mardi 25 octobre 2011


CUỘC CHIẾN TRANH, HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC - P01

 

CHƯƠNG 1 : Hồ Chí Minh xuất hiện!

Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, xuất hiện một nhân vật mang tên Hồ Chí Minh. Đó là một ngày vô cùng quan trọng đối với Dân tộc Việt Nam: ngày Hồ Chí Minh xuất hiện như Cha già Dân tộc yêu nước thương dân và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. Trên hai mươi triệu người dân Việt, với khí thế hào hùng vừa phá vỡ được xiềng xích của cả trăm năm nô lệ, tưng bừng với nỗi vui mừng được độc lập tự do hạnh phúc và chung một lòng hướng về tương lai huy hoàng rực rỡ.
Trong quyển Nếu đi hết biển, tác giả Trần Văn Thủy thuật lại chuyện đã gặp bác Nguyễn Văn Quý, một nhân chứng có mặt ở Hà Nội trong giây phút lịch sử đó. Bác Quý là dân Hà Nội, di cư vào Nam sau hiệp định Genève, là viên chức cao cấp của chính phủ Việt Nam Cộng hòa, rồi lại bị Việt cộng bắt đi học tập cải tạo, và sau cùng may mắn vượt biên thành công và được định cư tại Tây Đức. Trần Văn Thủy hỏi bác Quý (trang 50 sách đã dẫn, sđd): “Nghe nói vào tháng 8, tháng 9 năm 1945 bác có mặt ở Hà Nội, bác có kỷ niệm gì đáng nhớ?”. Bác Quý, người miền Bắc di cư, một thuyền nhân vượt biên, đã từng nếm mùi học tập cải tạo của Việt Cộng, trả lời như sau: “Tôi đã có mặt trong ngày Tuyên ngôn Độc lập 2-9-1945. Quảng trường Ba Đình như một biển người cuồn cuộn, cuồn cuộn. Một rừng cờ và biểu ngữ, trùng trùng, điệp điệp. Cụ Hồ đi một chiếc xe Peugeot hay Citroen gì đó, có hai đoàn xe đạp hộ tống, tiếng hoan hô vang dậy...
Theo Trần Văn Thủy thì khó tìm gặp được một người nào kể về Cách mạng Tháng tám, kể về ngày 2-9-1945 mà hào hứng, tình cảm, sinh động, da diết như bác Quý.
Một nhân chứng thứ hai thuật lại ngày lịch sử 2-9-1945 cũng hào hứng không kém. Đó nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, cũng là người miền Bắc di cư. Với bút hiệu Nguyễn Kiên Trung, trong tác phẩm Đem tâm tình viết lịch sửđược giải Văn học Nghệ thuật thời Đệ I Cộng hòa, ông đã khéo léo dùng hình thức một lá thư gởi cho một người bạn tên Trung để kể lại giây phút hào hùng của lịch sử. Lá thư của tác giả gởi cho người bạn tên Trung đề ngày 3-9-1945 được viết như sau (tr. 17 sđd):
“Hôm nay viết cho Trung mà tâm hồn tôi còn thắm mầu của cả một rừng cờ, còn rực lên tiếng reo của muôn vạn người say sưa giữa vườn hoa Ba Đình. Chao ôi, Trung! Chúng tôi, hôm qua, đã uống từng tiếng, từng chữ của bài Tuyên ngôn Độc lập. Và thế là chúng ta đã trở nên những công dân của một nước Độc lập, trước quốc tế, trước thế giới, trước nhân loại và trước Trời, Đất.
Tôi có thể nói với Trung rằng mười lăm đêm nay tôi không hề chợp mắt ngủ. Mà tôi không mệt. Trái lại, sau mỗi đêm thao thức để toan tính, để thèm khát những ngày mai nhất định rực rỡ, rực rỡ như cha mẹ tôi, ông bà tôi chưa bao giờ biết, thì cứ mỗi lần ánh sáng mặt trời trở lại chiếu vào lá cờ đỏ thắm vẫn phấp phới trước cửa nhà là một lần tôi được tiêm thêm một liều sinh lực. Mỗi ngày chúng tôi một thêm khỏe, mỗi ngày chúng tôi một thêm hăng hái. Chúng tôi hăng hái đến nỗi có những lúc muốn chết, muốn chết ngay cho Tổ quốc, và chết ngay giữa lúc vinh quang sáng chói này.”
Giữa lúc vinh quang sáng chói đó, Hồ Chí Minh xuất hiện. Đó là lần đầu tiên Hồ Chí Minh xuất hiện trước Dân tộc và long trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. Như một loài Linh tửu vô cùng quý giá mang tên Độc lập được tinh luyện hằng tám mươi năm dài, ngày hôm đó người dân Việt được thưởng thức và đã uống từng tiếng, từng chữ của bài Tuyên ngôn Độc lập ấy. Họ đã say men Độc lập, say đến nỗi có những lúc muốn chết, muốn chết ngay cho Tổ quốc, và chết ngay giữa lúc vinh quang sáng chói đó. Nhưng than ôi! Họ đã lầm! Bác Quý của Trần Văn Thủy đã lầm! Người bạn viết thư cho Trung đã lầm! Dân tộc Việt Nam đã lầm! Người dân Việt đã uống nhầm thuốc độc!Hồ Chí Minh đã dối gạt Dân tộc ngay trong lần xuất hiện đầu tiên!
Bây giờ, qua thế kỷ 21, trên 60 năm sau, chúng ta hãy bình tâm nghiên cứu bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh tuyên cáo cùng Quốc dân Đồng bào ngày 2-9-1945 để xem Hồ Chí Minh đã dối gạt Dân tộc như thế nào. Bản Tuyên ngôn đó như sau:
Hỡi đồng bào cả nước,
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo Hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được: trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời nói bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các Dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng: Dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đó là lẽ phải không ai chối cãi được.
Bản Tuyên ngôn của Hồ Chí Minh còn dài nhưng xin ngưng trích.
Nguyễn Ái Quốc xuất hiện!
Đến đây, nếu ta theo dõi hành tung của Hồ Chí Minh trong quyển Bác Hồ trên đất nước Lênin, Hồng Hà là chấp bút, chúng ta tìm lại được Lời hứaHoài bão của Hồ Chí Minh lúc ông ở lứa tuổi ba mươi và còn mang tên Nguyễn Ái Quốc. Trong ngày Lễ Lao động 1-5-1924, ở tại Mạc Tư Khoa trên đất nước Lênin, Hồ Chí Minh được đứng trên khán đài danh dự cùng với các đại biểu Quốc tế Cộng sản sau Lá Cờ đỏ thêu hàng chữ Chúng tôi nguyện đem Lá Cờ của Người đi khắp thế giới. Chữ Người của khẩu hiệu trên là Lênin, lá cờ là Cờ Búa liềm của Liên Xô, và khẩu hiệu trên là mục tiêu tranh đấu của Cương lĩnh Lênin về vấn đề thuộc địa. Đó là Hoài bão của Bác.
Còn Lời hứa của Bác đối với Manuilski thì như sau: “...Tôi (tức Hồ Chí Minh - Nguyễn Ái Quốc) còn chịu trách nhiệm trước Quốc tế Nông dân về tham gia chỉ đạo phong trào nông dân châu Á. Manuilski tuyên bố trao cho Nguyễn trọng trách lớn hơn: “Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản chấp thuận đề nghị của đồng chí. Quốc tế Cộng sản cử đồng chí làm ủy viên ban Phương Đông, phụ trách cục Phương Nam, chỉ đạo phong trào cách mạng ở các nước Đông Nam châu Á. Nguyễn Ái Quốc hứa với Manuilski: Tôi tin rằng lần sau gặp đồng chí thì Tổ quốc Việt Nam của tôi đã có đảng Cộng sản”.Với lời hứa đó, ngày 25-9-1924 ban chấp hành Quốc tế Cộng sản ra quyết định: “Đồng chí Nguyễn Ái Quốc cần đi Quảng Châu. Mọi chi phí do ban Phương Đông đài thọ”.
Trong chân lý của lịch sử, khi Hồ Chí Minh về nước đọc bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945, thì 21 năm trước tức là năm 1924, ông đã là Quốc tế ủy của Cộng sản Đệ tam Quốc tế, đã ôm ấp hoài bão đem lá cờ đỏ của Lênin đi khắp thế giới, và có lời hứa sẽ thành lập đảng Cộng sản Việt Nam. Đi Quảng Châu để công tác trong phái bộ Borodin, mọi công tác phí đều do ban Phương Đông đài thọ, mỗi tháng được trợ cấp 60 rúp, nhưng Hồ Chí Minh đã đặt điều dối gạt trong quyển tự truyện Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịchcủa chính ông viết với bút danh Trần Dân Tiên rằng ông qua Trung Quốc là tìm đường về nước với mục đích truyền bá lý tưởng bình đẳng, tự do, bác ái học được ở Pháp. Ông lại đặt điều láo khoác rằng: “Ở Trung Quốc, nhờ đọc báo ở mục tìm người làm thông ngôn, nên ông mới đến xin việc với Borodin, nếu không thì ông chỉ đi bán báo và thuốc lá để kiếm sống!
Có nhiều nhà phê bình cho rằng Hồ Chí Minh lấy bút danh Trần Dân Tiên để viết quyển truyện Những mẩu chuyện... tự ca ngợi mình là Cha già Dân tộc, là điều vô liêm sỉ, một việc không nên làm, nếu thật sự ông đúng là Cha già Dân tộc. Bất chấp lễ nghĩa liêm sỉ, Hồ Chí Minh đã làm được việc tự bốc thơm mình, nhưng thiên bất dung gian, ông cố gắng giấu bộ mặt Cộng sản mà lại lòi đuôi Cáo Hồ. Sự thật trong lịch sử bang giao Nga Hoa trong thời gian Tôn Dật Tiên còn chủ trương Liên Nga Dung Cộng thì phái bộ Borodin được Nga phái sang Quảng Châu cố vấn cho Trung Hoa Dân quốc có Đồng chí Nguyễn Ái Quốc (dưới ám danh Lý Thụy) tháp tùng với mọi chi phí do ban Phương Đông đài thọ. Tác giả Hồng Hà còn ghi chú thêm tiền trợ cấp hàng tháng là 60 rúp. Mãi sau nầy, năm 2002, nữ Tiến sĩ người Mỹ Sophia Quinn-Judge còn đưa ra ánh sáng thêm: một ngân phiếu của Quốc tế Nông dân vào tháng 8-1925 gởi cho Hồ Chí Minh 5000 rubles (tiền Nga tương đương với 2500 Mỹ kim vào lúc ấy), tiền gởi qua trương mục của Borodin trong ngân hàng Viễn Đông. Ông nào có đi bán báo và thuốc lá để kiếm sống đâu mà bày đặt chuyện nhờ đọc báo thấy mục tìm người thông ngôn mới đến xin việc với phái bộ Borodin. Ông nào có làm công việc thông ngôn tầm thường đâu mà nhiệm vụ của ông là chỉ đạo phong trào Cộng sản ở các nước Đông Nam Á. Ông đã là Quốc tế ủy Kominternchik rồi kia mà! Tại sao Hồ Chí Minh che giấu sự thật và đặt điều dối trá như vậy? Tại sao?
Khi huyền thoại tan tác như sương mù dưới ánh thái dương, người đi tìm chân lý trong lịch sử sẽ thấy rõ như ban ngày vào lúc Hồ Chí Minh về nước đọc Tuyên ngôn Độc lập thì ông đã có 21tuổi đảngvà đảng của ông gia nhập thường được gọi là đảng Bolshevik, là nhóm Stalinien, là Đệ tam Quốc tế, là Komintern, viết tắt là QT3, nhưng thực sự là Đế quốc đỏ Liên Xô có tham vọng bành trướng khắp thế giới, một Đế quốc đi ngược chiều lịch sử của nhân loại. Đã là Đảng viên cao cấp được ủy nhiệm của Đệ tam Quốc tế, là Quốc tế ủy Kominternchik, thế tại sao trong Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam ông lại sao cóp ý của bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Hoa Kỳ “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo Hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc?” Tại sao?
Cóp nhặt ý từ bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ chưa đủ, ông lại còn thuổng lời cao ý đẹp “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn tự do và bình đẳng về quyền lợi”của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791. Tại sao?
Tại sao ông lại thuổng, sao chép, cóp nhặt, chôm chỉa rất tinh tế những tư tưởng cao đẹp trong Tuyên ngôn của nước Mỹ và Pháp để bày tỏ với Dân tộc Việt Nam trong ngày quan trọng nhất của Đất nước? Tại sao? Tại sao hết lớp vỏ bọc này đến lớp vỏ bọc khác, ông luôn tìm cách che dấu chân tướng Cộng sản của mình? Tại sao?
Cái “Cẩm nang thần kỳ, Chủ nghĩa Lênin bách chiến bách thắng” mà ông luôn luôn ca tụng, ông để ở đâu mà sao ông không đem ra khoe? Tại sao? Tại sao Hồ Chí Minh lại quyết tâm và nhẫn tâm lừa phỉnh Dân tộc bằng miếng mồi Tự do Dân chủ Nhân quyền của các nước Mỹ và Pháp ngay trong lần xuất hiện đầu tiên? Tại sao?
Người đi tìm chân lý trong lịch sử sẽ nghe vang vọng từ hàng nghìn trang chiến sử tiếng khóc than oan ức trong hàng nghìn hàng triệu câu hỏi “Tại sao?” như vậy. Mỗi một người Việt chết trong cuộc chiến là một câu hỏiTại sao?”. Một triệu người chết là một triệu câu hỏiTại sao?
Người chết bất luận ở chiến tuyến nào, bác sĩ Đoàn Mạnh Hoạch của Quân đội miền Nam hay nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm của Bộ đội miền Bắc. Tại sao họ phải chết? Tại sao nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm phải sanh Bắc tử Nam? Tại sao?
Và còn biết bao bác sĩ Việt Nam khác nữa như Nguyễn Văn Nhứt, Phạm Đình Bách, Trần Ngọc Minh, Trương Bá Hân, Lê Hữu Sanh, Đỗ Vinh, Nghiêm Sĩ Tuấn, Nguyễn Văn Đệ, v.v… , tất cả là Tinh hoa của Dân tộc, tại sao họ phải chết ngoài chiến tuyến trong khi vào thời gian lịch sử đó các bác sĩ của các nước Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương, Ấn Độ... được làm lương y săn sóc người bịnh của nước họ trong cảnh thanh bình. Tại sao như vậy?
Không những các bác sĩ Việt Nam bị chết trong chiến trận ngoài tiền tuyến, mà có ba vị bác sĩ người Đức là Krainick, Discher, và Alterkoster, cùng vợ của bác sĩ Krainich là bà Krainich, tất cả bốn người đều bị Việt Cộng bắt giết khi chúng chiếm Huế trong Tết Mậu Thân 1968. Mãi đến đầu tháng 4-68, mới tìm được xác họ chôn chung một hầm ở gần chùa Tường Vân. Tại sao họ phải chết khi họ đến Việt Nam vì mang nặng tình nhân loại và lòng vị tha để giảng dạy các sinh viên y khoa ở Huế, chạy tiền nuôi bệnh viện, xây bệnh xá tâm thần và phong cùi, mở bệnh xá ở miền quê cách Huế 30 cây số để khám bịnh miễn phí cho người nghèo? Tại sao?