mardi 25 octobre 2011

CUỘC CHIẾN TRANH, HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC – P14

...
Năm sinh nào là “thứ thiệt” của Bác
Tác giả Bùi Tín đã viết: “Không ai biết năm sinh “thứ thiệt” của ông Hồ là năm nào!” Hồ Chí Minh khai đủ các năm, tùy nơi, tùy lúc. Trong sách Trần Dân Tiên, ông khai 1890. Khi là Yên Sơn, một bí danh khác của ông, ông khai 1891. Trong đơn xin nhập học trường Thuộc địa của Pháp, ông khai 1892. Với Sở cảnh sát Pháp ở Paris, ông khai 1894. Với sứ quán Nga ở Bá Linh để xin qua Nga học, ông khai 1895. Chị Ba Sophia của Bùi Tín nghiên cứu tài liệu trong kho lưu trữ của Liên Xô cũng cho biết: “Tài liệu năm 1934 ông khai 1894, và tài liệu năm 1938 ông ghi là sinh năm 1893!”
Trong bài viết Đừng hiểu sai, viết lầm về Hồ Chí Minh, tác giả Nguyễn Tường Bá có lời khuyên phải rất thận trọng về “Bác Hồ” và viết: “Tìm hiểu năm nào đúng là việc làm vô bổ và chúng ta chỉ cần ghi nhận khi cần trẻ để du học thì Bác khai trẻ hơn, và khi về nước Bác lại khai già hơn, tất cả là do nhu cầu thực tế và sự khôn vặt của Hồ”.
Thật đúng vậy, nhất cử nhất động của Hồ Chí Minh đều nằm trong “sự tính toán sách lược” (chữ của Lữ Phương). Vì khi về nước để làm Cha già Dân tộc, thì Bác phải điều động cho Trần Dân Tiên khai năm sinh là 1890 để cho Bác được 55 tuổi! Hồ Chí Minh đúng là biểu tượng của GIAN XẢO CÓ TÍNH TOÁN THEO SÁCH LƯỢC! Bây giờ, có cháu nào còn tin được “Bác Hồ”!
Di chúc nào là “thứ thiệt” của Bác
Về năm sinh của “Bác” thì có năm ba năm khác nhau. Về tên giả của “Bác” thì không biết cơ man nào mà kể. Cho đến Di chúc của “Bác” cũng nằm trong hào quang tuyên truyền của Đảng. Có Di chúc 1, mà lại có Di chúc 2. Thế nên thực hư, chân giả, thiện ác nhòa nhập thành một khối hỗn loạn khôn phân! Dân tộc không biết tin cái nào? Ai cũng biết khi Hồ Chí Minh qua đời ngày 2-9-1969 và được phát tang ngày 3-9-1969, ông để lại Di chúc rằng sẽ đi gặp các ông tổ Cộng sản Mác, Lê, v.v… Mãi đến cuối thập niên 80, người ta thấy xuất hiện ở Pháp một Di chúc khác đề ngày 14-8-1969, nói là do Hồ Chí Minh viết để lại cho đứa con gái lai tại Pháp. Bản chụp Di chúc 2 này do một người Pháp ở Paris gởi cho Luật sư Nguyễn Văn Chức ở Hoa Kỳ, kèm theo bản chụp bút tự của Hồ Chí Minh để chứng tỏ Di chúc là do chính tay Bác viết. Sau đó Luật sư Chức đưa câu chuyện về Di chúc 2 lên internet của Thư viện Toàn cầu ngày 10-5-2007.
Trong Di chúc 2 này, Hồ Chí Minh kể lể: “Vừa mới đây, Lê Duẩn có đi với Trần Quốc Hoàn tới gặp tôi, buộc tôi phải viết bản Di chúc theo ý họ. Tôi đã viết, mà trong bụng thì tấm tức vô cùng.”
Ông lại có lời hối hận rằng: “Cái nhầm tai hại nhất của tôi là đi theo Cộng sản Mác-xít mà không biết là chủ nghĩa này dần dần trở thành lạc hậu và phản động, những người đi theo Mác-xít chỉ là giả bộ, để đánh lừa giai cấp nghèo mà cướp lấy chánh quyền cho nước Nga.”
Hồ Chí Minh cũng nói về việc tặng Tổng thống Ngô Đình Diệm 2 cành đào vào đầu năm 1963 với bức thư đề nghị cụ Ngô cùng ông “thảo luận trong tình anh em, để hai bên cùng lo cho dân 2 miền, trên căn bản thi đua làm cho dân giàu nước mạnh, theo đường lối riêng của từng người”. Ông viết tiếp rằng chuyện vỡ lở ra, cho nên cụ Ngô bị giết ở trong Nam, còn ở ngoài Bắc ông bị kiểm soát rất khắt khe, không có quyền quyết định gì nữa cả. Sau vụ đó ông than rằng: “Đáng lẽ ra thì tôi bị giết ngay từ hồi đó rồi, nhưng tên tôi còn bị thế giới biết đến, nên họ còn phải lợi dụng mà để cho tôi sống thêm. Tôi đã già, râu tóc đã bạc mà còn phải sống trong cảnh ngục tù, cứ nghĩ đến điều này là tôi ứa nước mắt”.
Ở phần cuối Di chúc, ông không nhắc nhở gì tới đứa con Việt Nguyễn Tất Trung mà chỉ nói: “Tôi không có vợ, nhưng cũng có được một đứa con gái lai Pháp. Tôi ước mong con gái tôi khi đọc được tờ Di chúc này sẽ tha thứ cho tôi không đủ bổn phận làm cha, nhưng phụ tử tình thâm, tôi luôn luôn nhớ tới con gái tôi với muôn vàn âu yếm”.
Người viết xin miễn bàn về Di chúc 2 này. Bây giờ thì thực giả khôn phân vì Đất nước đã có quá nhiều giả dối!          
Đất nước quá nhiều giả dối!
Câu chuyện tràng giang đại hải về tên tuổi của Bác, nói tới đâu cũng không đủ. Còn có 4 tên là Nghe Lỏm, CB (của Bác), Trần Lực, Yên Sơn, người viết chưa tìm ra bản văn mà Bác đã ký đề bằng các tên ấy. Nhưng thôi, ngần ấy giả dối gian xảo của Bác cũng tạm đủ để Dân tộc biết Bác là thủ phạm đã lường gạt Dân tộc bằng cách xây dựng Thiên đàng Xã hội chủ nghĩa bánh vẽ, bằng Bản Tuyên ngôn Độc lập giả dối, bằng cuộc Cách mạng Dân tộc mị dân, xây dựng một xã hội đầy dối trá gian xảo, mồ liệt sĩ giả, nhà tình thương giả, tiền polymer giả, anh hùng tí hon Lê Văn Tám giả (tự đốt mình chạy vào kho đạn của Pháp để kho đạn phát nổ), chiến sĩ Nguyễn Văn Cừ giả (lấy thân mình lấp ổ châu mai), chiến sĩ Phan Đình Giót giả (đã bị thương nhưng vẫn lấy vai mình cho đồng đội tựa trung liên mà bắn máy bay địch), chiến sĩ Bế Văn Đàn giả (lấy thân mình chặn bánh xe đại pháo cho khỏi tuột dốc), bằng cấp giả, thí sinh vào phòng thi công khai dùng phao, các sư cha quốc doanh tu hành giả dối, chiếm đoạt chùa chiền để làm kinh tài cho Đảng, tham gia chính trị thì được phong chức dân biểu Quốc hội còn các nhà sư đạo hạnh và các vị linh mục chân chính thì bị tố cáo là lo làm chánh trị, bầu cử thì theo kiểu Đảng cử Dân bầu, Quốc hội dân biểu giả không lo việc dân vì dân biểu biến thành Đảng biểu và Quốc hội biến thành Đảng hội, cán bộ có quyền có chức thì lo tư túi, nhận công trình xây cất thì lo rút ruột, cán bộ tham nhũng bị bắt thì lo chạy án, cán bộ cai quản lâm trường bảo vệ môi sinh thì biến thành lâm tặc, cán bộ muốn làm ăn trái pháp luật thì phải tìm ô dù, ăn cắp công quỹ thì phải dọn dẹp sạch sẽ để hạ cánh an toàn, người dân đến cửa công để xin giấy tờ thì phải biết vấn đềđầu tiên”...
Người cha bất nhân, người chồng bất nghĩa
Trong truyền thống Dân tộc với Luân thường đạo lýLễ nghĩa liêm sỉ, chúng ta ngậm ngùi thương tiếc những ngày xa xưa khi chúng ta thấm nhuần nếp đạo Tu tề trị bình và lấy đó làm khuôn vàng thước ngọc. Đạo làm người, tức là nhân đạo, không phải chỉ là giáo lý riêng của Khổng giáo mà chính là căn bản đạo đức chung của nhân loại. Ngày hôm nay, trong những quốc gia dân chủ được tự do bầu cử, những chính trị gia khi ra ứng cử, thường trình cho cử tri đoàn biết hình ảnh gia đình êm ấm với cảnh vợ con đề huề hiếu thuận, vì đấy là một lợi điểm dễ chiếm cảm tình của cử tri, vì hình ảnh gia đình êm ấm thuận hòa là hướng tiến hóa của nhân loại, là giấc mơ thơ mộng ngàn đời của loài người.
Trở lại chuyện Hồ Chí Minh với việc giết cô Xuân, cướp đoạt quyền sống và quyền làm mẹ của cô cùng với quyền được hưởng tình mẫu tử thiêng liêng của con ông, chỉ vì chút hư danh làm Cha già Dân tộc, ông đã nhúng tay vào máu và phạm vào tội ác vô cùng kinh tởm để trở thành người cha bất nhân người chồng bất nghĩa trong lịch sử Việt Nam. Nhân đây xin nhắc lại lời của đức Mạnh Tử: “Nếu phải giết một người vô tội để lấy hết thiên hạ thì đó cũng là chuyện không nên làm”.
Nhưng trong con người duy vật vô thần của Hồ Chí Minh chỉ có toàn Mác, Lênin, Stalin và Mao, chứ nào đâu có Khổng Mạnh cùng Đức Phật và Đức Chúa, cho nên ông đã đạp đổ Tu tề còn phép Trị bình của ông thì không phải do Đạo nghĩa Pháp trị mà chỉ áp đặt bằng gươm đao súng đạn sát hại hàng triệu nhân mạng. Bộ máy nghiền của Đảng phát động bởi vô số công an do Hồ Chí Minh và Trần Quốc Hoàn đào luyện đã nghiến nát hết tự do, dân chủ, hạnh phúc và cả sanh mạng của người dân. Dân tộc bị dìm sâu xuống cùng cực trong nô lệ. Đất nước thành nhà tù khổng lồ cho đến nỗi nếu cột đèn biết đi thì chúng cũng vượt biên. Con đường Bác đi, tức con đường Kách mệnh chất đầy xương máu của Dân tộc mà Nguyễn Tất Thành đã dẫm đạp lên để đi để trở thành Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh, thì thật quá bi đát cho Dân tộc Việt Nam!
Xây dựng lại đất nước để đón mùa xuân Thăng Long bất diệt
Nhưng cùng tắc biến, biến tắc thông, Trời đất xoay vần, hết cơn bỉ cực rồi sẽ đến hồi thái lai. Những cánh quạ đen rồi sẽ bay đi. Bầy én xuân sẽ rủ nhau về. Dân tộc sẽ bừng lên làm lại Cuộc Cách mạng Đạo nghĩa pháp trị. Truyền thuyết Một mẹ trăm con, tinh hoa của Dân tộc, sẽ như cơn mưa thương yêu thuần hòa thấm nhuần Đất Tổ. Như câu sấm ký đã truyền tụng Nguyễn đi rồi Nguyễn lại về, Nguyễn Tất Thành ra đi khỏi nước với tên Ba, rồi trở thành Nguyễn Ái Quốc, Lý Thụy, Trần Dân Tiên, vân vân... rồi thành HCM, sau cùng trở lại thành Nguyễn Tất Thành cha đẻ của Nguyễn Tất Trung. Phần sau của câu sấm ký Giặc đến Bồ Đề thì giặc sẽ tan rồi sẽ ứng nghiệm. Khi giặc tan rồi, Dân tộc sẽ dời lăng Bác về hang Pắc Bó, nơi có đồi Mác và suối Lênin, chỗ ngụ của Bác ngày xưa, để cho vườn hoa Ba Đình được thắm tươi và thanh khiết. Hướng về mảnh đất thiêng Nghìn năm văn vật, cái nôi của nền Văn hóa Việt tộc, toàn dân sẽ bừng lên nỗi vui mừng đón mùa xuân Thăng Long huy hoàng rực rỡ.