mardi 25 octobre 2011

CUỘC CHIẾN TRANH, HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC – P22


...
Theo Hòa thượng Thích Quảng Độ, thì những cây được trồng là bạch đàn, xà cừ, phi lao, và hợp tác xã dùng chúng làm củi đốt, nung gạch, hoặc làm nhà kho. Bàn về chính sách sai lầm trong việc trồng bạch đàn, xin mời quý bạn tham khảo bài viết của một chuyên gia hiếm hoi về môn Dân tộc thực vật học (ethno-botanique), ông Đinh Trọng Hiếu, chuyên gia nghiên cứu Trung tâm Quốc gia Khảo cứu Khoa học Paris và giảng sư Đại học Paris VII. Ông về nước nhiều lần, có dịp đi thực địa nhiều làng, có làng ở suốt hơn tháng, trải qua chiều sâu của 10 năm theo dõi, quan sát, nghe ngóng, và nhất là sống với những tầng lớp đồng bào bình dân. Ông đã nhận xét và viết như sau (Trích quyển Hồ Chí Minh, sự thật về thân thế và sự nghiệp, Tuyển tập nhiều tác giả, trang 219):
Tôi đã đứng trên nhiều quả đồi, nhìn Đất nước đổi thay như vậy, cảm động đến rơi nước mắt. Núi rừng bạt ngàn, trùng điệp vạn dặm, xanh tươi. Tôi cũng đã cúi nhìn từng gốc cây, xem xét từng thớ đất, và hỏi han rất nhiều người. Cảm động đến rơi nước mắt là vì các cụ, đồng bào đã mồ hôi nước mắt gia công vào chuyện trồng cây, mà trồng những 350.000 héc-ta san sát, chứ không ít. Nhưng hỡi ôi, lại trồng toàn bạch đàn! Phải nói rõ: rừng bạch đàn là một tai hại. Trồng cây cốt để tái tạo đồi trọc, tránh đất xói mòn, mà bạch đàn được trồng rễ vừa ít ăn sâu lan rộng, tán lại hẹp, lá không che mưa. Lá những loại bạch đàn được trồng, nếu không đủ chất cinéol để cất tinh dầu (dầu khuynh diệp) lại quá nhiều chất ấy để tạo mùn cho đất. Cho nên dưới tán bạch đàn cây con khác và cỏ không mọc được, rễ trơ và đất trơ. Lá dùng không được, gỗ cũng lại không dùng được: gỗ bạch đàn dễ vênh, đóng đồ đạc không ai ưa, làm nhà cũng vậy. Ca dao (mới) có câu: “Thứ nhất là gỗ vàng tâm. Thứ nhì gỗ nghiến, thứ năm... bạch đàn”.
Không có thứ ba, thứ tư gì cả, giáng ngay xuống hàng năm!... Bạch đàn trồng như vậy có dùng làm giấy được không? Cũng không nốt! Vì thớ gỗ quá ngắn. Chỉ còn dùng làm củi nếu không có thứ gỗ nào khác: khói bạch đàn dễ ám vào cơm! Hăng hái trồng cây theo lời dạy của cụ Hồ, trồng bạt ngàn bạch đàn, để có những cánh rừng mà nhà báo, nhà địa lý nọ kia đều khen ngợi, nhưng rồi không dùng được vào việc gì, và cũng không giữ được đất, lại chiếm một diện tích quá rộng, lỗi ấy tại ai? Có phải tại cụ Hồ không? Người ta đã đổ lỗi cho những nhà nông học Trung Quốc xúi trẻ ăn cứt gà, nên bây giờ bạch đàn cũ đã trồng từ mấy chục năm nay gọi chung là bạch đàn Trung Quốc, tạm không trồng nữa, nay trồng một loại cây cũng loại tăng trưởng mau, lá to, gọi là bạch đàn Úc, chưa biết sau này tốt xấu ra sao.”
Dùng hồng bỏ chuyên: thất bại trong việc trồng chuối
Trồng bạch đàn Úc, tức là khuynh diệp Úc, sau nầy xấu tốt ra sao chưa biết, nhưng kế hoạch trồng chuối ở những vùng đồi trọc ở Tây Bắc và Việt Bắc thì thất bại hoàn toàn. Đi tìm nguyên nhân của sự thất bại thì: “Nguyên nhân chẳng phải sâu đào. Thấy ngay thủ phạm: vàng sao lá cờ”(Thơ Nguyễn Chí Thiện)
Ngày nay ai cũng biết Hồ Chí Minh đã xây dựng một chế độ cai trị độc tài đảng trị dựa vào những đảng viên trung kiên xuất thân là bần cố nông thất học, còn hàng ngũ trí thức là mục tiêu hàng đầu bị đàn áp, thường xuyên bị hạ nhục và khủng bố. Về kế hoạch trồng chuối, tác giả Việt Thường trong quyển Chuyện thâm cung dưới triều đại Hồ Chí Minh(tr.194) kể lại câu chuyện như sau:
Về chuyên môn nông nghiệp thì dù là kỹ sư nông nghiệp nhưng vẫn phải xin ý kiến về mọi mặt của Hoàng Anh, Bí thư Trung ương Cộng đảng kiêm Phó thủ tướng Chính phủ. Nhân vật này xuất thân là dân nghèo thành thị, nghĩa là chẳng biết nghề nông cũng chẳng biết gì về công, thương hay thủ công nghiệp. Cho nên mới có chuyện Hoàng Anh đã triệu tập một cuộc họp toàn quốc (tức miền Bắc Việt Nam) về nông và lâm nghiệp, có đủ mặt chức sắc các tỉnh, thành, khu, các nhà khoa học về nông lâm học và đương nhiên có mặt kỹ sư nông học Nghiêm Xuân Yêm, lúc đó giữ chức Bộ trưởng nông nghiệp. Hoàng Anh phổ biến sáng kiến vĩ đại của ông ta là phủ kín các đồi núi hoang hóa vùng Tây Bắc và Việt Bắc bằng cách trồng chuối. Tiến sĩ lâm học Thái Văn Trừng (tác giả cuốn sách nổi tiếng Về hệ thảm thực vật ở Việt Nam) đã phát biểu ý kiến rằng cấu tạo bộ rễ của cây chuối không cho nó sống được trên đồi trọc ở Tây Bắc và Việt Bắc. Tất nhiên là kỹ sư nông nghiệp Nghiêm Xuân Yêm, giữ thái độ im lặng, có nghĩa là tuân lệnh của Hoàng Anh. Vì thế, Hoàng Anh đã nổi giận chỉ tay vào mặt Tiến sĩ Thái Văn Trừng mắng ở giữa hội nghị, đại ý: “Anh tưởng anh là ai mà làm nguội nhiệt huyết cách mạng dám làm dám nghĩ của đảng của giai cấp vô sản. Chỉ cần có đảng lãnh đạo thì cái gì cũng có thể làm được. Trí thức các anh chỉ là lũ hoang mang, giao động trước các trào lưu cách mạng.”
Sau đó, lệnh trồng chuối của Hoàng Anh được ban hành khắp các tỉnh, các ngành, các giới và đảng đã huy động tiền và nhân công đến các đồi trọc ấy để thi hành. Không kể tiền quyên góp bằng cách cưỡng bức, không kể biết bao dân công được huy động đi sưu, làm không công, cũng như cán bộ, công nhân viên và bộ đội, ngân sách nhà nước phải chi hàng trăm triệu vào cái sáng kiến quái gở đó của Hoàng Anh. Kết quả là chỉ sau 3 ngày đêm, toàn bộ chuối được trồng chết hết”.
Nếu ta biết vào thời gian đó, lương một Bác sĩ y khoa mới ra trường là 48 đồng một tháng và sau 2 năm mới tăng được 60 đồng, thì Hoàng Anh đã gây thiệt hại vô cùng to lớn cho công quỹ. Thế mà ông ta vẫn cứ là Bí thư Trung ương kiêm Phó thủ tướng, thôi làm công tác nông nghiệp mà được sang kiêm nhiệm Bộ trưởng bộ Tài chính! Còn Tiến sĩ Thái Văn Trừng, tuy lời đề nghị đúng trong phạm vi chuyên môn, nhưng đã bị mắng oan và sau đó, không được một lời tạ lỗi để an ủi.
Chuyện cây Cộng sản và Cỏ cụ Hồ
Cách trồng cây trong nông nghiệp và lâm học là như vậy, nếu trồng bạch đàn Trung Quốc không có lợi thì có thể đổi bằng bạch đàn của Úc, nhưng cách trồng người theo lời dạy của “Bác Hồ” còn bi thảm và tác hại khôn lường đến nền văn hóa đạo đức khó có cơ phục hồi. Nhắc lại thời điểm sau hội nghị Genève 20-7-1954, Hồ Chí Minh và bè đảng từ Việt Bắc kéo về Hà Nội để làm chủ nhân ông trọn cả miền Bắc từ sông Bến Hải trở ra. Họ tha hồ giết người, cướp của, bắt bớ tù đày gây biết bao tội ác và tệ nạn xã hội. Những cây người mà Hồ Chí Minh vừa trồng trên đất Việt được cụ Phan Khôi trong nhóm Nhân Văn dùng lối văn ẩn dụ để viết thành bài Cây Cộng sảntrong tập truyện Nắng chiều. Đáng lý ra, bây giờ chúng ta đã không biết một tý gì về bài Cây Cộng sản cụ Phan Khôi viết để châm biếm Đảng nếu không có một vị cứu tinh. Đó là Đoàn Giỏi, một cán bộ trong Nam tập kết, đã giả vờ viết bài đả kích cụ là phản động để phổ biến những nét đại cương của tác phẩm mà Đảng đã cấm không cho xuất bản. Bài đả kích cụ Phan Khôi của Đoàn Giỏi với tựa đề Tư rưởng phản động trong sáng tác của Phan Khôi nguyên văn như sau (chỉ xin trích phần phê bình về Cây Cộng sản), xin mời quí bạn thưởng thức văn phong của cụ Phan Khôi trộn lẫn với lối viết lách (vừa viết vừa lách) của Đoàn Giỏi:
Trở lại bài Cây Cộng sản, ngay câu đầu, Phan Khôi đã chỉ ngay vào Việt Bắc, quê hương cách mạng: ... có một thứ thực vật nữa cũng như sen Nhật Bản, ở xứ ta trước kia không có mà bây giờ có rất nhiều. Đâu thì tôi chưa thấy, chỉ thấy trong mấy tỉnh Việt Bắc không chỗ nào là không có.
Đầu tiên Phan Khôi thấy nó rải rác mấy nơi ở tỉnh Phú Thọ, và nhiều nhất là ở Thái Nguyên và Tuyên Quang. Nó mọc trên thị trấn bị ta phá hoại như rừng, ken kít nhau (ghi chú của tác giả: ý phá hoại dolịnh Tiêu thổ Kháng chiến của Hồ Chí Minh). Nơi gọi là Cỏ bù xít vì nó có mùi hôi như con bọ xít, nơi gọi là Cây cứt lợn, nơi gọi là Cây chó đẻ. Tên đều không nhã tí nào hết, thứ cây ấy những người có học không gọi bằng Cây cứt lợn dại, mà gọi bằng Cây Cộng sản. Phan Khôi bịa rằng trước kia nước ta không có cây này (cứt lợn dại), người Pháp mang đến trồng ở các đồn điền cà phê, cao su để che đất cho mát gốc.