mardi 25 octobre 2011

CUỘC CHIẾN TRANH, HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC – P65


Cuộc Đại đoàn viên của Dân tộc
Đối với Việt tộc, cuộc Đại đoàn viên của toàn khối Dân tộc khắp Bắc Nam Trung cùng Kinh Thượng một nhà sẽ là giấc mơ lớn nhất và đẹp nhất, như truyện 50 con xưa theo CHA ra biển nay lại tìm về đoàn tụ với 50 người anh em ở lại vùng rừng núi với MẸ. Và trăm đứa con cùng MẸ cùng CHA đó, trong cảnh Đại đoàn viên thật cảm động, sẽ góp bàn tay và trí tuệ xây dựng lại Ngôi nhà Việt Nam. Họ sẽ hàn huyên tâm sự kể cho nhau nghe và dạy cho con em mình những chuyện thật đẹp như chuyện Bà Trưng Bà Triệu, chuyện Đinh Lê Lý Trần, chuyện Hội nghị Diên Hồng, chuyện Bình Ngô Đại Cáo, chuyện Đại phá Quân Thanh, v.v…, chứ họ không hề nhắc đến cơn ác mộng Mác Lê Xít Mao Hồ! Họ trở về với Dân tộc, họ ru em, họ ngâm thơ, họ hát quan họ, hát bài chòi, hát bội, hát cải lương, họ hò mái đẩy, họ ca trù, ca vọng cổ, họ múa võ Bình Định (tức Võ nhạc Tây Sơn), họ tập Vovinam, họ kiến tạo Văn Miếu, họ trùng tu Võ Miếu theo lời dạy của chúa Trịnh ngày xưa (chúa Trịnh Doanh), v.v… Trong cảnh Đại đoàn viên vô cùng ấm cúng, họ sẽ ngâm cho nhau nghe những vần thơ Say Tình Dân tộc: “Say trà, say thuốc, say thơ. Say Tình Dân tộc lòng mơ về nguồn. À… ơi… một Mẹ trăm Con. Bốn ngàn năm đẹp vuông tròn Nghĩa Nhân
Và những vần thơ đầy Tình người: “Dòng thơ theo sữa Mẹ vào Con. Theo điệu ru hiền dỗ giấc ngon. Thơ mang Đạo Nghĩa vào tâm trẻ. Tô đẹp Tình Người cho Nước Non
Lời thơ theo gió bay bốn phương, họ ngâm chứ không phải hát, mà cũng du dương nào kém nhạc, nhưng chỉ là thơ thôi. Bốn phương quay lại nhìn, lắng nghe thơ Việt ngâm réo rắt, lối ngâm nga có một không hai trong Trời đất. Thiên hạ khắp bốn phương đều làm thơ, nhưng Việt tộc đã đưa Thơ vào Nhạc, Hồn thơ Việt được hòa nhập vào Nhạc, khiến cho mỗi một Bài thơ khi ngâm lên hóa thành một Bản nhạc “vô k ý âm” như Lời kinh “vô ngôn” của Đức Phật! Nâng niu Thơ như bức họa trong nét Thư pháp bay bướm trên mảnh giấy lụa Hoa tiên, người Nghệ sĩ Diễn ngâm chờ cho Sáo trúc, Đàn tranh, và Độc huyền cầm trổi lên mới cất giọng ngâm, hòa lời Thơ du dương của mình vào Nhạc. Vâng, Việt tộc ngâm thơ theo phong cách ấy và đã xây đắp một nền Thi ca Ngâm vịnh tuyệt vời! Thiên nhiên đã ưu đãi mảnh đất của Con Rồng Cháu Tiên. Chính tại dải giang sơn gấm vóc này, Thi ca Ngâm vịnh được nâng lên đỉnh cao nghệ thuật của loài người!
Nhưng Thiên nhiên lại chơi luật bù trừ, Thiên nhiên cho tay nầy lấy tay kia. Về Thi ca Ngâm vịnh, Thiên nhiên đã cho Việt tộc chúng ta phần thật đẹp của Túi thơ trong Trời đất. Nhưng ngược lại trên địa bàn chính trị, than ôi, chúng ta bị lãnh phần tệ hại nhất, chúng ta bị mắc Đại họa HCM! Chính trong Đại họa HCM, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường phải sống “nghèo, nghèo, nghèo” vì bị Đảng trù dập. Trong cô đơn và lén lút, ông hoàn tất cuốn hồi ký bằng tiếng Pháp tựa đề Un Excommunié - Hanoi 1954-1991: Procès d’un intellectuel (Kẻ bị khai trừ - Hà Nội 1954-1991: Bản án một người trí thức). Cuối cuốn hồi k ý, trong chương “Hành trình qua sa mạc, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã chất vấn đảng Cộng sản những lời đanh thép, người viết xin lặp lại, chỉ xin thay từ “nhân dân” trong nguyên tác để thế bằng từ “Dân tộc:
Dân tộc có thể đặt một số câu hỏi với Đảng: Trong khi phong trào dân chủ và tự do dâng lên như sóng cồn, tại sao các ông ngoan cố không chịu nhìn nhận sự thực, và bám víu một cách tuyệt vọng vào một tín điều đã lỗi thời không thể sửa chữa được? Giữa chủ nghĩa của các ông và quyền lợi của Dân tộc, các ông thiên về bên nào? Những bông hoa các ông nhập cảng và cắm vào trong bình, đã héo tàn. Các ông ngoan cố sùng bái cái xác ướp không thể sống lại ấy cho đến bao giờ? Và nhất là các ông hãy cho Dân tộc biết những l ‎ý do thật sự các ông thù ghét chế độ đa đảng?... Dư luận nhận xét rằng các ông đã đi bước đầu trên con đường đổi mới. Như vậy các ông bắt đầu thú nhận các sai lầm. Nhưng các ông, và cả Dân tộc nữa, có thể nào bằng lòng với những biện pháp nửa chừng không, khi mà các biện pháp ấy chỉ có thể chữa trị một vài lãnh vực đã được nêu rõ, nhưng bệnh tật đã lan ra khắp toàn thân thể của quốc gia và các cấu trúc của quốc gia? Các ông thích tự hào về những hy sinh to lớn, kể cả mạng sống, để cống hiến cho Đảng. Các ông không đủ anh hùng tính để hy sinh Đảng của các ông cho Tổ quốcDân tộc hay sao? Nước Việt Nam và lịch sử Việt Nam đang chờ đợi câu trả lời của các ông.
Trong Đại họa HCM, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đặt câu hỏi: “Các ông không đủ anh hùng tính để hy sinh Đảng của các ông cho Tổ quốc và Dân tộc hay sao?”Câu hỏi đặt ra vào năm 1991, đến nay là năm 2009, những 18 năm dài đã trôi qua. “Các ông” trong câu hỏi trên, tức là 15 Đảng viên quyền lực nhất, tức 15 Ủy viên Bộ Chính trị, thực sự đã không đủ hào hùng để hy sinh Đảng, cho nên vẫn im lặng. Họ không trả lời, nhưng mặc nhiên đã trả lời rồi. Họ vẫn đi theo con đường Mác Lê Xít Mao Hồ. Như thế cũng tốt bởi vì họ có TỰ DO. Nhưng họ phải buông thả TỰ DO cho Dân tộc đi con đường Dân tộc, đi theo tiếng gọi của Hồn thiêng Sông núi!
Hướng về cảnh Đại đoàn viên của Dân tộc và khi còn mắc Đại họa HCM, xin lắng nghe lời nhắn nhủ của một lão tướng trong phong trào Nhân văn Giai phẩm ngày xưa. Đó là thi sĩ Hoàng Cầm, tác giả bài thơ “Lá Diêu bông”, hiện ở phố L ý Quốc Sư, Hà Nội. Ông bị gãy hai chân và bị bể xương chậu, không tiền chữa trị nên phải nằm một chỗ, nhưng rất lạc quan yêu đời. Khi MC Trịnh Hội hỏi ông với 86 năm tuổi đời chồng chất, ông có lời gì chia sẻ với thế hệ tương lai, thì ông trả lời (Xem DVD Asia 51 Tình khúc sau cuộc chiến): “Bất kể dù cái gì chăng nữa, các cháu thấy cái gì là tốt cho Dân tộc thì các cháu cứ làm, cứ mạnh dạn mà làm. Dù có thể người ta không công nhận, hoặc là chưa có dịp gì đó, nhưng mà các cháu thấy cái gì có lợi cho Dân tộc, thì các cháu cứ làm.
Vào năm 1959, khi Dân tộc còn mắc vướng nặng nề trong mê lộ của ý thức hệ, đi theo con đường Mác Lê Xít Mao Hồ, Dân tộc không tìm được hạnh phúc. Ý thức như vậy, nên thi sĩ Hoàng Cầm làm bài thơ Lá Diêu bông để nói lên sự tìm kiếm vô vọng. Đến năm 2007, trong lời nhắn nhủ ngắn gởi cho thế hệ tương lai, thi sĩ Hoàng Cầm đã hai lần dùng chữ “Dân tộc”. Người viết xin lặp lại ý chính trong lời khuyên của Lão Thi sĩ Hoàng Cầm, “Con ngựa chiến” của phong trào Nhân văn - Giai phẩm: “Các cháu thấy cái gì có lợi cho Dân tộc, thì các cháu cứ làm.
Lễ Chúc thọ Tứ tượng ở Paris
Sau đó không lâu, trên đất Pháp, ở vùng Ile-de-France bên dòng sông Seine, vào Tất niên 2007, có Lễ mừng Bát tuần thật cảm động tổ chức cho bốn vị Trưởng lão Việt Nam. Trong mục Paris có gì lạ không em (Bán Tuần báo Việt Luận, ngày 25-1-2008), tác giả Đinh Tiểu Nguyên, trong bài “Lễ Chúc thọ Tứ tượng hay Bốn vị Trưởng lão, kể rằng họ có đến viếng một Cụ Đồ uyên bác ở Paris để vấn ý về các loại tuổi thọ. Theo Cụ Đồ này thì người 60 tuổi là “Kỳ lão”, được dân chúng gọi bằng “Cụ”. Lễ Lục tuần, hay Đáo tuế, còn gọi là Hoa giáp Chi niên.
Người được 70 tuổi gọi là “Cổ Hi thọ”. Do đó có câu “Nhân sinh thất thập cổ lai hi, người sống 70 tuổi thì hiếm. Tuy nhiên thọ 70 chỉ thuộc loại thọ thấp, tức là “Tiểu thọ”.     Người sống đến 80 hay “Bát thập Kế chi”, lại chỉ được xếp vào hạng “Trung thọ”. Người tuổi 80 gọi là “Tản thọ”, còn gọi là “Trượng triều”. Cụ Đồ Paris kể rằng ngày xưa vua ban cho người 80 tuổi được quyền cầm trượng (cây gậy) vào triều đình để dâng thẳng lên vua những điều trần về việc nước mà không bị ngăn cản, bởi lẽ ở tuổi đó mà còn sáng suốt, còn quan tâm đến việc nước không vì tư lợi, thì Nhà vua và Triều đình phải lắng nghe. Đây là một truyền thống thật đẹp thời quân chủ. Đến 90 tuổi trở lên gọi là “Thượng thọ”. Trăm tuổi gọi là “Cao thọ”. Trăm lẻ tám tuổi gọi là “Trà thọ”. Cụ Đồ Paris chỉ biết chữ “Trà thọ” nhưng không hiểu tại sao lại gọi như thế.
Trong cảnh Đại đoàn viên của Dân tộc, Tứ tượng tức là bốn vị Voi già được các cụ Việt kiều ưu ái chúc thọ gồm có 3 vị từng phục vụ Đảng nhiều năm, và một vị thì phục vụ VNCH (Voi già “Éléphant” là cách nói của đảng Xã hội Pháp gọi các đảng viên thâm niên). Khoảng mười mươi cụ Việt Kiều đó, theo phong tục gọi là “Cụ” vì họ đã qua tuổi “Lục tuần”, trong nhóm có lẽ hai cụ trẻ nhất là cụ Vũ Thư Hiên người Hà Nội và cụ Phan Văn Song người Sài Gòn. Từ sau năm 1975, Hồn thiêng Sông núi mang họ đến Paris, xui cho họ gặp nhau, gieo tình bằng hữu và nghĩa đồng bào đậm đà trong tâm họ. Ngày hôm ấy, họ chia nhau đi chợ, làm bếp, rửa rau, rửa trái cây, nướng món cá hồi đút lò ăn với bún và bánh tráng VN, họ thưởng thức rượu chát trắng Bourgogne đặc sản của miền Alsace, sau cùng họ thưởng thức Champagne với bánh ngọt. Đến phần rượu vào lời ra, họ mời các vị Bát tuần có vài lời về buổi lễ. Các cụ tâm tình thật nhiều. Nhưng trong khuôn khổ chương sách này, người viết chỉ xin trích dẫn những lời họ nhắn nhủ để gởi đến thế hệ tương lai.
Cụ Bùi Tín, Đệ nhất Trưởng lão, với nét mặt đầy xúc động kể rằng trong 17 năm qua, cụ đã xa gia đình, xa vợ con và các cháu. Đó là một bất hạnh rất lớn, nhưng bù lại, cụ có được đông đủ bạn bè ở khắp nơi và nhận được lòng quý mến của rất nhiều người ngoại quốc. Cụ tỏ lòng hối tiếc như sau: “Nay tôi chỉ tiếc một điều là tôi đã mất hết 44 năm cho đảng Cộng sản. Tôi ra khỏi đảng trễ, nhưng hãy còn sớm hơn 2 triệu người kia, nay còn theo cái đảng ấy. Cụ nói thật lòng mình, và không đè nén được xúc cảm, nước mắt nhiều lần lưng tròng. Anh em ngồi lắng nghe, xúc động theo từng xúc động của cụ, tất cả đều chậm nước mắt khi cụ dứt lời. Cụ Trần Thanh Hiệp, Đệ nhị Trưởng lão, tâm sự với anh em: “Từ 1945, cụ bị Cộng sản gạt. Cụ dẫn chứng từng trường hợp lịch sử. Nay, già rồi, cụ nhất định sẽ không để bị gạt. Cụ có thể bị thua cuộc, nhưng không để bị Cộng sản có thể lường gạt như những lần trước đây nữa. Cụ nhấn mạnh Cộng sản là cái thứ lúc nào cũng tìm đủ mọi cách để lường gạt mọi người. Đệ tam Trưởng lão là Cụ Hồ Minh Châu, trước 1975 phụ trách Tiểu khu Sa Đéc. Cụ Châu mới lên 80, biết sức mình còn khoẻ lắm nên đủ sức theo chân anh em. Cụ nói với vẻ thật “chịu chơi” rằng hiện tại anh em cần gì, cụ sẵn sàng theo sát và ủng hộ. Đệ tứ Trưởng lão Võ Nhơn Trí, nguyên Chuyên viên Nghiên cứu ở Viện Kinh tế ở Hà Nội và Viện Khoa học Xã hội ở Sài Gòn. Cụ tâm tình với giọng chậm rãi, thỉnh thoảng ngưng lại vì xúc động, rồi cố gắng nói tiếp: “Tôi sống với Cộng sản ở Hà Nội 23 năm nên tôi hiểu chúng nó quá. Chúng nó không bao giờ có tình cảm, mà cũng không có lý trí. Chúng nó lúc nào cũng chỉ biết lường gạt, để bảo vệ quyền lợi của đảng, mà thực chất, chính là quyền lợi riêng của nhóm chóp bu là trên hết.
Sau cùng tác giả Đinh Tiểu Nguyên “ghi” thêm lời kết như sau: “Cụ Vũ Thư Hiên chuyển lời chúc mừng Thượng thọ từ Mạc Tư Khoa của cụ Nguyễn Minh Cần trong đó có lời cụ chúc mừng riêng cụ Bùi Tín. Vị Trưởng lão Nguyễn Minh Cần cũng thuộc lớp tuổi Bát tuần (Cụ sinh năm 1928), tuy ở Mạc Tư Khoa trên đất Nga, không tham dự “Buổi lễ mừng Bát tuần” này, người viết cũng xin nhắc đến cụ là tác giả của ba tác phẩm kiệt xuất là quyển Công l ‎‎ý đòi hỏi (xuất bản năm 1977), quyển Chuyện Nước non (xuất bản năm 1999), và quyển Đảng CSVN qua những biến động trong Phong trào Cộng sản Quốc tế (xuất bản năm 2001), và xin tìm thêm những lời nhắn nhủ thân thương ấp ủ qua ba quyển đó. Nhờ ở trên đất Nga nhiều năm, được vào tham khảo tài liệu ở Kho Lưu trữ của CS Quốc tế sau ngày Liên Xô sụp đổ, nên nhà Nghiên cứu Nguyễn Minh Cần đã cho chúng ta biết bộ mặt thật “đảng Cộng sản Bolshevik của Lênin là một hội kín của những kẻ âm mưu, chủ trương đàn áp không thương tiếc để cướp đoạt quyền cai trị. Sử gia Trần Gia Phụng, trong bài Lá cờ chính nghĩa (Nguồn quanvan.net), đã viết về chủ trương “giết tiềm lực” để loại trừ đối lập: “Trong các năm 1945, 1946, 1947 trên toàn quốc, Việt Minh giết khoảng 100.000 người ở tất cả các cấp từ trung ương xuống tới địa phương làng xã.
Trong quyển Công lý đòi hỏi, như tựa đề đã nói, cụ Nguyễn Minh Cần đã viết về những bất công, những oan trái, những đàn áp, những cướp bốc, những tội sát nhân do HCM và Đảng đã gây ra cho Dân tộc, và thiết tha “CÔNG LÝ ĐÒI HỎI MỘT CUỘC CÁCH MẠNG MỚI vì cuộc Cách mạng Mùa thu 1945 đã bị phá hư rồi
Quyển Chuyện Nước non gói trọn ước nguyện của cụ trao cho bạn đọc để“xem kỹ, suy nghĩ, phán xét ngõ hầu cùng nhau tìm được phương hướng đúng cho Đất nước và Dân tộc thoát ra khỏi xiềng xích trói buộc của Chế độ Cực quyền Đảng trị quá lỗi thời. Trong lúc Con tàu lịch sử của thời đại đang vút lao về phía trước, cụ Ng. Minh Cần mong rằng Đất nước và Dân tộc bước lên kịp con tàu nhờ “Mỗi người con của Tổ quốc sẵn sàng đưa vai gánh vác chuyện nước non
Tháo gỡ Đại họa HCM
Bài ghi của tác giả Đinh Tiểu Nguyên về Lễ Chúc thọ Tứ tượng chỉ dài một trang báo (Bán Tuần báo Việt Luận xuất bản ở Sydney, ngày 25-1-2008, tr. 50) nhưng đã mang tải những lời khuyên nhủ quý báu của bốn vị Trưởng lão Bát tuần ở Paris, những lời quý giá như một trang sử đẹp, gởi đến cho Dân tộc và cho Thế hệ tương lai. Xin hãy xem buổi Lễ mừng Bát tuần này như một Tiểu Hội nghị Diên Hồng góp phần vào công cuộc THÁO GỠ ĐẠI HỌA HCM (“THÁO GỠ” chữ của Cựu hoàng Bảo Đại, xin xem lại Chương 6: Tư tưởng HCM).
Bây giờ xin quý bạn đọc dành chút giây phút gởi tâm vào câu thành ngữ “Bảy mươi học bảy mươi mốt” trong Túi khôn của Dân tộc. Quý bạn ơi, các cụ “Bảy mươi” có nhỏ hơn các cụ “Bảy mươi mốt” bao nhiêu đâu! Chẳng bao nhiêu cả! Chỉ một tuổi hay mươi mười mấy tháng là cùng! Nhưng sao ông bà tổ tiên ta bảo “Bảy mươi phải học bảy mươi mốt”?Phải chăng người xưa muốn dùng lời nói bình dân dễ hiểu đó để khuyên nhũ thế hệ trẻ hiếu học và cầu tiến lại vừa truyền dạy tính khiêm cung và tấm lòng kính trọng tuổi thọ của dân ta. Xét thấu đáo như vậy, câu “Bảy mươi học bảy mươi mốt” vừa ngắn gọn, dễ hiểu, lại thâm sâu vô cùng! Các “Cụ bảy mươi mốt” đã thế, các “Cụ tám mươi” lên bậc “Lão trượng” còn được trọng vọng biết bao! Ngày xưa vua ban quyền cho các Bậc Lão trượng được “cầm trượng” tức là chống gậy vào triều để điều trần việc nước với vua và triều đình! Nét Dân chủ độc đáo này của Dân tộc khiến cho mỗi người chúng ta ngày nay nên tự chất vấn “Chúng ta có cần phải học Bài học của Tiền nhân ngày xưa hay của những bậc Tiền bối Bát tuần ngày nay hay không ?” Chúng ta tự hỏi, tức là tự trả lời rồi!
Bây giờ, người viết xin nhắc lại lời một Lão trượng Bát tuần trong chương chuyện này, đó là Luật sư Nguyễn Mạnh Tường. Vào năm 1991, lúc cụ chất vấn Chính trị Bộ ĐCS: “Các ông không đủ anh hùng tính để hy sinh Đảng của các ông cho Dân tộc và Đất nước hay sao?” thì cụ đã lên bậc Lão trượng 81 tuổi rồi (Cụ sinh năm 1910 và qua đời năm 1997)! Xin nhắc thêm lời của “Con ngựa shiến” trong phong trào Nhân văn - Giai phẩm là Lão thi sĩ Hoàng Cầm. Lúc cụ 86 tuổi, khi MC Trịnh Hội hỏi cụ có lời gì chia sẻ với thế hệ tương lai, thì cụ Bát tuần Hoàng Cầm nói: “Bất kể dù cái gì chăng nữa, các cháu thấy cái gì tốt cho Dân tộc thì các cháu cứ làm, cứ mạnh dạn mà làm…. Bây giờ chúng ta xin góp nhặt hết, từ Lời chất vấn của cụ Nguyễn Mạnh Tường, Lời chia sẻ với thế hệ tương lai của cụ Hoàng Cầm, cùng với những Lời tâm tình của bốn vị Bát tuần ở Paris, cụ Bùi Tín, cụ Trần Thanh Hiệp, cụ Hồ Minh Châu, cụ Võ Minh Trí, sau cùng đến những Lời khuyên nhủ của cụ Nguyễn Minh Cần ở Mạc Tư Khoa qua 3 quyển sách của cụ, tất cả những lời vàng ngọc đó, chúng ta là kẻ hậu sinh xin chân thành và kính cẩn tiếp nhận vì đó là Hào quang hướng dẫn Dân tộc trong giai đoạn chính trị vô cùng chông gai để “THÁO GỠ ĐẠI HỌA HCM”.
Nói đến Đại họa HCM và nền Thi ca tuyệt đẹp của Dân tộc, chúng ta không thể không nhắc đến Thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Nhà văn Mai Thảo, trong quyển Chân dung 15 nhà văn nhà thơ Việt Nam, đã xưng tụng ông: “Mọi người là thi sỹ. Riêng ông là thi bá. Sau Hiệp định Genève, Thi sĩ Vũ Hoàng Chương không ở lại miền Bắc mà lại vào Nam tìm tự do, thế là một tội! Đã nổi danh là “thi bá” mà không theo con đường phục vụ Bác Đảng như Tố Hữu hay Xuân Diệu, tội này lại nặng hơn, đáng chết! Và Đảng đã giết ông thật!
Tác giả Trần Dạ Từ viết (Trích quyển Quê hương bạn hữu tù đày, tr. 75): “Chỉ bằng một cái búng tay của Bạo lực, ngày 3-4-1976, công an VC vây bắt cả trăm văn nghệ sĩ miền Nam bỏ vào tù, mãi đến 10 ngày sau, họ mới nhớ đến thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Có nhiều nhà phê bình thường chê trách giới trí thức VN hèn. Có lẽ chúng ta nên xét lại, không nên viết như thế nữa! Bạn hiền ơi, đứng trước bầy thú dữ như cọp, beo, sư tử chực ăn thịt bạn mà bạn không có súng đạn, bạn không thể đứng lại l ý luận, bạn chỉ có nước chạy mà thôi, mà phải chạy vắt giò lên cổ! Các bạn hãy xem Đảng biểu dương bạo lực để vây bắt Vũ Hoàng Chương, một thi sĩ già, sức trói gà không chặc, mà lại đang bị bịnh ngồi dậy không nổi! Theo lời thuật của bà vợ thi sĩ, tác giả Trần Dạ Từ viết (tr.18 sđd): “Chúng đến, từ phía Sài Gòn. Bốn chiếc jeep đầy nhóc an ninh áo vàng mang súng ống như cho một cuộc hành quân lớn, ầm ầm vượt qua cầu Calmette, khu chợ Khánh Hội, phóng thẳng tới phường Cây Bàng và dừng lại trước con ngõ dẫn vào Gác Bút. Bọn an ninh Cộng sản, trên 20 đứa, tới tấp nhẩy xuống xe. Khoảnh khắc, cả phường Cây Bàng bị vây kín… Dân chúng chung quanh Gác Bút thất kinh. Có người hỏi, chúng trả lời: Phải huy động một lực lượng lớn lao thế này để tóm trọn ổ một bọn cướp (!) lợi hại.
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương bị bắt ngày 13-4-1976, chỉ vài ngày trước sinh nhật Lục tuần của ông (ông sinh ngày 5-5-1916), ông mất ngày 19-8 cùng năm. “Chúng bắt ông sau cùng. Và giết ông trước nhất”, Trần Dạ Từ đã viết như vậy. Những vần thơ khí tiết sau đây của thi sĩ VHC để lại cho Dân tộc, xin được xem như Lễ vật kính dâng lên Hồn thiêng Sông núi: “Trải bốn ngàn năm dựng nước nhà. Sông khoe hùng dũng núi nguy nga. Trả ta sông núi bao người trước. Gào thét đòi cho bọn chúng ta. Trả ta sông núi từng trang sử. Dân tộc còn nghe vọng thiết tha. Ngược vết thời gian cùng nhắn nhủ: Không đòi, ai trả núi sông ta”.
Ngày Đại đoàn viên của Dân tộc, theo ánh hào quang của Hồn thiêng Sông núi, sớm hay muộn, rồi cũng sẽ đến với Dân tộc. Chúng ta chỉ cần chờ đợi. Khoảnh khắc linh thiêng đó rồi cũng sẽ đến. Nữ sĩ Dương Thu Hương, bằng văn phong hào hùng và tuyệt tác, đã diễn tả giây phút đó ở trang 290 của quyển Au Zénith (Đỉnh cao chói lọi), quyển sách vừa xuất bản ở Paris ngày 19-1-2007. Ở trang 290 là tr. đẹp nhất của quyển sách, Dân tộc đọc được những dòng chữ thật đẹp:
Kể từ ngày mồng 2 tháng 9 năm Kỷ Dậu, trên đỉnh trời Hà Nội, luôn luôn treo lơ lửng một lưỡi gươm. Một lưỡi gươm khổng lồ, trong suốt. Người ta có thể nhìn rõ lưỡi gươm ấy vào những ngày thu, trời vắng mây, đặc biệt những ngày trời biếc xanh, xanh tinh lọc sau mưa bão hoặc sau khi cầu vòng hiển hiện. Lưỡi gươm ấy nhằm thẳng xuống cột cờ thành Hà Nội, chờ đợi khoảnh khắc định mệnh để rơi xuống, chặt đứt lá cờ đỏ sao vàng, kết thúc cái chế độ phản trắc và tàn bạo, tiêu diệt loài ngạ quỷ đã cắn cổ hút máu chính Dân tộc nuôi dưỡng nó.
Những dòng chữ của Dương Thu Hương ở tr. 290 đẹp như thế đó! Cũng sẽ thật đẹp ngày Đại đoàn viên của Dân tộc! Người viết vô cùng cảm tạ Nữ sĩ Dương Thu Hương và xin dùng những dòng chữ thật đẹp trên để kết luận cho chương “HCM, Chính trị gia tồi tệ”, cũng như cho quyển “Cuộc Chiến tranh của HCM đánh Dân tộc” này.
Sydney, Úc Đại Lợi
Mùa Bán biển Bán rừng 2010
Nhóm Tâm Việt Sydney