CUỘC CHIẾN TRANH, HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC – P60
Tiêu thổ Kháng chiến
HCM, kẻ chủ mưu đánh Dân tộc, đã phối hợp “Tiêu thổ Kháng chiến” cùng với “Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ” thành sách lược Đào trốc Dân tộc và Tàn phá Đất nước thật tỉ mỉ ngay từ lúc ban đầu và phá hư cuộc Cách mạng Mùa thu của Dân tộc! Giống như chuyện “Chém tướng phá thành” trong chiến tranh cổ điển, HCM thành lập Ủy ban Nhân dân xã để triệt hạ Hội đồng Kỳ mục và “kho trí thức nhỏ” tức ông giáo trường làng. Thượng tầng tổ chức nhân sự của làng đã triệt hạ, kể như xong việc “Chém tướng”, ông quay sang việc “Phá thành”. Bằng chiêu bài “Tiêu thổ Kháng chiến”, ông cho đập phá hạ tầng kiến trúc tức Đình, Chùa, Nhà thờ, Miếu mạo, Chợ và Trường làng, cả đến những ngôi nhà tường tô mái ngói của dân cũng không chừa.
Về quốc nạn “Tiêu thổ Kháng chiến”, làng An Phú Xã tỉnh Thủ Biên của cựu Thẩm phán Phạm Đình Hưng tác giả quyển Cuộc chiến cô đơn là một trường hợp điển hình về việc “Chém tướng phá thành”. Theo lời thuật của tác giả thì 2 vị trong Ban Hội tề trong làng là Hương Cả Phạm Văn Tuân và em ông là Hương Hào Phạm Văn Trạc đã bị chặt đầu một cách dã man và sau đó Tỉnh ủy Kiều Đắc Thắng đã ra lịnh thiêu hủy tất cả đình, chùa, trường học, chợ búa, cơ sở công cộng, và nhà tô của những người giàu có trong làng.
Cũng ở một tỉnh miền Đông, vào thời Đệ nhất Cộng hòa, tức khoảng hơn 10 năm sau, người viết về làng cũ và gặp lại Chú Hai Tài. Đó là vị cao niên còn sót lại và trở thành niên trưởng trong làng vì vào lúc đó những vị già hơn ở bậc “Bác” như Bác Ba Quởn, Bác Mười Cao và các bác khác đã qua đời. Trong câu chuyện, người viết thắc mắc muốn biết vì sao các “Ông Làng” (tức là Ban Hội tề) hồi đó lại đốt phá đình chùa miếu chợ trường trong làng của mình như vậy, thì Chú Hai Tài “cắt nghĩa”: “Không phải đâu cháu, không ai muốn đốt phá hết! Chỉ có 4 thằng mang 4 khẩu súng ở trên quận xuống. Bốn thằng đó kêu mấy thanh niên 15, 16 tuổi trong làng đi theo tụi nó đốt phá mà thôi. Chú và mấy bác ở đây khi thấy khói bay lên, ai cũng ứa nước mắt. Còn ngôi đình, đốt không được, chúng mới lấy hai cây tầm vông nối buộc lại cho dài, rồi đứng dưới thọt lên cho ngói rớt xuống!”.
Một bạn thân là anh L.T.Q., năm nay cũng gần bát tuần, thuật chuyện “Tiêu thổ Kháng chiến” ở tỉnh Gò Công ngày xưa của anh như sau: “Anh biết không, hồi đó khi nghe lịnh “Tiêu thổ Kháng chiến”, không ai dám cãi, nhưng không ai muốn đốt phá làng mình. Tụi nó mới sai thanh niên làng khác đến đập phá làng tôi. Thanh niên làng tôi tức giận, mới rủ nhau đi đập phá các làng khác lại”. Một bạn ở tỉnh Long An thuật chuyện phá ngôi trường của làng anh như sau: “Trường làng tôi là một dãy nhà dài gồm 5 lớp. Tụi nó lấy nhiều dây dừa cột vào một bức tường rồi mấy chục đứa xúm vào kéo sập từng bức tường một. Thế là xong”. Một bạn khác ở Quảng Nam bảo rằng làng anh rất nghèo: “Trường làng chỉ là ngôi nhà ọp ẹp không đáng phá, xét rằng dù quân Pháp có đến, chúng cũng không đóng bót ở đó được. Trong làng cũng không có ngôi nhà nào đáng giá. Ngôi kiến trúc đồ sộ nhất trong làng chỉ là đình làng. Rất đồ sộ! Phải là công trình đóng góp của tất cả dân làng trong nhiều đời mới thành! Chúng phá tan hoang, xong tụi con nít lượm mấy mảnh đồ sứ trang hoàng ở mái đình rớt xuống đem về nhà chơi!”
Với “Tiêu thổ Kháng chiến” hay nôm na là chiến thuật “Vườn không Nhà trống”, các cán bộ Việt Minh bảo rằng “đó là chiến pháp tuyệt vời Liên Xô đã áp dụng để chống ngoại xâm. Bây giờ, ta kháng chiến chống Pháp, ta cũng phải áp dụng chiến pháp đó”. Thật đúng vậy, hai lần trong lịch sử nước Nga, chiến thuật “Tiêu thổ Kháng chiến” đã giúp quân Nga chiến thắng. Lần đầu là đoàn quân nước Pháp hùng mạnh nhất Âu Châu của Hoàng đế Napoléon bị đại bại vào mùa đông 1812. Đại quân của Napoléon chiếm thành Mạc Tư Khoa dễ dàng vì thành bị bỏ ngõ và bị đốt thành bình địa do chiến thuật Tiêu thổ của quân Nga (có giả thuyết cho rằng quân Pháp đốt phá). Không có chiến y đủ ấm, lại bị quân Nga phản công mạnh, quân Pháp rút lui thảm bại và bị đánh tập hậu, gần nửa triệu hùng binh không còn đến một trăm ngàn! Lần thứ hai trong lịch sử là Đệ nhị Thế chiến, khi đoàn quân Đức Quốc Xã kéo vào Mạc Tư Khoa, thì không tìm được nơi trú ngụ, quân phục không đủ ấm, xe chuyển quân và chiến xa chế tạo không thích hợp cho mùa đông quá lạnh, cho nên đến lúc quân Nga phản công cũng đã bị thảm bại như quân Pháp ngày xưa!”
Trong hai chiến thắng của quân Nga kể trên có sự giúp sức của một “Đồng minh” rất đặc biệt là thời tiết giá lạnh, mà các sử gia xưng tụng là “Đại tướng Mùa đông”. Bây giờ xét lại lịch sử, ta biết nhiệt độ trung bình những tháng lạnh nhất ở Mạc Tư Khoa là 10.3 độ dưới số không, còn ở Việt Nam, chẳng hạn như ở Hà Nội, thì chẳng bao giờ trời lạnh đến có tuyết cả. Chúng ta làm gì có được Đồng minh Trời giúp cho là “Đại tướng Mùa đông” như Liên Xô, cho nên bắt chước theo Liên Xô, đốt phá nhà cửa để áp dụng “Tiêu thổ” trong công cuộc kháng chiến chống Pháp thật là điều thất sách! Chỉ có HCM, con vẹt Của Stalin, là Chính trị gia tồi tệ, mới nhắm mắt đi theo mà thôi!
Nhưng sự thật không phải vậy. Làm gì HCM không biết thời tiết ở Việt Nam không giá lạnh như ở Liên Xô, chúng ta nào đâu có “Đại tướng Mùa đông”, HCM biết hẳn đi chứ! Đã biết vậy, nhưng ông vẫn cứ cho áp dụng “Tiêu thổ Kháng chiến” triệt hạ các ngôi nhà lớn tường tô mái ngói với thâm ý “đào trốc” trí phú địa hào, để san bằng giai cấp, làm cho họ “nghèo, nghèo, nghèo” ngang tầm với giai cấp công nông của ông. Sách lược “Tiêu thổ” còn là ngón nghề ma giáo được HCM xử dụng để triệt hạ các lực lượng đối kháng với ông. Khoảng cuối năm 1946, trong buổi họp để hòa giải sự xung đột giữa Việt Minh và dân quân Dân Xã đảng thuộc Hòa Hảo, ông Mai Văn Dậu, bí thư của Đức Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, đứng lên tố cáo (Trích tiểu luận Đức Thầy còn hay mất, tác giả P.T.A.Đ., mạng quanvan.net):“Cơ quan VM điều khiển các UB Hành chánh Long Xuyên, Châu Đốc, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ đã ngấm ngầm ra lệnh tiêu diệt tất cả nhà cửa ở các xóm theo Phật giáo Hòa Hảo, còn nhà của cán bộ CS thì tìm cách để lại”. Kể làm thí dụ, ông Mai Văn Dậu nói: “Cán bộ VM áp dụng lịnh trên một cách quá dại dột nên làm cho lòng người đều uất hận vì trong một xã có trên 400 nhà mà chỉ có nhà của bọn VM là không bị phá. Anh em bên Dân Xã cương quyết chống đối! Do đó, các chi đội võ trang chống Pháp của Dân Xã phải đến giúp đỡ các đảng viên đồng đạo chống lại việc đốt phá nhà cửa của VM”.
Ở giáo khu Phát Diệm, vào năm 1947, cũng xảy ra nhiều vụ xung đột giữa VMCS và quân Tự vệ của giáo khu. Trong quyển Giám Mục Lê Hữu Từ & Phát Diệm 1945–1954, hai tác giả Đoàn Độc Thư và Xuân Huy kể rằng Việt Minh đã dùng đủ mánh khoé gian dối để phá Khu An toàn Phát Diệm song vẫn thất bại. Hai vị đồng tác giả viết (tr. 188 sđd): “Sau cùng chúng đưa bộ đội khá đông về đóng ở Kim Sơn để dùng áp lực mà thi hành cho bằng được lệnh Tiêu thổ tản cư”. Chúng chia nhau đóng các nhà dọc phố Thượng Kiệm, Phú Vinh, Phát Diệm, Lưu Phương bờ sông bên kia, viện cớ án ngữ phòng khi quân Pháp tấn công. Tương kế tựu kế, Đức Cha Cố vấn cũng viện cớ hợp tác chống Tây, phái lực lượng Tự vệ đóng dọc các phố bên này sông. Có sự hiện diện của đoàn quân Tự vệ, mọi người thêm can đảm và cứ ở lại không bỏ nhà. Không phá được nhà dân, VM bày ra cách phá các nhà lầu và nhà xây viện cớ rằng quân Pháp sẽ dùng làm chỗ đóng quân. Nhưng dân cương quyết giữ không cho phá và hăm dọa sẽ cho đi tàu suốt những tên nào dám đụng tới nhà của mình.
Như sự việc vừa được trình bày, chỉ có dân quân Dân Xã Đảng của Phật giáo Hòa Hảo ở vài tỉnh miền Hậu Giang và quân Tự vệ ở giáo phận Phát Diệm là lực lượng võ trang bảo vệ người dân chống trả việc VM đốt phá nhà cửa, nhưng ở các vùng khác trên toàn quốc, HCM như kẻ múa gậy vườn hoang, cứ tha hồ đập đổ đốt phá để bần cùng hóa người dân. Còn việc phá đình, phá chùa, phá nhà thờ, để dân không thờ Thần thờ Phật thờ Chúa nữa, chính là kế sách nằm trong chủ thuyết duy vật vô thần mà ông đã học được do Sư phụ Stalin truyền dạy! Bên trời Tây, Sư phụ Stalin nhìn về phương Đông thấy đất Việt khói lửa bốc lên ngất trời ắt cũng vui mừng mãn nguyện thấy người học trò HỌ HỒ TÊN LIN của ông đã thuộc bài bản!
Chuyện Đại tướng phụ trách việc đặt vòng
Đó là chuyện Đại tướng Võ Nguyên Giáp, “Người hùng Điện Biên Phủ”, người đã chiến thắng quân Pháp đưa đến việc ký Hiệp ước Genève, và đưa HCM về Bắc Bộ phủ để làm chủ miền Bắc của Đất nước từ sông Bến Hải trở ra. Về mặt quân sự, chiến thắng của Võ Nguyên Giáp bị mờ nhạt đi phần nào vì có sự trợ lực của tướng Vi Quốc Thanh và tướng Lã Quý Ba của quân đội Trung Cộng mà Đảng cố sức giấu nhẹm. Về mặt chính trị, chủ quyền Đất nước từ Nam chí Bắc lúc đó đã nằm gọn trong tay Chính phủ Quốc gia Việt Nam ở Sài Gòn (ngoại trừ những ATK tức An Toàn khu ở Việt Bắc do Việt Minh Cộng sản chiếm giữ). Nền độc lập và thống nhất của Đất nước đã do Quốc trưởng Bảo Đại thu hồi trọn vẹn qua đường lối ngoại giao khôn khéo và chính trị ôn hòa bằng Hiệp ước Élysée ký với Tổng thống Pháp Vincent Auriol. Theo Cao trào Giải thực cùng với Quyền Dân tộc Tự quyết đang được đề cao do Hoa Kỳ chủ xướng, Anh Quốc và Hoà Lan hưởng ứng trước nhất, nên sau Đệ nhị Thế chiến, các thuộc địa sau đây lần lượt được Độc lập: - Phi Luật Tân độc lập ngày 4-7-1946; - Ấn Độ độc lập ngày 15-8-1947; - Miến Điện độc lập ngày 4-1-1948; - Nam Dương độc lập ngày 27-12-1947; - Mã Lai độc lập ngày 27-12-1947; - Tân Gia Ba (tách ra khỏi Mã Lai) độc lập ngày 9-8-1949
Nước Pháp, tuy chậm chạp, nhưng rồi cũng hưởng ứng Cao trào Giải thực toàn thế giới. Cho nên Tổng thống Vincent Auriol đã k ý Hiệp ước với ba vị nguyên thủ Việt Miên Lào là Quốc trưởng Bảo Đại, Quốc vương Sihanouk và Hoàng thân Sisavangvong để trao trả độc lập cho ba nước Đông Dương: - Việt Nam độc lập ngày 8-3-1949; - Ai Lao độc lập ngày 20-7-1949; Cao Miên độc lập ngày 8-11-1949
Theo những điều luận giải trên, sau ngày 8-3-1949, sự hiện diện của Quân đội Pháp ở Đông Dương chỉ còn là những ngày tháng phù du, cho nên dù không có chiến thắng Điện Biên Phủ, bằng đường lối ngoại giao khôn khéo, quân Pháp rồi cũng sẽ có ngày hồi hương. Thật đúng vậy, vào thời điểm đó, các nước Anh và Hòa Lan đã trả độc lập cho thuộc địa của họ và quân đội của họ đã hồi hương từ lâu rồi! Quân đội Pháp cũng phải làm như thế mà thôi! Ví thử chúng ta tránh được chiến tranh Việt Pháp, chúng ta cũng không cần có chiến thắng Điện Biên Phủ, do đó chúng ta đâu có cần phải nhờ quân viện và quân đội Trung Cộng sang trợ lực, và nếu được như vậy, đó chính là thượng sách mang đại phúc hạnh cho Dân tộc! Giải pháp HCM đánh Pháp bằng viện trợ của Trung Quốc và bằng máu xương của Dân tộc nhất định không phải là thượng sách, trung sách, hay hạ sách gì cả. Đó không phải là Kế sách của Dân tộc. Than ôi, đó chỉ là Thất sách của HCM mà thôi!
Tuy nhiên, có trận Điện Biên Phủ thì chúng ta phải nhắc tới tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là biểu tượng huy hoàng của chiến thắng Điện Biên Phủ. “Nhất tướng công thành vạn cốt khô!” người xưa đã nói như vậy, cho nên trong chiến thắng Điện Biên Phủ có phần đóng góp và hy sinh vô cùng to lớn của Bộ đội Việt Nam. Biết bao nhiêu bộ đội đã bị thương tật và hy sinh tánh mạng trong chiến trận đó. Ở hậu phương còn có biết bao nhiêu dân công đã lao lực suốt ngày đêm để cung cấp cho tiền tuyến. Sự huy hoàng của chiến thắng đó được HCM lợi dụng. Trong Đợt Sửa sai sau cuộc CCRĐ, HCM đã mượn uy danh của Đại tướng họ Võ thay ông để thú nhận những sai lầm và xin lỗi đồng bào trong buổi mít tinh lớn tại Nhà hát Nhân dân Hà Nội ngày 29-10-1956. Vào thời điểm đó, trước sự căm hờn sôi sục của cả trăm ngàn người bị giết oan, HCM là chính phạm mà đã hèn nhát không dám ra mặt, phải nhờ Đại tướng Giáp thay mình.
Nhưng than ôi, đến cuối đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp bị loại ra khỏi Bộ Chính trị (năm 1982) và còn bị hạ nhục (Trích Việt sử đương đại của Giáo sư Nguyễn Ngọc Phách, tr. 209): “Ngay trước Lễ Kỷ niệm lần thứ 30 Chiến thắng Điện Biên Phủ (tức là năm 1984), Lê Đức Thọ đề nghị Chính phủ giao cho Tướng Giáp giữ Bộ Kế hoạch hóa Gia đình, tức là gánh việc cấm đẻ mà nếu cấm không xong thì phá thai – một chuyện truyền thống ta xem cực kỳ thất đức!” Than ôi! Đề cử một vị tướng lẫy lừng ngoài chiến trận vào chức vụ kiểm soát sự thao tác của vợ chồng trong phòng the tức là việc phòng ngừa sinh đẻ! Sự đề cử ấy quá ư vụng về, nếu không nói là ác ý và hạ nhục! Và đấy cũng là một cuộc đảo lộn Sơn hà nho nhỏ! Vị “Anh hùng Điện Biên Phủ” chấp nhận công tác. Nhưng dân gian thì bất bình, ghi vào bia miệng những câu vè bất nhã: “Ngày xưa Đại tướng cầm quân. Ngày nay Đại tướng cầm quần chị em!”. Câu sau đây tả chân trắng trợn và bất nhã hơn: “Ngày xưa đả viện công đồn. Ngày nay Đại tướng bịt l. cản cu!”
Những câu vè không đẹp nầy có bôi tro trát trấu lên mặt vị Đại tướng hay không, xin hãy để dân gian trả lời! Nhưng khi Đảng hạ nhục Đại tướng, Đảng đã tự bôi tro trát trấu lên mặt mình, cho nên Đảng cũng không vinh quang hơn tý nào! Bây giờ, chúng ta không khỏi không thương cảm vị Đại tướng về già mà phải cảnh vắt chanh bỏ vỏ. Tuy ông không bị trù dập tệ hại như Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường, nhưng ông đã đánh mất phong độ uy dũng của vì tướng và Đảng đã không dành tí ti vinh quang nào cho buổi về chiều của đời ông! Đảng đã vong ân bội nghĩa, Đảng đã cạn tàu ráo máng giống y khuôn vị Chủ tịch sáng lập ra Đảng! Thiết nghĩ, giả thử Đại tướng Võ Nguyên Giáp không may bị quân Pháp vây bắt được trong một chiến trận nào đó, hẳn nhiên trong ngục tù của Pháp, Đại tướng vẫn giữ tròn danh dự và không bị hạ nhục như các “đồng chí của ông” đã đối xử với ông! Chủ tịch HCM và Đảng đã vong ân bất kính đối với những người có công như Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đối với những bộ đội đã bị thương tật, và nhất là đối với vong linh những người đã hy sinh trong chiến trận. Còn nói chi đến việc yêu nước thương dân! Còn nói chi đến việc kinh bang tế thế làm cho nước giàu dân mạnh! Nhưng Đảng là sản phẩm của HCM và HCM suốt đời chỉ lo xây dựng Đảng và xử dụng Đảng để sát hại Dân tộc và tàn phá Đất nước. Nhìn sản phẩm, ta biết người. HCM chỉ là chính trị gia tồi tệ.