mardi 25 octobre 2011

CUỘC CHIẾN TRANH, HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC - P09

...
Rồi bỗng nhiên, không tham khảo ý kiến của những vị lãnh đạo trong Mặt trận Quốc gia Thống nhất, chỉ hai ngày sau đó, Trần Văn Giàu cùng đám Cộng sản Đệ tam Quốc tế ngang nhiên thành lập Lâm ủy Hành chánh Nam Bộ tập trung tất cả quyền hành vào trong tay mình để khởi đầu cho nền độc tài chuyên chính vô sản và một màn chém giết thủ tiêu đối lập rùng rợn khắp cả miền Nam. Nếu tội ác có thể nẩy nở lây lan như loài vi khuẩn, thì Lâm ủy Hành chánh Nam Bộ của Trần Văn Giàu chính là tội ác mẹ đẻ ra Thiên An Môn Cần Thơ và vô số tội ác con xảy ra sau đó.
Thật đúng vậy, khi các tín đồ Hòa Hảo kéo đến Tòa Hành chánh Cần Thơ để chống Độc tài Đảng trị và đòi dân chủ hóa trong công cuộc Kháng chiến chống Pháp, họ bị vu cáo là “Nổi loạn chiếm tỉnh Cần Thơ” trong khi họ biểu tình bất bạo động và không mang vũ khí. Ba người đại diện của họ vào Tòa Hành chánh để thương thuyết là Huỳnh Thạnh Mậu bào đệ Đức Huỳnh Giáo Chủ, Trần Văn Hoành trưởng nam ông Trần Văn Soái, và Nguyễn Xuân Thiếp tức thi sĩ Việt Châu, người anh con nhà bác của học giả Nguyễn Hiến Lê, cả ba người đều bị bắt giữ làm con tin. Không thả ba người đại diện vào thương thuyết, Việt Minh Cộng sản mà cốt lõi là Cộng sản Đệ tam, lại còn xả súng bắn vào những người biểu tình bất bạo động. Tác giả quyển Ma đầu Hồ Chí Minh là Hoàng Quốc Kỳ chép lại lời khoe của một tay súng Cộng sản như sau:
“Trong khi Hồ Chí Minh tuyên bố Tự do Tôn giáo thì một cán bộ Cộng sản tên Nguyễn Văn Nghệ, một tay súng tiểu liên đầu đàn của Việt Minh tường thuật lại thủ đoạn của y và đồng đội với tín hữu Hòa Hảo như sau: “Tụi Hòa Hảo gan cùng mình. Lớp này ngã xuống, lớp khác tiến lên, cả đàn bà con nít cũng vậy. Bóp cò đến run cả tay, máu loang hết cả mặt đường mà chúng nó vẫn nhào vô họng súng. Chiến sĩ ta đã tản thần, nhưng lệnh bắt phải bắn tiếp…”
Một nhân chứng là Vy Thanh, lúc đó là học sinh vừa đậu bằng Tiểu học và đang học lớp đệ nhứt niên ban Trung học, lén cha mẹ chạy theo đám biểu tình để xem. Về sau, khi tỵ nạn trên đất Mỹ, Vy Thanh là tác giả quyển Lớn lên với Đất nước và đã viết về những điều anh chứng kiến đối chiếu với những tài liệu của Đảng viết để ngụy tạo lịch sử như sau (Lớn lên với Đất nước, trang 419): “Con số bị thương và chết vì súng đạn hôm đó thực sự không ai biết chắc (ngoài các người Cộng sản chỉ huy trận tàn sát ngày 9-9-1945). Nhưng căn cứ theo tài liệu của Bộ Chỉ guy Quân sự tỉnh Cần Thơ, người đọc hẳn thấy Cộng sản đã ghi lại “sự thật” qua mấy chữ “không thật” trong dấu ngoặc “3 người chết, 27 người bị thương, không ai bị vết đạn nào, toàn là gươm giáo đâm lẫn nhau và chết đuối!”
Nhân chứng Vy Thanh viết tiếp rằng trước mắt anh hôm đó ngoài bốn người trúng đạn súng liên thanh chết tại chỗ, còn thấy một người cõng người đã chết đang chạy bỗng ngã quỵ vì bị đạn trúng chân.
Biến cố Thiên An Môn Cần Thơ xảy ra trên 60 năm, không ai biết chính xác số người tử nạn là bao nhiêu, nhưng tài liệu Việt Cộng ghi lại “3 người chết, 27 người bị thương, không ai bị vết đạn nào, toàn là gươm giáo đâm lẫn nhau và chết đuối” thì thật VẸM vô cùng, không thể nào tin được! Còn nhân chứng là cậu bé Vy Thanh, vừa mới nghe súng nổ đã vội chạy đi mất, không chứng kiến trọn cuộc. Do đó con số 4 người chết tại chỗ thêm 1 người chết được cõng đi, tức là 5 người mà Vy Thanh đã thấy, hẳn không phản ánh đúng sự thật! Hãy đọc lại lời khoe của tay súng Việt cộng Nguyễn Văn Nghệ, do tác giả Hoàng Quốc Kỳ ghi lại trong quyển Ma đầu HCM: “Tụi Hòa Hảo gan cùng mình. Lớp nầy ngã xuống, lớp khác tiến lên, cả đàn bà con nít cũng vậy. Bóp cò đến run cả tay, máu loang hết cả mặt đường mà chúng nó vẫn nhào vô họng súng. Chiến sĩ ta đã tản thần, nhưng lệnh bắt phải bắn tiếp.”
Súng đạn mà được xử dụng như vậy thì số tử thương hẳn phải hàng chục hoặc hàng trăm! Hơn nữa, sự kiện Việt Cộng bắt giam 3 người đại diện PGHH vào thương thuyết mà không trả tự do, hẳn chúng phải dùng biện pháp đàn áp thật mạnh gây tổn thất lớn lao mới giải tán được đám biểu tình! Số tử nạn vụ Thiên An Môn Cần Thơ hẳn phải đến hàng trăm!
Trong quyển sử Việt Nam ba mươi năm máu lửa, sử gia Cao Thế Dung viết (trang 73): “Đầu tháng 9, PGHH đụng độ dữ dội với Việt Minh. Ngày 8-9, Hòa Hảo dự định tổ chức biểu tình tại Cần Thơ với mục đích biểu dương lực lượng chống Pháp, ban tổ chức đã xin phép Ủy ban Hành chánh Cần Thơ. Song do chỉ thị của nhóm CS và Trần Văn Giàu từ Sài Gòn, CS tung tin “Hòa Hảo đảo chính Cần Thơ” Lực lượng võ trang của Thanh niên Tiền phong mai phục sẵn bên sông và các con đường vào tỉnh. Cuộc đụng độ đẫm máu đã xảy ra sau đó, Hòa Hảo bị bắn chết và bị thương hàng trăm người. Thanh niên Tiền phong được võ trang bằng súng của Nhật mà Phạm Ngọc Thạch đã xin được sau ngày Nhật đầu hàng bởi Thạch cộng tác chặt chẽ với Thống đốc Minoda trong thời gian Thạch lãnh đạo TNTP.”
Khoảng một tháng sau biến cố đẫm máu đó, vào ngày 7-10-1945, ba vị đại diện Hòa Hảo bị đem ra xử tử tại vận động trường Cần Thơ. Viết lại lịch sử, Dân tộc sẽ ghi nhận tên tuổi của ba vị Huỳnh Thạnh Mậu, Trần Văn Hoành, và Nguyễn Xuân Thiếp là những chiến sĩ hy sinh đầu tiên trong công cuộc chống Độc tài Đảng trị ngay khi Cộng sản Đệ tam Quốc tế vừa nắm được chánh quyền ở miền Nam.
Vài hàng Nhật ký về Thiên An Môn Cần Thơ ghi lại máu và lệ của Phật giáo Tứ ân
- 19-8-1945 Hồ Chí Minh cướp chánh quyền ở Bắc Bộ.
- 23-8-1945 Nam Bộ thành lập Mặt trận Quốc gia Thống nhất để chống Pháp
- 25-8-1945 Trần Văn Giàu cướp chánh quyền ở Nam Bộ và Lâm ủy Hành chánh Kháng chiến ra đời gạt bỏ Mặt trận Quốc gia Thống nhất.
- 2-9-1945 Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ở Hà Nội.
- 8-9-1945 PGHH biểu tình chống độc tài và đòi dân chủ hóa trong công cuộc Kháng chiến chống Pháp. Đây là cuộc biểu tình chống độc tài đầu tiên trong lịch sử Dân tộc VN.
- 9-9-1945 Việt Cộng đàn áp cuộc biểu tình gây ra cảnh đổ máu Thiên An Môn Cần Thơ.
- 7-10-1945 Ba vị Đại diện Phật giáo Hòa Hảo bị Việt Cộng xử tử!
Sau khi Việt Minh Cộng sản xử tử 3 vị đại diện PGHH, thì mức độ nồi da xáo thịt ở miền Hậu Giang tăng gia mãnh liệt. Tác giả Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu trong quyển Những ngày qua (trang 118) đã viết như sau: “Cộng sản sau đó đã khủng bố dữ dội các tín đồ vùng Long Xuyên, Châu Đốc, Trà Vinh, Sa Đéc… Hơn 10 ngàn người đã bị giết và chôn tập thể ở các cánh đồng xa xôi trong Đồng Tháp Mười. Những người còn sống sót nay đã bắt đầu tố cáo các việc nêu trên và chỉ điểm các nơi chôn. Phản ứng của Hòa Hảo cũng rất mãnh liệt và cán bộ Cộng sản cũng bị giết hại không ít.”
Những vụ sát nhân do Nguyễn Long Thành Nam ghi chép
Tường thuật phong trào sát nhân hàng loạt ở miền Nam, trong quyển Phật giáo Hòa Hảo trong dòng lịch sử Dân tộc (trang 364), tác giả Nguyễn Long Thành Nam đã làm sống lại thời gian khủng khiếp đó như sau:
“Giết Việt gian là một phong trào có chánh sách, có chủ trương. Đối với dân chúng, đó là áp lực để mọi người phải tuân lịnh trung thành với Việt Minh. Đối với lãnh tụ và cán bộ đối lập, đó là phương cách tiêu diệt trừ hậu hoạn. Có thể nói chánh sách“Việt gian” tại miền Nam khởi đầu từ bản thông cáo của Trần Văn Giàu được đăng tải trên các báo sáng ngày 8-9-1945:
Đây là Thông cáo Chánh phủ Lâm thời: Chánh phủ Lâm thời Nam bộ đang dự bị lập Ủy ban điều tra mỗi tỉnh, mục đích là xem xét và tố cáo bọn phản quốc. Bọn nầy sẽ bị tòa án nhân dân trừng trị, và tài sản của họ bị tịch thu, ruộng đất của họ bị lấy lại mà cho dân nghèo”.
Tác giả Nguyễn Long Thành Nam thuật tiếp rằng sau thông cáo đó, phong trào bắt giết Việt gian được phát động khắp nơi, những ai đối lập với Cộng sản là bị thủ tiêu. Trước hết là nhóm Đệ tứ, rồi đến những ai biết bề trái của Trần Văn Giàu, rồi mới đến những người đối lập bị khép tội Việt gian. Trong đợt tàn sát đầu tiên từ khi chiến sự bùng nổ ở miền Nam, những lãnh tụ tên tuổi sau đây đã bị giết: Dương Văn Giáo, Hồ Văn Ngà, Hồ Vĩnh Ký, Nguyễn Thị Sương, Bùi Quang Chiêu, Lê Kim Tỵ, Lâm Ngọc Đường, Trương Lập Tạo… và các lãnh tụ Đệ tứ. Ngoài ra các cán bộ trung cấp của Mặt trận Quốc gia Thống nhất cũng bị hạ sát rất nhiều, con số 2.500 của ông Trịnh Hưng Ngẫu đưa ra không xa sự thật.
Theo tác giả Nguyễn Long Thành Nam thì số người bị giết trong hai tôn giáo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo năm 1945 lên đến trên mười ngàn, nhưng vì xảy ra tại các vùng nông thôn hẻo lánh, cho nên báo chí không đăng và dư luận trong nước ngoài nước không khám phá ra được.
Về cái chết của Lâm Ngọc Đường, trong bài Tiểu sử cụ Trần Văn Ân, tác giả Nguyễn Hoài Vân viết như sau: “Ông cô thế, bị Cộng sản vây bắt, đóng nọc vào mắt, tai, mũi, miệng, hậu môn, hành hạ ông đến hơi thở cuối cùng”.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire