mardi 25 octobre 2011

 CUỘC CHIẾN TRANH, HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC – P58


Trong chương Việt Minh cướp thời cơ của quyển Lịch sử Việt Nam 1940-1975 thật đồ sộ trên 1000 trang, tác giả Trần Nhã Nguyên viết (tr. 39): “Chính phủ lâm thời của HCM tung lưới bủa vây, lùng bắt cán bộ của các đảng phái Quốc gia như Việt Cách, Việt Quốc, Duy Dân, Đại Việt, Dân Chính… Các hội hè do cán bộ Cộng sản lãnh đạo mọc lên như nấm: Thanh niên, Phụ nữ, Phụ lão Cứu quốc, Nhi đồng Cứu quốc, Tự vệ phố, Tự vệ thành, Tự vệ chiến đấu… đặt dưới sự điều động của các Ủy ban Hành chánh thành phố, tỉnh, phủ, huyện, làng… đều là những cánh tay nối dài của đảng Cộng sản. Cảnh đánh đập, tra khảo, thủ tiêu diễn ra khắp nơi đối với những ai bị chụp lên đầu Việt gian, Phản quốc, có nợ máu với nhân dân…
Ở miền Nam, một nhân chứng là cựu Thẩm phán Phạm Đình Hưng, trong quyển Cuộc chiến cô đơn, thuật chuyện xảy ra ở làng ông lúc ông 10 tuổi (Sách xuất bản năm 2007, tr. 20): “Cuộc sống êm đềm của An Phú Xã, quê tôi, đã bị cuồng phong Cách mạng Tháng tám đảo lộn và cuốn mất đi. Riêng tại An Phú Xã, ngay sau khi cướp được chánh quyền tại tỉnh Bình Dương, Việt Minh đã chặt đầu một cách dã man ông Hương Cả Phạm Văn Tuân và người em là ông Hương Hào Phạm Văn Trạc, hai nạn nhân đầu tiên của Cộng sản tại quê tôi, mặc dầu cả hai là người hiền lành, trung hậu, và giàu lòng giúp đỡ người nghèo khổ. Ông Cả Tuân lại là cha của ông Đốc học Phạm Văn Trình, người trí thức đứng đầu của An Phú Xã đã tham gia Mặt trận Việt Minh cùng một lượt với hai người chú của tôi.
Ở đoạn “Bạo lực Cách mạng”,tác giả Phạm Đình Hưng thuật tiếp (tr. 21 sđd): “Chính mắt tôi đã mục kích lần đầu tiên trong đời sự biểu diễn bạo lực của một cán bộ cao cấp Việt Minh của Tỉnh ủy Thủ Biên đến chủ tọa một buổi họp của Tân Ủy ban Nhân dân An Phú Xã (thay thế Ban Hội tề cũ) có sự tham dự của đông đảo dân làng. Giữa buổi họp trang nghiêm, Kiều Đắc Thắng đứng lên hét to và rút súng lục đang mang trong người bắn lên trời vài phát để thị uy cùng đồng bào. Chính tai tôi đã nghe Kiều Đắc Thắng ra lịnh thiêu hủy tất cả đình, chùa, trường học, chợ búa, cơ sở công cộng, và nhà tô của những người giàu có trong làng để áp dụng chiến thuật Vườn không nhà trống của Liên Xô trong Thế chiến Thứ hai.  
Ngần ấy trích đoạn của các nhân chứng đã cho ta biết cách dùng người của HCM ở các Ủy ban xã, huyện và tỉnh. Đó là những kẻ đầu trộm đuôi cướp, một bè một lứa y như Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn. Tham khảo quyển Chuyện thâm cung dưới triều đại HCM của tác giả Việt Thường, ta có thể thêm nhiều râu ria cho Bộ mặt Lãnh đạo của chánh quyền HCM. Ở bộ giao thông, Kỹ sư Trần Đăng Khoa là bộ trưởng mà phải “xin chỉ thị” của thứ trưởng Hồng Xích Tâm, ủy viên đảng đoàn xuất thân là phu xe kéo (tr. 193 sđd). Ở Ủy ban Văn hóa Đối ngoại có học giả Phạm Ngọc Thuần và bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, nhưng cả hai trí thức này đều phải “bẩm báo” với bí thư đảng đoàn Phạm Hồng, mới học xong lớp 4 bổ túc văn hóa (tr. 196 sđd). Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, đảng viên kỳ cựu, tuy là bộ trưởng Bộ Y tế nhưng bị thứ trưởng Đinh Thị Cẩn “kềm kẹp. Bà nầy là Ủy viên Dự khuyết Trung ương, kiêm bí thư đảng đoàn, trình độ văn hoá lớp 4. Bà từng là Cấp dưỡng (tức là đầu bếp riêng) của HCM (tr. 198 sđd).
Dân tộc không phải chỉ gồm bởi những cốt cán trong CCRĐ, những bần nông, hay bần cố nông, hay những công an như “thiên lôi, chỉ đâu đánh đó”. Thành phần ưu tú của Dân tộc luôn luôn là những trí thức. Nhưng với học lực lớp 7, HCM đã xây dựng một chế độ khinh thường trí thức, nếu không nói là bạc đãi. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường, đại diện cho giới Trí thức ở Hà Nội, viết trong bài phê bình về CCRĐ ngày 30-10-1956 như sau: “Các anh em trí thức kháng chiến thường phàn nàn rằng đảng Lao Động thiếu tín nhiệm họ. Họ đau khổ mà nhận thấy rằng mặc dầu họ đã trải qua bao nhiêu thử thách, chịu đựng bao nhiêu hy sinh, trải qua bao nhiêu gian nguy, Đảng vẫn chưa tin được họ. Nào họ có yêu sách gì quá đáng đâu? Họ có đòi làm Bộ trưởng hay Đại sứ đâu? Không. Đại đa số các anh em trí thức nói chung không mơ ước các cương vị, công tác lộng lẫy đâu, họ vui lòng nhường chỗ cho các nhà chính trị, các đảng viên. Họ chỉ thiết tha, đòi hỏi được đem khả năng chuyên môn và kinh nghiệm của họ ra phục vụ nhân dân mà thôi. Họ chỉ thiết tha mong muốn được bảo toàn danh dự trí thức của họ và cái tự do tư tưởng mà họ quan niệm là cần thiết cho nhân phẩm của người trí thức mà thôi.
Tiến sĩ Tường nhắc lại lời Đảng tuyên bố rằng “Người trí thức là vốn quí của Dân tộc”, nhưng ông mỉa mai rằng vì vốn ấy quá quí nên phải cất kỹ, giữ gìn nó trong một bán ảnh, một hoàng hôn trường cửu! Với văn phong của Tiến sĩ văn chương, Nguyễn Mạnh Tường viết “giữ gìn trong một bán ảnh, nhưng dân gian thì “nôm na huỵch toẹc”hơn, họ dùng chữ“lộng kiếng”, nên ai cũng hiểu là “trí thức bị liệng cống.
Cuộc Chiến tranh của HCM đánh Dân tộc dài 30 năm khởi đầu bằng sự đảo lộn sơn hà như thế. Sau khi Làn sóng đỏ của VC tràn ngập miền Nam, Đại tá VC Phạm Xuân Ẩn, tay điệp viên đã nằm vùng ở miền Nam hoạt động tình báo để giúp cho VC thành công, đã vỡ mộng và phàn nàn: “Tất cả các l ‎‎ý luận về giải phóng trong hai mươi, ba mươi, hay bốn mươi năm qua đã gây ra một xứ sở nghèo nàn và rách nát, lãnh đạo bởi một lũ ác độc, một bọn l ‎‎ý thuyết gia ít học và chuyên chế.