mardi 25 octobre 2011

CUỘC CHIẾN TRANH, HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC - P07



Thủ tiêu Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Hà Nội
Trong bài viết Vài k ‎‎ý ức về Lưu Hữu Phước, Trần Văn Khê và Tổng hội Sinh viên Việt Nam (Làng Văn, số 272 tháng 12-2007, trang 109), tác giả là Luật sư Tiến sĩ Lâm Lễ Trinh đã đóng góp cho lịch sử thời Cách mạng Mùa thu một sử liệu rất quan trọng: Hồ Chí Minh đã khủng bố Tổng hội Sinh viên Hà Nội ngay từ lúc ban đầu. Đến Mùa Bịt Miệng 2007, tội ác của Hồ Chí Minh hiện rõ như ban ngày: người nào Hồ Chí Minh tuyên truyền móc nối được và gia nhập Cộng sản thì giữ được toàn mạng sống để phục vụ Đảng, kẻ nào đứng về phía Quốc gia Dân tộc thì bị sát hại không tiếc thương, mặc dầu là sinh viên không một tấc sắt trong tay! Người viết xin có lời tri ân Luật sư Tiến sĩ Lâm Lễ Trinh và xin được trích đoạn sau đây:
“Khởi thủy, THSVVN là một tổ chức của giới trẻ yêu nước, phi đảng phái. Trong Hồi k ý “Kỷ niệm thời niên thiếu”, đăng trong Tập san Áo Trắng, Bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn viết: “Đến năm 1937, khi đang học ở trường Y khoa Hà Nội, tôi thấy cần phải tranh đấu mạnh hơn, phải hoạt động trong một hàng ngũ, có tổ chức quy củ, nên tôi đã dấn thân vào một đảng cách mạng, lao mình vào những hoạt động quy mô, những tổ chức bí mật, nguy hiểm bội phần để hy vọng giải thoát dân VN khỏi ách Thực dân”.
“Anh Hoàn đã tuyên thệ gia nhập đảng Đại Việt của Trương Tử Anh. Trong THSV anh giữ chức Trưởng ban Âm nhạc (sau này gọi là Ban Văn nghệ), nhưng người điều khiển ban nhạc thường là Trần Văn Khê. Phan Thanh Hòa, Chủ tịch THSV, về sau là anh vợ của Hoàn vì chị Phan Thị Bình là em ruột của Hòa. Chính Hoàn đã ghi trong tài liệu nêu trên rằng năm 1946, Hòa bị CS thủ tiêu vì Hoà công khai chống sứ giả của Hồ Chí Minh là hai anh em Phan Anh, Phan Mỹ đến dụ THSV nhập vào Mặt trận Việt Minh. Hòa tuyên bố Tổng hội đứng ngoài đảng phái. Phan Thanh Hòa thế Dương Đức Hiền trong chức Chủ tịch THSV”.
Về tình hình sau khi Phan Thanh Hòa bị thủ tiêu, Lâm Lễ Trinh viết tiếp: “Một thời gian sau, tổ chức này mau chống bị xích hoá. Đảng Tân Dân chủ của sinh viên xé làm hai. Một phần chống CS, qua hoạt động trong hàng ngũ quốc gia. Phần còn lại, trong đó có Phước, Tiểng, Bộ, Khê, Nguyễn Tấn Gi Trọng… ngã về phía Bắc Việt”.
Lời bàn: Tổng hội Sinh viên là những thanh thiếu niên trẻ, hồn nhiên, yêu nước, nhưng đã bị cuộc “Kách mệnh khát máu của Hồ Chí Minh” xâm nhập, làm ung thối, và đánh mất tình đoàn kết mà Dân tộc cần phải giữ cho vẹn toàn. Giữa lòng THSV đậm đà tình đồng môn thắm thiết, Hồ Chí Minh từ hang Pác Bó về đến Hà Nội đã đào sâu một chiến tuyến và đổ đầy máu của đồng bào để xẻ làm hai, gây ra cảnh nồi da xáo thịt! Điều đáng tiếc và đau thương vô cùng cho Đất nước là những sinh viên thật trí thức vào thuở đó như Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Trần Văn Khê, Nguyễn Tấn Gi Trọng… đã đi về phía KẺ CÓ BÀN TAY VẤY MÁU CỦA DÂN TỘC!       
Những vụ sát nhân ở miền Trung do Nguyễn Trân ghi chép
Một nhân chứng khác là cụ Nguyễn Trân, trong tác phẩm Công và tội, đã kể lại chuyện hành quyết người chết và khủng bố tinh thần người sống như sau:
“Chỉ tiếng trống ngũ liên đánh từ sáng sớm đến tối đen trước cổng nhà giam cũng đủ làm đứng tim, trong lúc ba người bị đưa ra giết hai, còn một trở vào kể chuyện cho nghe: một cụ già đầu bạc trắng phơ bị chém, đầu rơi xuống nhuộm máu đỏ; một anh Cao Đài không cho cột tay chân mà ngồi vòng tay để cho chém, bảo giết được thể xác anh chớ không giết được linh hồn anh! Một gương anh hùng, lẫm liệt!
Các địa chủ phú nông bị giết một cách thê thảm. Dã man nhất là khi chồng bị giết, vợ phải đưa tay lên hoan nghênh, cũng như con khi cha bị giết. Có người bị bắt nhốt trong cũi heo để dân chúng dưới sự kích thích hay hiệu lệnh của cán bộ Việt Minh dùng lao cao vót nhọn (chớ không phải gươm giáo) mà đâm cho chết, có người bị chôn vùi mà chưa chết lên tiếng cầu xin: “Tôi chưa chết xin giết tôi đã”. Đó cũng là số phận được dành cho những kỳ hào hay những người có uy tín mà Việt Minh sợ dân chúng nghe theo hay những người Việt Minh nghi ngờ có thể chống lại chúng. Đàn bà con gái phải cắt cụt tóc khi nghe lệnh truyền cấp tốc mà hiểu lầm là cắt tóc.”
Ở trong Nam, nhà văn Xuân Vũ cũng tường thuật một vụ hiểu lầm vì bản văn của quận gởi xuống làng không bỏ dấu nên đã gây ra nhiều cái chết oan ức của người dân. Trong quyển Hồi ký Đường đi không đến, nhà văn viết như sau:
“Hồi kháng chiến ở làng tôi có một vụ động trời. Công văn đánh máy không có dấu. Vì trên quận muốn những cuộc bắt bớ xảy ra ban ngày để dân chúng khỏi sợ sệt nên dặn kỹ là có bắt ai thì chỉ bắt ban ngày, nhưng vì máy không có dấu nên thành ra bat ban ngay. Rồi ở dưới xã đọc là bắt bắn ngay. Cho nên CA cứ bắt lôi ra khỏi cửa là bùm liền. Có đến cả chục vụ như vậy, ở trên quận mới hay thì đã muộn rồi.”
Những vụ sát nhân do Giáo sư Lê Xuân Khoa ghi chép
Cũng ở miền Nam, công cuộc giết người yêu nước và dân lành vô tội trong Lễ Tế cờ của Hồ Chí Minh thật vô cùng khủng khiếp như lời ghi chép của Giáo sư Lê Xuân Khoa sau đây (Trích quyển Việt Nam 1945-1995, trang 69):
“Tại miền Nam, chiến dịch diệt trừ đối lập cũng được thi hành song song với miền Bắc ngay từ sau Cách mạng Tháng tám 1945. Những thủ lãnh Đệ tứ Quốc tế như Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Lương Đức Thiệp, Phan Văn Chánh, Trần Văn Thạch đều bị thủ tiêu. Nhiều lãnh tụ chính trị không Cộng sản của Mặt trận Quốc gia Thống nhất (thành lập ngày 14 tháng 08) như Hồ Văn Ngà, Huỳnh Văn Phương, Dương Văn Giáo, và hai vợ chồng bác sĩ Hồ Vĩnh Ký cũng bị giết, mặc dù đã kết hợp với Việt Minh để lập thành Ủy ban Hành chánh Nam Bộ (4 tháng 09). Bùi Quang Chiêu, lãnh tụ đảng Lập Hiến, năm đó đã 72 tuổi và không còn hoạt động chính trị, bị bắt cùng bốn người con trai đem đi thủ tiêu, đứa con út chỉ mới 16 tuổi. Cuộc truy lùng và diệt trừ đối lập ở miền Nam còn tiếp tục sau khi các lực lượng đảng phái quốc gia ở miền Bắc đã bị quét sạch. Đáng kể nhất là các vụ tàn sát các chức sắc, tín đồ và binh sĩ của đạo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo. Theo tài liệu của hai tôn giáo này, tổng số người bị giết lên đến hai chục ngàn người. Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ bị bắt cóc và thủ tiêu năm 1947. Phối sư Thượng Vinh Quang Trần Quang Vinh Tổng Tư lệnh quân đội Cao Đài, bị bắt tháng 10-1945 nhưng trốn thoát tháng 01-1946, sau đó tham gia vào chính phủ Nguyễn Văn Xuân (1948), Ngô Đình Diệm (1954) và Thượng Hội đồng Quốc gia (1965). Theo tin tức của thân nhân tị nạn ở Hoa Kỳ, Phối sư Trần Quang Vinh bị chính quyền cộng sản bắt và xử tử vào tháng 09-1975.”
Ở Huế: đụng đâu bắt đó, hai hàng lụy rơi
Những vụ khủng bố, bắt bớ, và thủ tiêu ở Huế được Nguyễn Minh Cần trả lời hãng Thông tấn VNN do Võ Triều Sơn phỏng vấn như sau: “Quả là sau cuộc khởi nghĩa, ở Huế và Thừa Thiên đã xảy ra một số vụ khủng bố của Việt Minh. Nói chung, người ta giấu rất kín các vụ này... Các vụ bắt bớ đều rất bí mật, ít ai được biết, nhưng chắc cũng đã gây ra bầu không khí hoảng sợ trong dân chúng. Tôi suy luận như thế, vì hồi năm 1946 tình cờ chính tôi cũng có nghe câu vè truyền khẩu ở Huế, đại loại như: “Xe xanh, cờ đỏ, sao vàng. Đụng đâu bắt đó, hai hàng lụy rơi”. Hồi đó, xe của công an Trung bộ sơn màu xanh có cắm cờ đỏ sao vàng, đối với dân chúng Huế, là biểu tượng không mấy hiền lành.”
Công an Việt Cộng Liên khu V “làm việc”
Để đàn áp phong trào Đại Việt, Công an Cộng sản ở Liên khu V phối hợp cùng Cộng sản ở Phú Yên đã mời đi họp và bắt giam các đảng viên Đại Việt ở Phú Yên là Trương Soạn, Huỳnh Anh, Trương Dụng Quyền, Phan Dùng, Trương Lịnh, và Huỳnh Tất. Đảng viên Trương Ký thuộc Trung ương Đảng bộ ở Hà Nội về Phú Yên liên lạc cũng bị Việt Cộng vây bắt tại Mỹ Thạnh đem về thị xã Tuy Hòa tra khảo và khai thác. Ngày 4 tháng 3 năm Bính Tuất (1946), tất cả đều bị thủ tiêu (chôn sống) ở vùng Phước Hậu, Liên Trì, xã Hòa Kiến.(Tài liệu trích từ quyển sử Đại Việt Quốc dân đảng, tác giả Quang Minh, tr. 51).
Từ băng CD Thơ Bích Ty 2
Với Nghệ thuật diễn ngâm của Bích Ty và Hà Phương (Băng thơ Bích Ty 2, do Trung tâm Bích Thu Vân ở California phát hành), chúng ta thưởng thức những vần thơ tuyệt tác của thi họa sĩ tài hoa Vũ Hối, đồng thời cảm thán trước gương hy sinh của gia đình cách mạng họ Vũ có 20 người bị Cộng sản sát hại. Xin mời nghe băng thơ:
“Bên ngoại Vũ Hối là dòng dõi cụ Huỳnh Thúc Kháng ở Tiên Phước, thân sinh là một bậc túc nho đầy khí tiết, tinh thần kiên cường bất khuất trước bạo tàn của CS, mẹ là một bậc hiền mẫu rộng lòng bác ái được khắp xóm làng ca ngợi. Trong gia tộc có đến 20 người bị Cộng sản sát hại từ 1945, trong đó có những nhà cách mạng như Vũ Tài, Vũ Tục, v.v… đã hy sinh tánh mạng năm 1946, và người anh đầu của Vũ Hối là Vũ Khôi bị CS ám hại tàn khốc năm 1964. Người anh kế là Giáo sư Vũ K ý là một bậc lão thành cách mạng và nhà Văn học đã vào tù ra khám bao lần mà thành tích đấu tranh được ghi danh long trọng”.