mardi 25 octobre 2011

CUỘC CHIẾN TRANH, HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC – P51

Lại làm tiền khi nhận thuyền nhân về
Làn sóng vượt biên ào ạt từ 30-4-1975, sau cùng rồi cũng đến lúc thoái trào. Phần vì Việt Cộng tổ chức vượt biên bán chánh thức để lấy vàng, lại thừa cơ hội cho công an, cán bộ, và gia đình trà trộn vào để được xuất ngoại, phần vì lòng độ lượng tiếp nhận tỵ nạn của các quốc gia Tây phương đã đến mức bão hòa, các trại tỵ nạn bắt đầu đóng cửa. Cao ủy Tỵ nạn phát động phong trào hồi hương. Sự cưỡng bách hồi hương gây ra nhiều trường hợp thương tâm: như thuyền nhân Nguyễn Văn Hải đã thắt cổ chết ở trại cấm Whitehead Hongkong, và cũng có nhiều người tự rạch bụng chết. Theo báo Hongkong Standard thì đã có tới 10 thuyền nhân tìm lấy cái chết để phản đối chính sách thanh lọc và cưỡng bách hồi hương.
Xin nhắc lại để nhớ “trong chiến tranh hay khi hết chiến tranh, lúc nào Dân tộc cũng là vốn quý để Bác và Đảng khai thác cho đầy túi tham. Thời điểm sau khi các trại tỵ nạn đóng cửa, sử gia Cao Thế Dung viết (Trích Cơn hồng thủy Biển Đông, tr. 286): “Không kiểm soát, thả lỏng để dân bỏ nước ra đi (ghi chú: đến lúc Đảng thấy càng có nhiều thuyền nhân, càng có lợi), một mặt gây khó khăn cho Tây phương, đặc biệt là Hoa kỳ, một mặt làm ung thối vấn đề thuyền nhân tỵ nạn, mặt nào Cộng sản Việt Nam cũng “thắng lợi”. Vào giữa năm 1989, Bộ Chính trị và Nhà Nước thấy rằng, nếu hồi hương tính theo 300$ một đầu người, số tiền đã lên đến con số đáng kể.”
Cao Thế Dung đã ước lượng tổng số lợi lộc Cao ủy Tỵ nạn tặng cho Hà Nội có thể lên đến 25 triệu Mỹ kim, nếu tất cả thuyền nhân còn kẹt ở Macau, Hongkong, Mã Lai, Thái Lan, Nam Dương được giao hoàn về Việt Nam (nhưng Nam Dương không chủ trương trục xuất thuyền nhân). Cũng trong quyển Cơn hồng thủy Biển Đông (tr. 284), tác giả Cao Thế Dung ghi lại bài phát biểu của triết gia kiêm ký giả Pháp Jean-Francois Revel trên đài phát thanh Europe I ngày 2-12-1989 để nói lên chính nghĩa tìm tự do của thuyền nhân Việt Nam: “…Chính phủ Luân Đôn sẵn sàng trả và tặng cho chính phủ Hà Nội khoảng 600 đến 1.000 Mỹ kim mỗi đầu người. Giá cả còn đang thương lượng. Đây là một sự buôn bán thịt người xảy ra giữa hai nước. Còn đây không phải trả tiền để giải thoát thuyền nhân mà trả tiền để đem bắt giam họ trở lại”.
Làm tiền theo cung cách của Tổng bí thư
Lịch sử Đảng Cộng sản VN là chuỗi dài vô tận của bội bạc, xảo trá, giết người, cướp của. Với cung cách Tổng bí thư như Lê Duẩn thì việc cướp của thật quá cỡ “đại trà” như trong những Chiến dịch Đổi tiền sau khi cướp được miền Nam. Tác giả Cao Thế Dung trong quyển Cơn hồng thủy Biển Đông đã viết rằng vào 15-9-1985, Hà Nội công bố Lệnh đổi tiền (lần thứ ba). Tỷ giá hối đoái từ 1 Mỹ kim ăn 12 đồng tiền cũ đổi thành 1 Mỹ kim ăn 15 đồng tiền mới (bằng 150 đồng cũ). Như vậy chỉ trong chốc lát, tiền Việt Nam sụt giá 1250 phần trăm! Tác giả Cao Thế Dung viết như sau (tr. 206 sđd):
“Một nhà ngoại giao Tây phương tay cầm một xấp giấy bạc Việt Nam nói với giọng căm phẫn rằng: “Số tiền này đã trở thành nắm giấy lộn”. Mấy nhà ngoại giao của Sứ quán Ấn Độ cũng bất mãn nói rằng, mới hôm qua họ dùng 400 đô la đổi được 4800 đồng VN ở Ngân Hàng Việt Nam, ngờ đâu hôm nay số tiền này chỉ còn bằng 30 đô la thôi! Sau khi giao số tiền này, họ cự tuyệt nhận tiền mới và tuyên bố nhất định sẽ nói chuyện với Bộ Ngoại giao Việt Nam”.
Nhân viên Sứ quán Ấn Độ còn có quyền nói chuyện với Bộ Ngoại giao VN, cho nên không bị thiệt hại. Nhưng dân chúng Việt Nam như cá nằm trên thớt thì phải “ôm đầu máu” mà thôi! Tác giả Cao Thế Dung viết tiếp (tr. 207): “Trước ngày đổi tiền đột ngột năm 1985 và cũng như đợt đổi tiền năm 1978, tập đoàn Lê Duẩn và Lê Đức Thọ cho các tay em đi vơ vét vàng và đôla. Hàng trăm triệu tiền cũ của các “anh lớn Trung ương” và Thành uỷ TP HCM đã được bí mật đổi tiền mới trước khi Pháp lệnh được đài phát thanh công bố có hiệu lực vào lúc 6 giờ sáng”. 
Thảm họa của đất nước sau Tháng Tư đen
Nhắc lại chuyện cán bộ Trần Văn Thủy sang Hoa Kỳ làm công tác kiều vận và viết quyển Nếu đi hết biển. Trong sách ông đã viết một câu hết sức ngô nghê (tr. 28): “Tôi không biết trong lịch sử thịnh suy của đất nước tôi có thời điểm nào, hoàn cảnh nào dẫn đến sự ly tán sâu thẳm, dẫn đến việc hàng triệu người chạy ra biển ly hương bất cần mạng sống đến thế không. Nhưng tôi biết rất rõ không ít người Việt xa xứ “qua các đại dương và các châu lục, “đi mãi, đi mãi” mà cuối cùng không thể trở về quê mình, làng mình được”.
Giá mà Trần Văn Thủy không viết câu ngô nghê nầy! Làm sao ông lại không biết chứ! Trong thế kỷ 20, có 3 nước bị phân chia làm hai là Triều Tiên, Đức và Việt Nam: Bắc Hàn, Đông Đức, và Bắc Việt Nam (tức VNDCCH của HCM) nằm trong quỹ đạo Cộng sản và phân nửa kia là Nam Hàn, Tây Đức, và Nam Việt Nam (tức VNCH) thuộc khối Thế giới tự do. Và cũng ngay trong thế kỷ 20, có hai nước đã được thống nhất. Việt Nam được (hay bị!?) thống nhất ngày 30-4-1975 khi đảng CS cưỡng chiếm miền Nam. Sau đó 14 năm, nước Đức cũng được thống nhất khi Bức tường Ô nhục Bá Linh bị phá vỡ ngày 9-11-1989.
Cuộc Thống nhất của nước Đức đẹp vô cùng! Không lời nói nào dưới thế gian có thể diễn tả! Chỉ bằng con số trong toán học, ta mới nói lên được tấm lòng bao la của Tây Đức. Họ đã mang 1.250 tỷ Âu kim trong ngân sách thặng dư của họ sang giúp cho Đông Đức. Số Âu kim 1.250 tỷ đó tương đương 2.000 tỷ Mỹ kim, tính ra bằng 2 tỷ lượng vàng, tức là 60 ngàn tấn vàng, ví như một cây cầu khổng lồ đúc bằng vàng khối để người dân Đông Đức bước lên cho theo kịp Tây Đức và các nước Tây Âu!
Xin dẫn chứng một việc nhỏ. Một tuần ngay sau khi Bức tường Bá Linh được phá bỏ, người dân Đông Đức ào ạt sang thăm viếng Tây Đức, tất cả 8 triệu rưỡi người, mỗi người được lãnh 50 Mỹ kim gọi là Tiền chào mừng. Với số tiền tặng nhỏ nhoi đó, người dân Đông Đức vào siêu thị ở Tây Đức mua hết những hàng nhật dụng mang về, những món mà họ hằng ước mơ trong 40 năm dài sống thiếu thốn trong thiên đường XHCN Đông Đức.
Việc nhỏ thứ hai, thật sự việc này không nhỏ. Theo lời kể của nữ sĩ Lê Thị Huệ trong bài Bệnh Cuồng Tín (Trong loạt bài Văn hóa trì trệ nhìn từ Hà Nội đầu thế kỷ 21): toàn bộ chúng cư cao tầng tiền chế Plattenbau ở Đông Đức được đập bỏ và xây cất lại đúng theo tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh. Những cao ốc tiền chế đó, chỉ vì mị dân, chánh quyền Cộng sản Đông Đức đã cho xây cất vội vã vào năm 1959 theo lệnh Trung ương Đảng để tuyên truyền cho chế độ, nên rồi có cũng như không! Cần nhắc lại để nhớ rằng Đông Đức được đánh giá là quốc gia mẫu mực thành công về XHCN mà các nước Cộng sản luôn lấy làm điểm nhắm để noi theo!
Và còn biết bao điều tốt đẹp khác nữa không kể xiết! Như về việc thống nhất tiền tệ, Tây Đức định hối xuất là 1 đổi 1, phần lợi nghiêng về cho người dân Đông Đức vì tiền Đông Đức vốn không có giá trị bằng đồng Đức Mã. Về chính trị, đảng Cộng sản Đông Đức, đổi tên mới là đảng Dân chủ Xã hội chủ nghĩa (PDS), vẫn được phép hoạt động và họ cũng giành được một số ghế cho nghị sĩ của họ trong Quốc hội của nước Đức thống nhất. Tây Đức không hô hào những khẩu hiệu dao to búa lớn về Hòa hợp hòa giải như Hà Nội. Họ chỉ ban hành những luật lệ để mang ấm no và hạnh phúc cho người dân Đông Đức vốn bị thiệt thòi trong 40 năm sống dưới ách độc tài của nhà nước XHCN Đông Đức (Tài liệu tham khảo: Die Deutsche Einheit von A. Gerlach, Lê Hoàng Thanh chuyển ngữ). 
Cuộc Thống nhất của nước Đức đẹp như thế, còn Cuộc Thống nhất của VN ngày 30-4-1975 thì sao? Xin thưa: “Thì giống như lấy băng keo dán lại!” Xin mời qu ý bạn đọc lời dẫn giải. Luật sư Nguyễn Hữu Thống, với cương vị một học giả nghiên cứu lịch sử và một nhà luật học, trong quyển Giải thể chế độ CS (tr.129), đã có nhận định như sau: “Bằng chiến tranh võ trang, HCM đã cầm tay xé đôi tấm bản đồ năm 1954 để cướp chính quyền tại miền Bắc. Và rồi cũng bằng chiến tranh võ trang, năm 1975, các đồng chí của ông ta đã cướp nốt chính quyền tại miền Nam. Rồi họ lấy băng keo dán 2 mảnh dư đồ lại và tuyên bố rằng: “HCM có công thống nhất đất nước”.
Luận về Cuộc Thống nhất “lấy băng keo dán lại” của Việt Nam, chúng ta có hàng loạt những câu vè truyền khẩu trong dân gian không đẹp đẽ gì nhưng vô cùng trung thực, nào là: “Người Nam nhận họ, người Bắc nhận hàng”, nào là “Vào vơ vét vui vẻ về”, nào là “Đả đảo Thiệu Kỳ muốn gì cũng có! Hoan hô HCM mua cây đinh phải sắp hàng!”, có bài hát nhại lời của trẻ con “Như có bác Hồ đang ngồi binh xập xám…, HCM ăn gian, ăn gian!”, lại có chuyện tiếu lâm kể rằng nhạc sĩ cổ nhạc Văn Vĩ bị mù mà “sau 30 tháng 4 thì lái xe Honda được vì mắt đã sáng!”, và có những câu ý nghĩa sắc bén như “Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý, Đồng Khởi vùng lên mất Tự do”. Bài ca “Giải phóng Miền Nam” của Huỳnh Minh Siêng đã thành bài quốc cấm, bởi lẽ vào lúc đó, các em học sinh thanh thiếu niên toàn miền Nam đã ăn ý gào thét “Vùng lên nhân dân miền Nam anh hùng…” bằng tất cả sức hồn nhiên của tuổi trẻ làm cho Cộng sản Bắc Bộ Phủ không an tâm! Thật ra có cả một kho tàng Văn học dân gian được truyền khẩu về HCM và Đảng của ông, tất cả đã được Giáo sư Nguyễn Ngọc Phách biên tập và phê bình trong tác phẩm Việt sử đương đại qua 200 câu vè bất hủ, phát hành năm 2007 ở Melbourne.
Về việc “vào vơ vét vui vẻ về”, người viết xin được dẫn chứng bằng lời tâm sự của Giáo sư D.N.S. (hiện định cư ở Cali), lúc đó là Thanh tra Trung học ở Sài Gòn. Trong những ngày ngắn ngủi ở Bộ Giáo dục sau 30-4 và trước khi đi học tập cải tạo, Giáo sư D.N.S. là nhân chứng thấy tận mắt sự ăn cướp tài sản của Bộ, Nha, Sở, và các trường học ở miền Nam mang về Bắc (để giữ làm của riêng hay giao cho ai không biết!). Ông tường thuật như sau:
“Ở Bắc đưa vào một cán bộ chính trị trình độ giáo viên cấp 1, nhưng về chính trị anh ta có uy quyền rất lớn. Chính anh ta quyết định về thời gian đi học tập cải tạo của tất cả giáo chức miền Nam. Anh ta cũng là người nhận bàn giao tất cả các cơ sở giáo dục. Mỗi lần bàn giao một sở, một nha, hay một trường học, anh ta mang về văn phòng của anh nào là máy thu thanh, máy truyền hình, máy đánh chữ, quạt máy, tủ lạnh, đàn dương cầm, v.v… Sau vài lần bàn giao như vậy thì văn phòng anh đầy chiến lợi phẩm, anh ta cho xe về Bắc, rồi lại tiếp tục đi nhận bàn giao ở các địa điểm khác. Thế là hết đợt chiến lợi phẩm nầy, đến đợt chiến lợi phẩm khác, anh ta tha hồ vào vơ vét vui vẻ về”.
Giáo sư D.N.S., người giáo chức đầy khả năng sư phạm và nặng lòng với giáo dục được thăng Thanh tra Trung học rồi lại phải bị đi học tập cải tạo (!), đã cay đắng nhận xét rằng: “Công tác của viên cán bộ chính trị của Bộ Giáo dục VC chỉ có vậy mà thôi!” Học giả Nguyễn Hiến Lê, sau 30-4-1975 được sống dưới ách Cộng sản, đã nhận xét (Trích Hồi k ý, tập ba, tr. 95): “Nhiều người vào Sài Gòn thăm bà con, khi ra vơ vét đủ thứ, từ cây đinh, khúc dây chì, lon sữa, ve chai… đem ra, vì ở ngoài đó thường cần dùng tới mà không kiếm đâu ra. Họ cho miền Nam nầy là thiên đường”.
Người viết thật không đành tâm dùng câu vè “Vào vơ vét vui vẻ về” đối với những thu lượm vụn vặt “từ cây đinh, khúc dây chì, lon sữa, ve chai” như vậy, nhưng trong lòng không khỏi xót xa thương cảm đồng bào miền Bắc thân thương phải sống cuộc đời cơ cực thiếu thốn, đồng thời không hiểu được tại sao bọn văn nô XHCN lại có thể ca ngợi và tự hào là “Đỉnh cao trí tuệ loài người”!
Tính đến ngày 30 tháng 4 năm 2008 này, đã 33 lần 30-4 kể từ ngày tập thể người Việt phải bỏ nước ra đi, kéo dài từ hơn ba thập niên qua. Một cuộc ra đi vĩ đại chưa từng bao giờ xảy ra trong lịch sử Dân tộc Việt! Cũng có người cho rằng đó là những cuộc ra đi tìm tự do, nhưng thực tế mang nhiều ý nghĩa của những cuộc chạy trốn, chạy trốn muôn vạn bạo tàn và khắc nghiệt do CSVN đổ lên đầu người dân Việt, sau ngày họ đặt toàn ách thống trị lên toàn cõi đất nước.
Đảng Cộng sản phản bội Dân tộc ơi, có thấy cuộc thống nhất của nước Đức đẹp tuyệt vời hay không? Có thấy tấm lòng bao la của Tây Đức hay không? Ngân sách thặng dư của Tây Đức, 1.250 tỷ Âu kim, nếu đem chia cho 16 triệu dân Đông Đức, và nếu tính bằng vàng, thì mỗi người dân Đông Đức sẽ nhận được khoảng 120 cây vàng! Còn trong cuộc Thống nhất của Việt Nam, do Lê Duẩn người học trò kiệt xuất nhất của HCM thực hiện, thì số vàng bạc của cải do toàn thể dân chúng miền Nam làm ăn lương thiện cả mấy trăm năm lại chảy ngược lại vào tay các tên Cách mạng vô sản (các BỰ GIÒI) của Bắc Bộ Phủ để chúng trở thành TỶ PHÚ MỸ KIM! Thật đúng “VÀO VƠ VÉT VUI VẺ VỀ cách đại trà, một Cuộc Thống nhất ô nhục! Nhìn lại cuộc thống nhất ô nhục đó, tính bằng con số trong thống kê, ta mới có thể thấy được thảm họa do CSVN gây ra, và mới biết tại sao hàng triệu người dân Việt đã phải liều thân, bất kể sinh mạng, miễn sao thoát ra khỏi bàn tay hung bạo của bạo quyền. Người viết xin được trích dẫn mục Quan điểm của tuần báo Nhân quyền xuất bản ở Melbourne (Bài Tưởng niệm 30 Tháng 4 Đen, số 1142, 22-28/4/2008). Tài liệu từ chính các cơ quan thẩm quyền quốc tế cho biết, chỉ nội trong thời gian hai năm, từ năm 1975 đến 1977, CSVN đã:
- hành quyết (xử tử): 100.000 người; - đày ải khổ sai đến chết trong các trại giam gọi là trại cải tạo: 95.000 người; - xua đuổi thành phần trung lưu, thân nhân quân dân cán chính miền Nam đến các vùng rừng thiêng nước độc gọi là kinh tế mới, đến phải bỏ xác: 48.000 người; - danh sách trên còn phải cộng thêm từ 600.000 đến 800.000, có thể lên đến cả triệu người vùi xác giữa biển Đông trên đường tìm tự do vì sóng to gió lớn, vì lạc đường cạn lương thực đến chết đói chết khát, vì bị hải tặc hãm hiếp sát hại.
Và toàn cảnh đất nước là đói nghèo cùng cực, người dân bị o ép, tước đoạt mọi quyền sống căn bản của con người. Nhà tù nhỏ mọc lên khắp nơi, trong một Nhà tù lớn là toàn cõi quê hương. Chưa hết, “những đỉnh cao trí tuệ của XHCN” lại nghĩ ra một loại Nhà tù di động làm bằng những Cây người công an vô hồn vô cảm. Và đây là phát kiến vĩ đại của chế độ HCM! Những tù nhân như Bùi Minh Quốc ở Đà Lạt hay Trần Khải Thanh Thủy ở Hà Nội có “tự do” đi chợ, đi chữa bịnh, đi thăm mẹ bịnh, v.v… nhưng tù nhân đi đến đâu thì Nhà tù di động cứ lẽo đẽo theo đến đó để gây khiếp đảm cho tất cả mọi người. Cũng chưa hết, bằng sách lược “Quản chế tại gia”, bất cứ ngôi nhà hay ngôi chùa nào cũng có thể bị biến thành Nhà tù biến cải (Nhà và chùa được cải tạo thành nhà tù) bằng những Cây người công an bao vây suốt ngày đêm, không cho người chủ nhà hay chủ chùa đi đâu và cũng ngăn cản không cho khách đến thăm!
Thảm họa của đất nước trong thế kỷ 20
Xin trở lại câu nói ngô nghê của cán bộ Trần Văn Thủy “Tôi không biết trong lịch sử thịnh suy của đất nước tôi có thời điểm nào, hoàn cảnh nào dẫn đến sự ly tán sâu thẳm, dẫn đến việc hàng triệu người chạy ra biển ly hương bất cần mạng sống đến thế không…”
Cán bộ Trần Văn Thủy không ngô nghê tý nào, người viết xin đính chánh. Khi ông thú nhận “không biết gì cả…” như vậy, nhất là khi ông đã đạo diễn phim truyện với chủ đề “Chuyện tử tế”, Dân tộc xin hỏi tại sao ông không có “lời nào tử tế” về “Thảm họa của đất nước sau Tháng Tư đen” và “trong thế kỷ 20”? Câu giải đáp chỉ có thể là ông đã giả vờ ngây thơ cụ, đúng nhất là ông chỉ sáng Đảng mà mù tình Dân tộc. Thật quá ngỡ ngàng khi ông đã biết dùng câu của Karl Marx “Chỉ có loài thú mới quay lưng lại với đồng loại để chăm lo cho bộ da của mình” để giới thiệu phim “Chuyện tử tế” của ông!
Cán bộ Trần Văn Thủy đã đứng cùng phe với nhóm người chủ trương “cứu cánh biện minh cho phương tiện”. Ông đứng về phía Đảng, chỉ muốn cho Đảng bền lâu như Tố Hữu, vị cai thầu văn nghệ vì muốn thâu thuế để nuôi sống Đảng, còn Dân tộc thì “sống chết mặc bây”, nên đã viết những dòng “thơ giết”: “Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ. Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong. Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng. Thờ Mao Chủ tịch, thờ Xít Ta Lin bất diệt”
Và một bài “thơ tự khoe là người” cũng của Tố Hữu: “Bọn địa chủ cắm vòi hút máu. Phải vùng lên mà đấu thẳng tay! Thực dân địa chủ một bầy. Chúng là thú vật, ta đây là người”
Cán bộ Trần Văn Thủy đứng về phía Đảng cũng như nhà thơ Xuân Diệu đã mang “chất sắt” vào trong thơ theo lời dạy của Đảng Trưởng họ Hồ và đã sản xuất những dòng “thơ máu” hô hào đấu tố:
“Anh em ơi! Quyết chung lưng. Đấu tranh tiêu diệt tàn hung kẻ thù. Địa hào, đối lập ra tro. Lưng chừng phản động đến giờ tan xương. Thắp đuốc lên cho sáng khắp đường. Thắp đuốc lên cho sáng đình làng đêm nay. Lôi cổ bọn chúng ra đây.   Bắt quỳ gục xuống, đọa đày… chết thôi!”
Chưa hết, Xuân Diệu còn có những dòng “thơ bắn” như sau: “Máu kêu máu trả thù. Súng đâu anh em đâu. Bắn nó thủng yết hầu. Bắn tỉa bắn dài lâu”
Những nhà thơ với tâm hồn “thương mây khóc gió đa sầu đa cảm” như Tố Hữu và Xuân Diệu, đến khi bắt gặp cuộc “Kách mệnh khát máu của HCM” mang từ Nga Hoa về và bị nhuộm đỏ, thì tâm tánh biến đổi quá phũ phàng để trở thành những cái “Loa người” hô hào hành hạ, đọa đầy, bắn giết Dân tộc! Các nhà thơ mà đã như vậy, còn nói chi đến bọn bần cố nông, cán bộ răng đen mã tấu, công an cán bộ quản giáo mất tình người. Thảm họa của Dân tộc và Đất nước trong thế kỷ 20 xin được trưng diễn bằng Cuộc chôn sống điển hình ở Huế trong Tết Mậu Thân. Câu chuyện do Thông tín viên Nam Dao của Đài TwoVNR phỏng vấn Phan Văn Tuấn và được viết lại trong bài Vụ thảm sát Tết Mậu Thân (Bns Tự do Ngôn luận số 46 ngày 1-3-2008).