CUỘC CHIẾN TRANH, HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC – P49
CHƯƠNG 9
HỒ CHÍ MINH, KẺ ĐÃ ĐI HẾT BIỂN
Đảng đối phó với thuyền nhân
Trong vòng không đầy 2 năm, từ cuối năm 2003 đến giữa năm 2005, đúng hơn là khoảng 18 tháng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ đạo và sắp xếp, khi công khai lúc bí mật, ba sự việc sau đây:
1. Việc thứ nhất: Đưa cán bộ Trần Văn Thủy sang Mỹ công tác kiều vận và ông ta đã hoàn thành nhiệm vụ khi viết xong quyển Nếu đi hết biển do nhà xuất bản Thời Văn ấn hành với lời giới thiệu của Kevin Bowan ngày 21-11-2003. Quyển sách được đón nhận và không lâu sau đó được tái bản với lời giới thiệu của nhà văn Hoàng Khởi Phong viết thay nhà xuất bản vào tháng 10-2004.
2. Việc thứ hai: Công bố Nghị quyết số 36-NQ/TƯ về công tác đối với Người Việt Nam Ở nước ngoài ngày 26-3-2004. Thực chất đây là sách lược kiều vận nhằm đánh phá “Khúc ruột ngàn dặm” là những thuyền nhân mà 30 năm trước đã liều chết để tìm tự do, những người mà Bộ trưởng Ngoại giao vào thời đó là Nguyễn Cơ Thạch phỉ báng là “những phần tử bất mãn của chế độ cũ, những kẻ có nợ máu với nhân dân, những thành phần đĩ điếm, trốn tránh lao động…”. Sách lược gồm những vụ việc như: “Hỗ trợ việc ra báo viết, mở đài phát thanh, truyền hình ở ngoài nước. Xây dựng thư viện trên mạng Internet để phục vụ cho người Việt Nam sống xa Tổ quốc. Hỗ trợ kinh phí vận chuyển và đơn giản hóa thủ tục đối với việc gởi sách báo, văn hóa phẩm ra ngoài phục vụ cộng đồng.”
3. Việc thứ ba tồi tệ nhất: Làm áp lực với 2 nước Mã Lai và Nam Dương để họ phá bỏ các tấm bia tưởng niệm những thuyền nhân đã tử nạn trên đường vượt biên. Bia ở Bidong bị phá ngày 16-6-2005 và bia ở Galang bị đục khoét ngày 17-6-2005. Dòng chữ trên tấm bia Galang viết bằng tiếng Anh chuyển sang Việt ngữ như sau: “Tưởng nhớ hàng trăm ngàn người Việt Nam đã thiệt mạng trên đường tìm tự do (1975-1996). Dù họ đã chết vì đói, khát, bị hãm hiếp, bị kiệt sức hoặc vì một nguyên nhân nào khác, chúng ta cầu xin rằng họ bây giờ được bình yên vĩnh cửu. Sự hy sinh của họ không bao giờ bị quên lãng”.
Bia đã bị phá bỏ chỉ vì Đảng Cộng sản Việt Nam không muốn ghi lại TỘI ÁC LỚN NHẤT trong lịch sử nhân loại do mình gây ra: Tội ác đuổi dân đi để ăn cướp tài sản.
Ba sự việc, nhưng chỉ một sách lược, một ý đồ, tất cả đều do bàn tay lông lá của Đảng Cộng sản chuyên nghề cướp bóc, phá hoại và chém giết Dân tộc. Tuân hành chỉ thị của Đại hội Đảng lần thứ IX và hội nghị Ban Chấp hành T.Ư. lần thứ 7, Nghị quyết 36 được ban hành, bản chất là Sách lược kiều vận mà mục tiêu là lũng đoạn, thao túng cộng đồng người Việt hải ngoại để bóc lột tối đa trên 3 phương diện: về khả năng kinh tế, về trí tuệ tức chất xám, và về ảnh hưởng chính trị của chúng ta đối với quốc gia chúng ta định cư.
Hãy đọc kỹ một đoạn của Nghị quyết sau đây, ta mới thấy Đảng đã động viên toàn lực để đối phó với 3 triệu người Việt ở nước ngoài, cũng như ngày xưa, Đảng đã tung hết sức mạnh quân sự và tuyên truyền để đánh chiếm miền Nam cho kỳ được, không từ nan bất cứ hành động khủng bố tàn bạo hay luận điệu tuyên truyền xảo trá nào:
“Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và của toàn dân. Các tổ chức đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương, ở trong nước và ngoài nước và toàn dân ta cần coi đây là một nhiệm vụ quan trọng nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết Dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Đảng Cộng sản phản bội Tổ quốc ơi, đối phó với 3 triệu người Việt tỵ nạn chúng tôi ở khắp nơi trên thế giới, Đảng đâu có cần phải huy động toàn lực “Nhân dân và đoàn thể cả nước” như vậy! Nếu Đảng thật sự yêu nước và muốn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng hãy viết lại Nghị quyết trên, chỉ cần bỏ 10 chữ “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài…”, thay thế bằng 11 chữ “Công cuộc tranh đấu đòi lại Trường Sa và Hoàng Sa…”, và viết lại thành bài Hịch Cứu Quốc thật đẹp như sau: “Công cuộc tranh đấu đòi lại Trường Sa và Hoàng Sa là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và của toàn dân. Các tổ chức đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, và các đoàn thể nhân dân, các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương, ở trong nước và ngoài nước, và toàn dân ta cần coi đây là một nhiệm vụ quan trọng nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết Dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Việc đòi lại Trường Sa và Hoàng Sa là điều Dân tộc và Đất nước cần phải làm! Vậy mà Đảng không làm! Đảng chỉ “khôn nhà dại chợ, thượng đội hạ đạp”, cứ giỏi nghề đàn áp truy nã những sinh viên yêu nước ở Hà Nội và Sài Gòn chỉ vì họ đã biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm hải đảo của Việt Nam! Đảng thật tệ làm sao! Thảo nào nữ sĩ Dương Thu Hương đã viết bài “Là để ỉa vào mặt kẻ cầm quyền”.
Vào năm 1990, sử gia Cao Thế Dung cho ra đời tác phẩm nhan đề Cơn hồng thủy Biển Đông (Exodus Vietnam), với phụ đề “Ba ngàn triệu Mỹ kim với hãm hiếp, vàng và máu” để nói lên nội dung của quyển sách. Xin trích một đoạn trong chương Làm giàu trên thân xác phận người (tr. 15 sđd):
“Mười năm sau, thế giới vẫn còn bàng hoàng: Hỏa ngục Biển Đông là điều có thực, nhưng thế giới vẫn chưa biết rõ sự thực này: Ai là người giàu có nhờ Hỏa ngục Biển Đông? Mười lăm năm, kể từ đợt sóng tỵ nạn cuồn cuộn xô dạt về phía Nam, lênh đênh vô định trên biển cả sóng gió hãi hùng, cũng mười lăm năm ấy, tập thể lãnh đạo Cộng đảng Việt Nam đã thực hiện được một việc lạ lùng và thành công có một không hai trong lịch sử nhân loại: Vụ xuất cảng người từ các thuyền nhân vượt biển đến chương trình ra đi có trật tự ODP và vụ hồi hương con lai Amerasians (những đứa con cha Mỹ mẹ Việt). Họ trở nên giàu có cũng nhờ Hỏa ngục Biển Đông. Nhờ có Hỏa ngục Biển Đông nên mới có chương trình ODP; nhờ có ODP nên mới có chương trình hồi hương con Mỹ lai, vụ nào Cộng đảng khai thác cũng lời to”.
Buôn dân từ năm 1925
HCM thường nói con người là vốn quý. Nghe thì nghe vậy, nhưng xin đừng tưởng HCM quý trọng mạng người. Trong chiến tranh hay khi hết chiến tranh, lúc nào Dân tộc cũng là vốn để Bác và Đảng khai thác cho đầy túi tham. Là người châm ngòi, quạt gió, và chế dầu vào cho ngọn lửa chiến tranh Đông Dương cháy bùng lên, HCM đã phát biểu với Sainteny trước khi ký Tạm ước Modus Vivendi tháng 9-1946: “Nếu chúng tôi phải chiến đấu thì chúng tôi sẽ chiến đấu. Các ông sẽ giết 10 người của chúng tôi, nhưng chúng tôi sẽ giết được 1 người của các ông. Và cuối cùng chính các ông sẽ thấm mệt.”
HCM đã chủ trương thế chiến đấu hạ sách lấy 10 đổi 1 như vậy, và Võ Nguyên Giáp đã tuân theo đúng đường lối. “Ba mươi năm máu lửa - một cuộc chiến tàn sát thương binh”, đó là chủ đề sử gia Cao Thế Dung dẫn giải trong quyển sử thật dày đầy ấn chứng của ông. Chúng ta đã biết: “Trong chiến tranh hay khi hết chiến tranh, lúc nào Dân tộc cũng là vốn để Bác và Đảng khai thác cho đầy túi tham”. Thực vậy, ngay vừa mới bước vào “nghề làm Cộng sản” giữa thập niên 20, HCM đã biết nhà ái quốc Phan Bội Châu là vốn quý, đúng ra cụ là “vốn quý trọng đến vô giá”, Bác mới gạ bán cho Thực dân Pháp lấy một trăm ngàn đồng bạc Đông Dương (có tác giả viết “một trăm năm mươi ngàn”). Sau đó, Bác cũng đã bán cho Pháp những thanh niên yêu nước tốt nghiệp Trường Võ bị Hoàng Phố mà không “đoàn kết” với Bác. Xin dẫn giải: đó là những thanh niên có lý tưởng quốc gia, sau khi tốt nghiệp Trường Hoàng Phố mà không gia nhập đảng Cộng sản, Bác cùng Lâm Đức Thụ mới mật báo cho Pháp biết, làm cho tất cả đều bị Pháp đón bắt trên đường về nước khi vượt qua biên giới Việt Hoa. Vì thiếu sử liệu, nên không biết Bác bán những thanh niên yêu nước này bao nhiêu một người. Lục xét hết những ngõ ngách của lịch sử, mới tìm ra chân lý: vào lúc đó, HCM còn mang tên Nguyễn Ái Quốc và Lý Thụy và chưa về nước mà đã khởi sự “BUÔN DÂN” rồi! Chuyện “BÁN NƯỚC” sau đó tuần tự sẽ đến!
Khai thác tù nhân để làm giàu cho Đảng
Suốt dòng lịch sử bốn ngàn năm của Dân tộc, triều đại Cộng sản là chế độ tàn ác bắt giam người nhiều nhất. Nhắc lại lịch sử sau Hiệp định Genève chia đôi đất nước, gần một triệu đồng bào miền Bắc đã di cư vào Nam tìm tự do, những người ở lại cũng không được yên thân với “Bác và Đảng”. Bức tranh xã hội bi thảm ở miền Bắc do Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện tô vẽ như sau (Trích tác phẩm Hỏa Lò, tr. 200):
“Những người tự nguyện ở lại miền Bắc, ít nhiều đều có lòng tin ở cách mạng, coi cách mạng là chính nghĩa, hoan hô cách mạng, mà chính quyền lại gọi họ là ngụy quân, ngụy quyền? Họ ở lại theo lời kêu gọi của cách mạng không đi Nam. Đất nước đã hòa bình rồi, đâu bằng quê hương. Họ tin vào chính sách lưu dung, giữ “nguyên lương, nguyên chức” cho những người ở lại mà Hồ Chủ tịch đã công bố. Tại sao họ đã quy phục, sợ hãi, không dám có hành động, hoặc lời nói nào đả kích chế độ, thậm chí nhiều người còn phải nịnh bợ, tâng bốc, mà Đảng vẫn bắt bớ một cách triệt để đến thế? Tại sao lại phải tống giam cả đến anh lính trơn, anh dân vệ, anh cảnh sát giao thông, anh hộ phố, bác Lý, bác Phó ở thôn xóm? Một cuộc bỏ tù vĩ đại chưa từng có trong lịch sử!”
Một người tù già, lăn lóc qua hàng chục trại tù, gặp không biết cơ man nào là giáo dân, tu sĩ, linh mục, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà sư, phạm binh, phạm cán, đảng viên, không ai cho lão một câu trả lời thỏa đáng về việc bắt bớ vô cớ, tràn lan này. Cho tới khi gặp một tù nhân phản cách mạng chính hiệu, thắc mắc mới được người tù này am tường về “Bác và Đảng” giải đáp như sau:
“Rất dễ hiểu, rất dễ hiểu. Thứ nhất, về mặt kinh tế, tù nhân là một lực lượng khai hoang sản xuất có lời nhất. Anh bạn tính thử. Nuôi một người tù, tốn 5 hào một ngày, kể cả ăn, mặc, thuốc men. Toán đan là toán già ốm, lao động kém nhất, mỗi tù nhân cũng làm ra bình quân 2 đồng một ngày, gấp 4 lần nhà nước chi ra nuôi hắn. Các toán mộc, xẻ, rèn, lâm sản, bình quân 10 đồng một ngày, gấp 20 lần. Do đó, tù càng nhiều, càng tốt…”
Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện nhận xét rằng bắt tù càng nhiều càng có lợi về kinh tế. Về mặt chính trị, tác giả Nguyễn Hợp Minh nhận xét rằng bắt tù càng nhiều càng diệt trừ hậu họa (Trích Lịch sử giữ Nước của Dân tộc Việt Nam, tập VII tr. 91):
“Đa số trí thức Quân Dân Cán Chính kháng chiến Việt Nam phản đối quyết liệt việc chia cắt đất nước. Việt Minh Cộng sản đã dùng vũ lực, bắt giam, tù đày, và tàn sát thẳng tay các chiến hữu kháng Pháp bằng các tội danh tư sản, tiểu tư sản lừng khừng, mất lập trường vô sản, v.v... đồng thời triệt hạ quốc dân kháng Cộng để diệt trừ hậu họa”.
“Theo ước lượng chưa đầy đủ, sau 20-7-1954, có khoảng 28 vạn Quân, Dân, Cán, Chính kháng chiến bị Việt Minh Cộng sản bắt giam, tù đày và sát hại. Một số ít trốn thoát vào Nam vĩ tuyến sau 300 ngày, hạn chót, Pháp phải rút hết quân ra khỏi Bắc vĩ tuyến 17”.