CUỘC CHIẾN TRANH, HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC – P39
...
Mặt trời của Sự Thật
Cầu vồng của nhân loại Cộng sản
Đó là những lời ca ngợi Stalin khi ông còn sống, tác giả Trần Văn Kha đoan chắc rằng còn thiếu sót rất nhiều. Đến khi Stalin chết ngày 5-3-1953 thì sự ca tụng ông lên đến tuyệt đỉnh vì ông được thần thánh hóa đến mức ngang hàng với Thượng Đế. Cho nên các tín đồ không thể tin được rằng Thượng Đế của họ có thể chết được! Từ khắp nơi trong thế giới Cộng sản vang lên những bài thơ cùng điếu văn thương khóc Thượng đế Stalin của họ! Tờ Nhân Loại (L’Humanité) phát hành ở Mạc Tư Khoa ngày 9-3-1953: “Một con sông mới trong sạch, làm bằng nước mắt của hàng trăm triệu người khóc, trên khắp vũ trụ, trong những ngày đau đớn này.”Ở Budapest, thủ đô Hung Gia Lợi, phụ họa theo: “Nước mắt tràn ngập trên mặt toàn thể dân chúng Hung. Không một con đê nào có thể ngăn chận những giọt nước mắt đau đớn ấy.”
Lẽ tất nhiên, chế độ Dân chủ Cộng hòa của Hồ Chí Minh cũng không bỏ lỡ cơ hội thương khóc Thượng đế Stalin để lấy điểm. Hồ Chí Minh ra lịnh cho cả nước phải để tang và thi sĩ Tố Hữu đóng góp bài thơ Đời đời nhớ Ông có những câu như sau:
………………
Sta-lin! Sta-lin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Sta-lin
……………………………..
Ông Sta-lin ơi! Ông Sta-lin ơi!
Hỡi ôi Ông mất! Đất trời có không?
Thương cha thương mẹ thương chồng
Thương mình thương một thương Ông thương mười!
………………
Sta-lin! Sta-lin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Sta-lin
……………………………..
Ông Sta-lin ơi! Ông Sta-lin ơi!
Hỡi ôi Ông mất! Đất trời có không?
Thương cha thương mẹ thương chồng
Thương mình thương một thương Ông thương mười!
Về bài thơ Đời đời nhớ Ông của Tố Hữu, trong quyển Trăm hoa đua nở trên đất Bắc, nhà sưu tầm Mạc Định viết: “Lời thơ của ông rất hay, nhưng vì ông chuyên dùng ý thơ để ca tụng lãnh đạo nên cũng như những loại thơ ca tụng khác, độc giả cảm thấy tinh thần thấp hèn của người làm thơ”. Người làm thơ tuy có “tinh thần thấp hèn” thật, nhưng sau khi sáng tác bài thơ vào tháng 5-1953 thì qua năm 1954, ông không còn là Ủy viên dự khuyết nữa mà đã trở thành Ủy viên Trung ương thực thụ! Có câu chuyện được kể sau ngày 30-4-1975 domột trại viên học tập cải tạo. Anh thuật rằng ở trong tù anh em chuyền tay nhau đọc thi tập của Tố Hữu. Nhưng ấn bản đó không còn có bài thơ ca ngợi lãnh tụ Stalin và bài thơ nâng bi bác Hồ nâng bi bác Mao một cách trâng tráo mà Đảng không còn muốn phổ biến nữa. Không có thì anh em làm cho có: anh em chép tay thêm vào và giấu ở cuối cuốn sách. Hóa ra đó là những bài thơ anh em rất thích và chuyền tay nhau để đọc. Đảng Cộng sản Việt Nam không còn muốn ca ngợi lãnh tụ Stalin nữa, thì bài thơ Đời đời nhớ Ông của Tố Hữu kể như bị khai tử! Đảng bỏ bài thơ đó thật đúng bởi vì bấy giờ người dân miền Nam gọi nó là “Bài thơ bợ đít Xít-Ta-Lin”. Miền Bắc nói “nâng bi”, miền Nam nói “bợ đít”,cả hai đều là tiếng Việt.
Theo tác giả Trần Văn Kha, nhà Đại Độc tài Liên Xô Stalin đã chết 2 lần (trang 138 sđd):
1- Stalin con người chết năm 1953
2- Stalin Thượng đế chết năm 1956
Để phụ họa theo, chúng ta có thể kể thêm Stalin chết lần thứ 3 và lần thứ 4:
3- Stalingrad, thành phố mang tên Stalin chết năm 1961
4- Bài thơ “Khóc Stalin” của Tố Hữuchết sau năm 1975!
1- Stalin con người chết năm 1953
2- Stalin Thượng đế chết năm 1956
Để phụ họa theo, chúng ta có thể kể thêm Stalin chết lần thứ 3 và lần thứ 4:
3- Stalingrad, thành phố mang tên Stalin chết năm 1961
4- Bài thơ “Khóc Stalin” của Tố Hữuchết sau năm 1975!
Đến bây giờ là năm 2007, nếu Đảng Cộng sản Việt Nam hiểu được “Dân vi quý”, hiểu được “Ý Dân là ý Trời”, hiểu được “thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong”, cũng như Đảng đã hiểu và tự khai tử bài thơ khóc Stalin Đời đời nhớ Ông của Tố Hữu, thì Đảng nên hiểu và tự khai tử tên Thành phố Hồ Chí Minh để trả tên Sài Gòn lại cho Dân tộc. Cái gì của Dân tộc thì trả lại cho Dân tộc, Đảng có mất mát chi đâu! Đảng chiếm đoạt làm chi cho bị mang tiếng! Đảng mà sáng suốt như vậy thì là thượng sách.
Bằng không được như vậy, khi Liên Xô ca ngợi Stalin thì Việt Cộng ca ngợi Hồ Chí Minh, khi Liên Xô hạ bệ Stalin thì Việt Cộng hạ bệ Hồ Chí Minh, cứ theo thói quen làm con vẹt bắt chước y như Liên Xô, không cần biết “thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong” gì cả, chỉ cần biết bắt chước như con vẹt thôi thì cũng có thể gọi là trung sách được.
Đến bây giờ là Mùa Bịt miệng 2007, những “kẻ sáng Đảng mà mù tình Dân tộc” đã bị lỡ chuyến tàu lịch sử rồi, nên không còn có thể hành xử theo thượng sách hay trung sách gì nữa cả. Bây giờ cũng không còn hạ sách nữa mà chỉ có thất sách mà thôi! Khi Linh mục Nguyễn Hữu Lễ phất cao ngọn cờ chính nghĩa PHONG TRÀO QUỐC DÂN ĐÒI TRẢ TÊN SÀI GÒN phát động khắp cả năm châu làm phấn khởi lòng người dân Việt khắp nơi nơi, quốc nội cũng như quốc ngoại, thử xem đảng Cộng sản Việt Nam hay đúng hơn Bộ Chính trị với hơn 100 Ủy viên tìm phương cách nào để ứng xử với Dân tộc 80 triệu người cho thuận tình nghĩa và hợp đạo lý.
Chuyện ba người tù
Đây là câu chuyện bàn về ba chế độ lao tù khác nhau để cho chúng ta biết rõ thêm về Xã hội chủ nghĩa và Chế độ lao tù do Hồ Chí Minh xây dựng. Người tù thứ nhất là Hồ Chí Minh bị bắt ở Hương Cảng và ở Liễu Châu. Người tù thứ hai là Tạ Thu Thâu bị Pháp bắt giam ở Khám Lớn và Côn Đảo. Nhưng thê thảm nghiệt ngã nhất là người tù thứ ba, là nhà sư Tuệ Minh bị chế độ Hồ Chí Minh bắt giam và hành hạ đến chết trong tù.
Người tù thứ nhất: Hồ Chí Minh
Trong cuộc đời làm “Kách mệnh”, Hồ Chí Minh bị bắt ở tù hai lần. Lần đầu, Hồ Chí Minh bị chính quyền Anh bắt ở Hương Cảng ngày 5-6-1931, và đến đầu năm 1932, sau 6 tháng bị giam thì Bác được phóng thích. Hãy xem lại lịch sử đến thời điểm đó Bác đã hoàn thành công tác nào cho Đệ tam Quốc tế:
1- Thành lập được đảng Cộng sản Xiêm và đảng Cộng sản Mã Lai,
2- Hợp nhất ba chi phái Cộng sản ở Việt Nam thành đảng Cộng sản Đông Dương,
3- Thực hiện sách lược Đấu tranh Giai cấp với phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh để thành lập những Xô viết đầu tiên trên đất Việt.
2- Hợp nhất ba chi phái Cộng sản ở Việt Nam thành đảng Cộng sản Đông Dương,
3- Thực hiện sách lược Đấu tranh Giai cấp với phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh để thành lập những Xô viết đầu tiên trên đất Việt.
Ngần ấy công lao hẳn Hồ Chí Minh đã lọt được vào biệt nhãn của Stalin nên Đệ tam Quốc tế mới huy động những đảng ngoại vi hết lòng lo cho giải cứu Bác để hòng xử dụng về sau.
Bác là người tù “có số đẻ bọc điều”. Bác được Đệ tam Quốc tế chỉ thị cho Liên minh Quốc tế Chống chủ nghĩa Đế quốc sách động công nhân tận bên Anh quốc làm áp lực với chính phủ Anh để phóng thích Bác. Đệ tam Quốc tế lại còn chỉ thị cho Hội Cứu tế Quốc tế đỏ mời Luật sư người Anh Frank Loseby biện hộ cho Bác. Bác chỉ ở tù 6 tháng. Trong lần vào tù ra khám ở Hương Cảng nầy, điều gì cần giấu thì Bác giấu, việc nào cần khoe thì Bác khoe.
Hãy xem Bác khoe qua miệng lưỡi của Trần Dân Tiên:
“Mỗi ngày hai lần, chúng cho ông ăn cơm gạo sấy và mắm thối. Mỗi tuần hai lần, chúng cho ông ăn thịt bò, cơm trắng. Thật là một bữa tiệc sang… Những buổi bị đưa đi hỏi cung là những lúc nghỉ ngơi khoái nhất ở trong tù. Một là được ra khỏi xà lim được một lúc, cái xà lim nghẹt thở, tối om và hôi hám. Hai là vì bọn trùm mật thám thường hỏi cung ông, mời ông hút thuốc lá Anh.”
Khi Bác bị bịnh, chúng đưa Bác vào bịnh viện ngay: “Ông có một cái giường tốt và được ăn cơm tây. Ông nói cả đời chưa bao giờ Nguyễn được ăn uống sung sướng như thế này.”
Người tù Hồ Chí Minh thật tốt số. Ngồi tù ở Hương Cảng bên trời Đông, mà các công nhân Anh Quốc tận Thái Tây bên Luân Đôn biểu tình làm áp lực chính phủ Anh để ủng hộ ông. Đó là điều Hồ Chí Minh cần giấu. Nếu ông không phải là Quốc tế ủy được Stalin đào luyện để xử dụng về sau, thì làm sao ông nhận được sự ưu ái như vậy. Thảo nào ông đã bỏ Dân tộc để cúc cung tận tụy phục vụ Quốc tế Cộng sản và Stalin.
Lần ở tù thứ 2, từ hang Pắc Bó đi sang Tàu vào tháng 8-1942, Hồ Chí Minh bị bắt ở Quảng Tây ngày 29-8-1942 và bị giải về giam trong hang đá Độc Đăng Sơn ở Liễu Châu. Ông bị bắt vì ông đã mang trong mình ba thứ Chứng minh thư của các cơ quan thông tin tuyên truyền của Trung Cộng đã bị Chính quyền Dân quốc của Tưởng Giới Thạch đóng cửa. Hơn nữa, người dẫn đường ông trên đất Trung Hoa lại là một cán bộ Trung Cộng nằm vùng không có Chứng minh thư. Ông bị tình nghi là Cộng sản và gián điệp của Nhật. Lần nầy, Hồ Chí Minh cũng gặp may mắn nhờ sự phát giác của một đảng viên VNQDĐ là Lý Thái Thư (Trích bài Một thoáng mong manh còn nhớ mãi để tưởng niệm 50 năm ngày mất của nhà văn Khái Hưng 1947-1997, tác giả L ý Thái Thư, bài đăng trong Đặc san Việt Quốc, VNQDĐ Xứ bộ Úc Châu, Khu bộ Victoria xuất bản). Khi gặp Lý Thái Thư vào trong hang động Độc Đăng Sơn thăm mình, Hồ Chí Minh lúc đó mang tên Lý Thụy mừng rỡ, tha thiết cầu khẩn: “Vì tình đồng hương, đồng bào ruột thịt, năn nỉ với Tổng hội can thiệp dùm, vì trong chiến tranh Hoa-Nhật, chính phủ Trung Quốc có quyền nghi ngờ hết thảy và gán cho mọi người là CS hoặc làm gián điệp… Vậy quý ông trình bày dùm cho. Ơn ấy chúng tôi chẳng bao giờ dám quên…”
Lý Thái Thư về báo cáo với Chủ tịch Trương Bội Công và cụ Nguyễn Hải Thần là những vị lãnh đạo Tổng hội VNCMĐMH, và nhờ sự bảo lãnh của hai vị này, Hồ Chí Minh tức Lý Thụy được thả ngày 10-9-1943. Tính ra Hồ Chí Minh bị giam giữ 12 tháng 12 ngày. Trong lần ở tù này, ông được quản lý theo chế độ nghi can chính trị, có thể đọc sách báo, ăn uống đầy đủ, và không bị lao dịch. Ông hẳn là một người tù tốt số, bị bắt ở tù hai lần mà lần nào cũng gặp quới nhân trợ giúp và được hưởng chế độ lao tù thật tốt đẹp.