởng của Pháp, rồi tiếp tục bán cho Pháp những sinh viên yêu nước tốt nghiệp trường Hoàng Phố mà không theo Cộng sản để làm suy yếu hàng ngũ Quốc gia Dân tộc. Tất cả những sự việc kể trên đưa Dân tộc vào vòng nô lệ Cộng sản thì tệ hại cho Đất nước nào có kém gì những tràng đại bác của Rigault de Genouilly bắn phá cửa Đà Nẵng đâu. Bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp, Hồ Chí Minh đã bắn được phát đại bácđầu tiênvào Dân tộc và do đó Cuộc Chiến tranh Của Hồ Chí Minh đánh Dân tộc thực sự đã mở màn vào tháng 6 năm 1925 khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị Pháp bắt an trí ở Huế để trở thành Ông già Bến Ngự, nhường chính trường ở Hoa Nam cho Hồ Chí Minh tung hoành.
Vài điều viết thêm về cụ Phan Bội Châu. Vào ngày 15-9-1928, tổng bộ Việt Nam Quốc dân đảng họp bàn về đề tài thống nhất các lực lượng quốc gia và quyết định cử người vào Huế mời cụ Phan Bội Châu giữ chức Chủ tịch danh dự của đảng. Cụ Phan đã vui lòng nhận là một đảng viên VNQDĐ và nói: “Tôi tuy già yếu thật, nhưng nếu còn có thể giúp ích được việc gì cho tổ quốc, thì tôi nguyện đem hết sức mình phục tòng mệnh lệnh của đảng.” Sự tham gia của nhà đại ái quốc lão thành Phan Bội Châu đã làm tăng uy tín cho VNQDĐ rất nhiều và các đảng viên thanh niên vô cùng phấn khởi.
Đảng phải trả lời: tại sao lại Phan Bội Châu?
Trong khi cụ Phan Bội Châu, mặc dầu bị an trí ở Huế, vẫn hết sức hòa mình vào phong trào kháng chiến chống Pháp của Dân tộc, thì Cộng sản lúc đó còn hoạt động bí mật mà đã tìm đủ phương cách và cơ hội để hạ uy tín của cụ. Có câu chuyện Tại sao lại Phản Bội Châuthật lý thú sau đây. Chuyện do tác giả Thu Tâm Phạm Thị Bách, người cháu kêu Nguyễn Thiện Thuật bằng ông cậu, thuật thoáng qua trong quyển hồi ký ngắn Những ngày xa xưa ấy. Lúc Thu Tâm viết hồi ký thì bà đã 80 tuổi. Nhớ lại thuở thanh xuân vào thập niên 30, bà từng là tình nhân của Trần Huy Liệu. Đáng lý ra với tình yêu sâu đậm của bà đối với Trần Huy Liệu, bà có thể là vợ lẻ của ông theo xã hội ở miền Bắc thuở đó còn chấp nhận tục đa thê. Nhưng vì lúc đó Đảng đang lo tranh thủ nhân tâm, lại thêm chuyện trâu cột ghét trâu ăn, nên mới chống hủ hóa, và ra lịnh ông phải xa bà. Trong lần hẹn hò sau cùng năm 1939 ở thành phố Huế thơ mộng, Thu Tâm muốn đi thăm cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự, nhưng Trần Huy Liệu nhất định không cho mà không giải thích tại sao, xin đi thăm một mình thì Trần Huy Liệu cũng nhất định không chịu. Vỡ lẽ ra thì vào lúc đó tờ báo Tin tứccủa đảng Cộng sản có đăng bài với tựa thật lớn là Phản Bội Châu tường thuật sự việc thống sứ Chatel viếng thăm cụ Phan Bội Châu: “Viên thống sứ Pháp dường như có biếu cụ Phan một bó hoa và lúc ra về hai người có bắt tay từ giã. Câu chuyện chỉ có vậy. Chỉ vì cụ bắt tay viên thống sứ là quan thuộc địa theo phép xã giao Tây phương mà không chắp tay vái chào theo cung cách lễ giáo Á Đông, cho nên mới bị báo Tin tứccủa đảng mạ lỵ là Phản Bội Châu (Trích Những ngày xa xưa ấy, tác giả Thu Tâm, trang 61). Đảng Cộng sản thì luôn luôn bới lông tìm vết và chuyên nghề mạ lỵ vu khống.
Nhắc lại lịch sử thì phải nhắc cho trọn vẹn. Ngày 19-5-1946 ở Hà Nội, Hồ Chí Minh đón tiếp phái đoàn của Pháp do Đô đốc d’Argenlieu hướng dẫn. Ngày lịch sử đó, Hồ Chí Minh ngụy nhận là ngày sinh nhật của mình, để cho “Nhân dân” treo cờ xí khắp Hà Nội mừng sinh nhật “Bác”, nhưng thật ra chỉ để đón tiếp d’Argenlieu cho long trọng. Học giả Hoàng Xuân Hãn có mặt trong giây phút Hồ Chủ tịch gặp Đô đốc Cao ủy Pháp và viết lại như sau (Trích quyển Một vài kí vãng về Hội nghị Đà Lạt, trang 186): “Tôi theo Cụ trong phòng khách đi ra cửa. Xe Đô đốc dừng dưới thang cấp trước dinh. Đô đốc lên khỏi bực thang. Chủ tịch tiến nhanh nhẹn ra, ôm lấy Đô đốc mà hôn má; rồi bắt tay những vị tùy tùng. Cụ giới thiệu tôi, rồi chủ khách vào phòng khách uống trà, nói chuyện tươi cười.
Dân tộc có thấy không, Hoàng Xuân Hãn đã ghi vào lịch sử: Hồ Chí Minh ôm Cao ủy Đô đốc d’Argenlieu và hôn vào má! Ngụy nhận ngày 19-5 là ngày sinh nhật của mình để “Nhân dân” treo cờ xí với chủ đích gian xảo là để đón tiếp Cao ủy d’Argenlieu của Pháp cho được long trọng, chuyện trí trá đó Dân tộc có thể gắng gượng thông qua. Nhưng đến việc ôm hôn vào má d’Argenlieu, chào theo kiểu Liên Xô, thì chắc chắn Dân tộc phải nghiêm khắc mà “đánh rớt Bác” chiếu theo khuôn phép lễ giáo cổ truyền Á đông. Cụ Phan Bội Châu bị mạ lỵ là “Phản Bội Châu” chỉ vì cụ đã bắt tay với khâm sứ Chatel theo phép xã giao Tây phương. Còn Hồ Chí Minh ôm d’Argenlieu và hôn vào má thì sao? Nhất là 2 người chẳng phải bạn bè gì cả và mới gặp nhau lần đầu! Xin miễn bàn vì có nhiều sự việc còn nhơ nhuốc hơn thế nữa! Dân tộc chỉ xin nhắc lại cho Đảng đừng quên rằng Hồ Chí Minh đã có lần bắt tay với mật thám Pháp, việc bắt tay nầy nhơ nhuốc vô cùng vì Bác đã hợp tác và điềm chỉ cho Pháp bắt nhà ái quốc Phan Bội Châu để lãnh thưởng!? Nếu Đảng cho rằng đó là những chuyện nhơ nhuốc đáng phỉ nhổ thì Đảng hãy chửi vị Chủ tịch đảng của mình một trận xem sao.
Chợt đến chiến dịch CCRĐ, trong khi Hồ Chí Minh chễm chệ ở Bắc Bộ Phủ, thì đảng của ông cũng không tha cụ Phan Bội Châu, mặc dù lúc đó cụ đã qua đời 15 năm trước. Giáo sư Nguyễn Ngọc Phách, sưu tầm những tệ trạng đốn mạt của chế độ Hồ Chí Minh trong quyển Việt sử đương đại, đã cho chúng ta biết hành vi cực kỳ phi nhân, vô đạo của đội CCRĐ của Hồ Chí Minh gởi đến quê cụ là làng Đông Liệt, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An như sau (trang 222 sđd):
Theo ông Phan Thiện Cơ, cháu đích tôn nhà đại cách mạng họ Phan, lúc đó mồ yên mả đẹp được 15 năm, cán bộ CCRĐ đã tuyên án cụ Phan là một “địa chủ ác ôn”, tịch thu từ đường, và đốt hình nộm cụ. Trước khi phóng hỏa, chúng còn bôi phân vào mặt hình nộm theo đúng lời dạy của Mao Trạch Đông “trí thức không bằng cục phân”.  
Đừng nghe những gì Hồ Chí Minh nói và viết, mà hãy nhìn những gì Hồ Chí Minh làm, xin Dân tộc ghi nhớ kỹ như vậy. Chủ mưu bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp vào tháng 6-1925, thì 3 tháng sau, trong báo Le Paria(Người Cùng Khổ số 36-37 tháng 9-10/1925), Nguyễn Ái Quốc (tức là Hồ Chí Minh) đã viết: “Phan Bội Châu, bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì Độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng.
Chi tiết này được tác giả Đỗ Thông Minh và nhóm học giả ở Nhật sưu tầm và viết trong quyển Kỷ niệm 100 năm Phong trào Đông Du 1905-2005 (trang 139). Cũng trong quyển sách trên, ta đọc được dòng chữ đáng u buồn cho Dân tộc (trang 240): “Thế mà cháu, chắt của cụ sau này có lúc cũng bị nhà cầm quyền Cộng sản đối xử phân biệt. Chắt của cụ đậu vào đại học Huế nhưng bị loại, sau nhờ một số người vận động mới được vào học.
Than ôi! Nếu Đảng còn cầm quyền, thì không biết người chắt của cụ Phan Bội Châu sau khi tốt nghiệp đại học có được Đảng cho một chỗ làm để kiếm cơm hay không?! Dân tộc đã khóc cho số phận hẩm hiu của mình, Đảng có nghe không? Đảng có biết không?
Trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ
Trong ngày lễ Lao động 1-5-1924 tại Thủ đô Mạc Tư Khoa, với tư cách là một ủy viên trong 11 người của ban chấp hành Quốc tế Nông dân, Hồ Chí Minh được đứng trên khán đài danh dự cùng với các đại biểu Quốc tế Cộng sản. Sáu năm sau, cũng đúng vào ngày lễ Lao động 1-5-1930, ở trên đất Việt, bùng phát nhiều cuộc nổi dậy của nông dân ở khắp nơi nhưng mãnh liệt nhất ở vùng Nghệ An Hà Tĩnh. Hồ Chí Minh lúc đó là Nguyễn Ái Quốc vội vã trình báo với Quốc tế Cộng sản và Quốc tế Nông dân (tháng 11-1930):“Hiện nay ở một số Làng đỏ, Xô viết Nông dân đã được thành lập.
Do đó mới có tên phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Phong trào được phát động với khẩu hiệu Trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ. Nhìn vào khẩu hiệu, ta thấy sát khí đằng đằng bốc lên từ lòng hận thù của nông dân đối với toàn thể Dân tộc. Nông dân bị đầu độc phải đoàn kết đứng lên và dùng bạo lực để trừng trị bốn thành phần thù địch là trí thức, phú nông, địa chủ, và kỳ hào trong vùng. Họ bị khích động phải đào tận gốc, trốc tận rễ, tức là phải tàn sát cả toàn gia bất kể già trẻ bé lớn của các giai cấp phản động.
Bạo động kéo dài cho đến cuối tháng 4-1931, gây nên thảm cảnh chém giết tàn bạo, mấy trăm địa chủ ở Nghệ Tĩnh bị sát hại, làm sụp đổ chính quyền địa phương ở 9 huyện lỵ và Đông Dương Cộng sản đảng đã tổ chức các Nông hội Xô viết để thay thế. Thực dân Pháp đàn áp dã man, dùng đến cả phi cơ thả bom tàn sát 2 làng Lộc Châu và Lộc Hải thuộc huyện Nghi Lộc, khiến cho nhiều nông dân bị sát hại.
Với khẩu hiệu đầy sắt máu “Trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ”, những người Cộng sản đầu tiên ở vùng Nghệ Tĩnh đã mang đấu tranh giai cấp vào chính trị, tỏ rõ bộ mặt chuyên chính vô sản độc tài đảng trị phá nát tình Đoàn kết Dân tộc khiến cho đến tận ngày nay, lời kêu gọi Hòa hợp Hòa giải vô vọng của Đảng đối với Dân tộc cũng giống y như câu nói của bọn cướp của giết người rồi lại kêu gọi khổ chủ trở về nhà cũ làm ăn dưới quyền thống trị của chúng để rồi lại bị cướp triền miên bất tận!
Chiếu Cần vương thấm đậm tình Đoàn kết Dân tộc
Sáng Đảng nhưng Mù tình Dân tộc, những người Cộng sản tiên phong đã chủ trương đào tận gốc trốc tận rễ các bậc trí phú địa hào ở vùng Thanh Nghệ Tĩnh vào năm 1930. Hãy nhìn lại tấm gương trong sáng của lịch sử, 45 năm trước tức là năm 1885, vua Hàm Nghi hạ Chiếu Cần vương, kêu gọi quốc dân giúp vua để chống quân Pháp xâm lăng, lời chiếu thấm đậm tình Đoàn kết Dân tộc. Người dân từ Thanh Nghệ Tĩnh ra đến Bắc Kỳ và từ Bình Thuận vào đến Nam Kỳ đều nhiệt liệt hưởng ứng Chiếu Cần vương nổi lên chống quân Pháp xâm lăng nào có phân biệt ai là nông dân, ai là trí phú địa hào đâu. Vùng Thanh Nghệ Tĩnh là vùng đáp ứng mạnh nhất lời kêu gọi của vua và tại đó phong trào Cần Vương mạnh nhất. Phong trào Cần Vương mới thật xứng đáng được gọi là cuộc Kháng chiến chống Pháp mà hậu sinh chúng ta ngày nay học được tình yêu nước nồng nàn cùng với bài học Đoàn kết Dân tộc để chống ngoại xâm của tiền nhân tiêu biểu là ông Phan Đình Phùng. Sau đây, xin trích một phần Chiếu Cần Vương của vì Vua Cách mạng Hàm Nghi:
“…Từ vua quan cho đến quân dân không thể cứ cúi đầu, giặc Pháp bảo gì thì cứ nghe nấy. Phàm những ai biết chia lo việc nước, đều hiểu như vậy và đều nghiến răng căm phẫn. Cái lòng ghét giặc Pháp, người Việt Nam ai là chẳng có.
Quốc dân và trăm quan khanh sĩ không kể lớn nhỏ, người trí giúp mưu, người dũng giúp sức, người giàu xuất của để giúp quân nhu, cùng nhau đoàn kết, chẳng ngại gian hiểm, hết thảy mọi người đều hết lòng, hết sức cùng Trẫm chuyển loạn ra trị, chuyển nguy thành an, thu lại đất đai, khôi phục lại bờ cõi…”
Khi ta đem Xô viết Nghệ Tĩnh đậm nét đấu tranh giai cấp vô nhân bất nghĩa đối chiếu với Phong trào Cần vương nồng ấm tình Dân tộc và nghĩa Đoàn kết Đồng bào để ủng hộ nhà vua bảo vệ Đất nước, chúng ta mới nhận rõ chính tà đôi ngả tương phân rõ rệt. Là người Việt, ai cũng biết câu vè dân gian Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rong, nhất nông nhì sĩ. Câu vè đọc lên nghe vui tai lạ, nông thay phiên nhau đứng nhất nhì, nào có ai hơn ai đâu mà phải bận tâm tranh dành. Nếu không làm được thì theo nông, cũng có sao đâu, như trong ca dao đã nói Văn chương phú lục chẳng hay - Trở về làm ruộng cấy cày cho xong. Ta cũng thường nói Nông Công Thương, tức là Thương đứng chót, nhưng hãy xét lại vì Phi thương thì bất phú. Tóm lại, người Việt chúng ta gọi nhau là Đồng bào, chúng ta là Đồng bào với nhau, có truyền thuyết Một mẹ trăm con, và trong ngôn ngữ chan hòa thân mến thương yêu: Lá lành đùm lá rách - Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ - Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy cùng khác giống nhưng chung một giàn - Nước kia còn quyện nên đồi, huống chi ta chẳng tài bồi lấy nhau - Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng... Trong truyền thống Dân tộc đẹp như vậy, chúng ta quyết không chấp nhận sách lược Đấu tranh Giai cấp do Hồ Chí Minh du nhập từ Nga Tàu, học được từ Lênin, Stalin và Mao Trạch Đông. Hồ Chí Minh đã nhẫn tâm áp dụng những sách lược giết hại đồng bào như vậy, thật đúng là kẻ thù của Dân tộc. Đúng! Hồ Chí Minh là kẻ thù của Dân tộc! Nhưng Xô viết Nghệ Tĩnh chỉ là điềm triệu khởi đầu như tiếng kêu của loài chim báo tử, chỉ là “một cú đánh thử” như một tác giả đã ghi. Đến 20 năm sau vào thập niên 50, Cải cách Ruộng đất mới thật sự là cú đánh thật, là Đại Thanh trừng biến miền đất phương Bắc của VN thành Killing Field khổng lồ sát hại hàng mấy trăm ngàn người!
Không Tự do hơn, có quý gì Độc lập!
Câu nói Không có gì quý hơn Độc lập Tự do thường được ca ngợi là tư tưởng vĩ đại của Hồ Chí Minh. Trong dân gian, cũng với 9 chữ vĩ đại của Bác, câu nói được sắp xếp lại thành câu vè Không Tự do hơn, có quý gì Độc lập. Câu vè của dân gian nhằm chống đối và đả phá tư tưởng vĩ đại của Bác. Trớ trêu thay, cả hai câu đều được truyền tụng, mỗi câu một cách. Nghe Bác Hồ là Đệ nhất Việt cộng Kominternchik nói Không có gì quý hơn Độc lập Tự do, những tên Việt Cộng đàn em sáng Đảng mà mù tình Dân tộc hẳn phải vỗ tay khen vang lừng, cho đó là tư tưởng vĩ đại của Bác. Nhưng Dân tộc luôn luôn nhớ câu nói trứ danh của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu Đừng nghe những gì Việt cộng nói, mà hãy nhìn những gì Việt cộng làm, và trong dân gian cũng có câu vè tương tự Nói vậy mà không phải vậy, cho nên những lời của Hồ Chí Minh nói chỉ để nghe mà thôi, và chỉ đáng vất vào sọt rác lịch sử! Dân tộc đã sáng mắt chỉ thấy toàn những hành động tàn nhẫn, ác độc, gian xảo và mị dân của Bác, nên mới nuốt hận mà than rằng Không Tự do hơn, có quý gì Độc lập!