mardi 25 octobre 2011

CUỘC CHIẾN TRANH, HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC – P59


Nguồn lực sinh tồn của Dân tộc
Cuộc đảo lộn sơn hà thô bạo của Chính trị gia tồi tệ HCM đã phá nát Tổ chức xã thôn Việt Nam lưu truyền tự nghìn xưa. Đó thật là những khuôn vàng thước ngọc mà người viết xin được gọi là “Nguồn lực sinh tồn của Dân tộc”. Thành Thăng Long phải mất 10 thế kỷ mới làm nên lịch sử. Nhưng từ thật lâu gần năm ngàn năm trong thời tiền sử xa xưa, Tổ tiên của Việt tộc đã biết tổ chức xã thôn làng mạc (năm nay 2010 Tây lịch là 4889 năm trong Việt lịch). “Đất có lề, quê có thói”, và những thói tục được dân làng tuân theo để biến thành thuần phong mỹ tục của từng miền. Đến thời lập quốc, khi Đất nước có vua ở kinh đô thì xã thôn đã được tổ chức vững chắc cho nên những phong tục, tập quán, cơ cấu chính quyền xã, tín ngưỡng đã ăn sâu vào đầu óc người dân và đã trở thành như những nguyên tắc bất di bất dịch, vua cũng phải tôn trọng như câu “Phép vua thua lệ làng” dẫn giải.
Đó là sự tương nhượng rất dân chủ. Nhà vua với triều đình gồm Lục Bộ và Cơ Mật viện thì chăm lo việc quốc gia đại sự còn việc tổ chức cai trị ở xã thôn làng mạc thì do dân quê điều hành, không ai dẫm chân lên ai. Trong bài Tổ chức xã thôn Việt Nam (Nam Úc Tuần báo chuyển tải trong số 730 ngày 5-2-2010), tác giả Phạm Hy Sơn nghiên cứu cách phân quyền rất dân chủ đó và viết: “Đời Trần (Trần Thái Tông) đời Lê (Lê Thánh Tông), nhà vua muốn bổ viên chức Xã quan (hay L ‎‎ý trưởng) là người của chánh quyền về cai trị thay cho viên chức từ trước vẫn do dân chúng bầu ra đều thất bại phải bãi bỏ. Thời Pháp thuộc, chính quyền Thực dân biết làng xã là nguyên nhân chính gây trở ngại cho chính sách đồng hóa của họ nên ra Nghị định dưới danh nghĩa Cải lương Hương chính ở miền Bắc năm 1904 và ở miền Nam năm 1921 cũng đưa đến thất bại vì không được dân chúng tiếp nhận.
Sự phân quyền giữa vua ở triều đình và dân quê ở xã thôn làng mạc rất dân chủ và bền chắc như vậy nên không chính quyền nào có thể phá vỡ được. Còn trong phạm vi mỗi một làng xã là đơn vị nhỏ nhất của Đất nước cũng có sự phân quyền tương tự. Tác giả Phạm Hy Sơn viết tiếp: “Làng xã của ta từ xưa đã có cơ cấu tổ chức gần giống với cơ cấu tổ chức của các quốc gia dân chủ tân tiến ngày nay, đó là chia chính quyền thành cơ quan Lập pháp (tương đương Quốc hội) do Hội đồng Kỳ mục phụ trách (Ghi chú thêm: ở miền Nam là Ban Hội tề) và cơ quan Hành pháp (tương đương Tổng thống) do Xã trưởng đứng đầu. Thời ấy chỉ không có cơ quan Tư pháp tức Tòa án coi việc xét xử mà do vị Tiên chỉ đứng đầu Hội đồng Kỳ mục hay L ‎ý trưởng phụ trách.
Để tô điểm cho đủ hoa lá cành, cây Văn hóa do tổ tiên Việt tộc ta vun trồng trong tổ chức xã thôn lại trổ thêm quả đẹp là bản Hương ước do Hội đồng Kỳ mục thành lập (tương đương với Hiến pháp của quốc gia). Tuy bất thành văn, nhưng bản Hương ước là định chế được truyền khẩu muôn đời về quyền lợi và nghĩa vụ của người dân trong xã. Hội đồng Kỳ mục ở miền Bắc hay Ban Hội tề ở miền Nam gồm những người có tuổi, có tư cách được kính trọng, hoặc những người có học thức đã từng có địa vị trong xã hội (cựu quan lại) do dân chúng tín nhiệm bầu ra.
Trong bài biên khảo Một nền văn minh Ông Đồ”(Giai phẩm Xuân Chiêu Dương năm Bính T ý 1996), k ý giả Huy Quân Phan Lạc Phúc đã viết về một nét văn hóa đẹp ở xã thôn do sự góp mặt của ông đồ. Đó là một kẻ sĩ bình dân, một người lãnh đạo bình dân gần gũi của nông dân Việt Nam: “Ông đồ là người đại diện của nho lâm, là một tấm gương làm sáng cái Đức của Thánh hiền. Tại minh minh đức. Tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện. Ông cố gắng trở thành một người quân tử ở quê nhà, ông còn là một kho trí thức nhỏ ở thôn quê vì ông đồ thường kiêm luôn nghề thầy thuốc, nghề phong thủy. Có khi dân làng có gì tranh chấp, trước khi lên chốn công đường, họ đến nhờ ông đồ phân xử đã.
Đến khi Dân tộc tiếp nhận làn sóng Tân học từ phương Tây thì “ông Đồ muôn năm cũ” đó được thay thế bằng ông thầy giáo trường làng. Ký giả Huy Quân viết tiếp: “Đây là một ông đồ hiện đại, được trang bị những kiến thức mới. Đây chưa phải là những nhà thông thái, nhưng đó là hàng loạt những nhà trí thức vườn có mặt ở thôn quê làng xã giống như ông đồ ngày xưa bên cạnh nông dân. Những ông đồ kiểu mới phổ biến khắp nơi một quan niệm mới, một đời sống mới. Ông đồ này đâu phải ai xa lạ chính là các ông thầy giáo trường làng. Làng nào muốn khá mà không có trường học. Tất cả các ông thầy giáo đều đứng trong một hàng ngũ, một đảng phái (nếu có thể gọi như vậy), chung lưng đấu cật trong nhiệm vụ vừa giảng dạy vừa nêu gương. Nước mình xưa nay vẫn có khuynh hướng trọng văn, yêu người có học, kính kẻ sĩ.
Ký giả Huy Quân nhắc lại câu thành ngữ nói lên tấm lòng của bậc làm cha mẹ : “Muốn sang thì bắt cầu kiều. Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Và đặt câu hỏi: “Có người cán bộ nào được nhân dân yêu mến sẵn trong lòng như thế hay không? Điểm đáng nói trong tổ chức mới này là người thầy giáo ngoài chuyện dạy học còn phải đứng trong hội đồng làng xã. Bất cứ quyết định nào của làng xã đều phải có ‎ý kiến của Ủy viên giáo dục này.