mardi 25 octobre 2011

CUỘC CHIẾN TRANH, HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC – P20



Nhận xét của Bùi Tín về Miền Nam
Sau ngày 30-4-1975, Bùi Tín sống ở Sài Gòn trong 4 năm liền. Cùng với nhiều người từ miền Bắc vào Nam sinh sống, Bùi Tín đã “khám phá” miền Nam, đúng như nó vốn có, chứ không như trước đó được Đảng tuyên truyền. Trong quyển Mây mù thế kỷ, xuất bản ở Paris mùa Thu 1998, tác giả Bùi Tín viết (trang 28): “Chúng tôi dần dần thấy rằng, chế độ chính trị ở miền Nam có những cái dở, cái kém, nhưng dù sao nó cũng có điểm trội hơn miền Bắc, như có tự do kinh doanh, đặc biệt là có tự do báo chí, ngôn luận, có báo tư nhân, có tự do xuống đường, biểu tình, tuần hành, tán phát truyền đơn, có tự do tín ngưỡng… là những điều ở miền Bắc chưa từng có.
Đó là những quyền căn bản người dân miền Nam đã được hưởng, và nhạc sĩ Phạm Duy còn được thêm “quyền tự do sáng tác” vì chính ở miền đất đẹp phương Nam đó, người nhạc sĩ họ Phạm tài ba của thế kỷ, cũng như tất cả các văn nghệ sĩ khác nhất là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tất cả đã “sống những ngày phong phú nhất đời mình . Nhưng sau ngày 30-4-1975, Đảng đã lấy lại hết, không còn tự do nào cả, và phát cho cái bánh vẽ của Hồ Chí Minh!
Tâm sự ngậm ngùi của cụ Vũ Đình Huỳnh
Trong quyển hồi ký Hỏa Lò, tác giả Nguyễn Chí Thiện có nói về một người làng Vân Đình, cùng quê với cụ nghè Dương Khuê, vào đảng năm 25 tuổi, là bộ đội đã tham dự chiến dịch Biên giới và Điện biên. Anh đã “giác ngộ” tương đối sớm, nhưng cũng quá muộn để làm lại cuộc đời. Sau Cải cách Ruộng đất, sau vụ Nhân văn, anh biết mình đã lầm. Khi đất nước thống nhất, anh có dịp đi công tác vào Nam ngay và có nhận xét (trang 218 sđd): “Qua vùng đồng bằng sông Cửu Long, tôi thấy tận mắt nông dân dùng cả gạo để nuôi lợn. Quá no đủ. Đầy tình người. Đặt chân tới thành phố Sài Gòn, tôi giật mình. Phồn thịnh quá! Hạnh phúc quá! Trẻ con thời ngoan ngoãn, lễ phép. Hoá ra tuyên truyền toàn bố láo. Cả một cuộc sống như vậy mà không biết giữ lấy. Thực đáng tiếc, đáng trách”.
Trở ra Hà Nội, anh có dịp gặp lại cụ Vũ Đình Huỳnh. Cụ là người quen cũ vì trong thời kháng chiến, anh đã có gặp cụ vài lần. Đây là lời anh thuật trong lần tái ngộ nầy (tr.219 sđd): “Một cụ già đạo mạo, trang trọng. Nét cương nghị, trung thực, hiện rõ trên vẻ mặt ưu tư, buồn buồn. Cụ ngậm ngùi nói với tôi: “Anh bạn ạ, Sài Gòn là thành phố bị chiếm đóng. Không phải là thành phố được giải phóng. Chỉ vài năm thôi, nó sẽ giống Hà Nội. Tôi cả đời đi làm cách mạng, hy sinh tất cả, chỉ mang trong lòng một nguyện ước: đất nước được độc lập, Dân tộc được tự do, no ấm. Tôi đã không làm được điều đó. Thực đắc tội với đồng bào.
Sài Gòn năm 1979 dưới mắt Vũ Thư Hiên
Sau đây là vài câu chuyện phụ họa để tô thêm vài nét thê thảm cho Cái bánh vẽ Hồ Chí Minh. Trước hết là chuyện Sài Gòn năm 1979 dưới mắt Vũ Thư Hiên. Bị giam cầm 9 năm không xét xử, được thả vào năm 1976, và đến tháng 12 năm 1979 thì tác giả Đêm giữa ban ngày Vũ Thư Hiên vào được Sài Gòn. Vũ Thư Hiên thuật về chuyến đi và nhận xét về thành phố Sài Gòn như sau (trang 288 sđd):
Đó là chuyến đi nhớ đời, rất vất vả từ việc xin cấp Thông hành thay cho Chứng minh nhân dân mà tôi chưa có, tới việc mua vé máy bay. Vào tới tận chợ Bến Thành rồi tôi mới tin là mình không bị cản lại. Cuộc sống ở Sài Gòn khác xa cuộc sống ở miền Bắc, mặc dầu Sài Gòn 1979 đã không còn giống thời nó là “Hòn ngọc minh châu trong Á Đông”. Chế độ tem phiếu đã được áp dụng.”
“Bữa cơm của dân chúng đã phải độn bo bo, chẳng khác gì ở Hà Nội. Nhưng Sài Gòn vẫn sầm uất, vẫn nhộn nhịp, vẫn cố gắng để có cuộc sống riêng, chứ không sống theo chỉ thị. Thành thử nếu gọi cảnh Sài Gòn 1979 là tiêu điều thì không biết gọi cảnh Hà Nội bằng gì cho đúng.
Theo như câu vè mới phát sinh vào lúc đó “Người Nam nhận họ, Người Bắc nhận hàng, tình bà con họ hàng thân thương kẻ Nam người Bắc đùm bọc lẫn nhau được nhà văn Vũ Thư Hiên phác họa bằng nét chấm phá: “Người Hà Nội tiếp tục vào Sài Gòn kìn kìn khuân ra tivi, tủ lạnh và trăm thứ bà dằn khác.”Nhưng chữ bà dằn anh Vũ Thư Hiên dùng, thì ở trong Nam chúng tôi quen miệng nói hằm bà lằng, và có người còn nói hằm bà lằng xắng cấu cho có vẻ giống đồng bào người Việt gốc Hoa.
Sài Gòn năm 1977 dưới mắt Lương Thành Nĩ
Lương Thành Nĩ là người tỉnh Tây Ninh theo đạo Cao Đài, tác giả quyển Thực trạng của cuộc Chiến tranh Việt Nam xuất bản ở California, tháng 1-1995. Quyển sách dài 400 trang, được bố cục thành 82 “chương chuyện”, mỗi chương là một câu chuyện ngắn, gọn, đầy đủ ấn chứng, rất dễ đọc. Lương Thành Nĩ viết với tâm niệm cao cả rằng (trích Lời tựa, trang 3 sđd) “Mọi người chúng ta hãy làm một điều gì dù là nho nhỏ, hầu góp phần đừng để cho những kẻ gian trá, vốn đã lừa đảo được gần như mọi người trên khắp thế giới trong chiến tranh, không còn xe tròn, bóp méo được nữa đối với sự thật và lịch sử…
Ở chương III nhan đề Be bờ Cộng sản, thời điểm sau 1954, Lương Thành Nĩ nhắc lại câu nói của Hồ Chí Minh (trang 88 sđd):“Ngày nào miền Nam chưa được giải phóng, đồng bào miền Nam còn đói khổ, tôi ăn không ngon ngủ không yên.
Ngon! Hồ Chí Minh ngon! Đúng là lời nói của kẻ tiểu nhân vô lại tự mình tôn vinh là “Cha già Dân tộc” rồi được cả “bầy đàn” văn nô tung hô! Hồ Chí Minh quá gian xảo đã láo khoác vo tròn bóp méo lịch sử! Vào lúc đó miền Nam nào có đói khổ đâu, chính miền Bắc đang đói khổ mà “Bác” lại không lo. “Bác” chỉ cho dân “ăn bánh vẽ” và lo đem quân vào đánh chiếm miền Nam cho kỳ được! Hãy xem màn kế tiếp của vở bi hài kịch Giải phóng Miền Nam.
Rồi miền Nam được “giải phóng” ngày 30-4-1975. Lương Thành Nĩ viết tiếp: “Đến 1977 khi có lập loè cởi mở, phương tiện đi đứng đỡ eo hẹp, người từ Bắc ùa vào Nam LÀM KẺ HÀNH KHẤT ăn xin với mức độ không tưởng tượng nổi. Hầu như vào bất cứ một quán ăn hay giải khát nào dù nhỏ hay lớn ở tại thành phố hay thị xã, thị trấn nào cũng có người đến than thở cầu mong giúp đỡ. Nhưng thực khách không phải xót dạ nếu những kẻ ăn xin kia là người có tuổi, già cả, có lẽ bởi quá xa xôi nên các cụ không còn sức khỏe để đi từ Bắc vào Nam làm hành khất. Mà thực khách chỉ phải xót dạ vì những chị phụ nữ còn trẻ trung, khoẻ mạnh tay bồng con và những anh thanh niên trai tráng, có những người trông thật là khôi ngô, tuấn tú nhưng quần áo thì dơ bẩn nhăn nheo, cử chỉ thẹn thùng, cặp mắt trắng bệt mở lờ đờ, nhìn thấy họ chẳng còn một chút tự tin nào!
Về cái xã hội mà Hồ Chí Minh và Lê Duẩn xây dựng ở miền Bắc từ 1954 đến 1975, tác giả Lương Thành Nĩ, người dân Tây Ninh đã can đảm đứng lên nói thay Dân tộc, và đặt câu hỏi về tương lai của Đất nước: “Nhìn hình ảnh thanh niên của một xã hội chẳng còn niềm tin thì chắc ai cũng biết mức độ sung mãn của cái xã hội ấy như thế nào rồi phải không, thưa quí vị?!
“Tự do, cơm áo, hòa bình” không còn nữa
Tự do, cơm áo, hòa bình” là một ca khúcđược sáng tác trong những ngày tháng đầu tiên của cuộc Nam bộ Kháng chiến. Nhạc sáng tác do anh Nguyễn Văn Thông, một nhạc sĩ vĩ cầm, biệt hiệu Lữ Sinh. Vào lúc đó, anh phụ trách dạy nhạc cho trại huấn luyện Cán bộ Thanh niên và Thiếu nhi tại địa điểm Cồn Lớn sát bờ biển Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Một buổi trưa trong trại, nhạc sĩ Lữ Sinh đưa bản nhạc anh vừa viết xong cho Xuân Tước và bảo: “Tao viết nhạc, mầy làm lời đi!”.Xuân Tước viết trong quyển Hồi k ‎‎ý 60 năm cầm bút (Nhà xuất bản Văn Nghệ, trang 31):
Thế là tôi ngồi xuống. Anh nâng cây vĩ cầm lên, kéo cho tôi nghe một lần. Thấy hay, tôi bảo anh đàn lại, rồi chỉ trong vòng nửa tiếng đồng hồ sau, chúng tôi đã hoàn tất ca khúc “Tự do, cơm áo, hòa bình”. Xuân Tước viết tiếp: “Lữ Sinh khoái quá. Ngay hôm sau, anh đem bài hát ra tập cho trại sinh.”   
Lời ca của bản nhạc như sau:
Làm sao khắp chúng dân đều tự do,
        Làm sao khắp muôn dân đầy cơm áo?
        Làm sao khắp thiên hạ hưởng hòa bình?
        …………………………………………….
        Vùng lên quyết tranh phần sống,
        Tự do, hạnh phúc kia rồi.
       
Hòa bình, no ấm chào đón ta!
Thế vì sao “Tự do, cơm áo, hòa bình” không còn nữa? Đến 45 năm sau, câu chuyện mới được tiếp nối do bức thư của Xuân Vũ gởi cho Xuân Tước. Nhắc lại chuyện xưa lúc ở Trại huấn luyện Cồn Lớn, Xuân Tước là người điều khiển trại còn Xuân Vũ là một trại sinh thiếu nhi 16 tuổi. Năm 1992, lúc hai người đều sống đời tỵ nạn trên đất Mỹ, Xuân Vũ chép nguyên cả bài “Tự do, cơm áo, hòa bình” gởi cho thầy mình là Xuân Tước với lời chua thêm như sau:
Đây là bài hát phổ biến nhất Nam bộ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và đã được Hà Nội dùng liên tục hơn 10 năm, đặc biệt làm nhạc hiệu cho buổi phát thanh vào Nam, nhưng không hề nhắc đến tên tác giả. Tồi bại hơn nữa, khi chúng cướp được miền Nam thì không dám phát thanh vì sợ cái mà chúng đòi Sài Gòn phải có thì bây giờ chính người Sài Gòn lại đòi chúng phải có cho họ, tức là Tự do, cơm áo, hòa bình.
Câu chuyện “Sao chú không chờ?”
Trong một buổi trà dư tửu hậu ở Sydney, một anh bạn giáo chức đồng nghiệp thuật cho chúng tôi chuyện Sao chú không chờ? mà đã 30 năm qua rồi chúng tôi vẫn còn nhớ. Anh là người miền Bắc di cư, tốt nghiệp Đại học Sư phạm, và được dạy tại một trường trung học ở Sài Gòn. Anh đang an cư lạc nghiệp thì xảy ra cơn Quốc Nạn 30-4-1975. Cả miền Nam hốt hoảng tìm cách vượt biên. Anh bạn người Bắc di cư của tôi may mắn có một mối tổ chức vượt biên đáng tin cậy. Đồng thời, anh gặp lại một người anh họ là một cán bộ cao cấp từ Hà Nội chuyển vào. Biết anh sẽ cùng gia đình vượt biên, người anh họ mới khuyên: “Sao chú không chờ một thời gian để xem chúng tôi làm việc ra sao đã. Nếu sau này mà thấy chúng tôi không làm được việc thì chú hãy đi.” Lẽ tất nhiên người bạn di cư của tôi vẫn tâm niệm câu nói trứ danh của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: “Đừng nghe những gì Việt Cộng nói mà hãy nhìn kỹ những gì Việt Cộng làm, cho nên anh không nghe lời khuyên của người anh họ.
Anh bạn nhà giáo vượt biên thành công. Sau một thời gian ổn định nơi đất khách quê người, thì bốn đứa con của anh đều tốt nghiệp đại học: ba đứa là bác sĩ y khoa và một là nha sĩ. Nhắc lại lời khuyên của người anh họ, anh bạn của tôi cười hóm hỉnh:“Anh ấy bảo mình hãy chờ xem, nếu thấy các ổng không làm được việc, thì đến chừng đó mình hãy đi! Anh nghĩ coi, có lạ không! Nếu các ổng không làm được việc, thì các ổng phải đi chứ! Tại sao tôi phải đi! Té ra các ổng nghĩ rằng các ổng sẽ cầm quyền mãi mãi. Thôi thì mình đi cho được việc!
Xin đừng chôn tôi gần Việt Cộng!
Người bạn giáo chức của chúng tôi dẫn cả gia đình đi vượt biên, theo cách nói thời thượng, họ không chấp nhận chế độ nên đã bỏ phiếu bằng chân. Và có một dạo, ai ai ở Việt Nam cũng nói “Nếu cột đèn đi được, thì chúng cũng đi rồi”. Sau ngày Quốc nạn 30-04-1975, Dân tộc đã nếm mùi bánh vẽ của Hồ Chí Minh, nên mới tiếc nhớ những ngày tháng năm đẹp của thế kỷ, quãng thời gian kể từ lúc Cựu hoàng Bảo Đại về nước chấp chánh, qua Đệ nhất Cộng hòa với tổng thống Ngô Đình Diệm, đến Đệ nhị Cộng hòa với tổng thống Nguyễn Văn Thiệu! Thời vàng son đã qua như giấc mộng đẹp! Đến thời đen tối sống dưới ách Cộng sản khiến cho ai ai cũng muốn bỏ phiếu bằng chân. Riêng về điệp viên Phạm Xuân Ẩn, người đã đóng góp cho ngành tình báo Việt Cộng, qua đời năm 2002, ông không bỏ phiếu bằng chân, ông để lại lời trối: “Xin đừng chôn tôi gần Việt Cộng!
Trong tác phẩm Những huyền thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm của Vĩnh Phúc, xuất bản năm 1998, tác giả có thuật chuyện điệp viên Việt cộng Phạm Xuân Ẩn đã ra tay cứu giúp bác sĩ Trần Kim Tuyến, cựu giám đốc Sở Nghiên cứu Chính trị tại phủ Tổng thống. Ông Ẩn biết được địa điểm rước tỵ nạn bằng trực thăng cuối cùng vào đêm 29-4-1975, mới hối hả lấy xe Renault 4 ngựa của mình chở bác sĩ Tuyến đến nơi vừa kịp lúc.
Trong lần tái bản năm 2006, tác giả Vĩnh Phúc viết thêm (trang 516 sđd): “Sau này, ông Ẩn sống trong tâm trạng u uất và chán nản. Hẳn ông rất hối hận đã chọn lầm đường, đã đem hết khả năng thời trẻ phục vụ cho một l ý tưởng mà ông đặt lầm chỗ.
Chuyện 3D của Giáo sư Phạm Thiều
Giáo sư Phạm Thiều là một vị giáo sư khả kính, người gốc Hà Tĩnh, dạy chữ nho và toán tại trường Trung học Trương Vĩnh Ký. Ông tham gia kháng chiến với chức Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Sài Gòn, rút ra khu từ tháng 9-1945, tập kết ra Bắc, rồi trở về Nam sau 30-4-1975. Đến năm 1986, ông treo cổ tự tử. Ông để lại cho đời Lời phê nình 3D (ba chữ D) về chế độ do Hồ Chí Minh xây dựng như sau: “DỐT mà lãnh đạo nên làm dại. DẠI mà muốn thành tích nên báo cáo DỐI. DẠI, DỐT, DỐI đó là ba điều làm cho các nước xã hội chủ nghĩa sụp đổ, làm cho nước ta đi từ sai lầm này đến sai lầm khác.”
Trong tác phẩm Những ngày qua, bác sĩ Trần Ngươn Phiêu ghi lại Lời phê bình 3D trứ danh nói trên và cho biết cảm tưởng về cái chết đau thương của Giáo sư Phạm Thiều như sau (trang 182 sđd): “Không hiểu có phải vì ông đã chán ngán cái cảnh thoái hóa, tham nhũng của cán bộ Cộng sản sau 1975 hay vì ông nhận thức được cái sai trái của đường lối chủ nghĩa Cộng sản của Stalin khiến làm sụp đổ các nước xã hội chủ nghĩa ở Trung Âu, nên ông đã ân hận và treo cổ tự tử.
Cái chết của Giáo sư Phạm Thiều đầy bí ẩn. Nhưng nếu cảm tưởng của Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu về sự tự tử của Giáo sư Phạm Thiều là đúng thì chúng ta có thể kết luận rằng: Giáo sư Phạm Thiều ân hận vì thấy Dân tộc bị ăn cái bánh vẽ của Hồ Chí Minh, Giáo sư không bỏ phiếu bằng chân, Giáo sư đành bỏ phiếu bằng mạng sống của mình!
Lời phát biểu của Nguyễn Hữu Thọ
Giáo sư Phạm Thiều bỏ phiếu “không ăn cái bánh vẽ của HCM” bằng chính mạng sống của mình năm 1986, thì 2 năm sau đó, trong kỳ đại hội của Mặt trận Tổ quốc họp ở Sài Gòn ngày 25-9-1988, nổi lên nhiều tiếng nói phản đối Đảng như “Chính sách kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước không phù hợp với thực tiễn tình hình đất nước, thậm chí có khi đi ngược lại nguyện vọng và lợi ích của quần chúng”, “Đảng thay dân làm chủ” và “Không lấy dân làm trọng mà lấy Đảng làm trọng” v.v…
Cũng tại đại hội trên, Nguyễn Hữu Thọ, lúc đó đang là Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, đã vô cùng thất vọng trước tình trạnh dân chủ hình thức, dân chủ bánh vẽ của chế độ mà ông đã nhiều năm góp công xây dựng. Ông phát biểu: “Nhân dân ai cũng thích cái bánh thật chứ chẳng ai thích cái bánh vẽ… Khuyết điểm lớn của chúng ta là chưa có dân chủ thật sự… Người dân chưa thật sự chọn lựa được những người lãnh đạo theo sự tín nhiệm của họ”.
Sự phản tỉnh của Jean-Paul Sartre
Jean-Paul Sartre, triết gia hàng đầu của Pháp, là người đã từng ủng hộ phong trào Cộng sản thế giới rất nhiệt thành. Trong lúc phong trào Cộng sản lên đến cực thịnh tưởng chừng như sắp chinh phục cả thế giới đến nơi, ông cho rằng những người chống Cộng là chướng ngại vật ngăn cản bước tiến hóa của nhân loại nên mới gọi họ là “Loài chó má” (tiếng Pháp “chien”). Nhưng rồi nhân loại bàng hoàng khi khối Đông Âu và Liên Xô sụp đổ tan tành như lâu đài xây trên cát, để lại những trang sử vô cùng đen tối trong lịch sử loài người. Đến lúc đó, nhà triết gia Cộng sản Jean-Paul Sartre xoay đúng 180 độ, lần nầy ông lại dùng “Loài chó má” để gọi những kẻ thân Cộng (tiếng Pháp “procommunistes”)!
Bây giờ Jean Paul Sartre gọi những người thân Cộng là “Loài chó má”, chỉ “thân” thôi mà đã là “chó má” rồi, chúng ta không biết ông phải dùng từ gì để gọi những người Cộng sản chính hiệu, nhất là những tên Việt Cộng. Bây giờ, chúng ta có cần phải viết thêm hay không? Xin hãy để cho Dân tộc trả lời! Riêng người viết chỉ xin gọi họ là những kẻ sáng đảng mà mù tình dân tộc, tức là những kẻ hết lòng trung với đảng mà vô cùng bất hiếu với dân”.
Con đường “Bác” đi: từ Kominternchik… đến Autocolonia-liste
Xin trở lại đề tài Vũ Hạnh và cái bánh vẽ. Điều bất hạnh cho Dân tộc Việt Nam là cái bánh vẽ của Hồ Chí Minh lại quá đẹp, đẹp hơn cái bánh thật ngàn triệu lần, và không phải chỉ có một mình Vũ Hạnh muốn ăn bánh vẽ của Bác mà thôi mà có cả triệu triệu người Việt Nam cũng muốn ăn theo. Ôi! Cái bánh vẽ của Bác!Nhưng điều đại bất hạnh là trong khi Dân tộc đang thưởng thức chiếc bánh thật thì Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản gây ra cuộc chiến tranh đánh Dân tộc dài 30 năm, gây năm, sáu triệu người chết và cả chục triệu người bị thương tật ở hai bên chiến tuyến chỉ để cướp lấy cái bánh thật rồi phát cho Dân tộc cái bánh vẽ của Bác. Cái bánh thật chỉ để dành cho Đảng. Ôi! Cái bánh vẽ của Hồ Chí Minh, Thiên đường xã hội chủ nghĩa của Thế giới Đại đồng!
Đến bây giờ thì cái bánh vẽ của Hồ Chí Minh đã nát ruỗng cả rồi và đã trở thành huyền thoại đau thương! Không còn ai muốn ăn cái bánh ấy nữa. Dân tộc cũng không còn bỏ phiếu bằng chân nữa. Nhưng vì Đảng đã dồn Dân tộc vào chân tường cho nên Dân tộc phải đương đầu với Đảng thôi, không còn phương cách nào khác. Trong Mùa Bịt miệng 2007, việc Dân tộc đương đầu với Đảng cũng giống như chuyện lấy trứng chọi đá, chuyện châu chấu đá xe, chuyện đội đá vá trời. Nhưng Dân tộc bị bịt miệng thì mắt lại sáng suốt vô cùng để thấy rất rõ rằng Con đường “Bác” đi chỉ là Con đường bi đát, bởi lẽ “Bác” đã đi theo Cuộc Cách mạng đã bị phản bội. Trên Con đường bi đát đó, Hồ Chí Minh đã khởi hành ở điểm Quốc tế ủy Komin-ternchik để cuối cùng dìu dắt băng đảng thành những tên Thực dân lô canh hay Thực dân bản địa Autocolonialistes, như Jean Lacouture đã gọi.
Xin mở dấu ngoặc: Jean Lacouture là sử gia Pháp đã một thời hết lòng ủng hộ và ca ngợi Hồ Chí Minh, nhưng sau cùng ông cũng đành hạ bút viết rằng Kẻ chiến thắng đã xây dựng được chế độ Autocolo-nialisme, một từ mới do ông chế tác. Theo văn phong của ông, ta có thể hiểu đó là Chế độ Thực dân không phải do người Pháp cai trị như ngày xưa mà là Chế độ Thực dân Tự quản hay “Lô canh” (local). Có một vài nhà bình luận đã dùng chữ “Nội xâm” để diễn tả ý tương tự như vậy. Theo một cách diễn tả rõ ràng hơn, ta có thể nói trong Cuộc chiến tranh của Hồ Chí Minh đánh Dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chiến thắng Dân tộc và đã xâm chiếm Đất nước làm Thuộc địa của riêng mình, biến Dân tộc thành Nô lệ cho Đảng, và Đảng đã trở thành Thực dân lô canh y hệt như Thực dân Pháp ngày xưa!
Sử gia Pháp Jean Lacouture không còn ca ngợi Hồ Chí Minh như xưa nữa, cho nên khi ông chế tác danh từ mới Autocolonialisme, tức là Chế độ Thực dân lô canh, hẳn ông ngụ ý Chế độ Thực dân lô canh mà Hồ Chí Minh thiết lập cũng không khác gì Chế độ Thực dân Pháp thời Pháp thuộc ngày xưa. Nhưng Dân tộc Việt Nam thì biết không phải vậy. Chế độ Thực dân lô canh, tức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Hồ Chí Minh, tức Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa của Lê Duẩn, khi so sánh với Chế độ Pháp Thuộc ngày xưa thì ĐỘC ÁC, THAM TÀN, BẦN TIỆN, GIAN XẢO, MA GIÁO, QUỶ QUYỆT, KHÁT MÁU hơn gấp nghìn gấp triệu lần.
Đảng phải trả tự do nhân quyền cho người sống, trả linh quyền cho người chết, và trả đất nước cho Dân tộc
Bởi lẽ đó, việc Dân tộc đương đầu với Đảng trong Mùa Bịt miệng 2007 tưởng rằng khó mà lại hóa thành dễ vô cùng. Dễ là vì trong hàng ngũ của đảng Cộng sản bây giờ, không còn những vị yêu nước thương dân như Cựu tướng Trần Độ của thuở nào, mà chỉ còn toàn là những Quan chức đỏ Cộng sản rấtsáng đảng mà mù tình Dân tộc. Họ cũng tham ô, tàn bạo, khát máu như những thái thú Tàu Tô Định, Thoát Hoan, Trương Phụ, Tôn Sĩ Nghị, hay như những tên Pháp xâm lược HenriRivière,Rigault de Genouilly. Dân tộc chỉ cần trở về với truyền thống chống ngoại xâm thời Bắc thuộc dài một ngàn năm, hoặc lịch sử một trăm năm chống Giặc Pháp xâm lược là được việc.       
Truyền thống chống giặc ngoại xâm,sở trường của Dân tộc
Nhưng thực sự không dễ dàng, công cuộc Dân tộc đương đầu với Đảng Cộng sản để giành lấy “Nhân quyền cho người sống và linh quyền cho người chết”như lời của Hòa thượng Thích Huyền Quang. Công cuộc Dân tộc đứng lên để giành Độc lập Tự do Hạnh phúc và đòi lại Đất nước cho mình thực sự không dễ dàng bởi lẽ Đảng đã quá ma giáo, quỷ quyệt và khát máu sau hơn nửa thế kỷ kinh nghiệm độc tài đảng trị. Bây giờ Đảng đã có trong tay vô số công an, quá dư thừa để cho công an mặc thường phục giả làm dân phụ lực với công an mặc sắc phục. Đảng lại quá dư tiền để mướn bọn du đãng đầu trộm đuôi cướp tức là xã hội đen giả làm đầu gấu uy hiếp bằng võ lực những vị tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ, nếu cần thì giết người diệt khẩu, vì thế nên có thêm từ mới là xã hội đỏ. Đảng lại có ngón nghề bắt nguội, như vụ Thái Bình khởi nghĩa, Đảng chờ đợi cho sự việc tranh đấu lắng dịu và ra lịnh cho công an vào nhà ban đêm bắt những người lãnh đạo đem đi thủ tiêu. Đảng lại “theo thói phụ nữ đánh ghen” dùng át-xít tạt vào nhà như vụ khủng bố người con gái ông Hoàng Minh Chính, Đảng xử dụng những cách giết người bịt miệng bằng những tai nạn giao thông theo chiêu thức “ném đá giấu tay”, hoặc bằng cách dùng độc dược trộn vào thức ăn cho các tù nhân. Đảng lại có sáng kiến chưa từng thấy trong bất cứ quốc gia dân chủ nào là muốn xoá án tích nên không dùng chứng từ án lịnh mà chỉ dùng khẩu lịnh cho công an trong việc đàn áp các nhà đấu tranh dân chủ dân quyền.
Khi Cựu tướng Trần Độ bị khai trừ ra khỏi đảng và viết Nhật ký Rồng rắn, khi cựu Đại tá Bùi Tín và cựu Ủy viên Thường vụ Thành ủy Hà Nội Nguyễn Minh Cần trở thành những chiến sĩ kiệt xuất tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ cho Dân tộc, khi nhà văn Vũ Thư Hiên để hết tâm trí hoàn thành quyển Đêm giữa ban ngày để trao cho các thế hệ tương lai, khi nữ sĩ Dương Thu Hương khóc cho thành phố Sài Gòn vừa bị mất tên và viết bài là để ỉa vào mặt kẻ cầm quyền thì cái đảng Cộng sản do Hồ Chí Minh thành lập không còn là cái gì cả. Xin lập lại: cái đảng CS do Hồ Chí Minh thành lập không còn là cái gì cả!
Chủng loại Homo Sovieticus trên đất Việt
Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh thành lập và xây dựng, trong hơn gần một thế kỷ nay, đã thụt lùi xuống tới mức tàn ác gian xảo đê tiện hèn hạ tận cùng của loài người, loài Homo Sovieticus, một giống người mới xuất hiện từ tháng 10 năm 1917 ở Nga. Xin ghi chú: từ “Homo Sovieticus” rất phổ biến vào thập niên 1980. Nguyên thủy, từ đó dùng để chỉ một chủng loại mới của loài người đột sinh dưới chế độ cai trị khắc nghiệt của Stalin. Chủng loại đó, tức là người dân Nga nghèo khổ, phải mánh mung, lươn lẹo, gian trá mới sống còn trong môi trường chính trị của Stalin. Tác giả Aleksandr Zinoviev đã viết quyển Homo Sovieticus được dịch ra tiếng Anh năm 1985. Ở đây, người viết xin được dùng từ Homo Sovieticus trái ngược với ý nguyên thủy để chỉ những cán bộ, những công an, những cốt cán CCRĐ năm nào, tất cả là những cây người Hồ Chí Minh đã trồng trên đất Việt, sau khi đã đào tận gốc trốc tận rễ Trí Phú Địa Hào, thì biến thành những Quan chức đỏ, cai trị Đất nước bằng Luật rừng xanh.
Chủng Loại Homo Sovieticus phát sinh từ đất Nga rồi lại bị diệt chủng ngay trên đất nước Nga. Nhưng than ôi! Những cây người Homo Sovieticus ác độc đó do Hồ Chí Minh (hay Hồ Xít Mao) mang về vẫn còn tồn tại trên đất Việt thân yêu của chúng ta! Đó là những kẻ sáng đảng mà mù tình Dân tộc! Đó là những kẻ hết lòng trung với đảng mà VÔ CÙNG BẤT HIẾU VỚI DÂN!