mardi 25 octobre 2011

CUỘC CHIẾN TRANH, HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC – P56

 

CHƯƠNG 10

HỒ CHÍ MINH, CHÍNH TRỊ GIA TỒI TỆ

Chuyện HCM là Danh nhân Văn hóa thế giới?
Vở bi hài kịch có ba vai. Vai thứ nhất là đảng Cộng sản Việt Nam. Vai thứ hai là Cơ quan UNESCO của Liên Hiệp Quốc. Vai thứ ba cũng là vai chính là Cộng đồng Người Việt tỵ nạn khắp nơi trên thế giới, chính yếu là ở Pháp, và đại diện cho cả Dân tộc trên 80 triệu người. Vở kịch có hậu vì đã đem thắng lợi về cho Dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam thất bại vì Chủ tịch HCM không được Liên Hiệp Quốc tôn vinh là “Danh nhân Văn hóa thế giới”!
Màn thứ nhất: Do sự vận động của đảng CS ở Hà Nội, với sự tiếp tay của vài nước XHCN ở Đông Âu, vào tháng 11-1987 Cơ quan UNESCO của Liên Hiệp Quốc biểu quyết sẽ làm Lễ tưởng niệm và vinh danh HCM như một Nhà Văn hóa Thế giới nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của ông. Buổi lễ dự trù vào ngày 12-5-1990 tại trụ sở UNESCO của LHQ đặt tại số 7, Place de Fonteney, Paris, Pháp.
Màn thứ hai: Xuất hiện vai chính là Cộng đồng Người Việt tỵ nạn ở Paris. Ủy ban Tố cáo Tội ác HCM được thành lập ở Paris, là nơi đặt trụ sở của UNESCO. Tổng thơ k ý Ủy ban là Tiến sĩ Nguyễn Văn Trần. Ủy ban tích cực vận động người Việt và các báo Việt ngữ hải ngoại viết thư cho UNESCO vạch trần tội ác của HCM. Ở Pháp, nhóm Đường Mới gồm 10 học giả có uy tín (7 Việt, 2 Hoa Kỳ, và 1 Pháp) đã xuất bản và phát hành quyển HCM, sự thật về thân thế và sự nghiệp bằng ba thứ tiếng Việt, Pháp và Anh. Ở Úc Châu, nhà mô phạm và nhà báo Nguyễn Thuyên phát hành quyển Bộ mặt thật của HCM trước Tòa Đại sứ Việt Cộng tại Canberra đúng ngay ngày Quốc hận 30-4-1990 (Quyển sách là tổng kết loạt bài “Vạch mặt HCM” viết từ năm 1987 đăng trên tuần báo Chuông Sài Gòn). Những quyển sách đó đã góp phần rất lớn chứng minh HCM là tội đồ của Dân tộc. Giáo sư Lê Hữu Mục với tác phẩm HCM không phải là tác giả Ngục Trung Nhật K ý đã chứng minh HCM đạo văn của một người bạn tù.
Vào thời điểm đó, số thuyền nhân vượt biển tìm tự do đã lên đến con số chín trăm ngàn, không kể hàng trăm ngàn người tử nạn trên biển cả. Rồi Bức tường ô nhục Bá Linh sụp đổ: Tường nhân Đông Đức theo gương Thuyền nhân Việt Nam đổ xô tìm tự do ở phương Tây.
Cơ quan UNESCO, với tân Giám đốc là Frederico Mayor người Tây Ban Nha, cứu xét những sự việc kể trên và quyết định hủy bỏ việc đề cử HCM vào “Danh sách Danh nhân Văn hóa Thế giới”. UNESCO chỉ thuận cho đảng Cộng sản thuê một phòng tại trụ sở để trình diễn văn nghệ với điều kiện buổi trình diễn KHÔNG ĐƯỢC TREO HÌNH HỒ CHÍ MINH và không được tuyên truyền rằng HCM đã được UNESCO nhìn nhận là Danh nhân Văn hóa Thế giới.
Màn thứ ba: Đến đây xuất hiện kỹ sư Phương Nam Đỗ Nam Hải, một khuôn mặt trẻ kiệt xuất tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Trong bài Viết về Chủ tịch HCM (Quyển Hãy trưng cầu dân ý, bài viết năm 2001, sách xuất bản năm 2005, tr. 177), tác giả Phương Nam đã lật tẩy bộ mặt dối trá của đảng Cộng sản. HCM không được Liên Hiệp Quốc vinh danh gì cả, cả thế giới đều biết như vậy. Thế nhưng Đảng vẫn viết tài liệu giáo khoa dối trá, dạy cho học sinh lớp 7 rằng vào năm 1990, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Hồ Chủ tịch, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc, tức UNESCO, đã ra một nghị quyết công nhận ông là Danh nhân Văn hóa Thế giới! Phương Nam dẫn chứng rằng trong tài liệu Giáo dục công dân dạy học sinh lớp 7 (Nhà Xuất bản Giáo Dục năm 1997, tr. 53) có một bài đọc thêm nhan đề Tinh hoa của Dân tộc Việt Nam góp phần vào Tinh hoa Thế giới, trong có đoạn: “Chủ tịch HCM là một hiện tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một Dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng cho nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các Dân tộc vì hòa bình, dân chủ, và tiến bộTrích Nghị quyết UNESCO, sách đã dẫn
Sách giáo khoa dạy học sinh lớp 7 mà đã láo lếu như vậy, cho đến Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên cũng lếu láo nói không thành có! Ông nguyên là Chủ tịch Ủy ban UNESCO Việt Nam, vào tháng 5 năm 2000, cũng viết bài ca ngợi Chủ tịch HCM là Danh nhân Văn hóa của Nhân loại! Đảng Cộng sản không muốn cho Dân tộc biết sự thật HCM không hề được UNESCO của Liên Hiệp Quốc công nhận là Danh nhân Văn hóa Thế giới. Sự thật đó là điều cấm kỵ! Tại sao? Phải chăng Đảng đã xô Dân tộc xuống giếng sâu, và Đảng chỉ muốn Dân tộc cứ ở mãi dưới đáy giếng, để khi nhìn lên chỉ thấy mảnh trời huyền thoại đẹp về HCM mà thôi!
Đảng tìm cách bảo vệ thần tượng của mình
Ướp xác xây lăng cho HCM chưa đủ, Đảng còn tìm cách bảo vệ thần tượng của mình. Đến bây giờ là Mùa Bịt miệng 2007, khi đám “Mây mù thế kỷ” bị trận bão Chân lý Lịch sử thổi bay đi, lá bài HCM đã bị lật tẩy. Từ địa vị Cha già Dân tộc, ông bỗng rớt xuống thành nhân vật phản quốc, gian xảo, độc ác, đểu cáng, và khát máu nhất từ cổ chí kim, đã đánh phá giết hại Dân tộc tan tành và làm cho Đất nước nghèo, nghèo, nghèo!Nghèo, nghèo, nghèo” xin lặp lại, đó là lối viết như nói chuyện của Nguyễn Văn Trấn, người đã từng tập kết ra Bắc theo HCM, đến khi về Nam đã mở mắt và đã than “nghèo”như vậy (Trong quyển Viết cho mẹ & Quốc hội). HCM là tội đồ của Dân tộc Việt Nam, phạm đủ thứ tội, nhưng làm đất nước nghèo chỉ là quản l ý yếu kém về kinh tế và không bài trừ được tham nhũng vì để cho đảng viên lộng hành, Tội lớn nhất của ông là TỘI PHẢN QUỐC BÁN NƯỚC CHO NGOẠI BANG!
Khi chế độ Liên Xô sụp đổ, các kho lưu trữ tài liệu tuyệt mật về Quốc tế Cộng sản ở nước Nga được mở cửa cho công chúng vào tham khảo. Trong tác phẩm Mây mù thế kỷ, tác giả Bùi Tín đã viết về sự nghiên cứu và phát giác của bà Quinn-Judge, người mà ông thân mật gọi là “Chị Ba Sophia” (tr. 135): “Bạn tôi ở Mát-xcơ-va cho biết, sau khi bà Quin-Giớt (Quinn-Judge) tiết lộ tài liệu lưu trữ về quan hệ vợ chồng giữa ông HCM và bà Nguyễn Thị Minh Khai, đã có một số nhà nghiên cứu (hoặc an ninh mật đội lốt nhà nghiên cứu?) từ Việt Nam sang đến kho lưu trữ để tìm cách lấy đi (lén bỏ vào túi?) hoặc mua (với giá cao bằng đô la) một số tài liệu nhạy cảm nhất.
Trong lá thư viết từ Paris gởi cho Bán Tuần báo Việt Luận (số ra ngày 23-5-2008), thông tín viên Nguyễn Thị Cỏ May, trong mục Paris có gì lạ không em, cũng như Bùi Tín, đã viết về quái chiêu “thủ tiêu tài liệu” của đảng Cộng sản như sau: “Trong một chương trình phát thanh thường lệ, đài phát thanh quốc tế Pháp RFI có loan tin Trung tâm Văn khố Mạc Tư Khoa hỏi xin bà Quinn-Judge một phóng ảnh bản tài liệu về HCM mà bà đã tìm được trong văn khố vì khi nhân viên sắp xếp lại thấy mất bản văn ấy. Trung tâm nhớ lại, sau khi bà Quinn-Judge rời khỏi trung tâm, chỉ có một phái đoàn Hà Nội, gồm nhiều công an, đến trung tâm xin vào tham khảo tài liệu.
Chúng ta cũng như Bùi Tín và Cỏ May có thể tin được phái đoàn Hà Nội (gồm nhiều công an!) là thủ phạm ăn cắp tài liệu ở Văn khố Nga như bản tin RFI loan tải. Việc nầy không mới mẻ gì, vo tròn bóp méo lịch sử còn được, huống gì ăn cắp tài liệu để phi tang! Chủ tịch HCM gian xảo thì làm sao thành lập đảng Cộng sản lương thiện cho được! Chủ (tịch) nào, Đảng nấy mà! Theo tác giả Bùi Tín thì sau đó “một cán bộ quản thủ Văn khố lâu năm là Vladimir Chernous bị sa thải vì tham nhũng”và Văn khố được củng cố và tạm thời đình chỉ việc cho người nước ngoài vào khai thác tài liệu.
Để ôn cố tri tân: chuyện Ông Tô Hiến Thành
Như một thí sinh bị đánh rớt vì học lực kém cỏi, HCM không được vinh danh là Danh nhân Văn hóa Thế giới vì ông nào có sự nghiệp gì trong phạm vi văn hóa đâu để được bình bầu. Dù đảng Cộng sản cố gắng tô hồng chuốc lục cho ông, ông vẫn bị loại, ông bị đánh rớt về mặt văn hóa. Bây giờ, ta thử tìm hiểu xem trong địa hạt chính trị, HCM được đánh giá cao hay thấp. Ông có phải là chính trị gia tài ba hay không? Muốn vậy, ta phải xem xét cách dùng người của ông. Có một chuyện cổ rất lý thú về phép dùng người truyền tụng từ đời nhà Lý và được ghi chép lại trong quyển Quốc văn Giáo khoa thư lớp Sơ đẳng trường Tiểu học ngày xưa, tức là Lớp Ba trường Cấp một bây giờ. Đó là chuyện Ông Tô Hiến Thành.Câu chuyện xưa để ôn cố tri tân như sau (tr. 75 sđd):
“Ông làm quan về cuối đời nhà Lý. Tính người trầm trọng, cẩn thận, tài kiêm văn võ. Làm tướng đi đánh giặc, thì thương yêu sĩ tốt, bênh vực dân sự, đánh đâu được đấy, quân giặc nghe tiếng đều phải kinh sợ. Làm quan, thì lo sửa sang việc chính trị, mở mang sự học hành, trừ bỏ những kẻ gian nịnh. Bao giờ ông cũng quên mình mà lo việc nước”.
“Khi vua mất, ông làm phụ chính giúp tự quân hãy còn thơ ấu. Bấy giờ có một bà Thái hậu muốn bỏ tự quân mà lập con mình, cho người đem vàng bạc đút lót cho ông. Ông nhất định không nghe, cứ một niềm giữ lòng trung thành, hết sức giúp ấu chúa, theo lời dặn của tiên quân”.
“Đến khi ông bệnh nặng, có người Võ Tán Đường đêm ngày chầu chực hầu hạ, có ý muốn ông cử mình lên thay. Nhưng đến khi bà Hoàng Thái hậu đến thăm, hỏi ai có thể thay được ông. Ông cử quan đại phu Trần Trung Tá. Bà Thái hậu ngạc nhiên hỏi sao ông không cử Võ Tán Đường? Ông tâu rằng: “Nếu ngài hỏi người hầu hạ, thì tôi xin cử Võ Tán Đường, nhưng hỏi người giúp nước, thì xin cử Trần Trung Tá”.
“Ông trung thành như thế, và lại tài giỏi hơn người, cho nên đời sau ai cũng kính phục và thường ví ông với ông Gia Cát Lượng bên Tàu”.
Chuyện Trần Quốc Hoàn và Nguyễn Mạnh Tường
Câu chuyện xưa trên đây xảy ra dưới triều vua Lý Cao Tông (1176–1210), mãi cho đến năm 1945 khi HCM và phe đảng của ông cướp chính quyền ở Hà Nội, thì trên 700 năm dài đã trôi qua. Đọc chuyện xưa để biết phép dùng người thật vô cùng quan trọng, nhất là khi liên quan đến quốc sự và việc trị nước. Nếu ông Tô Hiến Thành được người đời truyền tụng và ví ông như vị quân sư tài ba đời Tam Quốc là Khổng Minh Gia Cát Lượng, thì đời nay, qua cách dùng người của HCM, chúng ta chỉ có thể gọi ông là Con vẹt của Stalin mà thôi. HCM đã xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam theo khuôn mẫu Liên Xô và điều hành Đảng để đánh Dân tộc vô cùng khắc nghiệt. Trong cuộc chiến tranh bẩn thỉu đó, Dân tộc đã đại bại dưới tay HCM, trên khắp các mặt trận, nhất là trên mặt trận văn hoá.
HCM đã từng đến Liên Xô và Trung Quốc nhiều lần. Đi ngang qua đất Tàu, Bác Hồ nhà ta gặp Mao Trạch Đông và nghe Bác Mao nói “Trí thức không bằng cục phân” thì Bác Hồ mừng rỡ như bắt được vàng, bèn lấy bỏ vào “Cẩm nang Kách mệnh” mang về nước. Đến khi thực thi Đấu tranh Giai cấp trong biến cố Xô viết Nghệ Tĩnh và trong chiến dịch CCRĐ, tư tưởng “Trí thức không bằng cục phân” thật vô cùng tiện dụng vì Trí thức là giai cấp hàng đầu HCM phải triệt hạ như trong khẩu hiệu “Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”. Trong việc tổ chức Đảng và Nhà Nước, Bác Hồ lại càng áp dụng thật nhuần nhuyễn tư tưởng của Bác Mao xem Trí thức không bằng cục phân. Chuyện Trần Quốc Hoàn và Nguyễn Mạnh Tường là một dẫn chứng hùng hồn.
Trần Quốc Hoàn tên thật là Nguyễn Trọng Cảnh, thường được gọi là “Cảnh Con”, chỉ học đến lớp “Préparatoire” (“Lớp Dự bị” tức là Lớp hai trường Cấp một bây giờ) thì bị đuổi học vì hạnh kiểm xấu. Trong quyển Đêm giữa ban ngày, tác giả Vũ Thư Hiên viết (tr. 598): “Từ đó, Cảnh Con lêu lỏng như một con mèo hoang, nhà nào sơ hở là nó lẻn vào, cuỗm của họ từ cái quần lót cho tới cái nồi đồng. Bị bắt, bị đánh, năm ngày ba trận, nhưng nó vẫn chứng nào tật nấy, càng ngày càng lì, càng trở nên bất trị”. Cho nên Cảnh Con trở thành gánh nặng cho gia đình và thôn xóm, không còn ai có thể chịu nổi nữa. Đến khi có người mộ phu sang Lào, viên thôn trưởng “liền hớn hở giao ngay thằng ăn cắp oắt con cho họ”.
Rồi Cảnh Con trở thành phu đãi vàng ở Lào. Sau một thời gian, Cảnh Con trốn khỏi đất Lào về Hải Dương đi theo một đám cướp. Vì nhát gan nên bị chúng đuổi, Cảnh Con mới bò về Hà Nội, nhập vào đám móc túi, giật dọc, rồi lại xin nhập vào đám tiểu yêu cầm cờ đám ma, dưới trướng một tên anh chị ở phố Hàng Chợ Gạo. Cầm cờ đám ma cũng bữa đói bữa no, vì không phải ngày nào cũng có đám ma nhà giàu đủ tiền trả công, mà lại còn phải tranh giành với băng chợ Đồng Xuân và những băng khác. Sau cùng, Cảnh Con xin được chân sắp chữ ở nhà in Tân Dân. Nhưng chứng nào tật nấy, gặp lúc hợp kim antimoine dùng để đúc chữ chì lên giá, Cảnh Con liền ăn cắp chữ in đem bán. Ăn cắp một ký lô chữ in bán được 6 đồng còn cầm cờ đám ma thì phải 20 đến 30 đám mới được. Rồi Cảnh Con bị bắt quả tang trong lúc trên vai còn mang cả bị chữ in.
Phần tiểu sử thời thơ ấu của Trần Quốc Hoàn là do Nguyễn Tạo thuật lại, ông từng là Phó Tổng giám đốc Nha Công an, thời ông Lê Giản là Tổng giám đốc. Tác giả Vũ Thư Hiên chép lại cùng với lời thuật của cha ông thành Chương 34 trong đại tác phẩm Đêm giữa ban ngày (từ tr. 591 đến 609). Vũ Thư Hiên viết tiếp: “Không biết được ai mách giúp bảo dùm mà thằng ăn cắp chữ in liền khai với Sở Liêm phóng rằng hắn là nhà ái quốc, chữ in hắn lấy là để cho các tổ chức cách mạng in báo, in truyền đơn… Thế mà hắn được đưa sang bên chánh trị, mới lạ”.
Trong nhà tù Sơn La, Trần Quốc Hoàn được Lê Đức Thọ móc nối và gia nhập Đảng năm 1934, Trường Chinh tán thành. Người mà nhân cách như vậy lại được HCM cất nhấc lên làm Bộ trưởng Công an, và đã nắm Bộ Công an trong 27 năm dài, từ 1953 đến 1980. Vũ Thư Hiên thuật rằng đến khoảng đầu những năm 60, Trần Quốc Hoàn bỗng nổi bật lên như một tên Mao-ít cuồng nhiệt, một hung thần xã hội chủ nghĩa. Hoàn được gán cho biệt hiệu “Béria của Việt Nam” (Ghi chú: Béria là trùm mật vụ KGB của Stalin).
Cha của Vũ Thư Hiên là ông Vũ Đình Huỳnh, đã ngồi tù chung với Trần Quốc Hoàn ở Sơn La, đã có nhận xét (tr. 593 sđd): “Béria dù sao cũng còn là một hạ sĩ quan trong quân đội Nga Hoàng, còn có học đôi chút, chứ Trần Quốc Hoàn thì hoàn toàn vô học. Hồi Sơn La anh em tù nhận xét hắn tham ăn tục uống, đã thế lại có tính tắt mắt… Hắn tiểu nhân, mà đó là một tư chất đáng sợ. Hắn chấp nhặt lắm đấy. Và không từ việc gì không dám làm.”
Nhân sự Bộ Công an của HCM khởi đầu như thế đấy, cho nên từ ngày Trần Quốc Hoàn lên làm Bộ trưởng thì trên miền Bắc không có mấy gia đình không có người thân trong gia tộc ở tù. Viên phụ tá đắc lực của Trần Quốc Hoàn, dưới nét phác họa của Vũ Thư Hiên (tr. 596 sđd): “Thứ trưởng Lê Quốc Thân được người ta biết đến như một tên bất nhân. Trần Quốc Hoàn còn học được vài đường đạo đức giả ở đàn anh Lê Đức Thọ, chứ Lê Quốc Thân ngu độn chỉ biết kêu gọi dùng bàn tay sắt. Được Đảng tâng bốc là thanh kiếm và lá chắn chiến đấu vì sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, ngành công an Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Trần Quốc Hoàn và Lê Quốc Thân nhanh chóng trở thành một đạo kiêu binh. Đến nỗi những cán bộ công an có công tâm phải thốt lên “Cái sự coi mỗi công dân là một tù nhân dự khuyết mở đầu cho một thời đại khốn nạn. Rồi đây chúng ta sẽ phải trả giá cho sự thất nhân tâm này.” (Vũ Thư Hiên chú thích: “Kiếm và Mộc” là biểu tượng của ngành công an Liên Xô).
Trong khi đó, một người thật yêu nước và thật trí thức là Nguyễn Mạnh Tường thì lại bị chế độ trù dập. Xin nhắc lại, Nguyễn Mạnh Tường đậu tú tài năm 16 tuổi ở Hà Nội và sang Pháp du học ở đại học Montpellier. Năm 1932, lúc 22 tuổi, ông đậu một lượt hai bằng Tiến sĩ Luật và Tiến sĩ Văn chương. Luận án Luật của ông được Chánh chủ khảo phê thật đẹp như sau (Trích bài Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã qua đời của Võ Văn Ái viết ở Paris năm 1997): “Luận án của NMT là một kiệt tác luật, hơn thế nữa nó là một kiệt tác luật và văn chương. Ông thành công trong hai phân khoa của Viện Đại học Montpellier. Tiến sĩ Luật năm 22 tuổi, ông cũng sắp trở thành Tiến sĩ Văn chương, đó thật là một kỷ lục, vì ở Pháp chưa ai đậu Tiến sĩ Văn chương năm 22 tuổi. Ông làm cho toàn thể trường Luật hãnh diện.
Chúng tôi cấp cho ông hạng cao nhất của chúng tôi: Ưu hạng với lời khen ngợi của Giám khảo
Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường tham gia cuộc Kháng chiến Chống Pháp. Thời gian sau chiến thắng Điện Biên Phủ, chính phủ HCM về tiếp quản Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường đạt tới đỉnh cao danh vọng, ông được giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Khoa trưởng Đại học Luật khoa, Thủ lãnh Luật sư đoàn, Phó Khoa trưởng Đại học Sư phạm, v.v… Đến Đợt Sửa sai sau cuộc CCRĐ, với tinh thần thượng tôn pháp luật và tánh trung ngôn bản thiện, ông đã viết một bài phê bình thật dài “Qua những sai lầm trong Cải cách Ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo” (Trăm hoa đua nở trên đất Bắc, tác giả Mạc Định Hoàng Văn Chí, tr. 404-432). Bài phê bình của ông đọc trong cuộc họp của Mặt trận Tổ quốc tại Hà Nội ngày 10-10-1956 nhắm vào “xây dựng quan điểm lãnh đạo” đã gây tác dụng “đàn khẩy tai trâu, sóng chao đầu vịt” như dân gian thường nói. Bởi lẽ “lãnh đạo” thuộc phạm vi độc tài độc tôn của HCM và của Đảng, nên bài viết đầy tâm huyết đó không xây dựng được gì cả mà chỉ làm cho tác giả bị đấu tố tất cả ba lần, bị truất hết các chức vụ, và bị trù dập suốt quãng đời còn lại.
Không còn được dạy ở Đại học, trong chế độ hộ khẩu tem phiếu khắc nghiệt của HCM, những ngày còn lại của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường là nghèo, nghèo, nghèo và đói, đói, và đói. Ông phải đem bán những khăn trải bàn, bán những dĩa nhạc Tây Phương ông đã sưu tầm, và nhất là cân ký lô bộ sách luật quý giá bán làm giấy gói hàng. Con người tài hoa có bằng Tiến sĩ Văn chương Pháp ấy muốn mở lớp riêng dạy tiếng Pháp tại nhà, tất cả phụ huynh với tâm ý“chọn mặt gởi vàng” đều ao ước gởi con em mình đến học. Nhưng khốn thay, công an của Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn đến từng nhà của các phụ huynh đó hăm doạ và ngăn cấm, nên lớp học không có học trò! (Trích Việt Nam cần đổi mới thật sự, tác giả Tiến sĩ Kinh tế Võ Nhơn Trí, tr. 138). Câu chuyện thêm phần bi thảm: Tiến sĩ Tường có nuôi một con chó, nó rất mến chủ, nhưng vì nhà không có thức ăn, nên chó đành phải bỏ đi, mắt rướm lệ quay nhìn chủ nhân cũng bị đói như mình!
Trong quyển Bên gòng sông Hát, quyển lịch sử 10 đời của dòng họ Nguyễn làng Kim Bài, tác giả Tiến sĩ Nguyễn Triệu Đan đã viết vài hàng thật đẹp về “Nghề Làm Thầy” ở nước ta ngày xưa (tr. 268 sđd): “Vùng quê tôi nhiều làng có trường học, ít thì một cái, nhiều như Kim Bài thì ba bốn cái. Thầy giáo có thể là quan chức hồi hưu, nhà nho khoa bảng hay người không có bằng cũng được. (Xin chú thích: vì “học tài thi phận” cho nên có người thi mãi không đậu tuy học rất giỏi, xứng đáng được làm thầy). Thể lệ rộng rãi cho phép cả người thi đỗ song vì phản đối chính sách của triều đình, nên không chịu ra làm quan, hoặc người làm quan phạm lỗi bị cách chức, cũng có thể ngồi dạy học.”
Tiến sĩ Nguyễn Triệu Đan viết tiếp về Nghề Làm Thầy: “Hồi đó, chẳng mấy khi trò phải trả tiền học. Thường chỉ biếu thầy con gà, thúng gạo, nải chuối vào những dịp tết nhất là đủ. Tổ nhà tôi được cái may là có của cải ruộng nương nên không phải sống bằng nghề dạy học. Mở trường để có việc làm cho vui và vì theo truyền thống Khổng giáo thì giáo hóa bọn hậu sinh là bổn phận của nhà nho.”
Đọc chuyện xưa để suy chuyện thời Dân chủ Cộng hòa của HCM. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường, sau khi bị truất hết các chức Khoa trưởng, Phó khoa trưởng v.v…, ông muốn lui về “Nghề Làm Thầy” theo truyền thống ở nước ta ngày xưa cũng không được với HCM và Trần Quốc Hoàn! Trong cảnh nghèo đói cùng cực của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường, vang vọng “danh ngôn” của các Lãnh tụ từ Nga Hoa dội về qua vai trò “Con vẹt HCM” (thật sự đó chỉ là những “ranh ngôn”!). Lenin nói: “Ai không làm thì không ăn”. Lời Lenin chưa được hay, Stalin chỉnh lại và nói: “Ai không đầu hàng thì không ăn”. Xin nhắc lại Bác Hồ đã từng nói: “Ai đó thì có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông thì không thể nào sai được”. Bởi thế cho nên câu nói của Bác Xít “Ai không đầu hàng thì không ăn” và câu của Bác Mao “Trí thức không bằng cục phân”, cả hai “ranh ngôn” đó được Bác Hồ áp dụng thật nhuần nhuyễn để “đào trốc” nhà đại trí thức yêu nước mà bất hạnh Nguyễn Mạnh Tường.
Bác là người ưa thích bí danh, ẩn danh, nặc danh, mạo danh… và chính Bác cũng thú nhận như vậy, thiết nghĩ, nếu tặng cho Bác thêm hỗn danh “Hồ Xít Mao” thì thật không quá đáng! Và cũng rất thích đáng! Tác giả Ngô Nhân Dụng trong bài Chính là Bác Mao có trích hai câu thơ của Chế Lan Viên ca ngợi Mao Chủ tịch, nhân đây người viết cũng xin phép được ghi lại hai câu thơ đó với lời tri ân tác giả Ngô Nhân Dụng đã có công sưu tầm: “Bác Mao không ở đâu xa. Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao”.
Chuyện Trí thức của Dân tộc dưới chế độ “Hồ Xít Mao” buồn thảm như vậy, chẳng qua là vì Bác quá vong bản, chỉ theo các bác Mác - Lê - Xít - Mao mà thôi, chớ không học bài học Lịch sử nước nhà. Với học vị Lưỡng khoa Tiến sĩ như Nguyễn Mạnh Tường, và với tánh trung ngôn bản thiện, giá gặp thời minh quân thịnh trị thuở xưa, ông hẳn là một vị quan thanh liêm giúp vua cầm việc nước. Với bài phê bình về CCRĐ, ông làm đúng chức năng của một quan Ngự sử thời xưa can gián nhà vua mỗi khi vua làm điều trái đạo. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường không phạm tội gì cả! Tội là tội của HCM đã sát hại mấy trăm ngàn người trong cuộc CCRĐ long trời lở đất (không sử gia nào có thể ghi lại con số nạn nhân cho chính xác!). Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, trái lại, có công rất lớn trong cố gắng xây dựng một chế độ dân chủ pháp trị. Nhưng ông chỉ hoài công! HCM nào có đếm xỉa gì đến dân chủ pháp trị đâu. Chế độ DCCH do HCM xây dựng bằng bạo lực của mã tấu, lưỡi lê, và súng đạn và bằng vô vàn xảo trá, lừa lọc, mỵ dân. Vì dối trá mỵ dân nên HCM chỉ dùng những văn nô như Tố Hữu hay Xuân Diệu để ca ngợi chế độ và ca tụng mình. Vì xử dụng bạo lực để cai trị nên HCM chỉ dùng những kẻ vô lại độc ác, giỏi nghề chém giết cướp bóc như Trần Quốc Hoàn và Lê Quốc Thân trong Bộ Công an.