mardi 25 octobre 2011

CUỘC CHIẾN TRANH, HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC – P44


Lịch sử xảy ra đúng theo sự sắp xếp của HCM. Sau khi bà Năm Cát Hanh Long bị giết, các đoàn đội CCRĐ, như những Ông Trời con, gieo kinh hoàng khắp cả 3563 ngôi làng của nông thôn miền Bắc, nâng con số nạn nhân bị đấu tố lên 200.000 người, nếu kể hết số thân nhân liên hệ với người chủ gia đình bị đấu tố, con số có thể tới 500.000 hay hơn nữa! Trước sự bất mãn càng ngày càng gia tăng trong dân chúng, và sau khi thấy đã giết đủ số người cần giết, tức là những người có chiều hướng chống đối chế độ CS, HCM mới phát động Chiến dịch Sửa sai. Tại Hội nghị Trung ương, Trường Chinh bị mất chức Tổng bí thư, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương mất chức ủy viên Bộ chính trị, và Hồ Viết Thắng ra khỏi Trung ương đảng. HCM kiêm nhiệm Tổng bí thư, đoạt chức vị của Trường Chinh một cách dễ dàng.     
Ông tổ nghề tố điêu
Như một nhà thiện xạ dùng một mũi tên bắn trúng hai con chim, bài viết “Địa chủ ác ghê”của HCM cũng được ví von như vậy. Mục tiêu thứ nhất HCM nhắm vào là giết bà Năm Cát Hanh Long, mà phải giết bà đầu tiên để gây thanh thế cho cuộc CCRĐ. Mục tiêu thứ hai, không kém phần quan trọng, là nhắm vào việc huấn luyện các cốt cán sau nầy bằng bài tố điêu ngoa mẫu mực đúng tiêu chuẩn của mình để cho các đàn em cốt cán noi theo. Do đó, bài “Địa chủ ác ghê” cần được chép lại nguyên văn để qu ý bạn tìm hiểu về ngón nghề của Ông tổ nghề tố điêu HCM. Nhân đây, xin ghi nhận công sưu tầm của Nguyễn Quang Duy, một cây viết trẻ, kiệt xuất trong hàng ngũ tranh thủ Dân chủ, Tự do và Nhân quyền cho Việt Nam.
Địa chủ ác ghê (tác giả C.B. tức HCM)
Thánh hiền dạy rằng: Vi phú bất nhân. Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khóa - thế thôi. Nào ngờ bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ. Mụ địa chủ Cát Hanh Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã giết chết 14 nông dân, tra tấn, đánh đập hàng chục nông dân nay còn tàn tật, làm chết 32 gia đình, gồm có 200 người. Năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về phá rừng, khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì khổ cực quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người. Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân. Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói, bắt làm nhiều, ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Cầu Hang. Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi, chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói, mặc rách, bắt làm quá sức, lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng sau, 15 em đã bỏ mạng. Thế là ba mẹ con địa chủ C.Hanh Long đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào.
Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô, thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì Thực dân Pháp. Thí dụ: trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột. Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống. Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng, hộc máu. Bơm nước vào bụng rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra. Chúng đổ nước cá nước mắm làm cho nôn sặc lên. Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt. Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước kia chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng Tháng tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến. Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa chứng cớ rõ ràng ra tố cáo, mẹ con Cát Hanh Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân.
Lời bàn: Tự mình đề cao mình nào là “Cha già Dân tộc, nào là “Người Con yêu quý nhất của Dân tộc” là Trần Dân Tiên tức HCM. Nhưng oan nghiệt thay, viết bài “Địa chủ ác ghê” ký bút hiệu C.B. trên đây, cũng là HCM. Từ lúc nhân loại phát minh ra chữ viết, tự cổ chí kim, thật không có bài văn nào viết lên những lời lẽ vu khống và phỉ báng đểu cáng, hèn hạ và ác độc bằng bài “Địa chủ ác ghê” của con người tự xưng là “Cha già Dân tộc”. Than ôi, chỉ vì muốn mang Lá Cờ đỏ của Lenin đi khắp nơi, mà ông đã tự hạ phẩm cách của mình xuống đến mức ĐỂU CÁNG, HÈN HẠ VÀ ÁC ĐỘC NHẤT TRONG LỊCH SỬ LOÀI NGƯỜI! Lời kết án có quá nặng chăng, người viết chỉ xin nhân danh “Mấy trăm ngàn Oan hồn uổng tử trong chiến dịch CCRĐ” và viết lại cho đúng với sự thật, xin quý bạn bình tâm đọc tiếp.
Trước hết, xin nhắc chuyện cha của HCM là Nguyễn Sinh Huy đậu Phó bảng và được cử làm Tri huyện Bình Khê, Bình Định. Đến năm 1910, trong cơn say rượu, ông tra khảo và đánh chết một người tù tên Tạ Đức Quang. Hội đồng Nhiếp chính ở Huế cứu xét và cách chức ông! Đấy, “quan Tri huyện cha của Bác” làm chết một mạng người còn bị cách chức thay. Thế tại sao một địa chủ như bà Năm Cát Hanh Long đã sát hại cả 260 người nông dân mà không bị pháp luật trừng phạt? Hiển nhiên, Bà Năm không bị pháp luật trừng phạt như quan huyện Bình Khê là vì bà vô tội, bà không giết ai cả! Người viết xin lặp lại “Bà Năm không giết ai cả. Bác đường đường là Chủ tịch Đảng uy quyền tuyệt đối, muốn giết ai mà không được, như trong Lễ Tế cờ, Bác đã giết hàng mấy chục ngàn người, tại sao Bác lại phải viết bài “Địa chủ ác ghê”để vu khống cho bà Năm! Viết làm chi để phạm tội sát nhân còn mắc thêm tội vọng ngữ, rồi còn để lại tiếng xấu là người đểu cáng, hèn hạ, và ác độc nhất trong lịch sử!
Trong tự tình Dân tộc của một xã hội thuần hòa sống về nông nghiệp, không có một địa chủ nào “ác độc đến mức đánh đập người làm, bắt làm việc nhiều, và cho ăn đói đến nỗi người đó phải chết, tuyện nhiên không! Người viết đã hội ‎‎ý với những vị cao niên tuổi bát tuần hiện ở Sydney. Họ sinh trưởng ở miền Bắc và đã trưởng thành trong nền văn hóa của Dân tộc: như ông P.Đ.K. (cựu thẩm phán), ông T.V.B. (cán sự địa chánh), ông B.V.Nh. (thi sĩ, võ sư, và giám đốc võ đường), ông Ng.Th.S. (nhà giáo), bà Ng.Th.Nh. (thi sĩ, hội trưởng hội TNĐD), ông Đ.Th. (chuyên viên điện toán), nhạc sĩ X.T. v.v… Tất cả đều khẳng định: Ở miền Bắc, không hề có một địa chủ nào ác độc như HCM đã diễn tả trong bài “Địa chủ ác ghê”. Tuyệt nhiên không hề có! Giết 1 người còn không có, huống hồ giết đến 260 người! HCM chỉ bịa chuyện!”.
Xưa nay, xã hội Việt Nam không có giai cấp mà chỉ phân biệt theo ngành nghề gồm 4 nhóm Sĩ Nông Công Thương, tức là giới sĩ phu, nhóm nhà nông, thợ thuyền, và những người làm nghề buôn bán. Những nhà nông bao gồm nông phu nghèo và địa chủ giàu là giới đã cộng lực làm ra hạt lúa nuôi sống Dân tộc cả ngàn đời. Ngồi viết bài “Địa chủ ác ghê”, HCM đã mặc nhiên đứng vào chỗ đối kháng với nền văn hóa của Việt tộc. Bởi lẽ ông đã bôi lọ và vu khống không phải một người địa chủ là bà Năm mà ông đã phỉ báng trọn cả một bộ phận của Dân tộc. Xét trên phương diện này, HCM đã bước vào đúng vết chân của một giáo sư người Pháp kỳ thị chủng tộc ở trường Quốc học Huế. Câu chuyện sau đây do học giả Đào Đăng Vỹ tường thuật trong bài Cuộc bãi khóa năm 1927 của học sinh Quốc Học & Đồng Khánh (Đặc san Quốc Học & Đồng Khánh, xuất bản tại Sydney năm 2000, tr. 33): “Trong niên học 1927, có một giáo sư người Pháp la rầy một học sinh, ông lại chưởi mắng cả Dân tộc VN, và nhục mạ cụ Phan Bội Châu lúc đó đang bị an trí tại Huế. Bị nhục Quốc thể, tất cả học sinh trường Quốc Học đồng lòng bãi khóa để phản đối vị giáo sư người Pháp kỳ thị chủng tộc đó, và cuộc bãi khóa lan sang trường Đồng Khánh và trường Providence ở Huế”.
Về mặt tâm linh đạo đức, khi viết bài “Địa chủ ác ghê”, HCM đã sai phạm rất nặng vào khuôn vàng thước ngọc của các Tôn giáo trên thế gian. Như đạo Khổng là đạo dạy làm người, trong Ngũ Thường tức Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín thì đứng đầu là “NHÂN tức là lòng nhân từ bác ái”. Trong Thiên Chúa Giáo (Công Giáo), trong 10 Điều Răn (Thập Giới) của Đức Chúa thì điều số 4 là “Chớ giết người” và sau 10 Điều răn, Đức Chúa tóm tắt bằng câu “Hãy thương người như mình ta vậy”. Trong Ngũ Giới theo lời Phật dạy thì điều giới thứ nhất là “Cấm sát sinh vì độ lượng từ bi thương yêu tất cả chúng sinh”. Trong dòng sinh mệnh của Việt tộc, suốt 4000 năm dựng nước và giữ nước, câu phương ngôn “Thương người như thể thương thân” thì không người Việt nào là không biết! Ấy thế, HCM hô hào “Kách mệnh” mà lại không đếm xỉa tới những điều đạo đức nhân ái đó. Bài “Địa chủ ác ghê” đã khơi dậy lòng hận thù của cốt cán bần cố nông để đưa cả “bầy đàn” vào cuộc chém giết rùng rợn, biến trọn cả miền Bắc thân yêu thành “Sát trường rộng bao la”, và biến mỗi xã thôn thành một “Địa ngục trần gian nho nhỏ” (“bầy đàn” chữ của Vũ Thư Hiên). Bài Địa chủ ác ghê viết từ trái tim của HCM, một người độc ác nhất trong lịch sử VN, bài viết đó rất xứng đáng được gọi là “Lệnh Quỉ vương gọi bầy!
Xin nhắc lại câu nói để đời của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu “Đừng nghe những gì Việt Cộng nói, mà hãy nhìn những gì Việt Cộng làm. Vâng, đúng vậy, chỉ nhìn những gì HCM làm cho Dân tộc, đã là một Khối tội ác khổng lồ rồi. Nhưng nếu xét tới những gì ông đã làm theo sách lược Ném đá giấu tay, như bài viết “Địa chủ ác ghê” trên đây, thì thật không lời nói nào trên thế gian có thể diễn tả được sự hèn hạ, đểu cáng, nham hiểm, ác độc về nhân cách con người! Chỉ vì muốn mang “Lá Cờ đỏ của Lenin đi khắp nơi”, HCM đã sa xuống mạt hạng cùng đinh vô nhân cách, không một chỗ đứng nào trong nền Tinh hoa Văn hóa Thế giới, thì đừng hòng một địa vị trong lòng Việt tộc!
Tướng Tô Ký đỡ, đại tá Phùng Thế Tài đánh
Câu chuyện “Đánh và đỡ” của hai vị tướng và tá này liên quan đến cuộc thảm sát hàng trăm thanh thiếu niên miền Nam tập kết ra Bắc mà đàng sau hậu trường chính trị ẩn hiện bàn tay nhớp nhúa của Chủ tịch HCM. Câu chuyện do tác giả Việt Thường tường thuật trong đề mục “Tướng cao bồi” của quyển Chuyện thâm cung dưới triều đại HCM (tr. 64-71). Người viết đã lược thuật trong Chương 5 viết về Những cây người HCM trồng. Nguyên Phùng Thế Tài từng là viên bảo vệ thân cận của HCM. Hắn đúng là một cây người, vô tâm vô cảm, đã sát hại ở bờ sông Đoan Vĩ (Phủ Lý) những thanh thiếu niên con những cán bộ miền Nam tập kết. Và đến 1970, trong dịp tết Nguyên đán, chính Phùng Thế Tài cũng đã bắn chết ở bờ sông Bạch Hạc (Việt Trì) gần 200 tân binh gốc Hà Nội đòi công bằng trong nghĩa vụ quân sự sau khi đứng ra dàn xếp dụ dỗ và hứa sẽ khoan hồng (tr. 69 sđd).
Xin nhỏ lệ cho 200 thanh niên Hà Nội con nhà dân giả này và nhất là khóc thật nhiều cho 200 bà mẹ đã bị mất con mà không biết vì cớ gì! Hai trăm cái chết oan khiên đó chỉ còn lưu lại trong vài hàng chữ của tác giả Việt Thường (tr. 70 sđd):“…Con dân thì bị bắt lính, còn con em lãnh đạo thì không. Và, nếu như có bị bắt lính thì không làm bia đỡ đạn, mà để mặc áo lính đi học ở các trường quân sự cao cấp ở Nga Xô hoặc các nước Đông Âu, hoặc học các trường đại học khác ở nước ngoài theo học bổng dành cho quân đội”. Số thanh niên Hà Nội con nhà dân giả đó bị giết vì tranh đấu cho công bằng trong nghĩa vụ quân sự nên không gia nhập “Bộ đội sanh Bắc tử Nam”. Do đó bàn tay chúng không vấy máu đồng bào miền Nam. Xin nguyện cầu cho 200 thanh niên tử nạn đó, với tâm hồn thiện lành lúc sinh thời, hương linh siêu thăng thánh thiện, hòa nhập vào Hồn thiêng Sông núi, và hộ trì cho mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn vật mãi mãi là Địa linh Nhân kiệt, vinh danh cho cả Dân tộc khắp Bắc Trung Nam ! 
Về vụ bất mãn của thanh thiếu niên gốc miền Nam, tác giả Việt Thường viết (tr. 69 sđd): “Vì bị đối xử bất công, nên chúng cướp tỉnh Ninh Bình, giữ Bí thư và Chủ tịch tỉnh cùng Trưởng ty Công an làm con tin. Tướng Tô Ký được lệnh đem quân “dẹp loạn”, đã thuyết phục số thanh niên đó đầu hàng và hứa sẽ khoan hồng cũng như sẽ xem xét những khiếu nại của họ. Trên đường về gặp Phùng Thế Tài. Tài cho đem tất cả số thanh niên đó ra bờ sông Đoan Vĩ (Phủ Lý) bắn chết hết”.
Câu chuyện chỉ có vậy, tác giả Việt Thường đã viết như vậy, Phùng Thế Tài cho đem tất cả số thanh thiếu niên đó ra bờ sông bắn chết hết. Nhưng sanh mạng của mấy trăm thanh thiếu niên không phải là chuyện nhỏ rồi cho thông qua. Bác Hồ ơi, đám thanh thiếu niên đó không phải là những tên sát nhân giết người cướp của chẳng gớm tay đáng phải lãnh án tử hình! Trái lại, chúng thuộc thành phần ưu tú, con em của những gia đình yêu nước có công kháng chiến ở miền Nam được chọn lọc để tập kết đưa ra Bắc. Hơn nữa, chúng phải sống cảnh xa nhà, xa cha mẹ, xa anh em ruột thịt, xa nơi chôn nhau cắt rún. Sao lại nỡ lòng sát hại chúng? Tướng Tô Ký thuộc thành phần tập kết, cùng cảnh ngộ với đàn em bất mãn đó, nên ông cố gắng thuyết phục các em đầu hàng và ông đã thành công. Tướng Tô Ký đã đỡ cho đàn em, nhưng cú đánh của Đại tá Phùng Thế Tài quá mạnh nên ông Tướng Tô Ký đỡ không nổi. Tướng Tô Ký khiếu nại lên cấp trên, Bộ Chính trị ra mặt ủng hộ quyết định cứng rắn của Phùng Thế Tài nên vị Tư lịnh Quân khu Tây Bắc Tô Ký bị thất sủng và phải ngồi chơi xơi nước, tác giả Việt Thường đã viết như thế trong sách của ông!
Những nhận xét ở Chương 5 Những cây người HCM trồng, đoạn nói về Đao phủ Phùng Thế Tài, người viết xin được lặp lại: “Xét lại vụ việc này, nghi vấn đặt ra là Phùng Thế Tài cấp bực đại tá thấp hơn tướng Tô K ý mà sao lại dám qua mặt thượng cấp. Phải chăng đàng sau đại tá Phùng Thế Tài là ô dù bự của Bác? Phải chăng Tài đã nhận mật lịnh của Bác? Hỏi như vậy tức là đã trả lời! Nếu không có mật lịnh của Bác, làm sao Phùng Thế Tài dám hạ sát cả trăm sinh mạng. HCM chính là người chủ mưu sát hại các thanh thiếu niên miền Nam tập kết. “Bằng bàn tay của Phùng Thế Tài, Bác đã chơi trò ném đá giấu tay”.
Trong vụ án sát nhân tập thể nầy, người viết xin trình thêm một nghi vấn. Vào lúc đó, chính thể Dân chủ Cộng hòa của HCM, thực sự là Bộ máy đàn áp Dân tộc, vừa mới phát động. Với chế độ hộ khẩu tem phiếu khắc nghiệt, với cuộc CCRĐ ác độc tàn sát hàng trăm ngàn người vô tội, với những văn nô như Tố Hữu, Xuân Diệu chế ngự văn thi đàn để ca ngợi Đảng, có sáng tác trăm quyển ngàn bài thì cũng toàn màu hồng nâng bi Bác và Đảng, tóm lại thực chất chỉ là CÁI BÁNH VẼ KHỔNG LỒ. Những thanh thiếu niên miền Nam tập kết ấy, “trẻ người non dạ, hồn nhiên bộc trực như tánh tự nhiên của tuổi thanh xuân”, hẳn cảm nhận được màu sắc rực rỡ của Cái bánh mà không mùi vị gì cả, biết đó là Cái bánh vẽ, không chịu ngồi xuống ăn vì chưa học được chữ “nhẫn” như nhà thơ Chế Lan Viên. Bị đối xử bất công mà bất mãn, rồi lại không chịu ăn Cái bánh vẽ của HCM, tội của các em như vậy thì phải chết thôi. Nhưng điều đáng tiếc là cái chết của các em bị bưng bít, không gây được tiếng vang nào, không có cơ may lịch sử để cảnh tỉnh những trí thức miền Nam như Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Luật sư Trịnh Đình Thảo, bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, kỹ sư Trương Như Tảng, kỹ sư Hồ Văn Bửu, v.v…, cho nên về sau họ vẫn ào ào nhào vào ăn Cái bánh vẽ của HCM dọn trong Đại yến tiệc Giải phóng Miền Nam, làm chết thêm mấy triệu người nữa, trong số đó có nữ Bác sĩ Đặng Thùy Trâm! Đáng tiếc thay!
Nguyễn Bình, “Viên đá” HCM ném vào Nam Bộ
Sách lược “Tù vận” của Cộng sản
Nguyễn Bình tên thật là Nguyễn Phương Thảo, nguyên là đảng viên của Việt Nam Quốc dân đảng. Ông luôn tôn thờ Đảng trưởng Nguyễn Thái Học. Ông nổi tiếng là một danh tướng ngang hàng với tướng Nguyễn Sơn, vì hai người đã tốt nghiệp Quân sự Học hiệu Hoàng Phố. Năm 1929 ông bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo. Trong thời gian ở tù, xảy ra chuyện ông làm “ăn-ten” khai báo các tù nhân ở chung trại nên bị anh em trùm chăn dần cho một trận đòn hội chợ làm hư một mắt và suýt chết! Chuyện Nguyễn Bình làm “ăn-ten”để bị đánh đến chột mắt là một nghi vấn lớn. Con người yêu nước Nguyễn Phương Thảo, gia nhập VNQDĐ, tôn thờ Đảng trưởng Nguyễn Thái Học, lại có biệt tài về quân sự, khí phách hơn người, lẽ nào chịu hạ mình làm “ăn-ten”! Điều đáng ghi nhận là ông ở tù chung với Lê Duẩn, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, Tôn Đức Thắng, v.v… vốn nổi tiếng là những tay xảo quyệt, và chính những người này mới ngầm liên lạc mật thiết với “Thầy Chú”, tức là những cai tù! Có làm “ăn-ten” hay không, chính là những bộ mặt Cộng sản này, chứ không ai khác. Bởi thế việc Nguyễn Bình bị đánh đến chột mắt có thể là ngón đòn dàn dựng theo sách lược địch vận sở trường của Cộng sản mà người viết xin gọi là “Tù vận”. Trần Kim Trúc, nguyên Tham mưu trưởng Trung đoàn 25 Bình Xuyên, tác giả quyển Tôi giết Nguyễn Bình, có ghi một nhận xét khả dĩ rọi vài tia sáng vào ẩn tình (tr. 36): “Có lẽ cũng vì trận đòn này, Nguyễn Bình phần nào thay đổi tính nết: một nửa còn hào khí của con người quốc gia, một nửa của con người Đệ tam Quốc tế”. Xin viết thêm về Trần Kim Trúc: Trung đoàn 25 Bình Xuyên mà Trần Kim Trúc làm Tham mưu trưởng là hậu thân của Bộ đội An Điền, thuộc đảng Đại Việt, vị Tư lịnh là Bùi Hữu Phiệt.
An Khê viết thêm về tù vận
Những hồi ký của ký giả An Khê về Khám lớn Sài GònNhà tù Côn Đảo cung cấp thêm chứng tích về sách lược tù vận của CS. An Khê thuật chuyện hồi ông ngồi tù ở Côn Đảo, “ông bị rớt cát-sô với 17 người nữa, đa số là tù áo trắng (tức là tù chánh trị) như kỹ sư Phan Khắc Sửu, giáo sư Trần Văn Quế, ông Võ Oanh gọi là Tú Oanh, anh giáo Thảo, anh giáo Thố, anh giáo Khai, ông bang biện Chiêu, ông hội đồng Võ Công Tồn, anh Trần Quốc Bửu, anh Đào Duy Phiên (anh của Đào Duy Anh trong gia tộc Đào Duy), v.v…”. Ông viết tiếp rằng sự việc có một số đông tù áo trắng bị sụp hầm như thế chưa từng xảy ra ở Côn Đảo và đấy là kết quả âm mưu ám hại của phe tù Cộng sản, lúc đó đang làm mưa làm gió trên đảo. Theo k ý giả An Khê, ở Côn Đảo có một người tù được giữ chức “mémento”, tức là thơ k ý riêng cho ban điều hành khám đường (mémento là tiếng Pháp có nghĩa là sổ ghi chép). Anh mémento là thứ vua con của tù, nói gì xếp chánh cũng nghe. Vào lúc đó người mémento là một người tù thường phạm tên Hoàng, do bọn tù Cộng sản vận động đưa lên làm công cụ để bành trướng thế lực và ám hại tù Quốc gia. Chính tên Hoàng đã tâu với Gardien chef là Hillaire rằng nhân mùa gió thổi về hướng đất liền, cần phải đề phòng âm mưu vượt ngục nên phải nhốt các tù áo trắng nguy hiểm xuống hầm.
Rớt cát-sô hay bị sụp hầm tức là bị giam nơi chuồng cọp, hai người một hầm, trần truồng cả, cửa sắt bít bùng, chỉ hé mở vào buổi sáng đủ thời giờ để thay bô, và sáng chiều hai cữ đưa lọt rá cơm vào. An Khê thuật tiếp: “Chúng tôi đồng lòng tuyệt thực phản đối việc sụp hầm một cách vô cớ, đòi hỏi phải được ra làm việc ngoài chuồng cọp, hưởng chút ánh sáng và không khí. Trước sự tranh đấu quyết liệt, tên xếp chánh Hillaire phải nhượng bộ. Hắn phát cho mỗi người một bộ quần áo cũ và cho ra ngồi se sợi ngoài hiên. Hai người một máy se, làm theo giờ hành chánh, nhà nước vừa có lợi, lại không mang tiếng ác.
Được làm ngoài trời khoảng nửa tháng, 18 người bỗng nhiên ai cũng đau bụng và đi tiêu chảy. Mấy người già yếu nằm liệt chiếu, không ai hiểu tại sao. Nhìn vào cơm toàn cát và mẻ tĩn đựng khô đầy xác ruồi, không ai dám ăn. An Khê viết: “Chừng gần tuần lễ bọn chúng tôi tưởng nguy đến tính mạng, chợt thấy bớt đau bụng và lần lần bình phục. Thì ra người tù có phận sự mang cơm đến là người Cao Miên, nghe lời xúi giục của bọn tù Cộng sản mới pha nước bẩn vào thức uống, bỏ cát, xác ruồi vào cơm và thức ăn. Làm được mấy hôm, thấy có nhiều người bị bịnh nằm liệt, lương tâm cắn rứt, hắn mới đến lạy và thú nhận tội với ông Lục cụ, cũng đang ngồi tù vì tội đánh Pháp. Nghe lời khuyên của ông Lục cụ, người tù Cao Miên hối hận mới ngưng việc đầu độc. An Khê cùng 17 bạn tù quốc gia mới thoát nạn.
Mãi đến 49 năm sau, khi viết loạt bài Khám lớn Sài Gòn Đảo Côn Nôn 49 năm về trước (Làng Văn đăng tải trong các số 81, 86, và 87), người tù An Khê nhận xét về chân tướng Việt Cộng: “Ở Khám Lớn Sài Gòn, phe Cộng là thiểu số. Nhưng khi ra Côn Đảo, họ đông hơn, có thế lực núp bóng cai tù, nên trở mặt, bảo: “Trên đảo chỉ có màu đỏ, không màu vàng.” Cho nên người quốc gia muốn yên thân trả nợ tù, phải nhuộm đỏ! Không là Cộng sản tức là kẻ thù, không có khác, không được lưng chừng!” Viết cho ngắn gọn, “Cuộc chiến tranh của HCM đánh Dân tộc” diễn ra khắp mọi mặt. Ở Côn Đảo thì những tù chánh trị Quốc gia gặp khốn đốn với tù Cộng sản. Ở trong bưng thì bị Cộng sản ám hại hay bị tử hình vì vu cáo là gián điệp. Thật tình khi ấy, người ái quốc phe Quốc gia không còn chỗ dung thân.
Chuyện Thiếu tướng Nguyễn Bình
Năm 1936, Nguyễn Bình được tha, về Bắc tìm lại VNQDĐ, lúc đó do Nguyễn Thế Nghiệp, Nguyễn Ngọc Sơn, và Chu Bá Phượng lãnh đạo. Nguyễn Bình được giao tổ chức cơ sở ở vùng Hải Phòng, Hòn Gai, Móng Cáy và ông đã hoàn thành nhiệm vụ. Theo tác giả Bùi Anh Trinh (Quyển Bối cảnh lịch sử chính trị Việt Nam cận đại, hiện đại,tr. 389): “Ngày 2-9-1945 ông chỉ huy 2.500 quân của QDĐ tham dự duyệt binh tại quảng trường Hà Nội, trong khi toán của Võ Nguyên Giáp là 350 người.”Không biết lý do vì sao Nguyễn Bình đứng vào hàng ngũ của HCM mà lại không gia nhập Đảng. Phải chăng vì cấp bậc Thiếu tướng của HCM phong tặng cho ông? Phải chăng vì trận đòn hội chợ ở Côn Đảo làm ông chột mắt là mưu kế của CS ly gián ông với VNQDĐ? Có thể cả hai lý do đều đúng?!
Cuối năm 1945, Nguyễn Bình được điều động vào Nam trong phái đoàn do Lê Duẩn cầm đầu với lời phủ dụ của HCM: “Chú Bình, Nam Bộ đương là nơi để anh hùng tạo thời thế, tôi giao Nam Bộ cho chú đó. Xin nhắc lại chi tiết lịch sử này (Trích quyển Tôi giết Nguyễn Bình, tr. 239): “Nguyễn Bình vào Nam Bộ, với danh nghĩa là một nhân vật trong phái đoàn do Lê Duẩn cầm đầu, rồi lãnh chức vụ Khu trưởng Khu 7 nhưng vẫn chưa hẳn là đảng viên CS. Điều này rất quan trọng khiến cho ta hiểu rằng những hành động do Nguyễn Bình làm sau nầy đều phát xuất từ sự huy động của Lê Duẩn. Nói cách khác, Ng.Bình chỉ là tay sai, mặc dầu với cấp bực Thiếu tướng, Nguyễn Bình chỉ là viên đá HCM ném vào miền Nam! Tất cả những vụ sát hại các vị yêu nước có tinh thần Quốc gia Dân tộc ở miền Nam đều do sự điều động của Chánh phạm là Lê Duẩn và đàng sau Lê Duẩn là Đại chánh phạm Chủ tịch HCM!