mardi 25 octobre 2011

CUỘC CHIẾN TRANH, HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC – P41

 

CHƯƠNG 8

HỒ CHÍ MINH, KẺ NÉM ĐÁ GIẤU TAY

Trần Dân Tiên nâng bi Hồ Chí Minh
Bác Hồ nhà ta đã từng nâng bi Lenin, Stalin, và Mao Trạch Đông với nghệ thuật nâng bi thật siêu đẳng. Lúc Bác còn lưu lạc trên đất Pháp, Bác chỉ đọc qua bản Cương lĩnh của Lenin. Khi vừa đến Mạc Tư khoa, nghe tin Lenin chết, Bác đã thương khóc thảm thiết! Trên báo Pravda ngày 27-1- 1924, Bác đã xưng tụng Lenin là CHA, là THẦY, nguyên văn như sau: “Khi còn sống, Người là cha, là thầy, là đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cách mạng xã hội. Lenin bất diệt sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta…”Do đó Bác đã khai tâm cho Tố Hữu làm bài thơ “Khóc Stalin” năm 1953, dân gian gọi đó là Bài thơ bợ đít Stalin, bởi lẽ bài thơ có những câu nâng bi trắng trợn đến mức nhục nhã như sau: “Thương cha, thương mẹ, thương chồng. Thương mình thương một, thương Ông thương mười!
Để nâng bi Stalin và MaoTrạch Đông, Bác Hồ cũng đã nói: “Ai đó thì có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông thì không thể nào sai được!”Đề cao Bác Stalin và Bác Mao như vậy, thì cũng như tự đề cao mình, bởi lẽ mỗi một điều gì, Bác Hồ cứ làm y như hai Bác kia “thì cũng không thể nào sai được, Đảng và Dân tộc phải nhất trí vỗ tay khen và vâng lời mà thôi.”Hồ Chí Minh (HCM) biết rằng trong chiến tranh ý thức hệ, vấn đề tuyên truyền và thần thánh hoá lãnh tụ vô cùng thiết yếu, cho nên ông đã hết lòng đề cao Lenin, Stalin, và Mao Trạch Đông. Nhưng còn ông, Chủ tịch HCM, thì ai là người đã tận tụy viết bài, viết sách, làm thơ ca ngợi và thần thánh hóa ông để cho Dân tộc và thế giới biết đến. Thì đã có Trần Dân Tiên và T. Lan đó! Đây, hãy xem Trần Dân Tiên nâng bi Bác Hồ khi viết về ngày 2-9-1945: “Ngày hôm đó, lần đầu tiên thủ đô Hà Nội được mắt thấy người con yêu quý nhất của Dân tộc Việt Nam… Nhân dân nhận thấy Hồ Chủ tịch giản dị, thân mật như người cha hiền về với đám con… Quần chúng cảm thấy sâu sắc lòng thương yêu của một người Cha…” Ở một đoạn khác, Trần Dân Tiên viết: “Chủ tịch không bao giờ nghĩ đến mình. Người chỉ nghĩ đến người khác, nghĩ đến nhân dân. Hồ Chủ tịch được nhân dân yêu mến là do tính cương trực và lòng trong sạch của người. Thái độ của người ngay thẳng… Vì Bác Hồ mà những người lao động trong nhà máy và trên đồng ruộng tăng thêm năng xuất. Đối với nhi đồng, tên Bác Hồ như là một người mẹ hiền. Chỉ nhắc đến tên Bác là các em trở nên ngoan ngoãn… Nhân dân gọi Chủ tịch là Cha già của Dân tộc…”
Hai đoạn văn nâng bi HCM bên trên được trích dẫn từ quyển Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch mà tác giả là Trần Dân Tiên. Quyển sách xuất hiện vào mùa xuân 1948. Không ai biết Trần Dân Tiên là ai. Mãi đến năm 1985, tức là 37 năm sau, giáo sư Hà Minh Đức viết quyển Tác phẩm văn học của Hồ Chủ tịch để ca ngợi văn tài của Bác thì Dân tộc và cả thế giới mới biết Trần Dân Tiên chính là Bác Hồ. Thì ra HCM đã tự mình nâng bi mình!
Nhân vật huyền thoại Trần Dân Tiên đã thực hiện nhiều đặc công phi thường cho Bác, những công tác mà tự Bác không thể ra mặt làm được. Công tác thứ nhất là nâng bi, đề cao, và thần tượng hóa Bác. Trần Dân Tiên đề cao Bác nào là “người con yêu quý nhất của Dân tộc VN, nào là “người cha hiền về với các con”,nào là“Cha già của Dân tộc”, v.vTrong văn học sử hay trong lịch sử chánh trị, không hề có nhân vật nào tự viết sách để thần thánh hoá mình như HCM đã làm. Tự cổ chí kim chỉ có một mình “Bác Hồ nhà ta”! Nhân đây xin chép lại bài thơ độc đáo “Nói láo mà nghe” trong thi văn truyền khẩu để quý bạn đọc chơi và xem tài láo phét của Bác Hồ có bằng nhân vật trong bài thơ hay không? Nhưng láo phét ai hơn ai thì không quan trọng vì bài thơ Nói Láo chỉ để đọc chơi cho vui mà thôi. Điều quan trọng và vô cùng tai hại là HCM đã láo khoét để dối gạt Dân tộc! Đây bài thơ Nói Láo để đọc chơi cho vui: “Ta con ông Cống cháu ông Nghè. Nói láo trên trời dưới đất nghe. Sức mạnh Hạng Vương cho nửa đấm. Cờ cao Đế Thích chấp hai xe. Lội phăng ra biển lôi tàu lại. Chạy tuốt lên non cưỡi cọp về. Thuở nọ vào chơi trong tướng phủ. Ba ngàn công chúa phải lòng mê!
Công tác thứ hai của Trần Dân Tiên cũng không kém phần quan trọng. Đó là việc phỉ báng mạ lỵ tất cả lãnh tụ quốc gia như Đề Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh, Trương Bội Công, v.v… Ngồi vào chỗ Chủ tịch HCM mà không ai biết, Trần Dân Tiên đã dễ dàng và thoải mái “ngậm máu phun” vào tất cả những vị yêu nước kể trên, nhưng cũng biết chừa Nguyễn Thái Học và các Liệt sĩ ở Yên Bái, vì gương hy sinh lẫm liệt của họ không thể nào bêu riếu được. Tuy nhiên đối với Việt Nam Quốc dân đảng, thì Trần Dân Tiên cũng phê bình rằng “không có chính cương rõ ràng và chỉ lo bạo động. Thì ra, người nào HCM giết được thì đã bị giết như Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi, Đức Huỳnh Giáo Chủ, Trương Tử Anh, Lý Đông A, Khái Hưng, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, v.v… Người nào HCM không giết được thì dùng miệng lưỡi của Trần Dân Tiên phỉ báng mạ lỵ thay cho mình!
HCM và Trần Dân Tiên tuy hai mà một, nhưng tuy một mà hai. Đến năm 1985, mặt nạ Trần Dân Tiên đeo trong 37 năm dài rơi xuống, hóa ra chỉ có một mình Bác Hồ mà thôi! Bác đã chơi trò ném đá giấu tay rồi! Đến khi Dân tộc biết, thì đã quá muộn! Vốn tính gian xảo và tàn ác, Bác đã phối trí, quy tụ, điều động, phân công, sắp xếp, cất đặt, ủy nhiệm tay chân bộ hạ thân tín đi khắp nơi để “LÀM VIỆC” thay cho Bác. Bác đã tổ chức Bộ máy đánh Dân tộc trong thời chiến và Bộ máy nghiền Dân tộc sau khi làm chủ được Đất nước trong ý nghĩa trọn vẹn của chữ “Orchestration” mà tác giả Minh Võ đã diễn tả trong quyển Ai giết HCM (tr. 148). Vì muốn giữ tiếng Cha già Dân tộc, Bác đã phát triển kỹ năng Ném đá giấu tay một cách vô cùng tinh xảo. Bác còn đi qua Nga nhờ cơ quan KGB giải phẫu sửa lại khuôn mặt cho có nét đầy đặn phúc hậu để che giấu bộ mặt thật với đôi mắt cú vọ của mình.