mardi 25 octobre 2011

CUỘC CHIẾN TRANH, HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC – P50


Trước khi giết còn gạ gẫm để bóc lột
Cướp được miền Bắc xong, CS không lo kiến tạo miền Bắc, mà chỉ lo đi đánh miền Nam để cướp trọn cả Đất nước. Chiêu bài “Giải phóng Miền Nam” chỉ là chuyện hoang đường! Những chuyện CS ăn cướp của Dân tộc, nếu chép lại cũng phải dài hơn bộ HCM toàn tập (gồm 12 tập, 7.866 tr.). HCM đã CƯỚP cả nước còn được, sá gì những chuyện lẻ tẻ. Chuyện ăn cướp nhỏ sau đây, nhỏ nhặt nhưng lại nói lên bản tính hèn hạ, bẩn thỉu đến tận cùng đáy của lòng tham.
Chuyện xảy ra vào Tết Mậu Thân 1968 ở Huế. Trong số 428 nạn nhân bị thảm sát tại Khe Đá Mài (chỗ chôn người được tìm ra sau cùng) và biến thành 428 bộ hài cốt trắng xoá dồn lại một đống dưới đáy khe, chỉ có 2 thanh niên may mắn trốn thoát. Một trong hai thanh niên đó thuật lại chuyện thoát hiểm. Linh mục Nguyễn Hữu Giải và Linh mục Phan Văn Lợi chép lại thành bài Cuộc thảm sát tại Khe Đá Mài. Từ bài đó, người viết xin trích ra câu chuyện ăn cướp giết người này. Ăn cướp thì lặt vặt nếu so với sách lược đánh cướp đại trà cả trăm nghìn triệu trong những vụ bốc hốt trương mục tiết kiệm và hộp an toàn của tất cả ngân hàng, vụ đánh tư sản, cải tạo công thương nghiệp, và ba lần đổi tiền sau nầy, nhưng phương cách cướp giựt thì bẩn thỉu, hèn hạ, và đểu cáng vô cùng.
Những người bị bắt dẫn đi bị Việt Cộng trói bằng dây điện thoại và kết thành chùm bằng dây kẻm gai, mỗi chùm 20 người, anh ta đếm được 25 chùm. Trước khi ra tay tàn sát, một tên Việt Cộng nói lớn cho cả đoàn, lời tử tế rất dễ nghe: “Chúng ta sắp đến trại học tập rồi. Vậy trong anh em có một là vàng, hai là tiền, ba là đồng hồ, bốn là bật lửa thì nộp lại để Cách mạng giữ cho, học xong 3 ngày sẽ trả. Kẻo vào trại, ăn cắp lẫn nhau rồi lại đổ lỗi cho Cách mạng, nói xấu cán bộ!”.
Anh thuật tiếp rằng mọi người đều riu ríu và khổ sở móc ra những thứ quý giá còn giữ trong người. Ai chậm chạp hoặc ngần ngừ thì mấy tên bộ đội tới “giúp” cho. Bọn chúng lột sạch và cho tất cả vào mấy cái ba lô vải. Người thuật chuyện kể tiếp rằng: “Lúc đó tôi mới để ý thấy tay bộ đội áp giải chùm của tôi đang mang trên hai vai và cột quanh lưng ít nhất cả chục cái radio lớn nhỏ mà chắc chắn đã cướp được của dân dưới thành phố”.
Sau đó người may mắn sống sót thuật tiếp cuộc đào thoát thật ly kỳ của anh và người bạn. Hai người xoay lưng vào nhau để giúp nhau cởi trói, lại nhờ bóng đêm và rừng rậm nên chạy thoát. Khoảng 20 phút sau, họ bỗng nghe tiếng súng AK và lựu đạn nổ vang rền. Phải mấy chục băng đạn và mấy chục quả, họ đoán thế. Việt Cộng đã đưa 428 nạn nhân đến “Trại học tập” rồi! Trại học tập ở dưới đáy Khe Đá Mài! Vĩnh viễn và vĩnh viễn, chứ không phải ba ngày! Nhưng mấu chốt ly kỳ của chuyện ăn cướp vặt nầy là Việt Cộng cướp của dân, đã ăn cướp giết người mà còn có thể mở miệng xưng tụng Cách mạng bằng những lời tử tế thật dễ nghe: “Để Cách mạng giữ cho. Học xong 3 ngày Cách mạng sẽ trả lại. Kẻo vào trại ăn cắp lẫn nhau. Rồi lại đổ lỗi cho Cách mạng. Nói xấu cán bộ”.
Nhớ lại lời Cách mạng thường hay nói “Không lấy của dân một cây kim, một sợi chỉ”, Cách mạng nói thật đúng! Cách mạng đã cướp hết tài sản của cải nhà cửa của dân rồi còn gì! Cách mạng còn cướp tự do, hạnh phúc, và cả mạng sống của dân nữa! Chưa đủ sao? Sá gì cây kim sợi chỉ! Đúng là “Kách mệnh khát máu của HCM.
Giết xong còn bóc lột xác chết
Vào tháng 4 năm 1972, Cộng quân vượt qua sông Bến Hải và tấn công thành phố Quảng Trị. Với hỏa lực hùng hậu, với quân số đông lấy thịt đè người, chúng chiếm được thành phố và dân Quảng Trị chạy về Huế lánh nạn bằng tất cả phương tiện kể cả chạy bộ và mang theo bất cứ tài sản gì mà họ có thể mang được. Trong 4 ngày liên tiếp, từ 29-4 đến 3-5-1972, đoàn người di tản trên quốc lộ Quảng Trị - Huế bị Việt Cộng phục kích và tàn sát bằng tất cả hỏa lực của chúng như súng máy, súng cối, đại bác trên chiến xa hạ nòng bắn trực xạ. Số người chết lên đến cả 20.000 người. Mùa loạn đó đã đi vào lịch sử tội ác Việt Cộng với tên Mùa hè Đỏ lửa (Tựa quyển sách của tác giả Phan Nhật Nam) và đại lộ Quảng Trị - Huế nổi tiếng với tên Đại lộ Kinh hoàng.
Trong suốt 4 ngày, ban ngày thì Việt Cộng tha hồ bắn giết người dân chạy loạn. Ban đêm thì họ đi lục xét các xác chết và vơ vét của cải của nạn nhân mà họ coi đó là chiến lợi phẩm. Họ đã thu được gạo, súng, vải vóc, máy thu thanh, đồng hồ đeo tay… Lính CSBV tịch thu những thứ này để giao lại cho thượng cấp Trung đoàn… Họ còn tịch thu cả tiền mặt, họ lột hết mọi thứ như nhẫn, vàng, bút máy, võng
Nhân chứng thấy Việt Cộng lột sạch tài sản của cải trên xác nạn nhân đã bị chúng giết chết là một cán binh Việt Cộng tên Lê Xuân Thủy. Anh Thủy vì thấy tận mắt Việt Cộng tàn sát dân một cách dã man nên phẫn chí, anh tỉnh ngộ và về hồi chánh Quân lực VNCH. Tác giả Hải Triều viết lại những sự việc trên trong tác phẩm Máu và nước mắt trên lưng Trường Sơn (tr. 40). Đó là quyển sách tác giả Hải Triều hoàn thành để chứng minh rằng cái chết đau thương của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm là do HCM, do chính Cuộc chiến tranh của HCM gây ra để đánh Dân tộc.
Chuyện Thiên An Môn trên Đại lộ Kinh hoàng
Trong chiến sử, biến cố Mùa hè Đỏ lửa với Đại lộ Kinh hoàng có vẻ mờ nhạt hơn sánh với cuộc Thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế, bởi lẽ mỗi khi nói đến tính tàn ác của Việt Cộng, thì ai ai cũng nghĩ ngay đến Tết Mậu Thân ở Huế. Nhưng nói về số người bị giết thì không phải vậy. Ở Đại lộ Kinh hoàng, không phải Việt Cộng chỉ giết 4.000 người hay 4800 người như ở Huế (số liệu 4000 theo bài viết của tác giả Nguyễn L ý Tưởng trong Tuyển tập tài liệu Thảm sát Mậu Thân ở Huế, tr. 87), mà chúng đã giết đến 20.000 người! Người viết xin nhắc lại: “HCM và Đảng có qu ‎‎ý gì dân đâu!” Để thấu hiểu sự kinh hoàng trên quốc lộ Quảng Trị - Huế, hãy tưởng tượng trên đoạn đường trong vùng tác xạ tự do của Việt Cộng, khoảng 10 cây số tức 10 ngàn thước, có đến 20 ngàn xác chết, nếu rải đều ra thì mỗi 1 thước đường có xác 2 người. Hãy tưởng tượng đi trên con đường đầy thây ma như vậy, cứ mỗi bước đi, chúng ta phải bước qua một xác người!
Tác giả Mường Giang trong bài “Từ Tết Mậu Thân 1968 tới Mùa Hè 1972” ở mục Một thuở Kaki (Nam Úc Tuần báo, số 732 ngày 19-2-2010) đã viết về sự tàn sát dã man đồng bào vô tội trên Đại lộ Kinh hoàng. Ông nhắc tới nhà văn Phan Nhật Nam và viết rằng: “Nhưng diễn tả đúng mức sự tàn ác dã man có một không hai của bộ đội Bắc Việt, nhắm vào đồng bào mình, là nhà văn quân đội Phan Nhật Nam”. Thật đúng vậy, với văn phong “sát tử” của người chiến sĩ Nhảy dù Phan Nhật Nam, SỰ CHẾT trên Đại lộ Kinh hoàng được ông diễn tả như sau: “Sự chết trên 9 cây số đường này, là chín cây số trời chết, đất chết, chết trên mỗi hạt cát, chết trên đầu ngọn lá, và vạn vật chết trong lòng ánh sáng, thứ ánh sáng có mùi người…” Mường Giang lại hạ bút viết tiếp: “Thê thảm quá, bất lương ghê cho chiến tranh không biên giới và những người Việt Cộng do HCM ươm trồng, không còn một chút tình Việt Nam và hơi hám của con người đi bằng hai chân biết nói”.
Nếu dùng nhóm từ “Thiên An Môn” để chỉ sự tàn ác của “Kẻ cầm quyền” dùng súng đạn bắn vào người dân vô tội trong tay không có võ khí để tự vệ, thì biến cố Thiên An Môn thật ở Bắc Kinh với số tử nạn 3.000 người chẳng thấm vào đâu so với “Thiên An Môn trên Đại lộ Kinh hoàng ở Việt Nam” do Việt Cộng gây ra! Điều khác biệt là ở Bắc Kinh, người dân đương đầu với Đảng để đòi tự do dân chủ, còn trên Đại lộ Kinh hoàng thì người dân trốn chạy để tìm tự do, vậy mà Đảng vẫn không tha, Đảng vẫn bắn giết tận tuyệt rồi sau đó lại cướp bóc tài sản trên xác chết của họ! 
Chưa đi hết biển, mà đã trở về để bị cướp!
Một câu chuyện ăn cướp vặt khác liên quan với chiếc tàu Việt Nam Thương Tín xảy ra sau 30-4-1975. Câu chuyện do nhà văn Doãn Quốc Sỹ tường thuật trong tác phẩm Mình lại soi mình (tr. 176). Đó là 1652 người được đến đảo Guam Hoa Kỳ an toàn, lại không muốn định cư tại đấy, mà quyết tâm đòi trở về quê hương. Hoa Kỳ đành phải cung cấp đầy đủ quần áo, riêng về lương thực thì dư cho cả chuyến “về Việt Nam” và chuyến “trở lại Hoa Kỳ” nếu họ không được tiếp nhận.
Khi tàu cập bến Nha Trang, họ đã chuẩn bị cử người đọc diễn văn trước chính quyền, vì họ nghĩ rằng sự trở về của họ sẽ được đón nhận tốt. Nhưng thật ngỡ ngàng, nhà văn Doãn Quốc Sĩ đã viết rằng họ bị khám xét từ mái tóc đến gấu quần, khám xét không phải từng bao thuốc lá mà từng điếu thuốc lá, tịch thu hết đô la, vàng bạc, kim cương, đồng hồ, bút máy, các đồ trang sức… Rồi tin sét đánh: tất cả đều bị giam giữ vì bị liệt vào hạng “những kẻ đã trốn theo quân thù trở về nước trái phép”. Họ bị bắt đi học tập cải tạo ở Lào Cay, Thái Nguyên, Yên Bái, thân mạng còn chưa biết được an toàn, nói chi đến của cải tài sản bị tịch thu!
Sự thực xảy ra như vậy, nhưng báo Đảng từ Bắc chí Nam nhất tề đề cao họ là phần tử “ngoan cường”, chống sự dụ dỗ của đế quốc đến cùng, lột mặt nạ hiếu chiến, giả nhân giả nghĩa, cưỡng ép di tản của đế quốc đến cùng! Những người “chưa đi hết biển” ấy đã vội trở về trên tàu VNTT chỉ giúp cho Việt Cộng được dịp tuyên truyền chống đế quốc và để bị bóc lột hết của cải họ mang đi. Việt Cộng có quý gì dân đâu!
Đòi tiền chuộc mạng như mẹ mìn Xạ Phang
Chuyện người Xạ Phang làm mẹ mìn bắt cóc trẻ con đòi chuộc mạng hoặc đem đi bán là những truyện viết cho thiếu nhi vào thập niên 40. Có thể đó là những chuyện bịa đặt không có thật. Nhưng đến thập niên 80 thì Ủy ban Nhân dân Thành Phố HCM thực sự là Mẹ mìn Xạ Phang thật 100 phần 100. Họ đã biết khai thác để đòi tiền chuộc mạng như câu chuyện sau đây. Đó là vấn đề tù nhân chính trị VNCH được Hoa Kỳ tiếp nhận theo diện HO. Trong tháng 6 năm 1986, Ủy ban Nhân dân Thành Phố HCM đã đưa ra Thông cáo số 162 quy định về quy chế các ứng đơn xin xuất cảnh ra hải ngoại. Một phụ lục của thông cáo này, cũng do Phan Văn Khải ký ngày 17-6-1986, nói rằng:
“1- Chính phủ Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm về việc thanh toán cho Chính phủ Việt Nam các chi phí giam cầm các viên chức dân và quân sự của chính quyền Cộng hòa trước đây hiện vẫn còn bị giữ trong các trại cải tạo. Giá biểu là 2 mỹ kim/mỗi ngày/mỗi người, kể từ ngày 30-4-1975. 2- Thân nhân sống tại hải ngoại có nghĩa vụ trả cho Chính phủ Việt Nam một số tiền là 7.000 mỹ kim/ mỗi gia đình được phép rời VN.”
Giáo sư Nguyễn Văn Canh đã bàn về Thông cáo 162 và bản phụ lục trong tác phẩm CS trên đất Việt (tr.27) như sau: “Rõ ràng là vấn đề các tù nhân chiến tranh này đã bị xử dụng như một khí cụ thương thảo với Hoa Kỳ. Đây thực sự là một hành vi của kẻ khủng bố chuyên bắt cóc và giam giữ nạn nhân để đòi một đệ tam nhân bỏ tiền chuộc mạng và cũng là một phương tiện để đối thoại với Hoa Kỳ nhằm giành được sự thừa nhận.”