mardi 25 octobre 2011

CUỘC CHIẾN TRANH, HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC – P11


CHƯƠNG 3
HỒ CHÍ MINH, KẺ MANG TÊN GIẢ

Phép thất thập nhị huyền công
Trong kho tàng truyện Tàu, Tây Du ký là bộ truyện thật phổ thông, ở Việt Nam hầu như ai cũng có đọc. Truyện kể thầy Tam Tạng cùng ba người đồ đệ là Tôn Hành Giả, Trư Bát Giái, và Sa Tăng hành hương đến miền đất Phật gọi là Tây Trúc để thỉnh kinh Phật đem về Trung Quốc. Đường đi thiên ma bách chiết, lại thêm tiếng đồn thịt thầy Tam Tạng là một món thuốc trường sinh vô cùng quí giá, ai ăn được sẽ sống lâu ngàn tuổi, cho nên ma quỉ yêu tinh trên đường thầy đi thỉnh kinh đều muốn đón bắt để ăn thịt. Vì thế cho nên ba người đồ đệ vừa phải lo phụng dưỡng thầy lúc đi đường, vừa phải lo đánh đỡ chống trả với bọn yêu tinh để bảo vệ thầy mình.
Trong ba người đệ tử của thầy Tam Tạng có Tôn Hành Giả, pháp danh Ngộ Không, là tài ba hơn cả. Với phép biến hóa thất thập nhị huyền công, Tôn Hành Giả khi thì biến thành con ruồi xanh bay vào động yêu tinh để thám thính xem chúng bắt giam thầy mình ở đâu để giải cứu, khi thì biến thành chính thầy mình để dối gạt lũ yêu tinh, khi thì biến thành thức ăn như trái cây để yêu tinh ăn vào bụng, và khi đã vào trong bụng của yêu tinh thì lại biến thành Tôn Hành Giả tí hon cầm thiết bảng vung múa đánh đập vào tim gan tì phế thận của yêu tinh để bắt chúng thả thầy mình ra. Với nhiều phép mầu như vậy, cho nên Tôn Hành Giả cùng hai sư đệ Trư Bát Giái và Sa Tăng đã hoàn thành sứ mạng đưa sư phụ đến Tây Trúc và thỉnh được kinh Phật mang về nước an toàn.
Giải quán quân về tài dùng tên giả
Nếu trong truyện Tây Du nhân vật huyền thoại Tôn Hành Giả pháp danh là Ngộ Không có phép biến hóa mầu nhiệm như vậy để giúp Thầy mình đi thỉnh kinh hầu quảng bá và phát triển Phật pháp từ bi bác ái, thì trong lịch sử của nước Việt Nam bất hạnh có nhân vật Hồ Chí Minh với tài ba thiên phú tạo ra huyền thoại và cách dùng tên giả đã thành công mang chủ nghĩa Mác Lê và tư tưởng Mao Trạch Đông về để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam gian xảo, tham tàn, độc ác, và hèn hạ nhất trong lịch sử.
Trong lịch sử loài người, Hồ Chí Minh hẳn đoạt giải quán quân về tài dùng tên giả. Tác giả Douglas Pike trong quyển Khẩu sử về người Mỹ ở Việt Nam 1945-1975 (An Oral History Of Americans In Vietnam 1945-1975) đã viết (trang 95): “Hồ Chí Minh đi khắp nơi với ít nhất 40 tên giả”. Tác giả Phạm Quang Trình, đã đọc hết tám ngàn trang của bộ Hồ Chí Minh Toàn tập đồ sộ và cho biết Hồ Chí Minh đã dùng tới 30 bút hiệu khác nhau (quyển Chiến đấu, trang 272). Nhưng theo tác giả Minh Võ thì chính Hồ Chí Minh tự nhận rằng việc có hơn một trăm tên giả là điều bình thường vì trong mọi tổ chức gián điệp quốc tế, các tên giả là vỏ bọc, là biện pháp an toàn (Trích Hồ Chí Minh - Nhận định tổng hợp, tác giả Minh Võ, tr.184). Sau đây chúng ta hãy thử xem Hồ Chí Minh đã dùng những tên giả nào và dùng để làm gì?
Tên giả đầu tiên của Hồ Chí Minh là Nguyễn Văn Ba. Vào ngày 5-6-1911, sau khi nghỉ dạy ở trường Dục Thanh, ông vào Sài Gòn và tìm được một chân phụ bếp trên tàu SS Latouche Tréville của công ty Liên hiệp Hàng hải Pháp. Ông làm việc trên tàu với cái tên Ba mộc mạc ấy. Tại sao ông không dùng tên thật là Nguyễn Tất Thành để được mang một chút vẻ vang về sự đỗ đạt đại khoa của cha mình? Thuở ấy, dù sao ông cũng là một ấm sinh, cha là một vị Phó bảng đã từng giữ chức Tri huyện tuy đã bị sa thải. Phải chăng ông không muốn dùng tên thật vì cho rằng công việc lao động tay chân trên tàu không xứng với dòng dõi khoa bảng của gia đình?
Đơn xin nhập học sai lỗi chính tả
Khi vừa đến Pháp, ông liền viết đơn xin học Trường Thuộc địa ở Paris, nơi đào tạo quan chức phục vụ cho các thuộc địa của Pháp trong đó có Đông Dương. Đơn viết làm 2 bản đề ngày 15-9-1911 gởi cho Tổng thống Pháp và Bộ trưởng Bộ Thuộc địa. Trong đơn xin học nầy, ông đã viết tay một cách nắn nót và ký đề tên thật của mình là Nguyễn Tất Thành. Đơn không được chấp thuận vì trường chỉ nhận tuyển sinh do sự đề cử của chính quyền các nước thuộc địa. Nhưng khi viết đơn, ông đã phạm một lỗi chính tả (faute d’orthographe) rất sơ đẳng, chứng tỏ trình độ Pháp văn của ông rất thấp kém. Trong đơn, đúng ra phải dùng chữ subsistancekế sinh nhai, thì ông lại viết sai thành chữ substance có nghĩa là chất liệu. Với những vị cao niên từng thân thuộc với nền học vấn Pháp thời Pháp thuộc, thì cái lỗi chính tả Hồ Chí Minh phạm phải là một lỗi rất nặng, giống như khi làm toán mà sai con toán phải bán con trâu vậy. Về cái lỗi chính tả trong đơn xin nhập học nầy, xin có lời dẫn giải thêm sau đây.
Nguyên cha của Hồ Chí Minh là cụ Nguyễn Sinh Huy có quen với cụ Bùi Thức là cha của Bùi Kỷ, trong dịp gặp nhau tại trường thi, lui tới với nhau khi chờ đợi kết quả. Khoa thi Hội 1898, cụ Bùi Thức đỗ Tiến sĩ, còn cụ Nguyễn Sinh Huy, đến năm 1901, mới đỗ Phó bảng. Thi đỗ xong, cụ Sinh Huy đưa con mình là Tất Thành ra Bắc thăm cụ Bùi Thức ở làng Châu Cầu, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Hai cậu thiếu niên Tất Thành và Bùi Kỷ đã quen nhau từ thuở ấy. Anh thanh niên Bùi Kỷ rất giỏi, mới hơn 20 tuổi đã đỗ Phó bảng, đã học trường Thông ngôn, và được học bổng sang Pháp học trường Thuộc địa từ tháng 2 năm 1911. Lúc Nguyễn Tất Thành mang tên Văn Ba đến Pháp, đi thăm cụ Phan Châu Trinh ở Paris, nhân đó đã gặp lại người quen cũ Bùi Kỷ. Có thể tại nhà cụ Phan, Bùi Kỷ đã gợi ý và thảo lá đơn xin nhập học cho Nguyễn Tất Thành chép lại. Và có lẽ vì trình độ Pháp văn còn thấp kém, trông gà hóa cuốc, bản thảo của Bùi Kỷ viết là subsistance mà Nguyễn Tất Thành chép lại sai thành substance chăng?!

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire