mardi 25 octobre 2011

 CUỘC CHIẾN TRANH, HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC – P21

CHƯƠNG 5

NHỮNG CÂY NGƯỜI HỒ CHÍ MINH TRỒNG

Hồ Chí Minh nổi tiếng là đã tuyên bố những lời thật hay. Ngày 2-9-1945, trước quảng trường Ba Đình, lần đầu tiên xuất hiện trước Dân tộc Việt Nam, Bác đã đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập đầy những ý tưởng cao đẹp lấy từ Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ cùng với Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cuộc Cách mạng Pháp năm 1791.
Lời Quản Di Ngô, Bác Hồ lặp lại
Cũng như khi phát biểu trong lớp học tập chánh trị cho hơn 3.000 giáo viên cấp 2 và cấp 3 miền Bắc do Bộ Giáo dục tổ chức tại Hà Nội ngày 13-9-1958, Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.
Qua ngày hôm sau, báo Nhân dân đăng câu phát biểu của Bác lên cho cả nước biết, rồi câu đó được biến thành khẩu hiệu treo ở tất cả các trường đại học và trung tiểu học khắp nơi ở miền Bắc. Trong sách báo tuyên truyền của Đảng cũng như trong lòng của những người tôn kính Bác, danh ngôn trên được xem là tư tưởng vĩ đại của Hồ Chí Minh về kế hoạch đào tạo nhân tài cho Đất nước. Nhưng thật ra, câu trên là lời của Quản Trọng tức Quản Di Ngô thời Xuân Thu bên Tàu khoảng hơn 2.000 năm trước. Trong quyển Quản Tử, thiên 3, nguyên văn câu danh ngôn đó như sau:

  Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc

        Thập niên chi kế mạc như thụ mộc
        Chung thân chi kế mạc như thụ nhân
Hồ Chí Minh cũng bị mang tiếng về tài đạo văn tức là tài ăn cắp văn của người khác làm văn của mình. Nhưng việc đạo văn không phải là chủ đề của chương nầy. Người viết không muốn phạm vào tội kết án “Bác Hồ” đạo văn. Trong lòng người viết, Bác có thể xử dụng và khoe là của chính mình bất cứ danh ngôn nào của những bậc thánh hiền hoặc danh nhân trong sử Việt hay sử thế giới, tỷ như câu nói khảng khái của danh tướng Trần Bình Trọng đời nhà Trần khi bị quân Nguyên bắt và dụ hàng: “Thà làm quỉ nước Nam hơn làm vương đất Bắc”. Nhưng thật bất hạnh cho Dân tộc! Khi Hồ Chí Minh rời Paris như một người lục lục thường tài, đến Mạc Tư Khoa không lâu thì được đề cử vào chức vụ Quốc tế ủy Kominternchik (năm 1924), cho nên Bác đã phục vụ đắc lực cho Cộng sản Đệ tam Quốc tế để sau này được làm Chủ tịch đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa!
Trong niềm tự hào của Dân tộc, xin mời quý bạn đọc lời tự thuật của cụ Phan Bội Châu về quãng đời niên thiếu của cụ: “Cha tôi thường khách phương xa, làm thầy dạy trẻ. Tôi từ lúc mới sinh cho đến 6 tuổi, dạy dỗ nuôi nấng tự một mình mẹ tôi gánh lấy... Khi tôi còn bé, mẹ tôi dỗ tôi, nửa câu nói cũng không khinh xuất.
Khi bậc hiền mẫu như mẹ cụ Phan Bội Châu muốn dạy dỗ con nên người thì nửa câu nói cũng không khinh xuất. Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh thì sao, bạn đọc thân mến ơi, vì bản tánh Bác vốn đã dối trá, lại thêm kỹ năng tình báo do KGB đào luyện, Bác đã đóng trọn vai tuồng Cha già Dân tộc một cách điêu luyện. Đối với nhân dân tôn sùng Bác, những lời phát biểu, tuyên bố hay dạy dỗ của Bác đều là những lời vàng ngọc trong thời cơ kháng chiến chống Pháp của lịch sử trăm năm có một. Nhưng theo câu vè phổ biến trong thời đại Việt Cộng “Nói vậy mà không phải vậy”, khi kiểm chứng lại những điều Bác và Đảng đã tuyên bố đối chiếu với những điều họ đã làm cho Dân tộc thì thật hoàn toàn trái ngược. Nếu Bác thực hiện đúng những điều Bác đã nói thì thật đại vạn hạnh cho Dân tộc. Nếu được như thế thì mãi sau nầy vào thập niên 60, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu làm gì có dịp nói một câu để đời: Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm!
Bây giờ thì khắp nước ai cũng biết Việt Cộng nói láo như Vẹm (vẹm là kết tự của VM tức Việt Minh), Nguyễn Văn Linh (NVL) trong giai đoạn cởi mở rồi lại trói buộc nên đã trở thành Nói Và Lờ, còn Hồ Chí Minh thì cứ luôn luôn hô hào đánh ngoại xâm để giải phóng Dân tộc khỏi ách nô lệ, nhưng lại thiết lập một chế độ cai trị tàn bạo ác độc quỷ quyệt bỉ ổi nhất trong lịch sử loài người, khiến cho Dân tộc trở thành nô lệ cho Đảng. Trở lại chủ đề Những cây người của Hồ Chí Minh Trồng, chúng ta cứ ví như khẩu hiệu “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” thật sự là tư tưởng vĩ đại chính từ thiện tâm muốn xây dựng Đất nước của Bác, chúng ta hãy thử xem Hồ Chí Minh và Đảng đã trồng được những gì. Trước hết, xin mời quý bạn đọc lược qua những cây thảo mộc do Bác ra lịnh trồng. Sau đó, đến phần quan trọng, xin thưởng thức những cây người Hồ Chí Minh trồng trên đất Việt thân yêu của chúng ta.
Trồng cây không chọn giống
Câu chuyện trồng cây dưới chế độ ưu việt của Hồ Chí Minh thật giống như chuyện tiếu lâm dở khóc dở cười. Trong thời gian mười năm (1982-1992), Hòa thượng Thích Quảng Độ bị quản thúc ở chùa Long Khánh xã Vũ Đoài, một hôm hòa thượng gặp một toán bảy tám cụ ông cụ bà vác cây đến trồng ở hai bên con đường đi vào chùa. Hòa thượng trò chuyện với các cụ và kể lại như sau:
Tôi hỏi các cụ đi đâu thì các cụ cho biết đi trồng cây lấy điểm. Tôi tò mò hỏi các cụ trồng như vậy được bao nhiêu điểm, các cụ cho biết cứ năm cây được một điểm bằng một lạng thóc... những cây các cụ trồng xong, chỉ ít ngày sau là người ta đã bẻ hoặc nhổ hết vào ban đêm, bởi vậy các em bé chăn trâu cho Hợp tác xã mới làm vè hoan hô các cụ:
Hoan hô các cụ trồng cây
Mười cây chết chín một cây gật gù!

Các cụ cũng chẳng vừa, cũng làm vè phản pháo lại:

Các cháu có mắt như mù

Mười cây chết tiệt gật gù ở đâu?!

Nghĩa là trong con mắt các cháu thì mười cây còn sống được một cây, nhưng dưới mắt các cụ thì mười cây chết hết cả mười! Thực ra thì các cụ chỉ trồng chúng xuống để lấy điểm sống qua ngày thôi, còn chúng sống hay chết cũng mặc, các cụ đâu có quan tâm. Còn những người bẻ hoặc nhổ cây đi thì lại nghĩ chúng có lớn lên mình cũng chẳng được dùng, thôi thì nhổ phứt đi cho khuất mắt”.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire