mardi 25 octobre 2011

CUỘC CHIẾN TRANH, HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC – P55


Câu chuyện “trái bí của anh Sửu lớn bằng cái nhà” giống y như chuyện HCM nói về “Thiên đường Xã hội chủ nghĩa Liên Xô”: Bác Hồ cũng là người nói khoác như anh Sửu! Nhưng anh Sửu chỉ nói khoác với anh Tí mà thôi và anh Tí không bị gạt! Còn HCM đã dối gạt không biết bao nhiêu người thuộc lớp tuổi ông! Và không biết bao nhiêu người của thế hệ trẻ sau nầy! Điều tệ hại là những người đã bị HCM dối gạt, bị mê hoặc rồi chính họ lại đi dối gạt những người khác nữa. Rồi cứ thế, lời dối gạt của HCM, lời rao bán hàng giả dổm ấy cứ lan truyền từ làng này sang làng nọ, từ huyện này sang huyện khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, chẳng mấy chốc cả Đất nước toàn là những kẻ lừa gạt xảo trá vì đã thấm đậm Tư tưởng HCM. Điều vô cùng tệ hại là trong Dân tộc có biết bao người đã nghe theo lời HCM đi xây dựng Thiên đường Xã hội chủ nghĩa theo kiểu Liên Xô, xây dựng bằng mã tấu, dao găm, súng đạn. Than ôi, trong số đó cũng có rất nhiều người có lòng yêu nước trong sáng đáng kính trọng! May mắn thay, trong Đại khối Dân tộc cũng có vô số người sáng suốt biết Thiên đường Xã hội chủ nghĩa Liên Xô chỉ là hàng giả dổm, không xài được phải vất bỏ, nên cố sức chống lại. Đấy là những người quốc gia yêu nước chân chính, đi đúng định hướng trên con đường cứu quốc và kiến quốc, nên họ đã tạo thành Lực lượng ngăn chận Làn sóng đỏ từ phương Bắc, và họ đã mang cho người dân ở phương Nam những ngày tháng năm đẹp đáng sống của thế kỷ, khởi từ ngày chấp chánh của Cựu hoàng Bảo Đại với danh vị Quốc trưởng, qua Đệ nhất Cộng hòa với Tổng thống Ngô Đình Diệm, và Đệ nhị Cộng hòa với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đến ngày 30-4-1975 thì chấm dứt.
Người thuyền nhân đầu tiên của Dân tộc
Đó là chuyện Hoàng tử Lý Long Tường cùng 200 người thuộc Hoàng tộc nhà Lý đã vượt biên bằng 3 chiếc thuyền vào năm 1226 để tránh sự sát hại của Trần Thủ Độ. Lúc đó, Hoàng tử mới lên sáu. Chuyện kể khi đến biển Đông gặp bão, một chiếc thuyền bị bão thổi giạt đi, hai chiếc còn lại đến được miền đất cực nam của nước Cao Ly. Vào lúc đó, đoàn quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn rất hùng mạnh, đi xâm lăng khắp nơi, và xây dựng Đế quốc rộng lớn nhất trong lịch sử, trải dài từ Đông sang Tây chiếm đóng Trung Quốc, Nga, Hung Gia Lợi, Ba Tư, và miền Bắc nước Cao Ly. Những thuyền nhân nhà Lý đã may mắn đến được vùng đất phía Nam còn thuộc quyền vua Cao Tông vương triều Cao Ly. Nhà vua thương cảm và quý trọng Hoàng tử lưu vong nên cho phép các thuyền nhân Việt Nam được định cư tại đấy.
Sau 20 năm định cư trên đất Cao Ly, Hoàng tử Lý Long Tường lớn lên thành một thanh niên tuấn tú, văn võ song toàn, vừa có sở học uyên thâm, vừa là một vị tướng có tài thao lược. Năm Quý Sửu 1253, Lý Long Tường đã tạo được chiến công to lớn. Ông đã chỉ huy đoàn quân Cao Ly đánh đuổi quân xâm lược Nguyên Mông, thu phục bờ cõi cho vương quốc Cao Ly. Hoàng tử được vua phong tước hiệu Hoa Sơn Tướng quân, được cấp đất rộng 30 lý để làm ấp Hoa Sơn, có bia đá viết Hoa Sơn Quán với ba chữ lớn “Thụ Hàng Môn” của vua ban. Con cháu của Hoàng tử cũng được phong tước hiệu và đã đóng góp công nghiệp xuất sắc. Ngày nay du khách Việt đến Nam Hàn bằng đường hàng không, trên xa lộ từ phi trường vào thủ đô Hán Thành, xin hãy chiêm ngưỡng tượng đài một vị tướng oai nghiêm trên mình ngựa. Đó là Bạch mã Tướng quân Lý Long Tường, người thuyền nhân sáu tuổi năm nào của nước Việt đã trở thành Anh hùng Dân tộc của nước Cao Ly. Các bạn thuyền nhân cùng anh Trần Đông thân mến, người sáng lập Văn khố Thuyền nhân ở Melbourne, Úc Châu, phải chăng Hoàng tử Lý Long Tường thật xứng đáng được tôn vinh là Người Thuyền nhân đầu tiên của Dân tộc?   
Đi từ Đình Bảng, lại trở về Đình Bảng   
Hoàng tử Lý Long Tường vượt biên năm 1226, đến năm 1994, tức là 768 năm sau, người cháu đời thứ 26 của Hoàng tử là Lý Xương Căn (Rhe Chang Cun) đã về thăm làng Đình Bảng, Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc để lễ bái tổ tiên gồm tám vị vua triều Lý. Ông Lý Xương Căn hiện là giám đốc công ty điện khí ở Nam Hàn. Ông đã thắp hương lễ bái tám vị vua triều Lý và ghi vào sổ vàng lưu niệm những dòng chữ thật xúc động:
“Kính thưa quý vị Tiên vương. Hôm nay, con là Lý Xương Căn, hậu thế của các vị về đây tưởng niệm công đức của quý Tiên vương. Với nỗi niềm thương nhớ khôn nguôi cội nguồn, dòng giống, rồi đây cháu chắt của các vị sẽ lại tìm về nơi đây, được vui mừng khấn vái trước anh linh của quý Tiên vương. Nỗi lòng tưởng niệm đó cũng là đạo lý đương nhiên đối với tổ tiên và hơn nữa xin cầu nguyện quý Tiên vương phù hộ cho để quan hệ hữu hảo giữa hai nước được sâu dày hơn nữa. Với tấm lòng cảm động, xúc động không sao ngăn nổi, hôm nay về thăm, cháu chắt cảm nhận niềm vinh quang, vinh dự cũng thấy ấm lòng đối với cuộc hành hương lẻ loi này. Cháu chắt xin thề không bao giờ làm những điều gì tổn thương đến vong linh cao quý của các Tiên vương bằng cả tinh thần và sứ mạng đặc biệt”.
Chuyện bác sĩ Ngãi về nước
Thật đẹp vô cùng, chuyến trở về cố hương của Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi! Người cựu Trung úy Quân y của Quân lực VNCH năm 1975, sau ba năm học tập cải tạo trong ngục tù CS, vượt biển tìm tự do, và tiếp tục theo đuổi y khoa ngành tim mạch ở Hoa Kỳ. Năm 1999, với vinh dự là một y sĩ chuyên khoa xuất sắc trong ngành tim mạch, với giấy mời của Bộ Y tế CSVN, và với số dụng cụ y khoa dùng trong nghề trị giá khoảng một triệu đôla do các công ty sản xuất ở Hoa Kỳ hiến tặng, BS Nguyễn Xuân Ngãi về nước để chỉ dẫn các cách trị liệu bịnh nghẹt tim như thông tim, nông tim, hay đặt “stent” cho 50 y sĩ trẻ VN. Vào thời gian đó, Việt Nam không thể chữa bịnh nghẽn tim như các nước Thái Lan, Phi Luật Tân, Đại Hàn hay Đài Loan, mà số bịnh nhân trong nước lại quá cao, số tử vong rất lớn. Những cán bộ cao cấp trong Đảng mỗi lần bị nghẽn tim là phải đi Singapore chữa trị tốn kém hai, ba chục ngàn đô la, còn dân nghèo thì đành chịu chết. Cần biết BS Ngãi là Phó Chủ tịch đảng Nhân dân Hành động, đảng danh là “Vạn Xuân”, và ông chấp nhận về nước theo lời mời của Bộ Y tế vì mục đích nhân đạo và vì lòng yêu nước muốn đào tạo chuyên viên trị bịnh nghẽn tim cho nước nhà. Chuyến về nước nầy, ngoài việc huấn luyện ra, ông quyết tâm không làm điều chi chạm đến chính trị. Thế mà ông cũng bị bắt!
Khoá huấn luyện dự trù kéo dài từ ngày 23-2 đến 6-3-1999. Theo học trình là như vậy, nhưng đến ngày 28-2, BS Ngãi bị công an đến khách sạn bắt lúc 11 giờ tối. Chúng thẩm vấn ông 3 ngày, mỗi ngày 2 buổi. Chúng luân phiên hỏi cung ông, ép ông phải chấp nhận chế độ 1 đảng, phải từ bỏ đảng Nhân dân Hành động, và phải chấm dứt chống Cộng khi về Mỹ. Ba, bốn công an luân phiên ép ông phải ký nhận những điều khoản đó, nhưng ông quyết không ký. Chúng bảo ông vi phạm điều 73 của bộ Hình luật, tức là điều “Âm mưu lật đổ chính quyền”. Phạm luật nầy, luật của Việt Cộng, có thể bị phạt tù 10 năm cho tới tử hình. Ông bảo ông không biết cái luật đó là cái gì và ông cần Luật sư biện hộ. Trong lúc thẩm cung, ông cũng có dịp tranh luận với chúng. Bàn về chế độ đa đảng và độc đảng, ông bảo rằng ông sống ở Hoa Kỳ, bên đó có nhiều đảng, và đảng Cộng sản cũng được quyền hoạt động. Ông bảo rằng ông thích đa đảng đa nguyên.
Sau ba ngày bị công an thẩm vấn, cán bộ Sở Di trú đến khách sạn, lịch sự trao trả passport cho ông và báo cho ông biết “Nhà nước cho phép ông trở lại Hoa Kỳ sớm hơn dự định”. Chúng khéo léo tránh chữ “Trục xuất” và cẩn thận quay phim cảnh trao trả passport và cảnh ông bước lên máy bay. Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, chuyên viên bịnh tim mạch, nhân tài của Đất nước, có “Bùa hộ mạng” là lá thư mời của Bộ Y tế. Nhưng sự can thiệp thô bạo của công an đã cướp mất đi thời gian huấn luyện qu ý báu của ông, thời gian học tập của các y sĩ trẻ, và cũng là thời gian xây dựng và phát triển của toàn Dân tộc và Đất nước. Trong 6 ngày ngắn ngủi, ông đã trao ban l ý thuyết cho 50 y sĩ trẻ, nhưng về phần thực hành, ông chỉ cho thực tập 8 y sĩ mà thôi, vì phòng giải phẫu không thể chứa hơn số đó. Thật đáng tiếc!
Khoá huấn luyện chấm dứt ngang và BS Ngãi “được phép” về Hoa Kỳ sớm hơn dự định, tuy vậy ông cũng đã đào tạo được 8 y sĩ trẻ vừa l ý thuyết lẫn thực hành. Sau 6 ngày làm việc chung, ông có nhận xét rằng các anh em y sĩ trẻ VN rất nhiệt tình, hăng hái, và rất giỏi. Họ học rất nhanh, đến nỗi người Mỹ đi theo ông cũng thán phục và nói “Bên Mỹ không được như vậy đâu”. Người dân Việt tài giỏi như vậy, cớ sao Đất nước vẫn còn nghèo đói và lạc hậu!? Câu hỏi này, xin tất cả bạn đọc thế hệ trẻ hãy trả lời hộ. Người viết chỉ xin phép BS Ngãi được mượn đảng danh VẠN XUÂN của ông để nói lên lời ước mong và nguyện cầu cho “Bầy quạ đen” sớm bay đi và “Đàn én xuân” rủ nhau về mang VẠN mùa XUÂN thanh bình thịnh vượng cho Dân tộc và Đất nước!
Lý Lê Trần và còn ai nữa…
Như lá rụng về cội, những chuyến về thăm cố hương luôn luôn là những câu chuyện thật cảm động, làm ấm lòng người. Như chuyện L ý Xương Căn, hậu duệ của Lý Công Uẩn và Lý Long Tường, từ Hàn Quốc trở về cúng bái tổ tiên ở làng Đình Bảng, tỉnh Hà Bắc, Việt Nam, sau hơn bảy trăm năm lưu lạc quê người. Để thêm phần cảm động, chuyện kể rằng Lý Xương Căn còn học lại tiếng Việt cho chuyến về thăm được ấm cúng!
Như chuyện Bác sĩ chuyên khoa tim mạch Nguyễn Xuân Ngãi về cố hương để hướng dẫn các y sĩ trẻ Việt Nam cách trị liệu bịnh nghẽn tim. Nhưng trái lại, chuyến trở về cố hương để “làm việc” của HCM thật vô cùng bỉ ổi, đáng nguyền rủa. HCM đã tự chuẩn bị cho mình và Định mệnh khắc nghiệt đã góp thêm phần đào luyện HCM thành tên Đại đồ tể lưu manh hiếu sát nhất trong lịch sử Việt Nam. Xin nhắc lại, ngay những ngày tháng đầu tiên vừa về đến Đất nước thân yêu, HCM, kẻ đã đi hết biển đó, chưa khởi binh đánh Pháp một trận nào, mà đã mở màn sát hại hơn 20.000 người trong Lễ tế cờ. Trong số nạn nhân đó, Hòa thượng Thích Đức Hải, bậc thầy tôn kính của Hòa thượng Thích Quảng Độ, hẳn là người Phật tử đầu tiên bị sát hại. Chủ tịch HCM giết người, Hòa thượng Thích Đức Hải bị giết! Nhưng vấn đề không phải đơn giản như vậy rồi cho thông qua. Phải nhìn vào cán cân quyền lực hay tương quan lực lượng giữa Hòa thượng Thích Đức Hải đối sánh với Chủ tịch HCM, ta mới thấy rõ bản chất vô cùng man rợ của bạo lực! Một bên ví như “con thỏ hiền không trốn chạy”, còn bên kia là “con hổ đói đang hung hăng đi tìm mồi”; một bên thì “lực nhẹ như tơ”, còn bên kia thì “một khối nghìn cân nặng”. Nói cho rõ hơn, quyền lực của Sư phụ Thích Đức Hải ngày 19-8-1945 lúc Ngài bị sát hại là bao? Than ôi! Chỉ là mảnh tâm Phật từ bi bác ái, với lời kinh tiếng kệ, và với người đệ tử Thích Quảng Độ, 18 tuổi, chỉ biết đứng khóc nhìn người ta giết thầy mình! Còn lực lượng của Chủ tịch họ Hồ là bao nhiêu? Xin trả lời: “Vô biên! Ở ngoài nước, là sức mạnh của toàn khối Cộng sản do Stalin lãnh đạo, đã chiếm Đông Âu, và đang trên đà chiếm Trung Hoa. Ở trong nước, là “bầy đàn” những kẻ đã bị HCM mê hoặc, xem tôn giáo là thuốc phiện cần phải diệt trừ, và nhắm mắt lao mình vào bạo lực, than ôi, chỉ để xây dựng Thiên đường Xã hội chủ nghĩa giả dổm theo kiểu Liên Xô! Ở ngoài nước và ở trong nước là như thế, còn trong con người HCM, là “mối thù cha bị cách chức cần phải trả” cộng với tâm địa hiếu sát, ty tiện, đầy mưu lược gian xảo, đểu cáng, nhìn vào Dân tộc thấy ai khác chính kiến đều cho là kẻ thù, gán cho họ tiếng “Việt gian, Phản động, Bán Nước” là giết họ một cách dễ dàng!”
Trong cơn mù loạn của chủ nghĩa, từ lúc Cơn bão Mùa thu 1945 dày xéo Dân tộc, lớp Bụi bặm HCM đã dậy lên, bay dầy đặc mù trời, và phủ màu ô uế tang tóc lên khắp trường học, chùa chiền, nhà thờ, thánh thất, lăng miếu, báo đài… lên khắp cả Đất nước thân yêu. Trong Thiên đường mù bám đầy bụi HCM đó, đã có những vị Anh hùng với tấm lòng hy sinh vì Nước vô biên, “đã đi hết biển, mà quyết tâm về cố hương làm công việc “tẩy trần”, quyết tâm quét sạch bụi HCM cho Đất nước. Đó là những tên tuổi Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch, Mai Văn Hạnh, Huỳnh Vĩnh Sanh, Hoàng Cơ Minh, Lê Hồng, Trần Thiện Khải, Võ Hoàng, Võ Đại Tôn, Vũ Hoài, Hoàng Duy Hùng, Lý Tống, đó là những “L ‎ý Lê Trần và còn ai nữa…” (lời nhạc bản Tình ca của nhạc sĩ Phạm Duy). Nhưng Bụi bặm HCM đã phủ ngập hết mọi nơi rồi! Các vị anh hùng kể trên về chỉ để khai đường mở lối, bởi lẽ công việc quét sạch Bụi bặm HCM phải là công tác chung của cả Dân tộc. Tám mươi lăm triệu người, ai ai cũng phải tự mình quét bụi cho mình, cho nhà mình, cho làng nước mình, kể cả những vị tu hành mặc áo chùng thâm và cà sa, các vị cũng phải tự phủi Bụi HCM bám trên vạt áo tu của mình trước để làm gương! Dù thành hay bại, về nước để quét sạch Bụi HCM cho Dân tộc và Đất nước, tên tuổi của các vị Anh hùng kể trên thật xứng đáng được Tổ quốc vinh danh!
Sydney, 4-2-2009