mardi 25 octobre 2011

 CUỘC CHIẾN TRANH, HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC – P31

Món quà sinh nhật bằng máu
Xin đừng tự trách chúng ta quá khắc khe đối với vị “Cha già Dân tộc” vì chúng ta cứ mãi bới lông tìm vết, cứ mãi tìm những lỗi lầm của “Bác”. Chúng ta nên nhớ những lời nói và việc làm của Hồ Chí Minh không phải là vô thưởng vô phạt. Vào ngày sinh nhật của Hồ Chí Minh, chúng ta có thể “kệ cha Bác!” như Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện đã “Làm thơ chửi Bác”. Nhưng khổ thay, mỗi một lời nói của Hồ Chí Minh, mỗi một bài thơ của Hồ Chí Minh, mỗi một ngày sinh nhật của Hồ Chí Minh, ngay cả khi Hồ Chí Minh im lặng không nói một tiếng nào, là có thể giết người, giết cả chục, cả trăm, cả ngàn, cả vạn, cả trăm ngàn, cả triệu người, và lại có thể bán nước nữa! Trong lịch sử Việt Nam kể từ lập quốc, không một nhân vật nào như Hồ Chí Minh, ông đi đến đâu là Lưỡi hái tử thần tiền hô hậu ủng đến đó!
Trong bài trả lời đài VNCR ngày 28-1-1996 (trích Tin Nhà số 23 tháng 3-1996, trang 18), Linh mục Chân Tín đã nói: “…Vào ngày 19-5-1954, anh cả tôi đã chết trong một vụ nổ mìn của Cộng sản, giết hại nhiều người vô tội trên chuyến tàu hàng Đà Nẵng-Huế”. Trong một số Tin Nhà khác (số 20, trang 25), Linh mục Chân Tín cho biết thêm rằng người anh đó là một nhân viên phục vụ trên chiếc tàu, và vài tháng sau, bà vợ của ông cũng lâm bệnh và ra đi vĩnh viễn để lại 8 đứa trẻ mồ côi cha lẫn mẹ, có 5 em còn quá nhỏ nên phải gởi vào Cô nhi viện Vincent de Paul trên Đà Lạt. Mỗi năm đến ngày 19 tháng 5, đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức ngày sinh nhật Hồ Chí Minh rất long trọng, cho nên vụ nổ mìn sát hại người anh cả của linh mục Chân Tín và các người vô tội khác trên cùng chuyến tàu được Việt Cộng xem như là chiến công dâng lên Hồ Chí Minh làm Quà sinh nhật cho ông! Lấy sinh mạng người vô tội làm món quà sinh nhật! Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nhận món quà sinh nhật bằng máu! Đúng là “HỒ KHÁT MÁU”! Đúng là TỘI PHẠM CHIẾN TRANH có một không hai trong lịch sử loài người.
Sau đây là câu chuyện rất nhỏ về một người bạn của tác giả, vì là chuyện riêng tư rất nhỏ nhặt, nên xin được viết chuyện trong dấu ngoặc.
(Nhân đề tài Ngày sinh nhật Hồ Chí Minh, người viết mới nhớ lại một chuyện xưa trên nửa thế kỷ về một người bạn thân gặp nạn vì ngày sinh nhật ấy. Anh TMĐ tốt nghiệp trường Sư phạm ở Sài Gòn và được về dạy ở tỉnh nhà. Tỉnh nhỏ Hà Tiên vui mừng được đón tiếp nhà giáo mới ra trường, yêu nghề, mến trẻ, lễ độ với tất cả mọi người, lại hiếu học và cầu tiến (Anh là độc giả có ghi tên mua dài hạn các tạp chí về khoa học từ Pháp gởi về như Naturalia, một đặc san có giá trị về khoa Vạn vật học. Nhờ anh, nên tôi mới biết đặc san Naturalia nầy, nên cũng đã sưu tầm như anh). Anh là nhà giáo trẻ, mẫu mực như các bậc thầy đáng tôn kính ngày xưa, được cả tỉnh Hà Tiên thương mến, cho nên khi anh bị bắt khoảng cuối thập niên 50, ai ai cũng bàng hoàng. Lý do anh bị bắt cũng không quan trọng gì! Anh được “người ta” mời một bữa cơm, rồi “người ta” tố cáo với mật vụ rằng anh ăn mừng Ngày sinh nhật của Bác Hồ. Đối với ai khác thì khổ lụy lắm, nhưng với anh TMĐ thì anh có thể biện hộ được. Anh tự biện hộ rất hùng hồn: “Người anh cả của anh, một ký giả tài ba chống Cộng sản ngay từ lúc chủ nghĩa vừa mới du nhập vào nước, đã bị Việt Minh Cộng sản sát hại bằng lựu đạn ở Dakao Sài Gòn năm 1948, ở ngay trước sân nhà anh. Người anh cả bị Cộng sản giết như thế, gia đình anh là nạn nhân Cộng sản, thì làm sao anh lại ăn mừng Ngày sinh nhật của Hồ Chí Minh cho được”. Anh được cứu xét nhanh chóng và được trả về lớp học với các học sinh đang chờ đợi thầy về. Đến bây giờ là Mùa Bịt miệng 2007, nhân động não để viết Cuộc chiến tranh của Hồ Chí Minh đánh Dân tộc, người viết mới nhớ lại Chuyện Bịt miệng 1948 bằng cách giết người anh ký giả bằng lựu đạn và vu cáo cho người em vào tù. Bất cứ việc gì phản dân hại nước mà có lợi cho Đảng, Việt Cộng cũng có thể làm được!)
Bài thơ giết người tết Mậu Thân
Sau đây là Bài thơ giết người tết Mậu Thân với tựa đề Toàn thắng ắt về ta.
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng trận tin vui khắp mọi nhà
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta
Theo tác giả Minh Võ, bài thơ này không phải là một tác phẩm văn học, không thể gọi được là thơ, tuy rằng Hồ Chí Minh đã qua 3 tháng nghiền ngẫm, và bài thơ được Cộng sản nâng cấp là bài Hịch lịch sử! Làm xong bài thơ, thâu thanh vào băng để lại Phủ Chủ tịch, thanh thản lên chuyên cơ bay sang Bắc Kinh tịnh dưỡng, để rồi đến đêm giao thừa Tết Mậu Thân, Hồ Chí Minh ở Bắc Kinh thưởng thức bài thơ của mình qua đài Tiếng nói Việt Nam trong khi máu lửa ngập tràn miền đất Việt phương Nam, mặc dầu hai bên Quốc Cộng đồng ý hưu chiến trong ngày Tết. Nữ sĩ Nhã Ca viết lên tiếng khóc than của cố đô Huế trong quyển Giải khăn sô cho Huế. Bây giờ cũng xin mượn Giải khăn sô ấy để choàng cho cả Dân tộc trong ngày Tết Mậu Thân 1968.
Đến bây giờ xét lại toàn bộ Cuộc chiến tranh của Hồ Chí Minh đánh Dân tộc, câu hỏi đặt ra là Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản có chọn đúng ngày để đánh Dân tộc trong ngày Tết Mậu Thân 1968 hay không? Xét về mặt chiến pháp theo đúng binh thư đồ trận thì Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản đã chọn thật đúng ngày! Nhất là Đảng đã âm mưu cho phổ biến một bài nghiên cứu về Thiên Văn học xác định rằng ngày Tết Âm Lịch phải điều chỉnh lại sớm hơn một ngày mới đúng. Đảng đã sửa lại lịch theo mưu mô gian xảo chỉ để cho Bộ đội ăn Tết trước một ngày trước khi ra quân! Rồi Đảng lại đề nghị hưu chiến trong những ngày Tết! Ngày 18-11-1967, đài phát thanh Giải phóng của Việt Cộng cho đọc bản thông cáo của Đoàn Chủ tịch MTDTGPMNVN về việc hưu chiến 7 ngày nhân dịp Tết Mậu Thân từ 27-1 đến 3-2-1968. Bản thông cáo trên còn nói rõ: “Các lực lượng võ trang của MTGPMNVN có nhiệm vụ bảo vệ để đồng bào được ăn Tết bình yên vui vẻ, cũng như binh lính và nhân viên của ngụy quân ngụy quyền Sài Gòn được trở về xã xum hợp với gia đình, lễ gia tiên, và thăm bà con họ hàng…” Tương quan của Đảng Cộng sản đối với Dân tộc là tương quan sống chết không đội trời chung. Đảng đã xem Dân tộc như là kẻ thù cần phải chiến thắng bằng bất cứ giá nào. Đảng phải toàn thắng Dân tộc thì mới có thể chiếm trọn cả Đất nước làm chiến lợi phẩm riêng cho Đảng.
Thêm vào đó là tất cả trữ kim và trương mục tiết kiệm trong tất cả ngân hàng. Tổng Giám đốc của Đại Á Ngân hàng là ông Huỳnh Văn Lang, tác giả quyển Đã hơn 30 năm rồi (V.N. du ký 2006), đã tiết lộ chuyện xưa (trang 245): “Đại Á Ngân hàng, trụ sở trung ương ở đường Nguyễn Công Trứ có 800 hộp sắt (safe) để khách hàng thuê cất giữ vàng bạc, đồ trang sức quí giá cũng như những giấy tờ quan trọng của gia đình. Đầu tháng năm 1975, có 5 xe camion của CS gởi đến, cho lệnh giám đốc Võ Văn Hải mở hầm và trao chìa khóa, để rồi năm sáu cán bộ tràn vào tha hồ hốt bỏ bao, không kiểm điểm, không một tờ giấy ký nhận và mang đi, cũng không biết mang đi đâu. Chi nhánh ở Chợ Lớn cũng bị một số phận như thế.”
Đối với ngân hàng của Pháp là BNP (Banque Nationale de Paris ở góc đường Nguyễn Công Trứ - Tôn Thất Đạm) thì Đảng hành sự có vẻ thanh lịch hơn như chuyện kể anh LCL, người chủ thuê của một “hộp an toàn” (Trích Trường trung học Petrus Ký của giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm, trang 153). Anh LCL thuật rằng vào tháng 10-1975, khi anh nhận được giấy mời đến ngân hàng “giải quyết” “hộp an toàn”, anh rất mừng nghĩ rằng vì chờ đợi quá lâu, nay mới được rút vàng, hột xoàn, nữ trang của bà xã, và bằng khoán đất đai nhà cửa, v.v… Anh nói tiếp: “Thật không ngờ, khi đến ngân hàng, sau khi điền giấy tờ, hộp an toàn lấy ra và mở trước mặt “cán bộ”. Cán bộ lấy bao nhiêu lượng vàng của tôi bỏ chung với đống vàng đã có sẵn, và nữ trang bỏ chung với nữ trang, hột xoàn bỏ chung với ống hột xoàn. Cán bộ tuyên bố “vàng và đá quí là chiến lợi phẩm của Nhà Nước”. Tôi xây xẩm mặt mày và đứng chết trân.”
Không phải một mình anh LCL xây xẩm mặt mày và chết trân mà là cả miền Nam, người giàu cũng như người nghèo, ai cũng xây xẩm mặt mày và chết trân cả. Ngay cả những người tham gia Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền nam như bác sĩ Dương Quỳnh Hoa hay kỹ sư Hồ Văn Bửu cũng xây xẩm mặt mày và chết trân vì không ngờ là đã tiếp tay giúp cho kẻ cướp Cộng sản vào nhà miền Nam. Anh LCL, người cựu học sinh trường Petrus Ký đó, rất am hiểu tình hình, giải thích rằng vì Đảng muốn nắm hết huyết mạch miền Nam cho nên ra lịnh (trang 152 sđd): “Gần 40 ngân hàng phải nạp tích sản, Đảng gom hết giấy 500$ của các ngân hàng và bí mật tung ra, một phần lớn khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long để thu mua lúa gạo, một phần nhỏ ở chợ trời Sài Gòn để gom mua hàng hóa, và chở tất cả về Bắc bằng tàu sung công và xe bộ đội. Khi giấy 500$ đã nằm trọn trong tay dân chúng ở nông thôn cũng như ở thành phố, đầu tháng 9-1975, chánh quyền tuyên bố “hủy”giấy bạc do ngân hàng quốc gia phát hành. Không biết bao người đã nghẹt thở đứng tim.”