mardi 25 octobre 2011

 CUỘC CHIẾN TRANH, HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC – P42

...
Câu chuyện HCM dùng Trần Dân Tiên thi hành những công tác thay thế Bác là một minh chứng Bác là tay lão luyện trong môn pháp Ném đá giấu tay. Bác thật xứng với ngôi vị Giáo chủ của môn phái đó. Nghiên cứu cuộc đời làm chánh trị của Bác, từ lúc Bác mới bước chân vào nghề làm Việt Cộng cho đến khi Bác sắp sửa đi chầu các ông tổ Cộng sản Mác Lê, Bác đã từng chủ mưu thanh toán biết bao nhiêu người yêu nước mà bàn tay Bác không vấy máu. Nói cách khác, Bác đã từng ném đá biết bao lần và Bác đã giấu tay rất kỹ nên không ai biết. Sau đây là những câu chuyện Bác đã dùng quái chiêu Ném đá giấu tay, trong suốt cuộc đời gian trá từ năm 1924 cho đến những tháng ngày Bác viết Di chúc.
Dịch vụ bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp
Xin xem lại khúc phim lịch sử vào năm 1924. Vào năm đó, cụ Phan Bội Châu 57 tuổi, đã trải 40 năm nặng lòng vì nước từ lúc cụ 17 tuổi và đảm nhận chức Phó đội của Sĩ tử Cần Vương đội đáp ứng Hịch Cần Vương của vua Hàm Nghi. Cụ đã hoạt động 4 năm với Phong trào Đông Du ở Nhật (1905-1909). Cụ đã bị Long Tế Quang cầm tù ở Quảng Châu (1914-1917). Năm 1924, cụ thành lập tại Quảng Châu một cơ quan gọi là Tâm Tâm Xã làm nơi đi lại hội họp các đồng chí và dịch viết các sách tuyên truyền gởi về nước để cổ động duy trì tinh thần cách mạng cho dân chúng, nâng cao dân trí dân tâm sau những cuộc đàn áp tàn khốc của thực dân Pháp. Vào năm đó, anh em Đông Du lâm vào một tình trạng rất thê lương quẫn bách. Đến nỗi thức ăn hàng ngày còn chưa đủ, huống hồ nói chuyện Cách mạng. Vì vậy mà đoàn thể gần như vỡ lở tan hoang. Trong quyển Ba nhà Chí sĩ Họ Phan, Đào Văn Hội viết (ấn bản đầu ở Sài Gòn 1955, tái bản 1990 do Nxb Văn Sử ở San José, tr. 127): 
Cụ Nguyễn Thượng Hiền thì bỏ lên Hàng Châu nương nhờ cảnh Phật. Cụ Nguyễn Hải Thần thì vào làm việc với chánh phủ Quảng Đông, làm một chân trông nom học sinh trong trường Võ bị Hoàng Phố để lấy lương bổng sinh nhai”.
Riêng có cụ Phan, tinh thần lúc nào cũng vững vàng thái nhiên, bất chấp cả mọi thiếu thốn khổ sở. Trong khi anh em chia lìa tan tác, cụ nhứt quyết ở lại Quảng Châu để duy trì tàn cuộc. Cụ viết báo Tàu để nuôi sống và nhịn ăn để châu cấp bọn thanh niên hoặc đang tòng học, hoặc đang hoạt động. Trong số đó có Nguyễn Công Viễn tức Lâm Đức Thụ, Trần Đức Quang tức Lê Quốc Đạt, Lê Tấn Anh tức Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, v.v...
Giữa hoàn cảnh túng thiếu của anh em cách mạng ở Quảng Châu như vậy, xuất hiện nhân vật HCM rủng rỉnh xu hào dưới ẩn danh là Lý Thụy. Nắm trọn vẹn thế thượng phong trong tay, chi phí công tác do Liên Xô cung cấp, nơi cư trú do đảng Cộng sản Trung Quốc cho ở không mất tiền thuê, lại thêm bài bản tuyên truyền xách động quần chúng và mưu lược địch vận do Đại học Phương Đông ở Mạc Tư Khoa đào tạo, HCM đã hoàn thành công tác điệp vụ cho Liên Xô quá dễ dàng! Vừa đến Quảng Châu, HCM liền tiếp xúc với Tâm Tâm Xã, và chỉ 2 tháng sau, ngày 19-2-1925, ông báo cáo tin thắng lợi về cho Chủ tịch đoàn Đệ tam Quốc tế rằng “đã lập được một nhóm bí mật gồm 9 hội viên, trong đó có 5 hội viên là Đảng viên dự bị của đảng Cộng sản, và 2 người là Đoàn viên dự bị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Lenin” (Trích quyển HCM, Nhận định tổng hợp, tác giả Minh Võ, tr. 515). Xin nhớ kỹ, “Đoàn Thanh niên Cộng sản”HCM thành lập đầu tiên khi mới tập tễnh bước vào nghề làm Cộng sản, đoàn đó ông đặt tên là Đoàn Thanh niên Cộng sản Lenin, xin Dân tộc ghi nhớ kỹ điều nầy! Tin thắng lợi cho Cộng sản Liên Xô mà lại là tin thua thiệt về phía Dân tộc. Nhóm bí mật gọi là “Cộng sản đoàn Lenin” đó gồm có HCM và 8 người vốn là hội viên của Tâm Tâm Xã, đến tháng 6-1925, đã đồng ý thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội và đặt dưới quyền điều động của HCM. Thế là Tâm Tâm Xã bị xóa sổ!
Cuối tháng 5-1925, Lâm Đức Thụ viết thư và gởi tiền lên Hàng Châu cho cụ Phan mời cụ về Quảng Châu để dự lễ kỷ niệm Đệ nhất chu niên ngày Tuẫn tiết của Liệt sĩ Phạm Hồng Thái (Xin chú thích: Tiền của ai mà Thụ có để gởi, nếu không phải của Lý Thụy - HCM). Bức thư đó chính là kế hoạch đưa cụ vào tay Mật thám Pháp. Trên đường đi, khi tới Bắc Trạm thuộc Tô giới Pháp ở Thượng Hải thì cụ bị Mật thám Pháp đón bắt, bị đưa thẳng xuống tàu để chở về Việt Nam. Lúc Lâm Đức Thụ viết lá thư đó, thì ông đã gia nhập Cộng sản đoàn của HCM, chớ không còn là hội viên của Tâm Tâm Xã nữa. Chi tiết nầy rất quan trọng, bởi lẽ một khi HCM đã xóa sổ Tâm Tâm Xã thì biểu tượng người thành lập Tâm Tâm Xã là cụ Phan cần phải dẹp bỏ luôn để xóa hết dấu tích cho thật sạch. Người xưa đã từng nhận xét: “Nhổ cỏ thì phải nhổ tận gốc”, lẽ nào Đại Mưu sĩ HCM lại không tri hành! Thế mà đến năm 1977, Ban Nghiên cứu Lịch sử đảng, trong tài liệu về các tổ chức tiền thân của Đảng, CSVN đã mặc nhiên coi tổ chức “Tâm Tâm Xã” của cụ Phan Bội Châu là tổ chức tiền thân của đảng CSVN.
Xét hậu trường chánh trị lúc Nguyễn Ái Quốc - Lý Thụy xuất hiện ở Quảng Châu đến khi cụ Phan Bội Châu bị Pháp bắt, ta thấy manh nha một nhân vật đầy tham vọng và mưu lược mà mãi sau này, khi cướp được Chính quyền ở Hà Nội, Nguyễn Ái Quốc - HCM hiện nguyên hình như một hung thần tàn sát biết bao nhiêu nhà ái quốc của các đảng phái quốc gia. Những vị tu hành đức độ, những sinh viên và học giả trong tay không một tấc sắt để tự vệ, HCM cũng không tha. Đệ nhất hung thần đại mưu sĩ trên con đường tranh danh đoạt lợi theo lối bàng môn tả đạo từ cổ chí kim chính là HCM. Lấy việc sau luận việc trước, sự triệt hạ Tâm Tâm Xã và dịch vụ bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp hẳn nhiên nằm trong vòng sắp xếp của HCM lúc đó còn mang tên Lý Thụy. Đây là tội ác đầu tiên của HCM, có tầm ảnh hưởng quan trọng, được ví như “Phát đại bác đầu tiên bắn vào Dân tộc” như ở Chương 1 đã dẫn giải . HCM đã ném viên đá chính trị đầu tiên đánh trúng cụ Phan Bội Châu và đã giấu tay rất kỹ.
Dịch vụ “bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp” thực hiện khoảng tháng 6-1925 thì mãi đến 1985, Đảng viết lại lịch sử tuyên truyền rằng “Bác Hồ của chúng” là người thừa kế sự nghiệp cách mạng của cụ Phan Bội Châu. “Chuyển giao vai trò lãnh tụ cách mạng VN từ nhà yêu nước lão thành theo chủ nghĩa Dân tộc Phan Bội Châu sang nhà yêu nước theo chủ nghĩa Cộng sản đang tuổi thanh xuân Nguyễn Ái Quốc”(Trích Lịch sử VN, Tập 2, Nhà XB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1985, tr. 198).
Làm gì có sự “chuyển giao”, chỉ có “âm mưu cướp đoạt” thôi! Đến thời CCRĐ, chúng còn tuyên án cụ là địa chủ ác ôn, tịch thu từ đường, làm hình nộm của cụ để đấu tố và bôi phẩn vào mặt (hình nộm)! Sau vụ bán cụ Phan cho mật thám Pháp, với sự tiếp tay của Lâm Đức Thụ, HCM còn tiếp tục bán một số thanh niên đã tốt nghiệp trường Võ bị Hoàng Phố. Đó là những người trong thời gian theo học mà không gia nhập tổ chức của HCM. Trên đường về nước, họ đều bị mật báo cho Pháp bắt ngay ở biên giới Hoa Việt. Về phần Lâm Đức Thụ, mãi sau nầy vào năm 1953, để bịt miệng nhân chứng, Thụ bị đàn em của HCM bắt trói bỏ vào rọ thả sông cho “mò tôm” ở Thái Bình là quê của ông!
Chuyện gian mà không ngoan
Bạn đọc thân mến ơi, có câu chuyện một người chun vào bụi rậm trốn mà không chịu nằm im, anh ta lại lên tiếng khiến cho bị lộ và bị bắt. Do đó, có câu vè“Lạy ông tôi ở bụi này”để diễn tả sự vụng dại đó. Ấy thế mà Chủ tịch HCM cũng đã từng “lạy ông tôi ở bụi này”như vậy! Câu chuyện sau đây là một dẫn chứng (Trích Bối cảnh lịch sử chính trị Việt Nam cận đại và hiện đại của Bùi Anh Trinh, tr. 186). Bùi Anh Trinh thuật lại chuyện Hoàng Tùng và các sử gia CSVN đổ tội cho Phan Bá Ngọc là người bán cụ Phan Bội Châu vì chính HCM đã xác quyết như vậy. Đây, đoạn trích dẫn trong quyển Những kỷ niệm về Bác Hồ của Hoàng Tùng, tác giả Bùi Anh Trinh tham khảo và viết lại như sau: “Nhân nói về chính sách dùng người của Bác, tôi muốn kể chuyện này. Có lần trong một hội nghị về công tác tổ chức, Lý Ban nói: “Đối với con cán bộ, khi kết nạp vào Đảng, không cần có thời gian dự bị mà được chính thức ngay”. Bác nói ngay: “Chú nói như thế không đúng, đối với cách mạng phải xem người ấy cụ thể như thế nào. Vì có chuyện hổ phụ sinh khuyển tử, tức là hổ đẻ ra con là chó. Phan Bá Ngọc là con của Phan Đình Phùng đã đưa mật thám bắt P.Bội Châu”.
Hoàng Tùng đã nghe Bác nói và thuật lại như vậy. Một số nhân vật thân cận với HCM cũng có nhắc như vậy trong bài tùy bút của họ. Điều đó chứng tỏ HCM đã nói nhiều lần với nhiều người sự việc “Phan Bá Ngọc đưa mật thám Pháp bắt cụ Phan Bội Châu. HCM đâu có cần phải đổ vấy cho Phan Bá Ngọc là thủ phạm nếu ông không liên can gì đến vụ bán cụ Phan. Bác Hồ nhà ta quả thực gian mà không ngoan! Bác tưởng đâu chuyện xảy ra ở Trung Hoa 30 năm trước không còn nhân chứng, nhưng Bác ta quên rằng sử còn lưu lại rõ ràng là Phan Bá Ngọc đã bị Lê Tản Anh (hay Lê Tấn Anh?) ám sát vào ngày rằm tháng giêng năm Nhâm Tuất (năm 1922).