Nạn nhân: một anh tài trong Hoàng tộc.
Trong quyển Tạp bút Một thời Hoàng tộc, tác giả Bảo Thái có thuật chuyện một Mệ trong hoàng tộc là nạn nhân của Lễ Tế cờ như sau (Trích Một thời Hoàng tộc, trang 70):
“Mệ Bửu Tuyển là em hàng thúc bá với nội tổ của tôi, cũng là con cháu thuộc phủ Vĩnh Tường. Là con nhà vệ sĩ, chính Mệ là người đứng ra thành lập Hội Quyền anh Thừa Thiên vào thập niên 1940. Môn đệ của Mệ có hàng trăm người trong đó có những người nổi tiếng như các võ sĩ Vĩnh Tiên, Thạch Mai, La Kim Thân, Trần Đình Thêm, Thạch Sơn, Mã Siêu Tử... Chính Mệ cũng là người mở trường dạy tiếng Nhật trước phong trào học tiếng Nhật lên cao ở Huế vào dạo ấy. Sau khi cướp chính quyền, Việt Minh bắt Mệ đi mất tích. Về sau nầy gia đình được biết Mệ đã bị chúng đem thủ tiêu tại Nghệ An.”
Lưỡi hái tử thần đi qua Quảng Ngãi
Lễ Tế cờ ở tỉnh Quảng Ngãi được tác giả Nguyễn Văn Thiệt thuật lại trong bài Tôi thấy Tạ Thu Thâu chết, đăng trong tuần báo Hồn Nước số 7 ngày 30-7 và số 8 ngày 7-8-1949. Bài viết nầy được tác giả Đặng Văn Long sưu tầm trong quyển Người Việt ở Pháp 1940-1954 (trang 477):
“Ai đi ngang Quảng Ngãi vào khoảng tháng 9-1945, cũng biết đến không khí hãi hùng của cái thành phố tự cho mình có tinh thần cách mạng cao ấy. Các tín đồ Cao Đài, các nhà trí thức, các nhà phú hộ, các nhà cách mạng quốc gia, tất cả những hạng người ấy cùng với vợ, con, anh em họ được Việt Minh cẩn thận chém giết, chôn sống, thiêu cháy, mổ bụng v.v… mỗi ngày theo chính sách Tru di tam tộc để trừ hậu họa. Người chết nhiều đến nỗi độ ấy ở Hà Nội, tờ báo Gió Mới của Tổng hội Sinh viên, một tờ báo rất thiên Việt Minh đã phải lên tiếng rằng: “Ở Quảng Ngãi, ngày ngày đầu người rụng như sung””.
Cũng trong bài viết đó, tác giả Nguyễn Văn Thiệt nói về cái chết của bạn anh tên Lê Xán như sau: “Anh Lê Xán, bạn tôi, một đồ đệ của cụ Phan Bội Châu, bị Pháp đày Lao Bảo vừa được thả ra thì bị Việt Minh Quảng Ngãi bắt lại và bị xử tử.”
Nguyễn Văn Thiệt cũng thuật chuyện ba người con trai của Tổng đốc Nguyễn Hy bị bắt vì tội “trong thời kỳ Cách mạng toàn dân mà trong nhà chứa đờn và bài ca ủy mị”. Cả ba người đó đã bị xử tử một tuần lễ sau khi anh Thiệt đến Quảng Ngãi.
Vì sao Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ bỏ kháng chiến
Về Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, người thành lập Đệ nhị Cộng hòa năm 1965, thì 20 năm trước, tức năm 1945, ông cũng tham gia cao trào toàn dân kháng chiến chống Pháp. Nhờ có tài về quân sự, nên ông đã được đảm nhận chức Huyện Đội trưởng. Nhưng sau đó, ông từ bỏ hàng ngũ kháng chiến bởi vì cán bộ Việt Minh đã ám sát những thành phần đối lập và triệt tiêu hội đồng bô lão trong làng của ông (Trích Cuộc chiến thắng bị bỏ lỡ của Stephen B. Young, Nguyễn Vạn Hùng chuyển ngữ, trang103).
Vụ sát hại Tín đồ Cao Đài ở Quảng Nam và Quảng Ngãi
Trích từ Bạch thư Cao Đài giáo do Giáo hữu Ngọc Sách Thanh phổ biến ở California, Hoa kỳ, ngày 9-4-1999, các tín hữu Cao Đài ở những tỉnh phía nam Trung phần đã gánh chịu tai ách về Lễ Tế cờ của Hồ Chí Minh như sau:
“Trong suốt ba tuần lễ từ 19-8-1945, chỉ riêng trong phạm vi tỉnh Quảng Ngãi, đã có 2.791 Chức sắc, Chức việc và Tín hữu Cao Đài đã bị những người Cộng sản Việt Nam sát hại bằng đủ mọi cách, như chém đầu, chôn sống, thả biển và cả hình thức tùng xẻo như thời Trung cổ. Trong đó có các vị Chức sắc cao cấp như Đức Liễu Tâm Chơn Huỳnh Ngọc Trác, Giáo sư Lê Đức, Giáo sư Ngọc Thành Thanh, các Giáo hữu Nguyễn Trân, Lê Đường, Lê Quang Viện, Nguyễn Sử, Nguyễn Kỉnh, Bùi Phụng, Nguyễn Thống, Trần Lương Hiếu, v.v… Giáo sư Nguyễn Hồng Phong cùng năm nhân sĩ khác bị giết tại Làng Bầu, Quảng Nam.
“Việc sát hại tập thể người Cao Đài này vì lẽ họ không chối bỏ đức tin Thượng Đế, Tự do Tôn giáo và Nhân quyền. Đây là lệnh của Hồ Chí Minh ban ra cho Nguyễn Chánh, Phạm Văn Đồng thi hành sự chém giết tại Quảng Ngãi; còn Hồ Nghinh, Hoàng Minh Thắng thi hành tại Quảng Nam, Đà Nẵng. Hơn thế nữa, họ còn tiêu diệt chôn sống nhà trí thức nổi tiếng Tạ Thu Thâu, quý Nhân sĩ chân chánh quốc gia như các ông Cao Văn Trung, Hồ Hóc, Hồ Nhãn, Hồ Hồng, và hàng loạt những người bất đồng chánh kiến khác cũng bị giết hại tại Quảng Ngãi tháng 8-1945.”
Vụ Thiên An Môn Cần Thơ
Biến cố Thiên An Môn ở Bắc Kinh xảy ra vào khoảng tháng 6-1989 do việc Trung Cộng dùng xe tăng và xả súng bắn vào 200.000 sinh viên và công nhân biểu tình bất bạo động đòi dân chủ. Trung Quốc vĩ đại, cuộc đàn áp Thiên An Môn vĩ đại, số thương vong cũng vĩ đại gây thương tâm khắp thế giới: 3.000 người chết, 10.000 người bị thương, 1.500 người bị bắt, 4.000 người bị truy nã, 12 người bị kết án tử hình.
Biến cố Thiên An Môn ở Bắc Kinh xảy ra vào khoảng tháng 6-1989 do việc Trung Cộng dùng xe tăng và xả súng bắn vào 200.000 sinh viên và công nhân biểu tình bất bạo động đòi dân chủ. Trung Quốc vĩ đại, cuộc đàn áp Thiên An Môn vĩ đại, số thương vong cũng vĩ đại gây thương tâm khắp thế giới: 3.000 người chết, 10.000 người bị thương, 1.500 người bị bắt, 4.000 người bị truy nã, 12 người bị kết án tử hình.
Viết lại lịch sử, người viết xin dùng từ “Thiên An Môn” để nói về biến cố ở Cần Thơ xảy ra vào ngày 9-9-1945 (Than ôi! Chỉ có 7 ngày sau khi Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập bịp bợm ở Hà Nội!). Thiên An Môn Cần Thơ là tội ác do Việt Minh Cộng sản xả súng máy bắn vào những tín đồ Hòa Hảo biểu tình bất bạo động đòi hỏi Trần Văn Giàu phải dân chủ hóa trong công cuộc kháng chiến chống Pháp chớ không được độc quyền yêu nước. Đây là cuộc biểu tình chống Cộng sản độc tài đầu tiên trong lịch sử Dân tộc Việt Nam. Đó là hậu quả tất nhiên gây ra do việc Trần Văn Giàu cướp chính quyền ngày 25-8-1945 ở Nam Bộ, thành lập Lâm ủy Hành chánh Nam Bộ (gồm 9 ủy viên, trong đó 8 ủy viên là Cộng sản và thân cộng), để gạt ra ngoài Mặt trận Quốc gia Thống nhất.
Xin nhắc lại sau khi Mỹ thả trái bom nguyên tử xuống Hiroshima ngày 6-8-1945, nội các Trần Trọng Kim xin từ chức ngày 7-8-1945, và Nhật đầu hàng Đồng Minh ngày 15-8-1945. Để đối phó với tình trạng vô chính phủ, các tổ chức tranh đấu ở miền Nam hợp lại thành lập 4 Sư đoàn Dân quân và Mặt trận Quốc gia Thống nhất ra đời. Thành phần bốn Sư đoàn Dân quân gồm có: lực lượng Bình Xuyên và cựu quân nhân Pháp và Nhật (Sư đoàn 1), 3.000 binh sĩ Cao Đài trong tổ chức Heiho (Sư đoàn 2), Dân quốc quân (VNQDĐ) do Nguyễn Hòa Hiệp và Phạm Hữu Đức (Sư đoàn 3), và các Bảo an đoàn của Phật giáo Hòa Hảo (Sư đoàn 4). Mặt trận tượng trưng cho sự đoàn kết nên nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt của quần chúng khắp miền Nam. Chính Trần Văn Giàu cũng xin gia nhập và Mặt trận đã chấp nhận sự tham gia của Trần Văn Giàu để có sự đoàn kết rộng rãi hầu đối phó hữu hiệu với thời cuộc.