mardi 25 octobre 2011

CUỘC CHIẾN TRANH, HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC – P48


Vụ sát hại Nguyễn Văn Sâm
Nguyễn Văn Sâm giữ chức Cố vấn chánh trị nhưng thật sự là linh hồn của Mặt trận QGLH. Lúc đó ông là chủ nhiệm nhật báo Quần Chúng, tiếng nói của Mặt trận. Ngày 19-9-1947, Nguyễn Bình, với danh nghĩa là đảng viên của VNQDĐ, hẹn gặp ông để thảo luận về tình hình đất nước, nơi gặp gỡ là một địa điểm trong Chợ Lớn. Chiều hôm ấy, sau khi hoàn tất công việc trong toà soạn báo, Nguyễn Văn Sâm từ tòa soạn ở đường Tôn Thất Đạm (Chợ Cũ) ra bến xe buýt để vào Chợ Lớn. Khi vừa bước tới điểm hẹn với Nguyễn Bình thì ông bị Cao Đăng Chiếm của Đội Công tác thành bắn nhiều phát vào lưng chết liền tại chỗ. Thế là Chánh trị cục của Mặt trận QGLH mất một đoàn viên hoạt động đắc lực. (Tài liệu trích quyển Tôi giết Nguyễn Bình của Trần Kim Trúc, tr.233).
Vụ phục kích Chi đội 6 và 7 của Cao Đài
Ngoài những vụ thảm sát tín đồ Cao Đài ở Quảng Ngãi trong 3 tuần lễ sau ngày 19-8-1945, số nạn nhân bị giết gồm chức sắc trong hàng giáo phẩm và tín đồ lên đến 2791 người; tại Nam Phần, Nguyễn Bình phục kích giết hai Chi đội 6 và 7 của quân đội Cao Đài. Không đầy một tuần sau, Việt Minh bắt Phối sư Thượng Vĩnh Thanh, tên thật là Trần Quang Vinh, người sáng lập và tổ chức quân đội Cao Đài. Kể từ đó, chúng thẳng tay khủng bố Tòa thánh Tây Ninh và các chi phái, bắt bớ, giam cầm, hoặc thủ tiêu tín đồ, quân sĩ, và chức sắc Cao Đài. (Tài liệu trích quyển Lớn lên với Đất nước của Vy Thanh, tr. 448).
Đánh phá chiến khu Bình Quới Tây của Cao Đài
Đây là chiến thắng của Việt Minh CS, kẻ thua không phải là Pháp mà là Bộ đội Cao Đài, tức là những lực lượng đầu tiên của Dân tộc quyết tâm ngăn chận Làn sóng đỏ CS! Chiến khu Bình Quới Tây nằm dọc sông Sài Gòn, chỗ uốn khúc quanh co khi chảy qua khỏi cầu Bình Lợi. Nằm ở vị trí hiểm trở lại do Bộ đội Cao Đài trấn đóng, Bình Quới Tây biến thành một trong những vùng quốc gia đầu tiên bảo vệ Sài Gòn. Nguyễn Bình cho người cài vào Ban chỉ huy của khu quốc gia nầy. Người được chọn là Hoàng Của, một tín đồ Cao Đài đã phản đạo để theo Cộng sản! Phải mất nửa năm, Hoàng Của mới tạo được lực lượng “chém vè”. Khi thấy đã “chín muồi”, Việt Cộng ra tay “đại phá”. Vào 2 giờ chiều ngày 10-12-1947, giữa trận đá banh giao hữu, Việt Cộng nổ súng lệnh, bắn chết 5 sĩ quan Cao Đài, chụp bắt các phần tử trung kiên, và chiếm kho vũ khí. Hoàng Của và bè đảng thu gọn chiến lợi phẩm cả kho, vượt qua sông Sài Gòn và được bộ đội của Lương Đường Minh (sau nầy là Thiếu tướng Trần Hải Phụng) đón sẵn đưa vào mật khu. (Trích quyển Bảy Viễn, thủ lĩnh Bình Xuyên của Nguyên Hùng, tr.153).
Sát hại chỉ huy trưởng “Bộ đội Ba Dương”
Nếu trong quân đội có những cấp bậc Tướng, Tá, Úy, Hạ sĩ quan, v.v… thì trong tổ chức của Bình Xuyên có bốn cấp Long, Ly, Quy và Phụng. Ba Dương tức Dương Văn Dương thuộc đẳng cấp Long, là “con Rồng xanh số 1” trong 10 con Rồng của Bình Xuyên. Trong 10 con Rồng đó, Bảy Viễn đứng hàng số 9. Ba Dương là một triệu phú, làm chủ hai nhà máy xay lúa và một nhà máy dệt bao bố ở Chợ Lớn. Ông tinh thông Hán học, luôn luôn “khăn đóng áo dài đen” như một ông đồ nho. Ông cũng là một tay võ nghệ tuyệt luân.
Có câu chuyện võ sĩ Sáu Cường vừa đả lôi đài ở Chợ Lớn và đoạt chức “vô địch Nam Kỳ”. Thừa thắng xông lên, Sáu Cường tìm đến Ba Dương xin chỉ giáo. Trong giới võ lâm, “xin chỉ giáo” là cách nói lịch sự và khiêm nhường có nghĩa là xin được đấu võ. Nếu là hai võ sĩ quyền Anh thượng đài, thì không bao giờ Ban tổ chức cho cáp độ giữa Sáu Cường và Ba Dương vì Ba Dương chỉ là “hạng lông” thấp hơn Sáu Cường 10 phân và nhẹ cân hơn Sáu Cường ít lắm cũng 20 k ý. Nhưng Ba Dương chấp nhận đấu! Sáu Cường nổi tiếng về thế Liên Châu, chỉ tung chân nhảy một lần mà có thể đá liên tiếp nhiều cú để hạ địch thủ. Khởi trận, hai người đứng cách nhau 6 thước. Ba lần, Sáu Cường nhún mình nhảy liên tiếp 3 bước toan dùng thế Liên Châu, thì Ba Dương tung chân đá gió khiến cho Sáu Cường ba lần đều phải thối lui. Sau ba lần như vậy, Sáu Cường chợt hiểu và vòng tay cúi đầu chịu thua và cám ơn Ba Dương đã không đá mình bị thương! Trận đụng độ hi hữu đó được truyền tụng trong giới võ lâm Nam Kỳ.
Với tinh thần mã thượng đẹp như vậy, không ai ngờ Ba Dương lại bị ám hại bởi tay Từ Văn Ri, tức Henry Từ! Vậy Henry Từ là ai? Là một người không phải gốc Bình Xuyên, được Nguyễn Bình đưa vào làm Trung đoàn phó cho Bảy Viễn. Khi Bảy Viễn được phong Khu phó Khu 7 mới giao Trung đoàn 2 Bình Xuyên cho Henry Từ. Ba Dương bị sát hại ở Gò Công, vào lúc đó có 2 thám thính cơ L19 của Pháp đang bắn xuống và Ba Dương chạy quanh cây rơm lẩn tránh phi cơ dễ dàng. Henry Từ cũng đang núp gần đấy và xác nhận rằng Ba Dương bị phi cơ Pháp bắn chết. Nhưng chỉ cần coi vết thương, anh em trong Bộ tham mưu của Trung đoàn 25 biết rằng Henry Từ nói dối. Vết thương phải do một người nằm dưới đất bắn lên vì vết đạn từ sau gáy trổ ra ở đỉnh đầu! Anh em Bộ tham mưu Trung đoàn 25 nhân dịp đến thăm Ba Dương mấy ngày trước là những nhân chứng nhìn vết thương mới quả quyết Henry Từ là thủ phạm, nhưng không dám tiết lộ vì sợ bị giết để bịt miệng. Chỉ vài ngày sau khi Ba Dương từ trần thì Từ Văn Ry dẫn Trung đoàn 2 rời khỏi hàng ngũ Bình Xuyên về với Nguyễn Bình!
Sát hại Phạm Hữu Đức
Phạm Hữu Đức, tức Tư Đức, nguyên là Tư lịnh phó Đệ tam Sư đoàn của Nguyễn Hòa Hiệp, từng là nhân viên cao cấp trong Hiến binh Nhật, đã từng nuôi và bảo bọc Trần Văn Giàu trong nhà để khỏi bị Nhật lùng bắt. Trong Mặt trận QGLH, Phạm Hữu Đức giữ chức Tư lịnh Trung đoàn 5, thuộc VNQDĐ. Nguyễn Bình áp đặt Kiều Mãnh Giá làm Tiểu đoàn trưởng của Trung đoàn 5. Đến ngày 1-8-1948, Giá bất thần uy hiếp Tư Đức, buộc Tư Đức phải theo y về trình diện Khu trưởng Khu 7, lúc đó là Huỳnh Văn Nghệ. Mặc dầu bị thất thế, Phạm Hữu Đức rút súng nhanh như điện chớp bắn hạ Kiều Mãnh Giá nhưng toán nằm vùng của Giá phục kích cách Tổng hành dinh không đầy 100 thước xả súng bắn hạ Tư Đức. Trước biến cố bất ngờ, các nhân viên cao cấp của Trung đoàn 5 đều bị bắt, sau đó bị tra tấn dã man và bị thanh toán.
Sát hại Bùi Hữu Phiệt
Bộ đội An Điền, sau trở thành Trung đoàn 25 Bình Xuyên, được thành lập tại tổng An Điền, quận Thủ Đức do Trần Văn Quới, một người dân địa phương là sinh viên luật đảng viên Đại Việt từ Hà Nội trở về quê. Thành lập xong, đang chỉ huy bộ đội chống Pháp thì Trần Văn Quới được lịnh Đảng trưởng Trương Tử Anh gọi ra Bắc. Quyền chỉ huy Bộ đội An Điền được trao lại cho Bùi Hữu Phiệt, một nhà cách mạng quốc gia vừa từ Côn Đảo trở về. Nhận quyền chỉ huy Bộ đội An Điền, tức Trung đoàn 25 Bình Xuyên, Bùi Hữu Phiệt liền gia nhập Đại Việt. Trong Mặt trận QGLH, Bùi Hữu Phiệt là Cố vấn Chánh trị và Quân sự.
Nhắc lại ngày 15-5-1948, Bảy Viễn với tư cách Khu phó Khu 7 nhận lệnh của Chủ tịch Ủy ban Hành chánh Nam Bộ mời lên họp với Khu trưởng là tướng Nguyễn Bình. Linh cảm chuyến phó hội vô cùng nguy hiểm, Bảy Viễn mang theo 200 tay súng thiện nghệ xử dụng toàn súng tối tân. Cuộc hội họp không bình thường đó đưa đến cuộc đấu khẩu nẩy lửa xém dẫn đến trận trao đổi bằng súng đạn như trên vừa trình bày. Trên đường về Bảy Viễn bị phục kích nhưng thoát được. Trong khi đó tại Rừng Sát, đạo quân nằm vùng Nguyễn Văn Hay của Nguyễn Bình mặc sức tung hoành theo mưu kế đã tính trước. Bùi Hữu Phiệt và Bộ tham mưu của ông bị sát hại! (Theo quyển Tôi giết Nguyễn Bình của Trần Kim Trúc, tr.237).
Hiện trường chánh trị đến đây đã rõ ràng: ẩn hiện trong hàng ngũ kháng chiến chống Pháp có kẻ gian người ngay, có kẻ phản trắc người trung nghĩa, có kẻ ác giết người và người hiền bị hãm hại. Dân tộc đã nhìn ra nhóm Cộng sản Đệ tam Quốc tế của HCM theo Stalin là phe ác độc, phản dân hại nước. Tướng Bình Xuyên Lê Văn Viễn đã sớm nhận thức chính nghĩa nên đã trở về với Dân tộc. Đến đây, xin ghi lại nhận xét của một nhân chứng là học giả Hứa Hoành: “Chưa có cuộc kháng chiến chống ngoại xâm nào trong lịch sử diễn ra kỳ lạ như vậy! Giặc ngoài không đánh, lại tìm người đồng hương khác chính kiến thủ tiêu một cách dã man. Ai có sống trong thời kinh hoàng đó mới rõ dã tâm của bọn Cộng sản.
Nhưng biết bao người vẫn một lòng theo đuổi mục tiêu kháng chiến, rốt cuộc thành nạn nhân của những “Chiến hữu sau lưng” của mình. Trong số đó, người viết xin tiết lộ, có ông Lê Văn Hạo! Ông là một người quốc gia yêu nước, từng là Đoàn trưởng Thanh niên Tiền phong ở tỉnh Biên Hòa, thuộc đảng Dân chủ, cùng một thời với Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng…, thuộc gia đình gia thế ở làng Bình Sơn, Biên Hòa. Đối với tướng Huỳnh Văn Nghệ, ông là bậc đàn anh. Ông tham gia kháng chiến ở Chiến khu D ngay từ ngày Nam Bộ kháng chiến, nhưng đến 1951, ông bị sát hại vì bị ghép tội làm gián điệp cho Pháp! Viết lại lịch sử ở giai đoạn này, từ 1945 đến 1948, chỉ trong 3 năm HCM, Trần Văn Giàu, Nguyễn Bình tự chứng tỏ là tội đồ của Dân tộc vì tay đã vấy máu của biết bao nhiêu người quốc gia yêu nước!
Ký tên bán nước bằng bàn tay Phạm Văn Đồng
Có một câu nói của HCM vào năm 1946 mà sau này Đảng không muốn nhắc lại. Vào năm đó, HCM đã phát biểu (Trích Lịch sử Việt Nam 1940-2007 của Trần Nhã Nguyên, tr. 738): “Thà ngửi cứt thằng Tây trong thời gian ngắn còn hơn là ăn cứt Tàu (hay “đạp cứt Tàu”?) suốt cả đời (It is better to sniff French shit for a while than to eat China’s for the rest of our lives). Đó là lúc HCM lập mưu thương thuyết với Pháp mời quân Pháp đến Bắc Bộ để thay thế quân Tiếp phòng Tàu.
Hai năm sau đó, vào mùa xuân năm 1948, HCM, dưới ẩn danh Trần Dân Tiên, đã viết rằng lúc ông mới lên 15 tuổi, ông đã biết nhận xét về Phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu: “Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau.
HCM đã nói và viết như thế để chứng tỏ mình là người lãnh đạo tài ba biết hiểm họa của kẻ thù truyền kiếp phương Bắc cùng sự nguy hiểm của cảnh “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Bác đã nói và viết như thế kia mà! Cho nên Dân tộc đã đặt hết lòng tin vào “Bác, Cha già của Dân tộc”. Nhưng đâu là sự thật? Muốn tìm sự thật, phải nhìn thẳng vào những việc HCM đã làm! Tham khảo quyển Tướng đi đêm của tác giả Trần Nhu, Ban biên tập của Bán nguyệt san Tự do Ngôn luận (số 60 ngày 1-10-2008, tr. 1) trích dẫn lời phát biểu của HCM trong cuộc họp của Bộ Chính trị trước khi Phạm Văn Đồng ra Công hàm bán nước ngày 14-9-1958. HCM nói: “Trung Quốc giúp chúng ta cuộc kháng chiến chống Pháp chín năm ròng về đủ mọi phương diện. Họ viện trợ cho chúng ta từ cây kim, sợi chỉ, trang bị quân đội ta từ đầu tới chân: mũ Trung Quốc, quần áo Trung Quốc, giầy Trung Quốc… Bây giờ kháng chiến thắng lợi, họ muốn một vài hòn đảo nhỏ, lẽ nào ta từ chối?.
Đấy, lời phát biểu của HCM năm 1958, lời phát biểu này vô cùng quan trọng, rõ ràng là lời nói của KẺ BÁN NƯỚC, xin viết lại cho thật rõ ràng: “Bây giờ kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Trung Quốc muốn quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, lẽ nào ta từ chối. Về sự trợ giúp VN của Trung Quốc, tác giả Nguyễn Văn Lục đã tường thuật đầy đủ. Trong bài viết Hãy can đảm định hướng đi ra biển (Bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 73, ngày 15-4-2009, tr. 23), Nguyễn Văn Lục nghiên cứu nhiều tài liệu về phía Trung Quốc và viết:
Tháng 1-1950, HCM đích thân bí mật đến Bắc Kinh, yêu cầu Trung ương đảng CS Trung Quốc viện trợ VN chống Pháp…”
“Bước đầu tiên viện trợ VN là để khai thông giao thông biên giới Trung Việt, vì có thế, vật tư viện trợ mới có thể chở sang VN thuận lợi”.
“Sau khi kết thúc thắng lợi Chiến dịch Biên giới, ngày 14-10-1950, HCM gửi thư cho đồng chí Mao Trạch Đông: “Chúng tôi đã thắng lợi hoàn toàn chiến dịch Thất Khê - Cao Bằng. Nguyên nhân lớn nhất của thắng lợi này là sự viện trợ tận tình của đảng Cộng sản Trung Quốc, đảng Cộng sản Liên Xô… Tóm lại tôi cho rằng thắng lợi này là thắng lợi đường lối Mao Trạch Đông, Cách mạng Quốc tế chủ nghĩa”.
Tác giả Nguyễn Văn Lục tham khảo một tài liệu khác của Trương Quảng Hoa về toàn bộ sự giúp đỡ của Trung Quốc cho VN đưa đến chiến thắng Điện Biên Phủ: “Chỉ nhắc một điều thôi, phái đoàn Phạm Văn Đồng đi phó hội Geneva gồm 30 người đến Bắc Kinh. Bọn họ không có ai có lấy một bộ áo veste. Trung Quốc đã may cho mỗi người hai bộ veste để đi phó hội Geneva”.
Những đoạn trích dẫn trên chỉ là một phần nhỏ Nguyễn Văn Lục đã tham khảo, nhưng đã làm cho ông phải than lên rằng: “Lệ thuộc đến thế thì thôi!”và ông hạ bút kết luận: Từ HCM đến mọi cấp lãnh đạo Cộng sản đều đi bằng hai đầu gối sang Bắc Kinh, ăn mày từng bát cơm, manh áo, khẩu súng nên ngày nay nó mới ra nông nổi này. Cứ trách Lê Chiêu Thống, có thiếu gì thứ Lê Chiêu Thống ngày nay!
Vâng, đúng vậy, có thiếu gì thứ “Lê Chiêu Thống ngày nay”! Trước tiên, HCM là “Lê Chiêu Thống đầu sỏ” vì ông đã khai trương “Cửa hàng bán Nước”. Dịch vụ “bán Nước” quá ư lợi lộc và dễ làm nên các “Lê Chiêu Thống nối nghiệp” như Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Trần Đức Lương, Nguyễn Tấn Dũng, v.v… đều giàu bạc tỷ Mỹ kim cả nên ai ai cũng cố gắng giữ gìn “Sự nghiệp bán Nước của Bác”!
Theo những điều luận giải trên, HCM đã quyết định trả ơn cho Trung Quốc bằng “một vài hòn đảo nhỏ”, thì Thủ tướng Phạm Văn Đồng phải nhất trí với Bác thôi. Bởi thế, như đã trình bày ở Chương 5 Tư tưởng HCM, người viết xin lặp lại: “Cho nên việc Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Công hàm giao hai quần đảo cho Trung Quốc được tác giả Hoàng Quốc Kỳ diễn tả là do HCM cầm tay Phạm Văn Đồng ký, giống như cô giáo cầm tay em bé lớp vỡ lòng viết những chữ A, B, C đầu đời. HCM đã ký tên bán nước bằng bàn tay của Phạm Văn Đồng! Thêm một lần nữa, Bác đã chơi trò ném đá giấu tay!
Đến bây giờ, sau Mùa Bịt miệng 2007, sau Mùa Phá tòa Khâm Sứ 2008, đến Mùa Ngư dân Miền Trung bị cấm biển 2009, nhắc lại câu nói năm 1946 về “cứt Tây cứt Tàu” rồi nối kết với lời phát biểu năm 1958 về “Lòng nhớ ơn Trung Quốc” cũng của HCM, bây giờ có ai ngờ được Bác Hồ nhà ta mưu lược đến thế mà phải bị ngửi cả cứt Tây và ăn luôn cả cứt Tàu.
Như thế thì câu nói của Bác Mao “Trí thức không bằng cục phân”có sai không? Xin trả lời:“Sai! Hoàn toàn sai! Câu nói của Bác Mao “Trí thức không bằng cục phân” sai, vì lẽ Bác Hồ không phải là trí thức!”Chuyện Bác Hồ không bằng cái gì thì kệ Bác Hồ, nhưng sự việc ngư dân miền Trung bị “cấm biển” và bị “Tàu lạ” đâm chìm thì ai chịu trách nhiệm? Chủ tịch HCM và Thủ tướng Phạm Văn Đồng có chịu trách nhiệm trước lịch sử hay không?! Câu hỏi cũng là để trả lời, cũng y như thành ngữ người dân quê Việt Nam thường nói: “Ai trồng khoai đất nầy!
Ném viên đá khổng lồ vào Miền Nam
Người hùng Điện Biên thứ nhất
Trong chiến dịch CCRĐ, “Nhân vật vĩ cuồng” HCM đã ném viên đá khổng lồ vào Miền Bắc, gây tang tóc trên khắp 3563 ngôi làng. Chiến dịch chỉ chấm dứt khi HCM thấy đã giết đủ số người cần giết! Trong số nạn nhân bị sát hại có vô số người yêu nước có công kháng chiến. Xin đan cử một trường hợp. Đó là pháo thủ Phạm Đình Sơn thuộc Trung đoàn sơn pháo 675, đã tham dự trận Điện Biên, 2 lần bị thương. Lần bị thương thứ hai phải xé vạt áo rịt vết thương ở cánh tay, rồi tiếp tục chiến đấu, máu chảy đỏ người. Cũng trong chiến trận Điện Biên, gia đình anh Sơn có 5 người tham gia trong đoàn dân công (gồm mẹ, chị dâu, và 3 người cháu), và 2 đã tử nạn trong công tác. Năm 1955, anh Sơn phục viên, gia đình bị đấu tố, gia sản bị tịch biên. Cha phải làm chòi lá ở giữa đồng trú ngụ. Mẹ thắt cổ chết vì nhục. Sơn vào Sài Gòn năm 1977, hai năm sau đưa gia đình vượt biên, hiện cư trú ở Naples, miền nam nước Ý. (Phạm Đình Sơn được sử gia Cao Thế Dung phỏng vấn ngày 20-6-1988 và câu chuyện được viết trong quyển Việt Nam ba mươi năm máu lửa, tr. 411).
Người hùng Điện Biên thứ hai
HCM không mang tự do cho Dân tộc cho nên pháo thủ Phạm Đình Sơn phải vượt biên tìm tự do, nhưng một người hùng Điện Biên khác là Trung tá Pháo binh Hoàng Tiến Như không được may mắn như vậy. Ông chết trong trại tập trung Hoàng Xu Phì ở Hà Giang, đã chết rồi mà còn bị tên đại úy quản giáo, giống như loài khỉ vượn chưa kịp hóa kiếp thành người, trong cơn giận dữ, rút dao găm “đâm ngoáy” vào đôi mắt chưa chịu nhắm hẳn. Chuyện kể: sau chiến thắng Điện Biên, người hùng Trung tá Hoàng Tiến Như về thủ đô, ngực mang đầy huy chương, nhưng lại mất niềm tự do lớn nhất của đời mình: ông không cưới được người mình yêu! Nàng là Lê Thị Phượng, sinh viên Đại học Văn khoa năm thứ hai bị đuổi học vì tham gia phong trào Nhân văn - Giai phẩm nên Đảng không cho phép ông cưới nàng! Để đi theo tiếng gọi của con tim, Trung tá Như xin ra khỏi Đảng. Thảm kịch đời ông bắt đầu. Ông bị bắt đưa về trại tâm thần Sơn Tây, bị tra tấn dã man gần một tháng, và tiếp tục bị tra tấn ở trại tập trung Hoàng Xu Phì đến khi lê lết, quằn quại, sống như một cái xác không hồn. Đúng một năm, khi gượng đi lại được, sau mấy tháng lao động đền tội, ông bị rút gân chân, lột từng mảnh da đầu, cắt trụi tai, và để cho cái chết đến từ từ trên tấm thân tàn phế! Câu chuyện bi thảm này được viết lại trong quyển Địa ngục sình lầy (tr.201-264), tác giả Trần Nhu là bạn đồng tù đã nhận xét: “Đời tù! Sống cực hình, chết lại càng cực! Và thê thảm. Tôi chưa hề thấy cái chết nào ghê rợn như cái chết của viên Trung tá Pháo binh Điện Biên Phủ.
Đất nước vừa mới bước vào nền “Dân chủ Cộng hòa” của HCM mà đã đầy tang tóc, toàn những cái chết oan khiên! Những người như Phạm Đình Sơn, Hoàng Tiến Như, và biết bao nhiêu người khác nữa… bằng tấm lòng yêu nước vô biên và bằng xương máu, đã giúp HCM xây dựng nền Dân chủ Cộng hòa mà đã bị đối xử tệ bạc nếu không bị sát hại tàn nhẫn! Bây giờ, Dân tộc chỉ có thể ném vào mặt HCM hai chữ “PHẢN BỘI” mà thôi! Người chết thì đã yên nghỉ, nhưng trong những người còn sống, chứng nhân của lịch sử, lương tâm có bị “đâm ngoáy” hay không? Ít nhất cũng có một người! May thay, hào quang Hồn thiêng Sông núi còn đủ tỏ rạng để soi đường! Người đó là nhà văn Tô Hoài
“Chuyện ba người” biến thành “Ba người khác”
Trong những “bầy đàn, những “đám đôm” gồm 48.812 ông đội trong CCRĐ, nhà văn Tô Hoài là 1 và ông ta đã tự thú rằng vào lúc ngoại tam tuần, ông là “một tên đểu cáng trong cái tập thể Cán bộ Cải cách tàn ác vô nhân”. Đến lúc thất thập cổ lai hi, bị lương tâm cắn rứt và muốn được thanh thản trước khi từ giã cõi đời, nhà văn Tô Hoài cố gắng hoàn thành quyển “Chuyện ba người” về CCRĐ. Định xuất bản vào năm 1993, nhưng sách bị cấm. Mười ba năm sau, đến năm 2006 lúc ông 87 tuổi, sách mới được phép in với tựa đề là “Ba người khác”. Nhưng lần này, người ta đề nghị ông cần sửa lại đôi chút rằng “Những sai lầm trong CCRĐ là do những phần tử bất hảo nấp trong Đảng chứ không phải là bản chất của Đảng. Nhân vật tàn ác nhất trong truyện là một tay bất hảo, sau này lộ nguyên hình là một tay chiêu hồi, chạy theo ôm chân đế quốc Mỹ.
Sửa làm chi, đính chính mà làm chi, chỉ là việc thừa! Sự thật rất rạch ròi trong lịch sử. Trong chiến dịch CCRĐ dùng để “đào trốc” Dân tộc, kẻ tàn ác nhất không phải là nhân vật nào trong truyện của Tô Hoài cả. Kẻ tàn ác nhất đó đã nấp thật sâu và leo thật cao trong Đảng, đúng ra đã leo cao nhất, đó là C.B., là tác giả đã viết bài“Địa chủ ác ghê”. Mãi đến năm 2007, nhờ công sưu tầm của Nguyễn Quang Duy, Dân tộc mới biết C.B. chính là HCM, chứ không phải ai khác! Chính Chủ tịch HCM lộ nguyên hình là “BỰ ĐỘI”, là Ông Đội lớn nhất và tàn ác nhất, bởi lẽ TỘI ÁC của ông là tội ác của cả 48.812 ông đội cộng lại (Trong 1 bài viết, Dương Thu Hương đã dùng chữ “BỰ GIÒI”). Cuối cuốn truyện, nhà văn Tô Hoài “tự kiểm thảo” bằng câu: “Chúng tôi đều nhơ nhớp cả, có gì mà nói…”Nhưng thông điệp nhà văn Tô Hoài để lại cho Dân tộc thật đáng ghi, và thật đáng qu ý. Theo Tô Hoài thì “rõ ràng không có Cách mạng, không có Giải phóng Giai cấp, không có mình vì mọi người, không có đổi đời, v.v… mà chỉ có khủng bố, tra tấn và hành hình dã man, sau đó là giành giựt chiến lợi phẩm. Đây là hành vi vô đạo của một tập thể vô học mà Karl Marx đã đặt tên là Giai cấp Vô sản lưu manh.
Chuyện giải phóng Miền Nam
Ném đá vào Miền Bắc xong, như trên đã dẫn giải, đến ngày 19-12-1960, HCM thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam để chính thức ném đá vào Miền Nam. Vẫn bổn cũ soạn lại, vẫn những việc làm trong bóng tối để sát hại Dân tộc ở phương Nam, vẫn những việc tranh giành quả thực vô cùng bẩn thỉu và hèn hạ! Về việc chuẩn bị “những viên đá”, ngay sau ngày 20-7-1954, bàn tay lông lá của Đảng đã sắp xếp hết mọi vụ: từ việc Lê Duẩn lên tàu tập kết về Bắc buổi sáng, đến tối mới lén xuống tàu ở lại miền Nam, việc chôn giấu vũ khí, việc để lại các cán bộ nằm vùng, việc tổ chức hàng ngàn hàng vạn đám cưới tập thể theo cách chạy tang giữa cán binh sắp tập kết ra Bắc cùng các cô thôn nữ trong làng…!
Chuyện Giải phóng Miền Nam là chuỗi dài những hành động ném đá giấu tay ám muội và thâm độc. Việc HCM phát biểu “Miền Nam trong trái tim tôi”hay việc Bác trồng “Cây vú sữa biểu tượng của Nam Bộ” để ngày ngày vun phân tưới nước, tất cả đều là trò BỊP BỢM đáng vất vào sọt rác lịch sử! Cho đến khi các “Bự giòi của Bắc Bộ phủ” vào vơ vét vui vẻ về làm cho miền Nam nghèo, nghèo, nghèo, thì Dân tộc mới rạch ròi: “Rõ ràng không có Cách mạng, không có Giải phóng. Tất cả đều nhơ nhớp cả, có gì mà nói!
Chuyện “Hai Xe Ngựa”
Hai Xe Ngựa là nhân vật thật nhỏ gần như vô danh, đã đóng một vai thật nhỏ trong Canh bạc bịp lớn nhất trong lịch sử VN. Nhắc lại chuyện Kỹ sư Trương Như Tảng, từ Sài Gòn được giao liên VC đưa vào Bưng để họp, đến ngày 18-12-1960, ông gặp Hai Xe Ngựa, người mà ông không biết là ai, do Huỳnh Tấn Phát đưa đến để trao “tài liệu” cho ông học tập trước. Tài liệu là Cương lĩnh Mặt trận do Bộ Chính trị Hà Nội soạn. Trong Hồi ký “Mémoires d’un Việt Cộng, Trương Như Tảng thuật rằng: “Ông được ở riêng một phòng có màn che kín, ăn cơm một mình, có người được cắt ra lo mọi việc cho ông. Ra khỏi phòng ông phải bịt mặt. Ông chỉ được tiếp xúc với Hai Xe Ngựa mà thôi.
Ông họp suốt ngày 19 và cả đêm hôm đó, họp cùng với một số người mà ông không biết là ai vì mỗi người được xếp ngồi riêng trong một buồng nhỏ, có màn che kín, không ai nhìn thấy ai. “Tài liệu” Hai Xe Ngựa đưa cho ông, có chỗ ông không thực sự đồng tình, nhưng vì thấy không có ai đưa ý kiến hay lập trường khác để bàn cãi nên ông cũng nín thinh. Buổi họp kéo dài đến nửa đêm, mọi người đồng thanh biểu quyết chấp thuận Tuyên ngôn, chương trình, cờ quạt, đúng theo “tài liệu” Hai Xe Ngựa, chẳng người nào nói không! (Chuyện Hai Xe Ngựa nầy được trích dẫn từ quyển HCM, Ngô Đình Diệm và Mặt trận Giải phóng, tác giả Hồ Sĩ Khuê, tr. 365)
Chuyện Quốc gia đại sự
Đại hội thành lập Mặt trận DTGPMN xảy ra như thế đó. Những “chánh khách” được giao liên đưa đến Đại hội như Trương Như Tảng đều bịt mặt và nhất trí biểu quyết chấp thuận Cương lĩnh soạn thảo từ Hà Nội. Ông Tảng và bạn bè của ông ưng và chịu nhận là thành viên của Mặt trận mà không biết xuất xứ bản Cương lĩnh là do Bộ Chính trị Hà Nội thì làm sao họ biết được những chuyện “Quốc gia đại sự” được trình bày sau đây. Nhắc lại vào thập niên 50, Mao Trạch Đông đã từng khuyên các nhà lãnh đạo Miền Bắc về bài học “Cái chổi và đống rác”. Theo Mao, thì miền Nam là đống rác, tạm thời hãy để yên, vì chưa đến lúc chổi phải quét đến.
Thái độ của Trung Cộng chỉ thay đổi từ sau khi Phạm Văn Đồng ký Công hàm 14-9-1958 nhìn nhận lãnh hải mới do Bắc Kinh công bố ngày 4-9-1958. Ngày 11-3-1959, Trung Cộng cực lực đả kích Chủ nghĩa Đế quốc xâm lược của Mỹ. Đến tháng 10-1959, Phạm Văn Đồng dẫn một phái đoàn qua Bắc Kinh xin viện trợ quân sự để đánh miền Nam. Một tháng sau, Bắc Kinh cử Luo Riqing, Tham mưu trưởng Không quân Trung Cộng, cầm đầu một phái đoàn qua Việt Nam nghiên cứu tình hình với chỉ thị cho phái đoàn này là Trung Cộng sẽ thỏa mãn bất cứ những gì Hà Nội yêu cầu nếu Trung Quốc có khả năng. Phái đoàn Luo Riqing đến Hà Nội ngày 10-11-1959 và tham quan 5 quân khu, phi trường, cửa biển, và các nhà máy. Phạm Văn Đồng, nhân danh Bộ Chính trị Đảng LĐVN, ba lần tuyên bố đặt mọi hy vọng ở sự giúp đỡ của Bắc Kinh. Tháng 5-1960, các lãnh tụ Trung Cộng và Cộng sản Bắc Việt bắt đầu thảo luận chiến lược áp dụng tại miền Nam VN. Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình muốn có một chiến thuật linh động: tại thành thị sẽ mở mặt trận chính trị; trong khi tại nông thôn sử dụng quân sự… (Sử liệu Chuyện Quốc gia đại sự được trích dẫn từ quyển Cuộc thánh chiến chống Cộng, tác giả Chính Đạo Vũ Ngự Chiêu, tr. 350).
Bàn tay lông lá của Bắc Bộ phủ
Từ việc nhỏ nhặt như sắp xếp Hai Xe Ngựa để chăm sóc và hướng dẫn Trương Như Tảng đến chuyện quốc gia đại sự như việc Phạm Văn Đồng đi Bắc Kinh cầu viện Trung Cộng, tất cả đều do Bộ Chính trị Cộng sản quyết định, tất cả đều được sắp xếp trong âm mưu “Ném đá giấu tay” của HCM. Tóm lại, cái gọi là Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam thực ra chỉ là trò hề chính trị của Bắc Bộ phủ, và Chủ tịch Luật sư Nguyễn Hữu Thọ chỉ là thân phận một “viên đá” để HCM ném vào miền Nam. Nhưng HCM còn ném biết bao viên đá khác nữa, danh sách thật dài, xin kể: Đảng Nhân dân Cách mạng (Chủ tịch Võ Chí Công), Ủy ban Bảo vệ Hòa bình Thế giới Miền Nam (Chủ tịch Phùng Văn Cung), Liên minh Dân chủ Dân tộc và Hòa bình Việt Nam (Chủ tịch Luật sư Trịnh Đình Thảo), Chánh phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (Chủ tịch Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát).
Những cơ cấu và nhân vật kể trên chỉ là bộ mặt tuyên truyền để tô son điểm phấn lòe loẹt bên ngoài, thành phần chính yếu của Mặt trận toàn là đảng viên nòng cốt Cộng sản, những Ủy viên Trung ương hay trong Bộ Chính trị, xin kể: - Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Tổng Tư lệnh Lực lượng Giải phóng. - Tham mưu trưởng: Trung tướng Trần Văn Trà. - Đệ nhị Tham mưu trưởng: Trung tướng Trần Nam Trung (kiêm Chỉ huy trưởng Cục Hậu cần). - Tư lệnh Phó kiêm Chính ủy cục R: Trung tướng Trần Độ
Chỉ là đá thôi
Rất xứng đáng là “Kim cương của Dân tộc”, nhưng bất hạnh thay, họ đã bị mai một! Kẻ thì bị ám sát một cách hèn hạ, kẻ thì bị “đào trốc” không thương tiếc, kẻ thì bị biến thành những “viên đá” để HCM ném vào Dân tộc! Mất đi rồi cả một thế hệ tài hoa: Ls Nguyễn Mạnh Tường đã đậu Tiến sĩ hai khoa Luật và Văn chương vào năm 22 tuổi, Học giả Phạm Quỳnh đã giúp Sứ quán Pháp ở Bắc Kinh phiên dịch quyển Histoire de la guerre của Gabriel Hanoteaux ra Hán văn, Triết gia Trần Đức Thảo nổi danh như Jean-Paul Sartre triết gia hàng đầu của Pháp, Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa tốt nghiệp Đại học Y khoa Paris, Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát tốt nghiệp thủ khoa ban Kiến trúc Đại học Hà Nội, Thạc sĩ Nguyễn Văn Bông người đầu tiên khai khoa cho ngành Công pháp Quốc tế tại Đại học Paris, nhạc sĩ tài hoa Lưu Hữu Phước tác giả bản Sinh viên hành khúc, v.v… danh sách thật dài nói lên nét vượt trội của Dân tộc, nhưng rồi tất cả đều bị mai một trong chế độ HCM.
“Cuộc chiến tranh của HCM đánh Dân tộc” là cuộc chiến tranh dài nhất trong thế kỷ 20, mà lại không chấm dứt vào ngày 30-4-1975. Đến thời điểm đó chỉ là hết giai đoạn nóng! Đảng Cộng sản của ông vẫn tiếp tục đánh Dân tộc qua giai đoạn lạnh. Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, con giáo sư Dương Văn Thới, có người anh là Luật sư Dương Trung Tín bị ám sát bằng lựu đạn ở Đà Lạt, một cái chết đầy nghi vấn, khiến cho sau đó Bác sĩ Hoa phải bỏ thành vào bưng. Đến năm 1981, chính BS Hoa, người đã từng làm Bộ trưởng Y tế trong Chính phủ CMLTMNVN, đã cay đắng thốt lên: “Suốt đời tôi, đã là một người Cộng sản. Nhưng nay, lần đầu tiên tôi nhìn thấy trên thực tế chủ nghĩa Cộng sản là gì. Đó là một sự thất bại – quản trị tồi tệ, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi, áp bức. Lý tưởng của tôi đã mất.
Trường hợp Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát bi thảm hơn nhiều. Ba người thân trong gia đình, cha ông, chú út của ông là Luật sư Huỳnh Văn Phương và cô Tám của ông, cả ba đã bị Việt Minh sát hại trong thời gian Trần Văn Giàu nắm trọn quyền sinh sát ở Nam Bộ. Ông được chọn làm Chủ tịch (tức là Thủ tướng) trong Chính phủ CMLTMNVN (1969) và sau là Phó Thủ tướng của CHXHCNVN (1979). Luật sư Lâm Lễ Trinh, trong bài phê bình về Ván bài lật ngửa, đã tiết lộ rằng: “Một thân nhân của Phát hiện sống tại Paris cho ông biết một cuộc ám sát hụt do CS tổ chức tại Sài Gòn để cảnh cáo Phát vì bị nghi có sự bất mãn với Đảng. Phát bị thương và điều trị tại Nga Xô. Giấc mơ cuối đời theo tâm sự của bà Nga vợ ông: “Phó Thủ tướng Huỳnh Tấn Phát ước mơ có một xe gắn máy để chiều chiều chở cháu đi chơi!
Trường hợp Kỹ sư Trương Như Tảng bỏ Sài Gòn vào bưng tham gia “Giải phóng Miền Nam” và được phong làm Bộ trưởng Tư pháp trong Chánh phủ CMLTCHMNVN. Nhưng khi Miền Nam “được giải phóng” thì ông lại bỏ đi vượt biên. Đến Pháp, ông viết tự truyện “Mémoires d’un Việt Cộng” bằng Pháp văn và mượn lời của mẹ, lúc đó đã 78 tuổi, nói thay cho ông: “Những người bạn Cộng sản của con chỉ toàn ăn nói lật lọng, tráo trở, dối trá, và tàn ác. Họ đã gieo gió, rồi đây có ngày họ sẽ gặt bão.
Trường hợp Kỹ sư Hồ Văn Bửu thì thật vô cùng bi thảm. Tốt nghiệp kỹ sư canh nông ở Paris năm 1958, ông về Sài Gòn và được bổ nhiệm vào trường Kỹ thuật Nông nghiệp. Đến 1964, ông sang làm chuyên viên khảo cứu cho các đồn điền cao su của Pháp ở miền đông Nam Phần. Rồi ông ngã theo Mặt trận GPMN, đến 1968 ông được Cộng sản đề cử vào Ủy ban Trung ương của Liên minh Dân tộc Dân chủ Hòa bình Việt Nam. Khi đã lọt vào tay Cộng sản rồi, thấy mình bị mắc lừa, ông cố tìm cách thoát thân. Ông trốn qua Miên, bị cầm tù một thời gian, rồi bị trục xuất qua Lào. Ở đây, ông bị điều tra mấy tháng rồi giải giao cho Chánh phủ VNCH. Phải mất 6 tháng vượt thoát khỏi nanh vuốt của Cộng sản ông mới trở lại mảnh đất tự do của Miền Nam. Ông không bị kết tội đã theo Cộng sản, trái lại ông được đưa đi công du để tố cáo chế độ Cộng sản (như sang Ấn Độ chẳng hạn, học giả Hứa Hoành có đọc Hồi ký của ông và ghi lại như thế). Sau ngày 30-4-1975, Kỹ sư Hồ Văn Bửu bị bắt cầm tù đến 1980 mới được thả. Sau 10 năm sống không có hộ khẩu, ông tìm cách vượt biên nhiều lần. Sau cùng ông đến được Thái Lan năm 1990, nhưng rủi thay vào lúc Cao ủy Tỵ nạn quyết định chấm dứt phong trào thuyền nhân. Ông bị rớt thanh lọc và bị trả về Việt Nam để làm thân phận “vỏ chanh” bị vất bỏ đến ngày tàn của cuộc đời! 
Viết Di chúc cũng ném đá giấu tay!
Trước khi khép lại hồ sơ Ném đá giấu tay, người viết xin thêm vài hàng rồi thôi. Khi HCM qua đời ngày 2-9-1969, ông để lại Di chúc viết ngày 10-5-1969. Bản Di chúc này được công bố ngay sau đó. Mãi đến thập niên 80, lại xuất hiện thêm một Di chúc khác viết ngày 14-8-1969 (Xem lại Ch. 3 HCM, Kẻ mang tên giả). Trong bản Di chúc thứ hai này, HCM tố cáo rằng ông đã bị Lê Duẩn và Lê Đức Thọ ép buộc phải viết Di chúc trước theo ý họ nên ông viết mà trong bụng ấm ức vô cùng. Điều này thực sự có xảy ra. HCM viết tiếp:“Nay tôi viết thêm tờ Di chúc này, xin coi là chính thức. Ngoài ra tôi không công nhận bất cứ bản Di chúc nào khác. Tôi ước mong một ngày nào đó, bản Di chúc tôi viết đây sẽ được nhiều người biết tới, thì ở thế giới bên kia tôi mới được thỏa lòng.
Khởi đầu Di chúc thứ hai, HCM nhắc lại một câu nói thông dụng ở Trung Quốc ngày xưa: “Con chim trước khi chết thì tiếng kêu thương, con người trước khi chết thì lời nói phải. Chúng ta cứ tin như vậy đi: “Con người trước khi chết thì lời nói phải, thế gian thường tình là như vậy! Nhưng HCM vì suốt đời gian xảo tráo trở, đến khi gần chết, viết Di chúc cũng dối trá, những mong lường gạt đặng hậu thế. Đọc thật kỹ Di chúc 2, ta cũng tìm được những lời chối tội theo kiểu ném đá giấu tay!
Viên đá thứ nhất trong Di chúc
HCM viết: “Tôi cũng ngay tình mà dùng những người hợp tác với tôi. Tôi cứ tưởng những người đó yêu quý tôi, đâu ngờ họ đều là mật thám của Nga sô, vây quanh tôi chỉ là để kiểm soát tôi, khéo léo hướng dẫn tôi đi theo con đường Nga đã vạch sẵn.
Lời bàn: Nói về gián điệp và mật vụ thì HCM là tay kiệt xuất. Ông đã học qua nhiều khóa ở Liên Xô, ông đã từng phục vụ KGB của Liên Xô, Cơ quan Phản gián của Trung Cộng, làm điệp viên cho Trương Phát Khuê, hợp tác với OSS tiền thân của CIA của Hoa Kỳ, và là mật báo viên của Phòng Nhì của Pháp. (Còn có lời đồn ông có hợp tác với Tình báo của Anh ở Hương Cảng nữa). Chính ông mới là người cắt đặt dàn dựng màng lưới tình báo để kiểm soát những đảng viên, nhất là những người trí thức mà ông không tin cậy. Trong quá trình thành lập Đảng, vì ông là Quốc tế ủy nên hàng hàng lớp lớp Xã ủy, Huyện ủy, lên cao tới Thành ủy, Xứ ủy, Khu ủy… những “bầy đàn, những “đám đôm” đó đều do tay ông sắp xếp cất nhắc cả (“bầy đàn”chữ của Vũ Thư Hiên trong quyển Đêm giữa ban ngày, “đám đôm” chữ của Trần Huy Quang trong bài Linh nghiệm). Kết tội thủ hạ của ông là mật thám của Nga sô, kết tội họ đã kiểm soát và lèo lái ông đi vào quỹ đạo của Nga, thật là sự vu khống trắng trợn vô cùng hạ cấp. Chính ông lúc tập tễnh bước vào nghề làm Cộng sản đã quyến dụ những thanh niên thuộc Tâm Tâm Xã của cụ Phan Bội Châu để thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Lenin, tên của đoàn này do chính ông đặt và đó là Chi bộ Cộng sản đầu tiên và từ đó Đảng lớn mạnh. Do đó chính ông đã thành lập Đảng và đưa Đảng của ông vào con đường “Kách mệnh Mác Lê Xít Mao” chứ không phải ai khác. Đầy đủ chứng tích rõ ràng, thế mà ông lại viết: “Họ kiểm soát tôi, khéo léo hướng dẫn tôi đi theo con đường Nga đã vạch sẵn. Thật không thể tưởng tượng nổi lời nói của KẺ BẤT LƯƠNG nói không thành có, vừa ăn cướp vừa la làng! Thật không ngờ, đó lại là những lời Chủ tịch HCM viết trong Di chúc!
Viên đá thứ hai trong Di chúc
HCM viết: “Họ đề cao và tâng bốc tôi để khi nào làm điều độc ác thì tôi phải chịu hết trách nhiệm với Dân tộc.
Lời bàn: Bác Hồ ơi, nếu Bác sống khôn thác thiêng, thì xin về đọc những lời sau đây và hiểu cho kỹ. Bọn văn thi sĩ nô bộc đề cao, tâng bốc và thần thánh hóa Bác là việc riêng của họ, họ phải làm như vậy để lấy điểm với Bác. Nếu họ đề cao thái quá và nếu Bác biết mình không phải là thần thánh, sao Bác không bảo họ ngưng đi! Còn việc Bác làm điều độc ác là việc riêng của Bác. Bác làm ác thì Bác phải chịu tội, sao Bác lại ca bài “Quýt làm Cam chịu. Bác là chủ tịch Đảng trong một chế độ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” thì Bác phải chịu hết trách nhiệm lãnh đạo về việc làm tốt hay xấu của các Đảng viên, cho dù đó là những việc Bác không làm, Bác cũng phải lãnh phần trách nhiệm lãnh đạo! Bác viết Di chúc đổ lỗi cho đám thủ hạ nâng bi Bác như thế, Bác thật vô trách nhiệm, như vậy Bác ơi, Bác tự xem có xứng đáng là Lãnh đạo hay không?
Viên đá thứ ba trong Di chúc
HCM viết: “Nhiều khi họ quyết định mà không hề cho tôi hay biết gì, như vụ Cải cách Điền địa ở Bắc Bộ chẳng hạn, bây giờ nhân dân có quyền rủa oán trách tôi không biết để đâu cho hết.
Lời bàn: Nếu không kể TỘI BÁN NƯỚC, thì tội ác lớn nhất của HCM là tội gây Cuộc chiến tranh đánh Dân tộc kéo dài 30 năm sát hại và làm thương tật cả chục triệu người ở hai bên chiến tuyến. Tội ác lớn thứ nhì của HCM chính là Chiến dịch CCRĐ với số nạn nhân có thể lên đến nửa triệu người. Vào lúc đó, trong khi VNCH ở phương Nam dốc hết toàn lực xây dựng Đất nước để đua theo đà phát triển như Đài Loan và Nam Hàn, thì VNDCCH ở miền Bắc, HCM đã nhẫn tâm giết hại biết bao nhiêu người, trong số đó có rất nhiều người có công với Kháng chiến! Việc CCRĐ long trời lở đất như vậy, thế vì sao HCM lại viết trong Di chúc: “Nhiều khi họ quyết định mà không hề cho tôi hay biết gì, như vụ cải cách điền địa ở Bắc Bộ chẳng hạn.
Chuyện CCRĐ ở miền Bắc là Đại quốc nạn “long trời lở đất” bao trùm cả 3563 ngôi làng chớ không phải chuyện nhỏ như một ổ gà đẻ để có thể lấy thúng che úp được. Do đó, lời chạy tội này của HCM thật vô cùng ấu trĩ, ví như em bé ăn vụng mà không biết chùi mép! Thế tại sao ông lại khổ công viết Di chúc thứ hai? Hiển nhiên ông muốn chống chế, gỡ gạc cốt sao cho mình được nhẹ tội. Di chúc này ông viết ngày 14-8-1969, chỉ 19 ngày trước khi ông qua đời. Quanh giường bệnh của ông lúc đó, có hay không có triệu triệu vong linh lạc loài, oan hồn uổng tử khắp ba miền Đất nước tề tựu để đòi ông đền mạng khiến cho ông mụ đầu mủn óc? Có hay không có? Chúng ta trả lời sao? Trong cõi siêu nhiên mầu nhiệm, tất phải có điều linh ứng xảy ra khiến cho chúng ta mới hiểu được tại sao HCM vốn là một tay Đại mưu sĩ, bình sinh rất giảo hoạt, vô cùng sắc sảo trong lời ăn tiếng nói, mà lại viết những lời lú lẫn, ngu ngơ, ấu trĩ trong Di chúc thứ hai này! Bản Di chúc không thuyết phục được ai, không thể ngờ được do một tay đại mưu sĩ như HCM viết ra. Thà không viết còn hơn! Không người trần mắt thịt nào của cõi nhân gian hữu hình xui giục ông viết được! Nếu không tin theo luật “nhân quả linh thiêng”, ta không tài nào hiểu tại sao! Thế mới biết “Trời cao có mắt”, thế mới biết “Thiện ác đáo đầu chung hữu báo”. Chân lý nghìn đời ghi chép lại trong Tự tình Dân tộc quả không sai!
Di chúc thứ hai phản tác dụng. Trong Di chúc, HCM thú nhận ông không làm gì cả, không biết gì cả, tức là ông đã chối bỏ ngôi vị Chủ tịch Đảng của ông rồi! Ông không minh oan cho ông được. Trong Di chúc ông cố dùng tàn lực để ném đá giấu tay lần cuối trong đời! Nhưng tay đã không giấu được! Mà đá đã bị ông ném vào người ông! Đúng là “gậy ông đập lưng ông” như dân gian thường nói. Kho tàng Văn học dân gian còn ghi “cháy nhà ra mặt chuột. Suy ra, “Ngôi nhà Kách mệnh” do Chủ tịch HCM xây dựng suốt đời, vốn không đẹp đẽ gì, Dân tộc chỉ muốn phá bỏ đi, thì may thay, đến khi gần chết, HCM lại đốt bằng Di chúc của mình! Nhà cháy, chạy ra không phải là “Chủ tịch” mà là “Mặt chuột”! HCM đã hoàn tất nhiệm vụ lịch sử của ông rồi! Thôi, thôi nhé… ! Đừng nói đến HCM nữa! Đừng học Tư tưởng HCM nữa! Đừng thần thánh hóa HCM nữa! Dân tộc ơi, hãy trả HCM về với Sự thật Lịch sử! Hãy can đảm xếp Trang sử HCM lại! Và hãy can đảm đứng lên làm lại Cuộc Cách mạng và xây dựng lại Đất nước với đầy Tình người theo ánh Hào quang của Hồn thiêng Sông núi!
Viết tại Sydney, Úc Đại Lợi
Mùa Ngư dân bị cấm biển 2009
Nhóm Tâm Việt Sydney