mardi 25 octobre 2011

CUỘC CHIẾN TRANH, HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC - P04


Màng lưới công an khổng lồ phủ chụp Dân tộc
Ngay những ngày tháng khởi đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, sau bản Tuyên ngôn Độc lập, mối bận tâm của Hồ Chí Minh là đạo diễn và dàn dựng một màng lưới công an khổng lồ phủ chụp xuống Dân tộc từ Bắc chí Nam chuẩn bị cho việc thiết lập Chế độ Hộ khẩu và Công an Khu vực sau này. Những địa điểm chận bắt Việt gian và những người yêu nước khác chính kiến được đặt khắp nơi trên đất nước. Sau đây, xin đơn cử vài trường hợp.
Nguyễn Trân trên đường về thăm cha
Tác giả Nguyễn Trân, trong quyển Công và tội (trang 32) tường thuật việc bị chận bắt ở Quảng Ngãi như sau:
Tôi rời Huế ngày 14 tháng 8 (năm 1945), về Quảng Nam thăm thân phụ tôi. Tôi cùng 4 người nữa đi bộ đến Phú Nhơn, phủ lỵ Sơn Tịnh cách tỉnh thành Quảng Ngãi ba cây số, thì Tự vệ Việt Minh đón chúng tôi lại. Bốn người cùng đi với tôi được thả ra sau khi họ “cúng” hết số tiền họ có từ 40.000 đồng tới 80.000 đồng cho cách mạng.
Riêng Nguyễn Trân bị bắt, được giải đến người phụ trách tổng là Dương Hoàng. Dương Hoàng nhận ra Nguyễn Trân là người đã giúp đỡ y trong lúc y bị giam cầm ở Quảng Ngãi nên mới thả cho về.
Nữ sĩ Song Thu Phạm Thị Xuân Chi, một anh thư nước Việt
Ở Nam Bộ, hành trình tản cư của nữ sĩ Song Thu tức Phạm Thị Xuân Chi (người cháu nội trong gia đình nhà cách mạng Phạm Phú Thứ) được tác giả Phương Lan tường thuật như sau (Trích quyển Anh thư nước Việt, trang 235):
Mặc dầu là nhà cách mạng lão thành chỉ có một tấm lòng yêu nước cao độ, chống xâm lăng, nhưng nữ sĩ không đi vào chủ nghĩa tam, tứ, hay đảng phái nào cả. Vì vậy, bà gặp nhiều tra gạn khó khăn, khi đi qua trạm Thanh niên đóng giữ. Họ đòi giấy phép của Ủy ban Nhân dân Kháng chiến cho lệnh tản cư. Bà không có, vì không muốn cho ai biết danh tánh của bà. Mỗi lần bị chận xét, bà lấy ra một xấp giấy năm trăm, chuồi vào tay người thanh niên bảo: “Đấy, xin anh nhận bỏ vào Quỹ Cứu quốc giùm tôi, để gọi là chút đóng góp của người công dân phụ nữ vô danhThế là thoát… Khoát tay, người thanh niên bảo bà đi mau mau, sau khi thấy cọc bạc năm trăm cứu quốc. Trải qua mười mấy trạm từ Xuân Trường Thủ Đức lên đến Bình An, nào Lao Động đảng, nào Đông Dương đảng, Cứu Quốc đảng, mỗi trạm bà đều đánh nhân tâm cứu quốc cả cọc bạc.
Vì sao nữ sĩ Song Thu có bạc 500 đồng cả cọc như vậy để “đóng góp vào Quỹ Cứu quốc”, câu chuyện thật lý thú được tác giả Phương Lan tường thuật đầy đủ trong chương Song Thu Nữ Sĩ (trang 224 sđd). Vị thế của nữ sĩ hợp tác với Nhật, giữ vai tuồng quan trọng ở Bộ Tham mưu Nhật, được tác giả Phương Lan viết như sau:
“Hợp tác với Nhật là để nhờ Nhật giúp Việt Nam trả lại nền tự do Độc lập bị Pháp chiếm gần 100 năm, chớ bà đâu phải người đi làm mướn, lãnh lương của Nhật, nhẹ thể bà cũng như nhẹ thể quốc gia. Và trong thời kỳ đó, bà luôn luôn chờ sẵn, can thiệp, giúp đỡ những anh em đồng chí bị Pháp bắt giam. Nhờ thế bà đã cứu được gần 4-500 người.”
Sau khi Nhật đầu hàng, người Nhật muốn bà giữ tất cả số giấy bạc 500 đồng thay vì phải đốt bỏ, nhưng bà cương quyết không nhận. Tác giả Phương Lan thuật tiếp: “Cuối cùng, họ đành chịu thua can trường quá thanh cao của người phụ nữ cách mạng Việt Nam. Họ liền lấy ngay cái tép đựng giấy tờ của nữ sĩ, hốt một mớ giấy bạc nhét đầy vào, và một cây súng nhỏ bảo với bà: “Trong thời loạn cần những thứ nầy lắm, xin lão nữ sĩ nhận cho để tùy thân.”
Phương Lan thuật tiếp rằng về đến nhà, nữ sĩ tặng cây súng cho người thanh niên tiền phong, con của một vị Đốc Phủ. Tiền thì đúng như lời người Nhật bảo, bà nhờ đó mà thoát nhiều nguy hiểm, và giúp đỡ nuôi ăn được năm sáu chục người trên con đường tản cư về Bình An.
Học giả Nguyễn Hiến Lê trên đường tản cư 
Học giả Nguyễn Hiến Lê, trong chuyến tản cư từ Sài Gòn về Long Xuyên, có mang theo những sách tiếng Pháp về kỹ thuật đo đạc ruộng đất trong nghề của ông. Vào lúc đó, tiếng Pháp là ngôn ngữ quốc cấm. Lần đầu, học giả đến chợ Lái Thiêu thì gặp một nhân viên cũ cũng tản cư về đó và đang làm việc trong Ủy ban Hành chánh xã. Người nhân viên hiền lương tử tế đó tìm nhà cho học giả tá túc qua đêm, xin cho học giả Giấy phép Tản cư, và tìm cho một chiếc ghe xuôi về Mỹ Tho. Đến khi qua khỏi Đức Hòa một chút, ghe của học giả bị chận bắt. Một chị thanh nữ tiền phong, bắt gặp quyển sách dày về nghề Thủy lợi viết bằng tiếng Pháp, mở sách ra cầm ngược vì không biết chữ. Chị bắt và giải ông đến Ủy ban Hành chánh xã, thì may mắn thay, ông lại gặp một nhân viên cũ đã từng làm việc chung Sở Đạc điền dưới quyền ông. Anh nhân viên thứ hai nầy đứng ra bảo lãnh cho nên ông mới được thoát nạn. Thật may mắn cho nhà học giả Nguyễn Hiến Lê và cũng là đại hạnh cho Dân tộc. Đại hạnh cho Dân tộc vì trong những ngày tháng năm đẹp ở phương Nam sau đó, với công trình nghiên cứu thâm sâu và sức sáng tác phong phú lạ thường, nhà học giả Nguyễn Hiến Lê đã hoàn thành biết bao nhiêu là tác phẩm quý giá để tô điểm nền Văn học và học thuật Dân tộc.
Tâm sự ngậm ngùi của Bùi Diễm
Ở Bắc Việt, trong thời gian Hồ Chí Minh đi Pháp hội đàm ở Fontainebleau, thì chính quyền Việt Minh vừa tăng cường quân lực vừa tăng gia khủng bố các phần tử quốc gia. Tác giả Bùi Diễm viết như sau (quyển Gọng kìm lịch sử, trang 86):
Không một nhóm nào, một tổ chức nào, một đảng phái nào đứng ngoài mặt trận Việt Minh mà thoát khỏi. Tôi không dám ngủ ở một nơi nào hai đêm liền. Đi đâu thì cũng phải nhìn trước nhìn sau, canh chừng đủ mọi thứ, đủ mọi người và khẩu súng lục giắt ở sau lưng có lẽ là một thứ vật dụng được nghĩ tới ngày đêm. Ông Trương Tử Anh cũng sống như vậy. Vì Việt Minh thừa biết ông là đảng trưởng Đại Việt, nên ông bị truy lùng gắt gao, bởi vậy mà đêm nào ông cũng phải rút về những nơi an toàn.
Vào thời điểm đó, người đảng viên Đại Việt Bùi Diễm đã may mắn tránh thoát được lưới bủa chụp của Việt Minh, nhưng ông lại ngậm ngùi tâm sự (trang 91 sđd): “Người Việt Nam lúc này đang chiến đấu chống Pháp trong một cuộc chiến mà tôi vẫn khao khát được dịp đóng góp, nhưng Cộng sản đã ép tôi phải đứng ra ngoài và buộc tôi tìm đường trốn tránh. Họ đã tàn sát anh em bạn bè của tôi và giờ đây, đáng lẽ được cơ hội phục vụ, thì tôi phải lang thang, chịu đựng nghịch cảnh của một người đi tìm đường lẩn lút.